Chuyện kỳ bý, huyền hoặc trong quá trình khai hoang từ thế kỷ 19 của gia tộc em.

Status
Not open for further replies.
Người Hoa ở Bạc Liêu theo em biết là phần đông gốc từ Hà Tiên, Kiên Giang sau đấy di dân theo sự khai phá, mở mang của Mạc gia, từ Mạc Cửu đến Mạc Thiên Tứ.
Bà ngoại em họ huỳnh, nghe nói là từ đời ông sơ đã mang họ đó rồi. Ông ngoại thì họ Hứa, cũng 100% gốc hoa luôn
Thưa các bác, số là ngày mai em khá bận, từ sáng đến tối, nên khả năng tranh thủ chắc chỉ ra được 1 chương, nếu tối khuya em rãnh được thì sẽ ráng ra thêm chương nữa, các bác thông cảm em nhé.
Đọc bài của thím tự nhiên muốn tìm hiểu. Bà ngoại mình năm nay 94 rồi , vẫn còn minh mẫn, hồi nhỏ nghe bà kể là Họ Huỳnh từ đời ông sơ. Từ gồng gì bến tre theo ghe về bạc liêu làm ăn
 
Bà ngoại em họ huỳnh, nghe nói là từ đời ông sơ đã mang họ đó rồi. Ông ngoại thì họ Hứa, cũng 100% gốc hoa luôn

Đọc bài của thím tự nhiên muốn tìm hiểu. Bà ngoại mình năm nay 94 rồi , vẫn còn minh mẫn, hồi nhỏ nghe bà kể là Họ Huỳnh từ đời ông sơ. Từ gồng gì bến tre theo ghe về bạc liêu làm ăn
Thế thì tranh thủ tìm hiểu đi thím, thứ quý báu nhất mà cha ông để lại cho ta và đời sau chỉ có thể là lịch sử khai phá, sự hi sinh, tình cảm gia đình mà thôi, còn tiền bạc vật chất thì có tồn tại mãi đâu? Có trước rồi mới có sau mà, nhanh lên, đừng để những câu chuyện của tổ tiên mãi mãi chìm vào quên lãng.
 
:pudency:tổ tiên tui cũng trung quốc nè qua nè
chắc nhiều nhánh :v trước giỗ họ nhà tôi có kể là tổ tiên tôi họ Hoàng có 2 anh em sang bên Việt Nam, 1 ở Vĩnh Phúc 1 lên Thái Nguyên. Cũng được nghe kể khoảng 10 năm rồi nên không rõ hết được :D Nhưng thớt ở tận Bến Tre thì chắc khó liên quan

Sent from LGE LG-US998 via nextVOZ
 
À, với lại tâm sự với các bác, trước giờ đọc sách đọc sử rất nhiều mà chưa từng viết, nay theo ý các bác nên lần đầu viết bỗng thấy rất hứng thú ạ. Nhưng vì đây là tích thật của tổ tiên nên cứ ra sao thì viết như vậy, khó phóng tác hay chém gió ngào ngạt nên em cũng thấy phần nào tù túng, em đang rất muốn bên cạnh bộ sử ký này em sẽ viết song song một câu chuyện khác để có thể thoải mái sáng tác, nhân dịp tết cũng có thời gian mà cũng để phục vụ anh em đọc giả. Các bác nếu có bất kỳ ý tưởng hay cốt chuyện nào cảm thấy hay có thể viết được thì chia sẽ với em nhé, hứa sẽ toàn tâm viết ạ.
 
Mình định ủng hộ tiền cf thôi, nếu bác không thích thì ủng hộ tinh thần cũng được hehe, tui cũng người miền tây và là người hoa luôn nên chủ đề này thích lắm

via theNEXTvoz for iPhone
Cái avatar đáng yêu phết nhể, nhìn là chỉ muốn vỗ mặt bẹo má cho mấy phát bỏ ghét thôi :)

Bản thân tôi không phải là người miền Tây, gốc gác cả 2 bên dòng họ nội ngoại đều cũng vậy. Nhưng tôi và nhiều họ hàng đã sinh sống ở đất Sài Gòn và miền Nam từ lâu lắm rồi nên tôi cũng rất thích ngược dòng lịch sử trở về thời hồng hoang mở cõi để khám phá thêm nhiều chuyện xưa tích cũ hay ho mà ngày nay cuộc sống bận rộn, con người văn minh hiện đại đã dần quên lãng. Âu cũng là một chút giây phút bình lặng giữa đời sống ồn ào nhộn nhịp xô bồ thời nay.

Tôi cảm thấy các thế hệ càng về sau này sinh ra trong thời buổi công nghệ hiện đại phát triển hơn, kinh tế giàu có hơn, xã hội phóng khoáng mở cửa hội nhập tự do hơn thì lại có xu hướng hời hợt với chính nguồn cội xa xưa của mình !!!
 
À, với lại tâm sự với các bác, trước giờ đọc sách đọc sử rất nhiều mà chưa từng viết, nay theo ý các bác nên lần đầu viết bỗng thấy rất hứng thú ạ. Nhưng vì đây là tích thật của tổ tiên nên cứ ra sao thì viết như vậy, khó phóng tác hay chém gió ngào ngạt nên em cũng thấy phần nào tù túng, em đang rất muốn bên cạnh bộ sử ký này em sẽ viết song song một câu chuyện khác để có thể thoải mái sáng tác, nhân dịp tết cũng có thời gian mà cũng để phục vụ anh em đọc giả. Các bác nếu có bất kỳ ý tưởng hay cốt chuyện nào cảm thấy hay có thể viết được thì chia sẽ với em nhé, hứa sẽ toàn tâm viết ạ.
Cám ơn lòng nhiệt huyết của thím thớt nhiều. Tôi nghĩ bây giờ thím cứ kể hết tất cả mọi chuyện người thật việc thật của tổ tông xa xưa của thím trước tiên đi. Hết chuyện thật rồi thì thím thích sáng tác thế nào thì tùy thím. Cần phải phân định rạch ròi chuyện nào là chuyện thật của người xưa, còn chuyện nào là do mình tự sáng tác ra để các anh em ở đây không bị nhầm lẫn nhập nhằn khó hiểu :)
 
Chương 5:
Trước An Cư rồi sau Lạc Nghiệp.
Hoàng Tử Nam Chết Tại Xứ Người.


Sau việc lập đàn tế văn, thành Hội An mưa liên tục 3 ngày đêm liền không ngớt, gió giông vần vũ, trời đất như liền vào nhau qua màn nước. Thế rồi sau cơn mưa trời lại sáng, cảnh vật tươi tốt lạ thường, và chắc là cơn mưa đấy cũng đã rữa trôi oán khí của các vong linh, từ đấy về sau không còn chuyện ma tà quấy phá hay chợ âm nhân nữa. À mà em quên ở phần trước còn một chuyện là khi cúng, người dân có thả 81 con thuyền gấp bằng giấy Hoàng Chỉ xuống sông (giấy màu vàng mà hay dùng để vẽ bùa), khi văn tế đọc xong thì bắt đầu gió bỗng nỗi lên trên mặt sông, những con thuyền giấy đang lững lờ bỗng băng băng theo sóng ra giữa dòng. Dự là các vong hồn cuối cùng cũng có thể mượn thuyền tìm về cố quốc.

Sau đợt ấy, ông Tử Nam cũng không còn khăng khăng về nước nữa, ông cũng thấy thương mến vùng đất và con người nơi đây nên quyết định ở lại, ông nhân các thương thuyền về Trung Quốc mà gửi thư về quê ông, nơi có mẹ và anh vẫn chờ ông. Nghe đâu sau đấy ông vẫn giữ liên lạc và vẫn gửi tiền cùng vật phẩm về quê nhà. Dù thế thì biết chắc ông vẫn nhớ quê hương lắm và chắc ông cũng đau lòng lắm khi sau này mẹ già mất mà ông cũng không thể về chịu tang. Anh Xú thì sau khi mẹ mất ông về lại Tứ Xuyên, cưới vợ sinh con, từ đấy trở đi anh em biệt tin nhau và hai dòng họ cùng máu mủ đã biệt ly từ đấy, em với bố bay sang Tứ Xuyên 2 lần mà không thể tìm được nơi cũ và dòng họ vì thiếu thông tin quá và cũng qua nhiều năm lắm rồi, ai còn nhớ, còn biết có một dòng máu ở Phương Nam vẫn đang nhớ nhung nguồn cội lắm chứ!

Nói về chuyện của cụ Tử Nam, cụ ở lại Đà Nẵng hơn 5 năm thì cụ yêu và cưới một người phụ nữ bản địa là bà cố cụ em, nghe đâu bà lái đò đưa khách sang sông, gặp ngày trời đẹp ông cũng sang sông, đò đến bến mà khách vẫn ngẩn ngơ. 2 ông bà ở với nhau có 3 người con 2 trai 1 gái đặt tên lần lượt là Xuyên Trung, Hoài Nghĩa, Cầm Nương, năm ấy cụ cũng trạc tam tuần( khoảng trên dưới 30 tuổi). Cụ Tử Nam lại không muốn làm thầy giáo làng nữa, cụ dù gì cũng một bụng kinh luân cùng đầu óc kinh doanh mà nào chịu ngồi im gỏ đầu trẻ. Nhẩm đi nhẩm lại, sống ở nơi nào cũng không bằng sống dưới chân thiên tử. Thế là cụ bồng bế vợ con, gói ghém tài sản mà lên thuyền ngược ra Huế. Đầu sóng ngọn gió thế mà rốt cuộc cũng đến nơi, cụ tìm được một làng Minh Hương (người Hoa sang Việt Nam từ thời Minh) ở ven cửa biển để tiện thông thương, mua bán. Cụ thường vào Kinh thành để mua bán, giao dịch hàng hóa và may thay, có lần cụ đã được nhìn thấy "Long nhan". Hôm đấy tiết thanh minh, thánh giá của vua Gia Long ngự ra cửa đông thành để tế bái tổ tiên. Cụ với bạn hàng dắt la thồ hàng kiểu gì lại làm lộn xộn, kẹt cả cổng thành. Lúc đấy con la lại ị cho mấy bãi to kềnh. Lát sau vua đến, thị vệ quát tháo và nọc cụ ra, ngỡ lúc đấy tiêu rồi vì mạo phạm thánh giá kiểu gì cũng chết, cụ dập đầu như bổ củi. Ngờ đâu quan nội thị đến bảo: "Chỉ dụ thương buôn người Thanh không có tội, cản giá là con la thôi nên phạt thịt con la". Các ông toát cả mồ hôi lạy tạ rối rít, sau đấy lại có dụ rằng nay là tiết thanh minh, hạn chế sát sanh nên miễn tội cả con la. Thế là cả bọn được tha đi, vua Gia Long cũng coi là nhân đức vậy.
Hơn năm sau thì nhân việc buôn mà kết thân được với một phú hộ trong vùng họ Trần, sau thấy cụ sáng láng giỏi giang lại có tài học hành, chữ nghĩa nên gả con gái cho, thế là cụ có vợ thứ hai và cũng là bà cố cụ của em(Cụ tài thật:). Cụ lại có với bà 2 người con trai đặt là Tứ Lang và Phùng Ngọc, năm đấy cụ đã tứ tuần. Từ đây trở đi cụ rất tập trung cho việc phát triển điền sản, buôn bán được tiền là cụ sẽ mua đất đai để con cháu còn có nơi cắm dùi nữa, với quan niệm Sĩ - Nông - Công - Thương thời Trung Quốc đã ăn sâu vào cụ, luôn nghĩ rằng thương nhân như mình là mạt hạng, không ổn định nên quyết để con cháu có đất trồng trọt để làm sinh kế muôn đời. Trong mười năm thì từ tay trắng cụ đã có 3 thương thuyền buôn bán chuyên ngược suôi Nam Bắc để bán lúa gạo, tơ lụa, thổ sản. Trên bờ cụ đã có hơn chục mẫu đất để trồng trọt. Con kiến đã lớn cả, nói chung là đầm ấm vui vầy.
Những tưởng hạnh phúc bình yên đã đến và cụ có thể an hưởng tuổi già thì sóng gió ập đến, sóng gió theo nghĩa đen luôn ấy. 1 trong 3 thương thuyền của cụ gặp bão, bị đánh chìm tại biển Hà Tiên lúc đang chở đầy tơ lụa, thổ sản, thợ thuyền chết quá nữa. Ngót nữa năm sau thì thương thuyền thứ hai gặp cướp biển tại Hải Nam, bị cướp sạch vật phẩm, tiền bạc rồi bị đánh chìm tàu. Tin dữ liên tục bay về khiến cụ bị sốc nặng, nhưng bằng bản lĩnh thương trường dày dặn nhiều năm, cụ tuy giờ này đã ngũ tuần, tóc bạc chân run nhưng vẫn cứng rắn mà xoay chuyển, điều động, xử lý các mặt. Rồi giọt nước cuối cùng cũng làm tràn ly, người con gái rượu duy nhất cụ yêu thương cũng gặp nạn mà qua đời*. Đây coi như nhát đâm chí mạng vào cụ. Cụ ngã xuống trong vòng tay của vợ con, tim cụ chậm dần, hơi thở đứt quãng. Trong những giây phút sau cùng, cụ yêu cầu vợ con dựng mình ngồi dậy, quay mặt về phương Bắc, mắt cụ nhòe đi, niềm nhung nhớ quê hương bỗng tràn về trong cụ. _ Xa lắm, xa lắm... nơi quê nhà giờ cách xa cụ hàng mấy vạn dặm trùng dương, cụ biết mình không bao giờ về được nữa. Cụ nhớ mái nhà ngói cũ treo đầy ớt đỏ và bí ngô, nhớ hàng hiên cửa giấy liêu xiêu gió lùa vào rách tơi tả, nhớ đôi chân vạn dặm trường chinh của anh Xú, nhớ được ngồi rữa chân cho mẹ lúc hoàng hôn. Ôi, nhớ quá, như mới hôm qua vậy.
Rồi cụ ngước lên nhìn trời, bầu trời nơi đất nước đã tiếp nhận, chở che cụ, nơi cụ xem là quê hương thứ hai của mình. Dưới gầm trời này là những con người thật nhân từ và tốt bụng, họ nói thứ ngôn ngữ thật lạ tai nhưng nghe lại rất vui tươi và ấm áp. Họ đâu nào giống dân "man di, mọi rợ" được miêu tả trong sách mà cụ từng học. Họ văn minh lắm chứ, dù về văn hóa, lễ nghĩa, phương tiện họ chưa hay nhưng họ văn minh từ tận tâm hồn.!

Hahaha. Tử Nam ơi Tử Nam. Cuộc đời ngươi nào phải một tuồng kịch tầm thường, vào sinh ra tử, lang bạt biển hồ, đi nam về bắc nơi nào chưa tỏ. Hùm beo ma quỷ đều gặp cả, những chuyện như thế nào há tầm thường sao? Vợ đẹp con ngoan, huynh đệ chí tình, sống tròn đạo nghĩa. Thế thì còn gì khiến ngươi phải tiếc nuối nữa? Ngươi sợ cái chết này sao? Ha.Ha..Ha....a.....
Năm Minh Mạng thứ 10 tức năm 1830, cụ Hoàng Tử Nam về trời, thọ 51 tuổi. Cụ được con cháu an táng phía đông thành Phú Xuân, cách biển chỉ 3 dặm. Mộ cụ quay về hướng Bắc để cụ có thể nhìn về cố hương.

Chương 5 này là chương kết thúc chuyến hành trình cuộc đời của cụ Tử Nam, thật sự viết chương này em rất bùi ngùi nên xin phép các bác chương này xin dừng ở đây, em xin dành chương này để con cháu tri ân Cụ.
 
Phần 3: Suôi ngược dặm trường, thuận đường sang đất Việt.

Bàn chút về phần trước, lúc nhỏ nghe kể về quyết định bỏ học để bôn ba buôn bán của cụ Tử Nam em thấy rất không đồng tình, vì nếu đã học, đã muốn báo hiếu thì quyết thi cử nên danh, rồi ngày phong Hầu bái Tướng mà về báo hiếu song thân. Nhưng sau lớn lên, tìm hiểu về lịch sử thì em mới biết, thời đại hậu Càng Long rồi đến Gia Khánh, triều Thanh thối nát, rối ren, vấn nạn mua quan bán tước khởi sướng từ gian thần Hòa Thân vẫn cứ hoành hành, tiền trao cháo múc, cứ có tiền thì có chức. Thử hỏi trong thời đại như thế, một anh học trò nhỏ nhoi như cụ có làm được gì, có xoay chuyển được gì? Hi vọng gì từ cái tài học nhỏ nhoi mà kiếm công danh? Rồi chắc cụ cũng sợ, sợ mình tiếp tục học thì anh mình vẫn phải mạo hiểm tính mạng đi kiếm tiền. Thế là mọi thứ xoay chuyển trong đầu cụ :
" Phải đi, phải đi thôi, phải thay đổi để thành công thôi, muahahah" (câu này em nhét vào miệng cụ:)

Nhưng đi đâu? Làm gì?
Ông bà có câu "Phi thương bất Phú" nghĩa là không buôn bán thì không giàu. Thế là cụ quyết đi buôn, vác theo tay nải, theo nhờ thuyền hàng suôi xuống Vân Nam.
Đất Vân Nam là nơi trù phú, thiên nhiên ưu ái, sản vật bao la, sông ngồi uốn lượn, xưa từng là vùng đệm chiến lược giữa Ba Thục - Đông Ngô và Giao Chỉ thời tam quốc phân tranh nên văn hóa và dân cư rất đa dạng, đúng là thị trường tốt đây mà.
Ông Tử Nam dù mười mấy năm đèn sách không có chút kiến thức gì về kinh doanh nhưng may mắn là có học hành, đầu óc nhanh nhạy nên nảy số tốt, phán đoán tình hình nhanh. Những ngày đầu đến ông đi khắp nơi tìm hiểu văn hóa, dân cư, khí hậu và kinh tế của nơi này, biết được là thời tiết Vân Nam thì dễ chịu hơn phương Bắc nhưng lại 4 mùa rõ rệt, mùa đông thì khá lạnh còn hè lại rất oi, thế là ông có một idea khá táo bạo để bán hàng. Đầu tiên là vào mùa hè ông sẽ đi khắp nơi để mua mặt hàng tồn kho nhiều nhất lúc bấy giờ: áo ấm và chăn mền. Thời điểm đấy thì phải nói giá rẻ vô cùng vì đơn giản..Có ai dùng đâu. Ông mua số lượng lớn và thật sự gom hàng( các bạn thắc mắc hỏi tiền đâu thì em cũng đoán có thể ông dành dụm trong thời gian đầu hoặc đơn giản tư duy của mấy ông Tàu là rất thích gọi vốn, tìm đầu tư bên ngoài sau đấy chia lợi nhuận, thời xưa tổ chức như thế gọi là " Thương hội".)
Sau khi gôm được số hàng lớn thì cũng đã đến đầu đông, lúc đấy số quần áo ấm, chăn màn đã có thể tiêu thụ nhưng ông tuyệt chưa bán vì hiểu được giá cả sẽ do nhu cầu quyết định. Khi vào đông, trời bắt đầu thật sự rét, và sông ngòi đóng băng cả, tàu bè tuyệt không thể đi lại, lúc đấy nhu cầu áo ấm và chăn màn thật sự rất cao rồi ( bạn nào ở Buôn Mê Thuộc hay ở vùng cao sẽ biết trời lạnh thật sự nó như nào, cái chăn phải dày như cái nệm á, áo ấm thì 2,3 lớp không xi nhê) lúc đấy ông mới bắt đầu tung ra bán, có thể nói mua 1 lãi 5 cũng là được, giá cả càng ngày càng đội lên cao, các nhà phú hộ vì mua cho người nhà mà gần như dùng vũ lực để tranh đoạt với dân thường. Sau vụ đấy ông lời to, thế rồi ông kết hợp thêm buôn lương thực cũng với cách thức cũ. Thế là mới 2 năm ông đã nghiễm nhiên trở thành tay buôn có tiếng, mở được 1 tiệm bán vải và lương thực trong thành. Trong thời gian đấy, ông vẫn thường xuyên "mua dầu" ??? và gửi tiền về cho mẹ và anh, hi vọng lúc mình về anh đã cưới được một đại tẩu ;). ( Chả hiểu dầu ở đấy là dầu thắp hay dầu ăn mà gửi về, đoạn này bố em giải thích là kiểu dầu mù u để thắp đèn vì xưa đâu có gì thắp nhưng em rất hoang mang và nghi ngờ về lời giải thích đấy, dầu mù u thế quái nào được, bác nào biết để lại bình luận nhé).
Cứ ngỡ là thuận lợi làm ăn để báo hiếu nào ngờ "niềm vui ngắn chẳng tày gan". Năm đấy triều đình ra lệnh trưng binh ở 2 tỉnh Vân Nam và Quý Châu để bình định ngoại loạn ở biên giới( khả năng là quân Miến Điện vì thời điểm đấy nhà Nguyễn đã hòa hoãn với nhà Thanh). Theo chế độ Sĩ - Nông - Công - Thương thì thương nhân như ông Tử Nam thuộc hàng thấp nhất, chắc chắn phải tòng quân, và như các bác cũng biết, trong giai đoạn đấy thì quân "Thiên Triều" đánh đâu thua đấy, tử nạn ở Việt Nam, hàng chục vạn, ở Miến Điện còn nhiều hơn. Đầu quân thì coi như chết chắc, mà trốn ngũ thì chắc chết. Nghĩ đi nghĩ lại, với dòng máu khẳng khái, kiên cường, quyết làm chủ số phận của mình... Ông trốn.
Gói ghém hết cả tiền bạc hành lý, ông men đường mà trốn vào núi, dự là chuyện qua sẽ tìm về quê nhà. Mà đúng là chuyện vui thì không đến mà họa thì hay đi một cặp. Cụ đi được ngày đường thì bỗng nghe câu hét:
- Đường này do ta mở, cây này do ta trồng, muốn đi ngang đây thì để cái mạng lại.!!! ( Rip cụ, huhu).
Sau đấy thì lù lù một bọn thổ phỉ, đứa tay dao thằng tay kiếm, nghĩ lần này cái mạng nhỏ coi như bỏ. Trong hẻm núi nhỏ, trước mặt là mấy chục tên thổ phỉ đằng đằng sát khí, hình bóng cụ đứng lừng lững cứ như Điển Vi năm xưa chặn đường cứu chủ, cứ như Leonidas đứng chặn giữa quân Ba tư. Lúc đấy thời gian như ngưng đọng lại, cụ lặng lẽ cuối người đặt hành lý xuống đất, ngẩng mặt lên và hét:
_ This is Spartaaaaaaaaaaa !!!!
Nhầm:). Cụ thét lên:
_Hảo hán tha mạng, tại hạ trên còn có mẹ già, xuôi ngược dặm trường, khó khăn gian khổ chỉ để kiếm chút cơm thừa nuôi mấy miệng ăn trong gia đình.
Rồi các bạn biết sao không? Tụi nó tha cụ, what the..?
Tụi này làm việc không có lập trường gì ấy nhỉ? Mà thôi cũng may chứ nó thọt một đao thì chắc giờ làm quái gì có thằng "cận lùn đụt trĩ" ngồi đây viết bài cho các bác.
Nói tha cũng không đúng lắm vì tụi nó cướp mẹ hết, tiền bạc, lương thực, cả quần áo ấm cũng lột sạch, thế khác m* gì giết đâu? Nhặt được cái mạng nhỏ từ cửa tử về, cụ Tử Nam chả còn biết trời trăng mây đất gì nữa, chạy thục mạng, thay vì theo đường lớn như ban đầu thì cụ lại chạy tụt vào rừng, đêm xuống, trăng lạnh sao thưa, trời tối mịt, cụ chạy cả ngày đã mệt phờ, ngã vật xuống nền đất lạnh. Trong đêm mơ màng cụ cảm thấy tay mát lạnh, đau buốt. Cố mở mắt ra thì What the Heo?... Tay cụ bị một con gấu cắn vào mà lôi xềnh xệch, con gấu dễ phải to hơn người, đen trùng trục, đang đi lùi bằng hai chân còn miệng vẫn cắn lấy tay cụ mà kéo nghiếng.( Sao em nghe tả cứ như gấu người mà loài này thường chỉ có ở vùng nội Mông)
Gần như ngất xỉu vì đau, vùng vẫy trong tuyệt vọng mà sức của anh học trò thì bỏ bèn gì với con gấu. Lúc nguy hiểm cụ bỗng có cách thoát thân, các bạn biết cụ làm sao không? Cụ đọc Hiếu Kinh, đọc Tứ Thư.😳 Ok, im fine. Thế mà tự nhiên... vẫn chả có chút tác dụng nào, wt.. tất nhiên không có tác dụng rồi, đúng là nho giáo nó làm con người ta thành ra thế, với cụ thì sự ngay thẳng, đường hoàng, hiếu, nghĩa, lễ, trí sẽ đánh bại tất cả thứ xấu xa độc ác. Mợ, cái đấy là người ta nói theo nghĩa bóng thôi, các ông lại hiểu theo nghĩa đen!!!
Vừa nhặt được cái mạng về cửa sinh, chưa nằm ấm chỗ cụ lại đưa mình vòng về cửa tử, mà kèo này 10 chết đến 9, gấu nó có hiểu được tiếng người đâu mà van. Cả người giờ ướt sủng máu, mắt cụ lại cay.
_ Giờ mẹ ta anh ta chắc đang ngon giấc, ôi, lần này làm gì có anh Xú ở đây cứu ta, chết ở đây thì cũng coi như xong nhưng rồi hoài bão của ta sẽ ra sao? Ai sẽ lo cho mẹ, cưới vợ cho anh? Ôi, rồi anh và mẹ vẫn mỏi mắt ngóng ta từng ngày, họ có biết rằng ta đã vùi thây xứ núi rừng xa lạ này? Mẹ ơi, anh ơi, Tiểu Lan ơi*
Gần như phó mặc cho số phận thì có một tiếng gầm vang lên, một con chó to, tai vểnh ngược, miệng gầm gừ với con gấu, trong ánh trăng người con chó đen trùng trục run lên từng hồi, mắt nó ánh lên những tia hưng bạo. Nó nhanh như cắt táp vào hai chân và đuôi con gấu, cứ vòng ra sau và táp liên tục, đến khi con gấu quay lại thì nó bỏ chạy vòng vòng giữ khoảng cách, đến lúc con gấu đuổi theo thì nó chạy vụt vào rừng, ông gần như mê sảng nhưng vẫn chứng kiến được chuyện đấy, vẫn nghe tiếng sủa văng vẳng của nó vang ra từ trong rừng rồi tắt hẳn.
Không biết chuyện gì đã xảy ra với con chó đó và lý do gì khiến nó hành động như vậy nhưng nó đã cứu mạng ông. Và đây chính lí do mà quy định thứ 8 trong thập đại quy định Huỳnh Gia truyền đời đến hôm nay là : Tuyệt đối dù trong bất kỳ tình huống nào và bất kỳ lý do gì, con cháu dâu rể và bất kỳ ai mang huyết thống Huỳnh gia không được ĂN THỊT CHÓ.
(Cám ơn chó, làm tốt lắm bro, không thì cả họ nhà em chết cả nút rồi, i like chó.)
Sau đấy thì ông ngất, tỉnh lại rồi đến hai ngày sau mới có thể bò ra bờ sông uống nước dù rằng bờ sông chỉ cách chổ ông nằm đúng 20 trượng( gần trăm mét). Đến ngày thứ 3 thì có một đoàn thuyền lớn đi ngang gần chỗ ông rồi ngừng lại, họ xuống thuyền đi vào rừng rồi một bận thì về thuyền, có người gia nhân nhìn thấy ông thì tri hô lên rồi mang lên thuyền cấp cứu. Họ chăm sóc đến khi ông hồi sức, báo tên họ thì sau đấy mới biết là thuyền của ông Hoàng Ích Nghiêm, làm quan tiền triều nước Việt, sang ở nhờ triều Thanh rồi nay được chiếu vời về cố quốc để làm quan. ( Em tìm tư liệu mãi mà không ra vị này, chắc quan nhỏ, bảo là làm quan tiền triều mà thời đấy là nhà Nguyễn thì không biết là làm quan Tây Sơn hay Hậu Lê, chỉ biết thời điểm này là đầu thời Nguyễn). Khi đi ngang cửa sông thì được biết có tượng đá và đền thờ 2 vị Trưng Vương (bác nào biết giải thích giúp em ạ? Không rõ sao ở Trung Quốc lại có đền thờ 2 bà Trưng ạ? Nhưng sách chép thì tuyệt không sai) mới ghé vào thắp nhang tế bái để cảm ơn xưa và vô tình gặp ông. Vì hành trình gấp gáp không thể chần chừ mà chốn rừng hoang không thể bỏ ông lại, hiện đã suôi dòng về Nam, cứ yên tâm nếu về sau khỏe muốn hồi hương thì tự nhiên có cách.

Và thế đấy, tận cùng của đau khổ, gian nan số phận đã đưa một chàng trai lưu lạc đến vùng đất mới. Chính thức rời xa quê mẹ, mãi đến chết cũng không thể về lại cố hương, và Mẹ già, anh Xú ở quê nhà sẽ ra sao?
Hồi sau nói tiếp các bác nhé.
Cám ơn các bác đã ủng hộ, có gì thấy chưa hay chưa tốt cứ nhận xét, gạch đá nhiệt tình ạ.
Không rõ sao ở Trung Quốc lại có đền thờ 2 bà Trưng ạ?

Giải thích cho thím nhé, ngày xưa chođến tận ngàynay dòng dõi người Việt vẫnở bên TQ rất nhiều, ranh giới của nước Việt cổ nằm sâu trong TQ, khi bịđô hộ bởi người TQ thì 1 nhánh người Việt mớiđi xuống phương Nam và tạo ra nước Việt ngày nay.

Do đó đền thờ Hai Bà ở sâu trong lãnh thổ TQ là chuyện có thể hiểu được. Thím lên youtube search dân ca cổ truyền các dân tộc bằng tiếng TQ sẽ thấy có bài hát qua cầu gió bay hát bằng tiếng dân tộc TQ, nghe y như tiếng Việt bây giờ luôn.
 
Rồi cụ ngước lên nhìn trời, bầu trời nơi đất nước đã tiếp nhận, chở che cụ, nơi cụ xem là quê hương thứ hai của mình. Dưới gầm trời này là những con người thật nhân từ và tốt bụng, họ nói thứ ngôn ngữ thật lạ tai nhưng nghe lại rất vui tươi và ấm áp. Họ đâu nào giống dân "man di, mọi rợ" được miêu tả trong sách mà cụ từng học. Họ văn minh lắm chứ, dù về văn hóa, lễ nghĩa, phương tiện họ chưa hay nhưng họ văn minh từ tận tâm hồn.!
!!!
 
Người Hoa ở Bạc Liêu theo em biết là phần đông gốc từ Hà Tiên, Kiên Giang sau đấy di dân theo sự khai phá, mở mang của Mạc gia, từ Mạc Cửu đến Mạc Thiên Tứ.
Người Hoa ở Bến Tre chắc xuất xứ nhiều từ những người lính gốc Triều Châu theo Dương Ngạn Địch vào khai phá Mỹ Tho nhỉ. Mà giờ chắc họ cũng không biết nguồn gốc của mình nữa rồi. Đa số người sang Việt Nam thời nhà Thanh chắc còn biết gốc gác chứ sang từ thời Minh Hương thì khó.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top