Chuyện kỳ bý, huyền hoặc trong quá trình khai hoang từ thế kỷ 19 của gia tộc em.

Status
Not open for further replies.
bác ở đâu, em cũng họ Hoàng, gia phả 311 năm rồi :v đời em là đời thứ 11
Giống em rồi .
Em ở hải hậu nam định ....
Nhưng họ trong gia pha là họ ông . Đọc trên wiki mới biết họ ông họ oang sang tiếng việt đều là họ Hoàng
 
Kiếm thông tin không ra pro ơi
Screenshot_20210214-122204_Samsung Internet.jpg
 
Phần 10.
Chuyện mở cõi, trên biển chém Giao Long.
Chốn từng sâu, tích Quỷ Thần cứu Chúa.


Về gốc gác tổ tiên cụ Lê Văn Nghĩa thì thấm đẫm màu huyền bí từ thời theo chân Chúa đi mở cõi. Chuyện đầu phải kể từ thế kỷ 17, cụ cố ông cùng hơn 5000 quân lính theo Đoan quốc Công Nguyễn Hoàng vào kinh lược Thuận Hóa mà bình định giặc loạn Chiêm Thành. Truyền rằng hạm đội thuyền Chúa đi đến bờ Ái Tử thì bổng sóng gió nỗi lên, mây đen vần vũ, cảnh hung hiểm như nghiêng trời lật biển. Trong cơn giông bão mọi người nhìn ra xa trong sóng nước có thấp thoáng hai con đại thú đầu rồng mình rắn, mình to độ mấy ôm, vảy trên mình chỗ xanh chỗ đỏ, lưng có kỳ dài như cánh buồm lớn kéo tới tận chóp đuôi, hình dung vô cùng hung mãnh. Hai con đại thú đến gần thì bất ngờ trở mình, hất văng độ chục con thuyền đi đầu, hơn ngàn con người đều rơi cả xuống biển, khi này nhìn gần mới rõ đấy là 2 con Giao Long cực lớn đang theo sóng nước mà tấn công. Lúc đấy người người hoang mang, có kẻ sụp xuống lạy trời lạy đất. Khi đấy Chúa Tiên hùng dũng ra đứng trên lầu thuyền, rút bảo kiếm mà trỏ về phía 2 con giao long mà quát:
_ Bớ hai con nghiệt súc, uổng cho các ngươi mang dòng máu của thần long mà giữa thượng thiên lại dám làm chuyện ác nghịch, tác yêu tác quái, gây bão táp mà tàn hại chúng sinh, nay gặp ta thì số các ngươi tận rồi, còn không mau đưa đầu chịu chém?
Nói rồi ngài giơ kiếm báu và đại ấn Quốc Công lên cao mà ném thẳng xuống biển nhằm vào giữa 2 con giao long. Bỗng chốc sóng yên gió lặng, mây tan gió tản, bóng dáng giao long cũng không còn thấy nữa. Lúc đấy trời đã tối nên Chúa lệnh cho ghé thuyền vào bãi Ái Tử nghỉ ngơi. Nào hay đêm đấy, sấm sét rền vang, ỳ đùng trên biển, từng tia sấm lớn như rạch ngang bầu trời, đến giờ Tý có một người đàn bà đứng trên lưng một con rùa lớn, cưỡi sóng mà tiến vào bãi, đến nơi vội thi lễ với Nguyễn Hoàng mà rằng:
_ Tiện thiếp là Hải Thần ở nơi đây, hôm nay 2 con ta là Hoan và Bái vì hiếu thắng mà hiện thân, làm kinh động đến minh chúa, khiến ngài phẩn nộ mà giáng ấn kiếm, hiện lôi thần đã theo ý mà đang tru diệt hài nhi ta. Biết rằng tội đáng muôn chết nhưng vì trẻ con non dại, kẻ làm mẹ đây lại không biết dạy con để làm điều hỗn nghịch cũng là tội ở ta, nay xin dốc hết sức mình mà phò tiên chúa bình định giặc Chiêm, xin thu lại ấn kiếm, viết giúp hài nhi một tấm miễn tử bài.

Nói rồi dâng ấn kiếm mà khóc. Đoan Quốc công thấy cảnh vậy cũng cảm tấm lòng người mẹ của Hải Thần nên soạn văn phong tứ bảo, viết một bản tấu miễn tử mà hóa vào lửa, lúc ấy sấm sét bỗng tan.
Sau đấy đúng như lời long mẫu đã hứa, khi trận hải chiến chuẩn bị diễn ra thì bỗng bão biển nỗi lên, trùng dương cuộn sóng, mưa gió mù đất mịt trời, kỳ lạ là trong cơn bão, hàng trăm Chiêm thuyền giặc đều vỡ tan, gần vạn lính Chiêm tử trận vậy mà hạm đội nhà Nguyễn không chút hư hại nào Nhờ thế mà ta chiếm lợi thế, tiến quân vũ bão, quân Chiêm đại bại, cương giới nước ta từ đấy được mở rộng đến tận núi Đá Bia, Phú Yên. Chúa Nguyễn Hoàng sau đấy để ghi ơn đã cho xây chùa Thiên Mụ, phong Hải Thần tước "Trảo Trảo linh thu phổ trạch tướng hựu Phu Nhân" để trấn giữ non nước của vùng này.

Chuyện thứ hai phải kể đến đời ông cố của cụ Nghĩa. Khi đấy một cõi đất Nam Hà đã gần như quy phục về ta chỉ còn đoạn dinh trấn Thuận Thành( Bình Thuận, Ninh Thuận) vẫn thuộc các tiểu quốc của người Chăm Pa. Chúa đàng trong thời đấy là Nguyễn Phúc Chu, một người vô cùng tài năng cũng như uy dũng, ông từng rất nhiều lần đích thân dẫn quân xông pha chiến trường mà bình định người Chăm, Chiêm. Cụ cố lúc đấy cũng làm chức đô úy, cầm gươm báu và ấn tính theo hầu và bảo vệ Chúa. Một lần trong khi giao tranh và truy đuổi quân giặc vào tận trong rừng, cả đoàn quân bị lạc. Đêm xuống thì bắt đầu có sự lạ, truyền rằng khi đấy trong rừng bỗng xuất hiện đủ loại yêu tà, vô số những con quỷ khổng lồ, gấu tinh, yêu rắn to lớn số lượng đông nghịt đến chật đất đen rừng bao vây và tấn công đoàn quân. Dao kiếm chém vào các tà vật đấy đều chẳng có tác dụng gì, ngược lại đoàn quân vạn người cứ dần bị bầy yêu chúng quỷ xâu xé, ăn thịt uống máu mà không thể phản kháng, tàn ác vô cùng. Khi đấy theo Chúa có một đại pháp sư thuộc dòng tộc phù thủy Nguyễn Thần từ triều Lý, tinh thông tài phép lắm, giữa tình thế hiểm nguy ông vẫn bình tĩnh thi triển phép thuật, dựng ra cấm trận bảo vệ đoàn người, sau đấy lập đàn giữa trướng soái mà cầu đảo thần linh về cứu giá nhưng hơn canh giờ tuyệt vẫn không thấy động tĩnh gì. Vị ấy bấm độn tính quẻ thì biết rằng nơi này nằm ngoài đất quản của thần linh Đại Việt, chư thần biết con dân nguy khốn nhưng không thể hiển linh ứng cứu được. Chúa tôi tưởng đã cùng đường thì bỗng từ xa nhìn thấy một người dáng hình cao như quả núi nhỏ, đầu đội mão nhọn, thân có 4 cánh tay cầm 4 loại binh khí đao, kiếm, tiên, kích đang cưỡi trên thân một con voi trắng cực lớn, xông thẳng vào bầy ma chúng quỷ mà đâm chém bổ chặt. Một người một voi đi đến đâu thì đầu lìa thân gãy, máu me ngập tràn, tinh phách bay đầy trời, cảnh tượng mưa máu gió tanh thật vô cùng kích thích thị giác. Những con ác quỷ đại yêu vừa nãy vẫn hung hăng cuồng bạo là thế nhưng đứng trước vị đại thần này thì như con sâu cái kiến, không thể chống trả mà mặc cho chém giết, phút chốc đều bị tiêu diệt cả.
Sau khi đánh tan đám yêu ma, vị đại thần kia bước xuống khỏi lưng voi, chỉ một tay đã xé tan cấm trận của Đại pháp sư rồi bước đến trước trướng mà ngồi phịch xuống đất, con voi khổng lồ thì phủ phục bên cạnh.
Chúa Nguyễn Phúc Chu lúc ấy biết người này vừa cứu nguy, hẳn không có ác ý nên cũng bước ra trước trướng chắp tay bái tạ, cụ cố lúc đấy cũng theo sát sau Chúa để bảo vệ nên nhìn rất rõ, người này tuy ngồi nhưng đã cao hơn trượng, mặt đen mắt đỏ lại có mũi chim ưng, mình mặc giáp vàng lấp lánh, khí thế lẫm liệt trấn áp tứ phương khiến người xung quanh cảm thấy khó thở, riêng con voi bên cạnh thì to lớn dị thường, miệng có đến 6 ngà, đúng là thần vật. Chúa lúc đấy tiến lên cất giọng mà rằng:
_ Bổn nhân nay vì chiến sự mà đi ngang chốn này lại lọt vào hiểm cảnh bị ma quỷ ám hại, may sao trời cao ban ơn mà được đại thần ra tay cứu giúp, xin không dám quên, há chăng dám hỏi thần vị là gì để lệnh con dân lập miếu phụng thờ, hương khói.
Chúa vừa dứt lời thì vị kia bổng quắc mắt, cất giọng vang rền mà quát:

_ Không cần....!!! Bổn Tọa vốn là một trong Thập Đại Quỷ Thần của Chăm Pa, được thờ cúng cung phụng đã ngàn năm, luôn cai quản trời đất, núi rừng và sinh linh. Mấy trăm năm trước, khi cái tên Trần Kính (tức vua Trần Duệ Tông) đưa quân Đại Việt các ngươi sang đánh Chăm Pa, lúc đấy ta biết ý trời đã định, vận số nước Chiêm đã tận rồi, không thể cứu được nữa. Nhưng các Quỷ Thần khác không cam tâm, họ quyết cùng nhau nghịch thiên, chống lại đến cùng, mong một lần vá trời lấp đất vậy. Lúc đấy cũng có các Minh Thần, Dạ Thần bên phía Đại Việt ứng chiến, số lượng lên đến hàng trăm vị nhưng cũng chỉ đánh ngang tay với 10 người bọn ta mà thôi. Trận chiến của loài người cuốn theo trận đại chiến của chư thần kéo dài hơn 10 ngày đêm khiến thiên địa quay cuồng, nghiêng trời lật biển. Cuối cùng, Đại thần núi Tản Viên cũng đích thân tham chiến, vì ngài ấy là Tổ Thần sức mạnh vô song nên chúng ta đại bại, 9 Đại Quỷ Thần đều bị tru diệt chỉ còn mình ta sống sót. Từ đấy ta lui về ẩn mình, không màn chuyện trong trời đất nữa.
Nói đến đây, Quỷ Thần bùi ngùi, đưa mắt nhìn ra xa xăm như hồi tưởng lại một thời huy hoàng của nước Chiêm đã qua rồi tiếp:
_ Nay ta cứu ngươi, cũng không cần ngươi thờ phụng hay hương khói gì cả, vứt cả đi. Ta chỉ mong ngươi một điều, về sau chiến sự có sảy ra, ngươi và hậu nhân ngươi hãy niệm tình ta hôm nay mà đừng tàn sát, tận diệt con cháu Chăm Pa của ta, hãy tha cho chúng một con đường sống, Quỷ Thần Đồ Bàn ta nguyện không quên ơn.
Nói rồi Quỷ Thần cắm gươm xuống đất, cuối đầu trước chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn Phúc Chu lúc đấy cũng cảm động, vội rút bội đao, cắt tay lấy máu rồi lập thệ rằng sẽ không bao giờ tàn sát, tận diệt người Chăm. Lúc đấy lập lời thề ông nào đâu ngờ rằng chỉ hơn trăm năm sau, cháu ông là vua Minh Mạng đã thẳng tay tàn sát dân tộc Chăm Pa không thương tiếc, chính sách chặt 2 cái đầu người Chăm đổi lấy một quan tiền đã gần như đẩy chủng tộc Chăm Pa oai hùng một thời vào con đường tận diệt. Chắc vì thế mà thời gian sau nhà Nguyễn cũng bị Pháp đô hộ, rồi chính thức sụp đổ năm 45 dưới triều Hoàng đế cuối cùng là Bảo Đại, e cũng là nhân quả vậy.
Về phần cụ cố ông Lê Nghĩa thì sau đấy cũng định cư sinh sống tại thành Sài Côn( Sài Gòn) đến tận khi loạn Tây Sơn, ông mới dẫn gia quyến tìm về xứ Bến Tre mà sinh sống.

Chương 10 xin kết thúc tại đây, hẹn các bạn chương sau ta lại cùng nhau tìm hiểu về các sự kỳ bí xoay quanh cuộc đời và gia tộc cụ Nghĩa nhé.
Nhân đây chủ thớt xin chúc anh em 3 ngày tết bình an, ấm áp bên gia đình. Nhớ thả cảm xúc và ủng hộ truyện nhé.

Vì không tìm được ảnh của Quỷ Thần Đồ Bàn nên đành mượn tạm ảnh Hình Thiên trong đại thần chi chiến vậy.View attachment 405785
Hình ảnh chặt đầu người Chăm thời Minh Mạng và một ngọn tháp Chăm cổ xưa, lịch sử của chúng ta vẫn tiếp tục nhưng lịch sử của họ đã dừng lại từ lúc ấy.View attachment 405795
Hình ảnh chùa Thiên Mụ, Huế ngày nay.View attachment 405797
Cho mình góp ý là thời Minh Mạng làm gì có máy chụp hình ở Việt Nam, hình chặt đầu trên là thời Pháp rồi, và đó không phải là người Chăm, hình như đây là những người trong vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Thành.
 
Cho mình góp ý là thời Minh Mạng làm gì có máy chụp hình ở Việt Nam, hình chặt đầu trên là thời Pháp rồi, và đó không phải là người Chăm, hình như đây là những người trong vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Thành.
Vâng, mình lên Google tìm ảnh thì nó ra ảnh này, để mình chỉnh sửa, cảm ơn anh em.
 
Bên ngoại nhà mình cũng họ Hoàng, ở hải phòng. Có nghe kể lại hình như cũng di cư từ bên tq sang, khéo cũng có gốc gác gì với thớt :byebye:
Còn mình thì họ Lê.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Chào các bác, trước em có bình luận một bài về chuyện kỳ ảo và huyền hoặc mà ông bà, bố mẹ kể lại và được các bác ủng hộ nhiệt tình nên nay xin lập một topic riêng để kể về nó, những chuyện truyền lại trong gia tộc em, được truyền miệng và được chép lại do người biên sử trong họ qua nhiều đời.
Mở đầu thì giới thiệu sơ qua về họ nhà em để các bác nắm sơ tình hình câu chuyện và không gạch đá. Bố mẹ em là người Hoa, ông bà tổ tiên em từ Tứ Xuyên TQ di cư sang Việt Nam từ những đầu thế kỷ 19 và cũng như bao người Hoa thời đấy là đi thẳng vào nam, cụ thể là Bến Tre. Trong quá trình khai hoang và phát triển, ông bà và các bậc tiền nhân đã kinh qua rất nhiều chuyện kỳ quái, ma mị và huyễn hoặc ở vùng đất hoang vu xứ lục tỉnh Nam kỳ xưa và để lại cho con cháu những giai thoại truyền đời. Thôi không dài dòng văn tự nữa, em vào chuyện luôn.
Chuyện đầu tiên phải kể từ thời ông cố đầu tiên và lý do rời quê hương đi di cư.
Chuyện 1: Sóng gió gia tộc.
Gia tộc của em họ Hoàng, theo gia phả thì là tập ấm, từng nhiều đời làm quan trong triều Thanh và tất cả đều là quan văn, nghe đâu là luật Thanh triều khi ấy người Hán chỉ được làm quan văn. Thời đại cực thịnh của gia tộc là vào thời Ung Chính , khi ấy có người trong họ làm đến quan khanh( em cũng chả biết là chức như nào) nhưng dần dà thì gia đạo suy vi, một đời lại tệ hơn một đời, người sau lại tệ hơn người trước, quan chức cũng bãi, các công việc làm ăn, kinh doanh cũng thất bát. Sau đấy thì trong tộc có một nhánh nhỏ là thầy phong thủy( trong sách ghi là thầy phù thủy, em nghĩ phong thủy hợp hơn) hợp gia tộc và thông báo rằng phát hiện ra âm trạch của họ Hoàng đã gãy, do huyệt này kiểu chỉ vượng được trăm năm, giờ đã tận tuyệt và trở thành hung huyệt, là lúc gia tộc tàn bại không gỡ lại được dù đã thử mọi cách.
Con cháu về sau họa lâm đầu, không lao ngục cũng hung sát, tuyệt khó cứu. ( Lúc đấy chắc các cụ cũng stress lắm:)).
Sau khi bàn bạc thì các cụ cùng đưa ra 2 idea, 1 là giờ giữ mạng hơn giữ tiếng, con cháu sẽ cho đi làm con thừa tự họ khác( kiểu con nuôi) và đổi họ để không rước phải nghiệp báo của họ Hoàng, 2 là phải bỏ đi càng xa âm huyệt này càng tốt, để tránh nạn, chắc nghĩ đi xa thách tìm ra bố mày.
Và thế là một nhánh đại bộ phận họ Hoàng với tinh thần tự tôn dòng Họ, đi không đổi tên ngồi không đổi họ :) đã khẳng khái ra đi, nghe đâu đi khắp nơi nào là Philippin, Singapore, va tất nhiên là Việt Nam nữa. Nhưng đen cho các cụ, ngỡ đâu bố đi là bố khẳng khái giữ họ , ai ngờ sang Việt Nam, đi vào Nam lại “ Kỵ húy” chúa Nguyễn Hoàng, không được giữ họ cũ mà phải đổi thành họ Huỳnh :’)). ( Các cụ lúc đấy chắc kiểu: đùa bố mày chắc, thôi kệ m*, ý trời ý trời. Haha.)
Và các bác nghĩ là xong á, thế mà chưa các bác ạ. Tổ tiên em vẫn còn ở Trung Quốc ấy, các cụ vẫn chưa chịu đi, công nhận các cụ dai thật sự.
Các cụ nhà em vẫn ở lại và cũng chả đổi họ, cứ thế mà sống, đến 2 đời, ba đời sau thì đã gọi là năm cùng tháng tận, gặp năm đại dịch, cả họ mấy chục mạng chết cả, còn lác đác vài người, thêm cả nạn đói nên phải dắt díu nhau rời Tứ Xuyên mà chạy đến Hán Trung định cư và chính thức mở đầu cho chuỗi những biến cố, những chuyện kỳ ảo và cũng mở đầu cho gia tộc em. ( Post dài, em viết tiếp các phần dưới bình luận nhé.)
Cảm ơn các bác đã quan tâm chuyện, vẫn còn tiếp theo rất nhiều và đây đều là chuyện được viết lại trong Huỳnh Gia Dị Truyện của gia tộc, hiện vẫn còn lưu giữ ở nhà thờ tổ “ Nhà Cổ Đại Điền” Bến Tre do ông cố em xây dựng và hiện đang là di tích quốc gia. Các bác có thể lên Google mà xem nhé. Đừng gạch đá hay bảo em chém gió tội em.

À, với lại tâm sự với các bác, trước giờ đọc sách đọc sử rất nhiều mà chưa từng viết, nay theo ý các bác nên lần đầu viết bỗng thấy rất hứng thú ạ. Nhưng vì đây là tích thật của tổ tiên nên cứ ra sao thì viết như vậy, khó phóng tác hay chém gió ngào ngạt nên em cũng thấy phần nào tù túng, em đang rất muốn bên cạnh bộ sử ký này em sẽ viết song song một câu chuyện khác để có thể thoải mái sáng tác, nhân dịp tết cũng có thời gian mà cũng để phục vụ anh em đọc giả. Các bác nếu có bất kỳ ý tưởng hay cốt chuyện nào cảm thấy hay có thể viết được thì chia sẽ với em nhé, hứa sẽ toàn tâm viết ạ.

.Phần 2

Phần 3

Phần 4

Phần 5.

Phần 6

Phần 7

Phần 8

Phần 9

Phần 10
oánh dấu fát, fen là người gốc tàu à
 
Sau khi đánh tan đám yêu ma, vị đại thần kia bước xuống khỏi lưng voi, chỉ một tay đã xé tan cấm trận của Đại pháp sư rồi bước đến trước trướng mà ngồi phịch xuống đất, con voi khổng lồ thì phủ phục bên cạnh.
Chúa Nguyễn Phúc Chu lúc ấy biết người này vừa cứu nguy, hẳn không có ác ý nên cũng bước ra trước trướng chắp tay bái tạ, cụ cố lúc đấy cũng theo sát sau Chúa để bảo vệ nên nhìn rất rõ, người này tuy ngồi nhưng đã cao hơn trượng, mặt đen mắt đỏ lại có mũi chim ưng, mình mặc giáp vàng lấp lánh, khí thế lẫm liệt trấn áp tứ phương khiến người xung quanh cảm thấy khó thở, riêng con voi bên cạnh thì to lớn dị thường, miệng có đến 6 ngà, đúng là thần vật. Chúa lúc đấy tiến lên cất giọng mà rằng:
_ Bổn nhân nay vì chiến sự mà đi ngang chốn này lại lọt vào hiểm cảnh bị ma quỷ ám hại, may sao trời cao ban ơn mà được đại thần ra tay cứu giúp, xin không dám quên, há chăng dám hỏi thần vị là gì để lệnh con dân lập miếu phụng thờ, hương khói.
Chúa vừa dứt lời thì vị kia bổng quắc mắt, cất giọng vang rền mà quát:

_ Không cần....!!! Bổn Tọa vốn là một trong Thập Đại Quỷ Thần của Chăm Pa, được thờ cúng cung phụng đã ngàn năm, luôn cai quản trời đất, núi rừng và sinh linh. Mấy trăm năm trước, khi cái tên Trần Kính (tức vua Trần Duệ Tông) đưa quân Đại Việt các ngươi sang đánh Chăm Pa, lúc đấy ta biết ý trời đã định, vận số nước Chiêm đã tận rồi, không thể cứu được nữa. Nhưng các Quỷ Thần khác không cam tâm, họ quyết cùng nhau nghịch thiên, chống lại đến cùng, mong một lần vá trời lấp đất vậy. Lúc đấy cũng có các Minh Thần, Dạ Thần bên phía Đại Việt ứng chiến, số lượng lên đến hàng trăm vị nhưng cũng chỉ đánh ngang tay với 10 người bọn ta mà thôi. Trận chiến của loài người cuốn theo trận đại chiến của chư thần kéo dài hơn 10 ngày đêm khiến thiên địa quay cuồng, nghiêng trời lật biển. Cuối cùng, Đại thần núi Tản Viên cũng đích thân tham chiến, vì ngài ấy là Tổ Thần sức mạnh vô song nên chúng ta đại bại, 9 Đại Quỷ Thần đều bị tru diệt chỉ còn mình ta sống sót. Từ đấy ta lui về ẩn mình, không màn chuyện trong trời đất nữa.
Nói đến đây, Quỷ Thần bùi ngùi, đưa mắt nhìn ra xa xăm như hồi tưởng lại một thời huy hoàng của nước Chiêm đã qua rồi tiếp:
_ Nay ta cứu ngươi, cũng không cần ngươi thờ phụng hay hương khói gì cả, vứt cả đi. Ta chỉ mong ngươi một điều, về sau chiến sự có sảy ra, ngươi và hậu nhân ngươi hãy niệm tình ta hôm nay mà đừng tàn sát, tận diệt con cháu Chăm Pa của ta, hãy tha cho chúng một con đường sống, Quỷ Thần Đồ Bàn ta nguyện không quên ơn.
Nói rồi Quỷ Thần cắm gươm xuống đất, cuối đầu trước chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn Phúc Chu lúc đấy cũng cảm động, vội rút bội đao, cắt tay lấy máu rồi lập thệ rằng sẽ không bao giờ tàn sát, tận diệt người Chăm. Lúc đấy lập lời thề ông nào đâu ngờ rằng chỉ hơn trăm năm sau, cháu ông là vua Minh Mạng đã thẳng tay tàn sát dân tộc Chăm Pa không thương tiếc, chính sách chặt 2 cái đầu người Chăm đổi lấy một quan tiền đã gần như đẩy chủng tộc Chăm Pa oai hùng một thời vào con đường tận diệt. Chắc vì thế mà thời gian sau nhà Nguyễn cũng bị Pháp đô hộ, rồi chính thức sụp đổ năm 45 dưới triều Hoàng đế cuối cùng là Bảo Đại, e cũng là nhân quả vậy.
Bỗng nhớ câu hát:
"Đồ Bàn miền Trung đường về đây, máu như loang thắm chưa phai dấu, xương trắng sao vùi chí hờn căm, khó tan....
Mộng kia đã tan, cuốn theo thời gian, nhưng hồn ngàn đời còn theo nước non....".
Về phần cụ cố ông Lê Nghĩa thì sau đấy cũng định cư sinh sống tại thành Sài Côn( Sài Gòn) đến tận khi loạn Tây Sơn, ông mới dẫn gia quyến tìm về xứ Bến Tre mà sinh sống.
Người Chăm Pa theo Ấn Độ giáo, cưỡi voi mà mũi chim ưng chắc là thần Indra rồi.
1613296142101.png

1613296294973.png
 
Người Chăm Pa theo Ấn Độ giáo, cưỡi voi mà mũi chim ưng chắc là thần Indra rồi.
View attachment 405961
View attachment 405964
Indra là đấng chí tôn của Ấn giáo rồi, cỡ ông này mà tham chiến thì kết quả khó nói, sợ chư thần đất Việt cũng khó làm ăn được gì ổng.
Đọc đoạn lập thệ thiết nghĩ có lẽ nhà Nguyễn được ơn trên phù trợ nên nhiều lần thoát khốn kể cả trong loạn Tây Sơn, anh Ánh nhà ta nào là nhờ bão thoát thân các kiểu. Đúng là nhà Nguyễn phúc khí dày.
Mà chương này bạn chủ thớt viết rất hay đấy, đề cập được nhiều truyền thuyết xưa của người Việt và người Chăm, mình cho ông xã đọc cũng rất thích, lì xì chủ thớt phát nữa nhé, ráng viết đều tay vào ấy.😘
 
Chap mới hay quá, không biết Vịt vs Tàu bem nhau thì thần linh thế nào nhỉ
Tàu thì thấy thần thánh nhiều quá trời bác ạ, cũng hóng xem có truyện nào thần Tàu với Việt bem nhau chứ trước giờ ít nghe.
Với cái vụ dòng tộc Nguyễn Thần triều Lý là thế nào ạ thớt, có truyện gì về các dòng tộc Phù Thủy xứ Nam ta không anh em biết chia sẽ cho em với, nghe hấp dẫn quá.
 
Tàu thì thấy thần thánh nhiều quá trời bác ạ, cũng hóng xem có truyện nào thần Tàu với Việt bem nhau chứ trước giờ ít nghe.
E cũng nghe kể về mỗi lần đánh nhau thần núi Tản Viên giúp cũng nhiều nhưng mà cũng không sâu lắm, ngoài thần núi Tản Viên ra còn thần thánh nào nữa không nhỉ, Thánh Gióng không biết có mạnh không
 
Tàu thì thấy thần thánh nhiều quá trời bác ạ, cũng hóng xem có truyện nào thần Tàu với Việt bem nhau chứ trước giờ ít nghe.
Với cái vụ dòng tộc Nguyễn Thần triều Lý là thế nào ạ thớt, có truyện gì về các dòng tộc Phù Thủy xứ Nam ta không anh em biết chia sẽ cho em với, nghe hấp dẫn quá.
Vào đời Hậu Lương, Trần Bá Tiên nhận mệnh đem quân Nam tiến, đánh bại quân lực của Lý Nam Đế.

Lý Nam Đế sai Triệu Quang Phục làm tướng cự địch. Quang Phục đem quân nấp ở đầm Nhất Dạ Trạch trong truyền thuyết. Đầm sâu mà rộng, quân Lương vướng mắc, tiến binh rất khó, Quang Phục dùng thuyền độc mộc đột xuất ra đánh cướp lương thực, cầm cự lâu ngày làm cho quân giặc mệt mỏi, trong ba bốn năm không hề đối diện chiến đấu. Bá Tiên than rằng: "Ngày xưa nơi đây là chằm một đêm bay về trời, nay lại là chằm một đêm cướp đoạt người".

Nhân gặp loạn Hầu Cảnh, Lương Đế bèn gọi Bá Tiên về, ủy cho tì tướng là Dương Sằn thống lĩnh sĩ tốt. Quang Phục ăn chay lập đàn ở giữa đầm, đốt hương mà cầu đảo, bỗng thấy thần nhân cưỡi rồng bay vào trong đàn mà bảo Quang Phục rằng: "Hiển linh còn đó, ngươi có thể cầu tới cứu trợ để dẹp bằng họa loạn".

Dứt lời, tháo vuốt rồng trao cho Quang Phục, bảo: "Đem vật này đeo lên mũ đâu mâu có thể khiến giặc bị diệt". Đoạn bay lên trời mà đi. Triệu Quang Phục được vật đó, reo mừng vang động, xông ra đột chiến, quân Lương thua to. Chém Dương Sằn ở trước trận, quân Lương phải lùi.

Sau đó, Quang Phục nghe tin Nam Đế mất, bèn tự lập làm Triệu Việt vương, xây thành ở Trâu Sơn, huyện Vũ Ninh.
 
E cũng nghe kể về mỗi lần đánh nhau thần núi Tản Viên giúp cũng nhiều nhưng mà cũng không sâu lắm, ngoài thần núi Tản Viên ra còn thần thánh nào nữa không nhỉ, Thánh Gióng không biết có mạnh không
Thánh Tản Viên thì được biết là Sơn Tinh, ông thì chắc xếp top như Thánh tổ Lạc Long Quân rồi, còn các thần dưới như Thánh Gióng, thánh Chèm Lý Ông Trọng, đức Thánh Trần... trước giờ không nghe tích các ông hiện thánh đánh nhau lần nào nên không rõ với khó so sánh. Bên tàu còn có chư thần chi chiến như bọn Xi Vưu, Thời Thiên, Tướng Thần, Bạch Khởi các kiểu còn bên mình các thần có vẻ đoàn kết nên không đánh nhau ngoại trừ 2 ông Sơn - Thủy.
 
Indra là đấng chí tôn của Ấn giáo rồi, cỡ ông này mà tham chiến thì kết quả khó nói, sợ chư thần đất Việt cũng khó làm ăn được gì ổng.
Đọc đoạn lập thệ thiết nghĩ có lẽ nhà Nguyễn được ơn trên phù trợ nên nhiều lần thoát khốn kể cả trong loạn Tây Sơn, anh Ánh nhà ta nào là nhờ bão thoát thân các kiểu. Đúng là nhà Nguyễn phúc khí dày.
Mà chương này bạn chủ thớt viết rất hay đấy, đề cập được nhiều truyền thuyết xưa của người Việt và người Chăm, mình cho ông xã đọc cũng rất thích, lì xì chủ thớt phát nữa nhé, ráng viết đều tay vào ấy.😘
Tản Viên Sơn Thánh cân team nhé :p
 
Tàu thì thấy thần thánh nhiều quá trời bác ạ, cũng hóng xem có truyện nào thần Tàu với Việt bem nhau chứ trước giờ ít nghe.
Với cái vụ dòng tộc Nguyễn Thần triều Lý là thế nào ạ thớt, có truyện gì về các dòng tộc Phù Thủy xứ Nam ta không anh em biết chia sẽ cho em với, nghe hấp dẫn quá.
Thần linh Việt Tàu có lẽ ở cùng một thiên đình. Đều dưới sự cai quản của Ngọc Hoàng.
Theo truyền thuyết, Liễu Hạnh một trong Tứ Bất Tử của Việt Nam cũng là con gái của Ngọc Hoàng bị đày xuống trần gian.
Ở Việt Nam có tín ngưỡng thờ Ngọc Hoàng từ khi đạo Lão du nhập vào thời Bắc Thuộc.
 
Tản Viên Sơn Thánh cân team nhé :p
Thánh Tản nhà ta bá là thế nhưng mà gặp team indra, Siva, Asura thì chắc cũng căng thẳng vô cùng đấy, đội đấy toàn kiểu cổ đại thần được cung phụng ngàn năm mà. Giờ mà team Ấn Giáo ra đấu thì bên team Tàu với team Việt có những ai cân đều tay được nhỉ? Các bác nào tinh thông huyền sử cho em ví dụ thử xem ạ?
 
Thần linh Việt Tàu có lẽ ở cùng một thiên đình. Đều dưới sự cai quản của Ngọc Hoàng.
Theo truyền thuyết, Liễu Hạnh một trong Tứ Bất Tử của Việt Nam cũng là con gái của Ngọc Hoàng bị đày xuống trần gian.
Ở Việt Nam có tín ngưỡng thờ Ngọc Hoàng từ khi đạo Lão du nhập vào thời Bắc Thuộc.
Mẹ của Sơn Tinh là Lâm Cung Thánh Mẫu cũng là con gái của Ngọc Hoàng
Mình nghĩ Ngọc Hoàng của Việt và Tàu là khác nhau, ở Việt ít thần thánh hơn Tàu
Tàu nó có Nữ Oa, Tam Thanh còn to hơn cả Ngọc Hoàng
 
Mẹ của Sơn Tinh là Lâm Cung Thánh Mẫu cũng là con gái của Ngọc Hoàng
Mình nghĩ Ngọc Hoàng của Việt và Tàu là khác nhau, ở Việt ít thần thánh hơn Tàu
Tàu nó có Nữ Oa, Tam Thanh còn to hơn cả Ngọc Hoàng
Chắc do Tàu dân đông nên truyền thuyết, tín ngưỡng nhiều nên thần linh cũng nhiều bác nhỉ.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top