Mấy thím làm gì để bố mẹ viết di chúc cho mình?

Về luật là công bằng, con nào cũng là con. Nếu chị mà lấy chồng khó khăn thì nên chia cho chị, tham vl
 
Tôi là con trai út trong nhà, mà gần đây ông già tôi đánh tiếng là tài sản chia 2, cho cả bà chị nữa. Tự dưng ổng đi hóng thằng nói đạo lý nào, phá vỡ truyền thống cho con trai út hết tài sản, trong khi đó căn nhà có 5 tỉ chia đôi thì đâu còn bao nhiêu. Bà chị mà đi lấy chồng thì hưởng phần thằng chồng được chia chứ lấy phần tôi làm gì:sweat:

Giờ nói thẳng ra mất công ổng lại bảo tôi tham tiền, làm sao đánh tiếng cho ổng biết mà ko mang tiếng tham tiền nhỉ. Kiểu như dọa ổng

"sau này con dâu nó chăm chứ con gái lấy chồng ko chăm đâu. Mà con trai nó thiếu thốn, khốn khó thì sức đâu mà chăm"

Nói vậy được ko

Bố mẹ của thớt cũng vô phúc, sống sao mà để 2 con nó ganh nhau vì tài sản như thế! Nhà có phúc thì anh chị em thương yêu nhau đều nhường nhịn cho nhau! Ai có khả năng thì ko cần nhận hoặc nhận nhưng cũng giúp lại a/c/e mình! Bố mẹ sinh ra đủ tay đủ chân, đc học hành đầy đủ là may mắn hơn khối người rồi! Bố mẹ cho gì thì nhận cái đó! Chưa báo hiếu mà cứ nhăm nhe tài sản? Phải t nhắm ko còn sống đc bao lâu thì t bán hết đi du lịch chơi tới chết chứ ko chừa cho con cái nhé! Nếu có chia t cũng chia cho đứa giỏi nhất ko cần biết nó là trai hay gái!

Vái trời ổng chia đều cho bà chị!
 
Mày dc chia 1 nửa là ngon rồi.nhìn tao này chả dc gì.con chị gái với thằng rể lập mưu moi hết tiền obz tao. Tao chửi thẳng mặt thằng chó chui gầm chạn.nó đéo dám hé mồm.phần ôbz tao chỉ thẳng mặt chết gọi nó lên mà chôn. :censored:
 
chuẩn rồi giờ toàn mất gốc tiêm nhiễm tư tưởng tây lông nửa mùa đòi nam nữ bình quyền. nam nữ bình quyền thì bảo thằng cháu ngoại lau bàn thờ thằng con rể đẩy xe tang nhé lol. đến vua Anh đéo có con trai nó còn ly hôn lấy vợ 2 bất chấp vạ tuyệt thông từ Giáo hoàng nữa là. con gái lấy chồng bát nước đổ đi tuổi gì đòi đất cát tổ tiên. con gái tôi tôi đuổi thẳng cổ
Hr2tOkI.png
 
Tôi là con trai út trong nhà, mà gần đây ông già tôi đánh tiếng là tài sản chia 2, cho cả bà chị nữa. Tự dưng ổng đi hóng thằng nói đạo lý nào, phá vỡ truyền thống cho con trai út hết tài sản, trong khi đó căn nhà có 5 tỉ chia đôi thì đâu còn bao nhiêu. Bà chị mà đi lấy chồng thì hưởng phần thằng chồng được chia chứ lấy phần tôi làm gì:sweat:

Giờ nói thẳng ra mất công ổng lại bảo tôi tham tiền, làm sao đánh tiếng cho ổng biết mà ko mang tiếng tham tiền nhỉ. Kiểu như dọa ổng

"sau này con dâu nó chăm chứ con gái lấy chồng ko chăm đâu. Mà con trai nó thiếu thốn, khốn khó thì sức đâu mà chăm"

Nói vậy được ko
Biết thg thới thải bail nhưng có vde cần làm rõ ngộ nhận của dân Việt..
1/ Con gái lấy chồng hưởng phần chồng nó... thế con trai lấy vợ ko hưởng từ bố mẹ vợ nó à... => SAI

2/ Thời buổi này đội vợ lên đầu của mấy thg loser, nữ quyền... có cứt mà con dâu nó chăm... ko thuốc chết là may... sự thật chăm bố mẹ.. đa phần con gái lo chứ thg con trai nó lo vợ nó ... thì chăm cái gì
 
Thớt tham thế lại bất hiếu nữa, của bố mẹ cho ai thì cho chứ, đã thế còn nói kiểu ông bà không cho thì tôi không chăm nữa chứ. Chăm bố mẹ còn cần trả công mới chăm.

Nhà mình chia đều. Chỗ mình giờ đều có phần cho con gái hết. Không cắt đất hay nhà thì cho tiền.
 
Soạn thảo văn bản theo ý, canh ổng ngủ, lăn tay điểm chỉ...cất đấy, tỏ ra đồng thuận vs chia chác của ba mẹ để tránh bị đề phòng, khi nào ba mẹ nằm xuống thì cầm cái giấy đã chuẩn bị ra lật kèo.

Chú cần thì tư vấn vậy thôi, chứ ba mẹ tôi ăn học, tự kiếm đc tiền, có rau ăn rau có gái ăn gái, đều là tự tôi làm mà ra đc là đã quá tốt với tôi rồi, tài sản của ông bà già tôi đell nhìn vào làm lolz gì, mặc dù tôi là con trai duy nhất, Tôi còn khuyên ổng bả bán bớt đất đai dễ dưỡng già, giữ lại ít coi như thú vui điền viên tuổi già chứ làm nhiều chi cho mệt, ổng bã đòi ký sang tên cho tôi ,tôi còn chưa nhận, ông bà chắc để lại cho tôi căn nhà ở quê, coi như nhà từ đường giỗ quải khi 100 tuổi già.
có con c. Di chúc phải công chứng hoặc có người làm chứng. Khôn như anh thì nói làm đếu gì.
 
có con c. Di chúc phải công chứng hoặc có người làm chứng. Khôn như anh thì nói làm đếu gì.
Người viết còn phải có giấy khám sức khỏe chứng minh bản thân còn tỉnh táo nữa mới được chính quyền công chứng. Ra bệnh viện bảo khám để lập di chúc. Bác sĩ tự biết kê khám mục gì.

Hôm bữa ra bv chơi gặp 1 bà đi khám lập di chúc lúc đầu mấy cô bác sĩ, điều dưỡng còn nói giỡn với bà " Tiền nhiều để chia cũng mệt hỉ?", bà ấy cũng không cười, chỉ cúi đầu nói" tôi làm gì có nhiều tiền chỉ có mấy miếng đất, giờ không làm không được, ngày nào chúng nó cũng cãi nhau". Cũng không thấy có con cái đi theo chỉ có 2 ông bà già dắt nhau, bà ấy ngồi ghế đợi tới lượt, ông thì đứng đối diện cúi gầm mặt không nói tiếng nào. Bà ấy kêu giấy tờ nhà, sổ đỏ toàn bộ bà ấy đứng tên không có tên chồng nên bà ấy là người lập.

Lúc bà ấy nói xong nguyên dãy ghế đợi khám im thin thít luôn, bác sĩ cũng không nói thêm câu gì chỉ chuyên tâm khám cho bà ấy. Ai rồi cũng sẽ già.
 
Ai bảo anh vậy. Đi chúc viết tay do chính người lập đi chúc viết thì chả cần cc gì vẫn đủ pháp lý nhé. Nhấn mạnh là tự người đó viết

via theNEXTvoz for iPhone
Điều 630. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Di chúc không công chứng, chỉ có điểm chỉ mà sau này kiện nhau (gần như chắc chắn có kiện nhau) thì chứng minh cái Khoản 1 cũng mướt mồ hôi. Cho nên tôi khuyên anh nên công chứng.
Còn nếu anh thấy anh khôn hơn đời thì không cần cũng được.
 
Điều 630. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Di chúc không công chứng, chỉ có điểm chỉ mà sau này kiện nhau (gần như chắc chắn có kiện nhau) thì chứng minh cái Khoản 1 cũng mướt mồ hôi. Cho nên tôi khuyên anh nên công chứng.
Còn nếu anh thấy anh khôn hơn đời thì không cần cũng được.
tôi nói anh nghe di chúc dùng thì là lúc ra tòa. lúc đó là cuộc chiến khác rồi pháp lý là 1 chuyện thôi. vấn đề là anh có căn cứ pháp lý trước đã, ở đấy là 1 tờ di chúc. rồi qua thằng thợ cãi làm việc vs quan trên. chứ kể cả có công chứng mà anh đéo có tiền thì ra tòa thắng cũng thành thua thôi. mấy vụ dân sự này trắng đen bất ngờ lắm . nên tôi thấy anh em gia đình ít khi kéo nhau ra tòa vì đất, thường là xiên luôn nhiều hơn
xd1H8sS.jpg
 
tôi nói anh nghe di chúc dùng thì là lúc ra tòa. lúc đó là cuộc chiến khác rồi pháp lý là 1 chuyện thôi. vấn đề là anh có căn cứ pháp lý trước đã, ở đấy là 1 tờ di chúc. rồi qua thằng thợ cãi làm việc vs quan trên. chứ kể cả có công chứng mà anh đéo có tiền thì ra tòa thắng cũng thành thua thôi. mấy vụ dân sự này trắng đen bất ngờ lắm . nên tôi thấy anh em gia đình ít khi kéo nhau ra tòa vì đất, thường là xiên luôn nhiều hơn
xd1H8sS.jpg
Anh nói hài thế :D
 
Anh nói hài thế :D
kiện tụng đất cát tốn kém lắm phen, lại là dân sự và mấy cái liên quan đến gia đình ngoài cái lí còn có cái tình nên trắng đen mập mờ lắm. nguyên án phí đã mấy chục thậm chí mấy trăm triệu theo giá trị miếng đất rồi chứ kể phần chìm đi đêm. mà đất gia đình thì nó liên quan đến nhiều thứ, ngoài giá trị còn là cái tôi nữa. nên tôi thấy tranh chấp đất cát giữa người ngoài với nhau thì thường kiện tụng chứ người trong nhà thường xiên luôn
zsWkHJq.jpg
 
Tiếc thật. Có thằng cin trời đánh.
Cái loại ko lo làm ăn mà toàn canh me dành giật tài sản từ cha mẹ thì bao nhiêu củng nghèo.

Bảo ổng bả thế này : phải để cho tui hết nếu ko tui bóp dái cho ông bà tuyệt tự ko ai thờ cúng...
 
Không làm mà đòi hốc ?

Rác rưởi, cặn bã xã hội

Gửi từ Xiaomi Mi Note 10 Lite bằng vozFApp
 
vãi thời đại này còn phân biệt con trai, con gái. Sau này m đẻ con gái hết thì tiền m đi rải sông à. vkl
 
Back
Top