Nhân viên đi chữa lành, đồng nghiệp và sếp ‘lãnh đạn’

Status
Not open for further replies.

MasterchiefsReborn

Senior Member

Có trường hợp nhân viên nghỉ phép đi 'chữa lành', đồng nghiệp và sếp ở lại hoang mang với núi công việc.

Chị Phương Huyền (29 tuổi, ở Q.Bình Tân, TP.HCM) kể trước đây chị làm trong một công ty hoạt động ở lĩnh vực giáo dục. Khi công ty triển khai một dự án mới, chị làm việc nhóm với 4 người. Các đầu việc đã được phân công, chia đều cho mỗi thành viên. Nhưng rất bất ngờ, khi gần tới hạn chót trình sản phẩm thì 1 người trong nhóm xin nghỉ phép 2 tuần để đi chữa lành.

Bỏ hết tất cả công việc để đi chữa lành

“Thành viên này có xin lỗi chúng tôi, nói vì quá áp lực nên không thể làm tiếp tục được. Bạn cần đi chữa lành để ổn định lại tinh thần. Sau tin nhắn thông báo nghỉ phép thì bạn ấy bặt vô âm tín. Chúng tôi cố liên lạc để biết bạn đã làm các đầu việc tới đâu nhưng không được”, chị Huyền nói.

Thế là, 3 người còn lại trong nhóm chị Huyền phải làm việc cả ngày lẫn đêm để bù vô các nhiệm vụ dang dở cho kịp lộ trình đã hứa với lãnh đạo. Cấp trên biết chuyện lo sốt vó, buổi nào cũng đều điện thoại, nhắn tin với chị để đảm bảo công việc.

Chị Huyền cho rằng việc đồng nghiệp bỏ hết tất cả đi chữa lành là hành động ích kỷ, chưa có tinh thần trách nhiệm chung. Chị nói: “Ai cũng đều có những áp lực riêng cho mình cả. Đồng nghiệp có thể giúp đỡ nhau để công việc không gián đoạn, nhưng đó là khi mọi người được thông báo trước chứ không phải là đùng một phát bỏ ngang”.

Chị Nguyễn Thị Ngọc (ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM) kể chị làm trong ngành nghiên cứu, thường xuyên làm việc trong phòng thí nghiệm và có những quy trình không thể ngừng. Có thời gian, nhóm chị làm rất nhiều thí nghiệm nên phải đi làm cả thứ bảy và thỉnh thoảng làm luôn vào ngày chủ nhật để đảm bảo tiến độ và chất lượng.

“Vì làm trong một thời gian dài như vậy nên cả nhóm rất mệt. Sếp cũng hiểu mọi người rất vất vả, tuy nhiên cả đội vẫn phải đảm bảo tiến độ, không thể gián đoạn. Không chịu nổi áp lực, có lần 10 người trong nhóm chúng mình nói với lãnh đạo là sẽ ngưng việc vào cuối tuần để đi xả stress, chữa lành", chị Ngọc kể lại.

"Sếp không ngăn được. Vậy là phần còn lại công việc sếp phải tự làm hết. Tuy nhiên mình đi chơi cũng không ổn, vì sếp liên tục hỏi về nơi cất trữ, cách sắp xếp của hóa chất, thiết bị… Sau lần đó, mình cũng thấy có lỗi với sếp nên mình nghĩ sau này muốn đi chữa lành thì nên chia thời gian ra", chị Ngọc nói tiếp.

1716190112788.png

Áp lực công việc là một trong những nguyên nhân chính làm xuất hiện trào lưu "chữa lành"

Xây dựng môi trường làm việc linh hoạt

Chị L.H.L, lãnh đạo phòng nhân sự tại công ty chuyên cung cấp dịch vụ về công nghệ tại Q.1 (TP.HCM) than thở rằng, mới đây trong cùng 1 ngày, chị nhận đơn nghỉ phép và đơn nghỉ việc của 4 nhân viên. Trước đó, phòng kế toán của công ty cũng có vài người nghỉ. Thế nên khi khối lượng công việc bên phòng kế toán quá tải, chị phải đích thân làm các đầu việc tính lương cho nhân viên.

Chị L. cho biết không chỉ các nhân viên, mà chính bản thân chị cũng thấy rằng khối lượng công việc quá nhiều và điều này là bất cập để có được nguồn nhân lực bền vững. Khi nghỉ việc, nhiều đồng nghiệp nói với chị họ sẽ không đánh cược sức khỏe để kiếm tiền. Họ sẽ chữa lành bằng việc đi du lịch hoặc về quê vài tháng để tận hưởng cuộc sống.

“Không thể nào bàn cãi về quyết định cá nhân của người lao động. Họ có quyền rời đi. Từ sau dịch Covid-19, vấn đề sức khỏe tinh thần ngày càng được người lao động quan tâm hơn. Vì sự bấp bênh và khó đoán trước, tâm thế của người lao động ngày nay là sống hết mình với những cảm xúc cá nhân của họ, bao gồm việc từ chối công việc. Tôi cũng đang nhìn nhận lại vấn đề này và nhiều lần muốn nghỉ việc, cứ tưởng tượng đã một quý trôi qua mà ngày nào tôi cũng làm việc từ lúc 9 giờ sáng cho tới 21 giờ đêm”, chị L. nêu quan điểm.

Do đó, chị L. cũng từng kiến nghị và cho rằng công ty nên hướng đến một môi trường làm việc linh hoạt hơn, ví dụ làm việc từ xa hay cho phép người lao động được nghỉ nửa ngày của một ngày nào đó trong tuần để giúp nhân viên có thêm thời gian nghỉ ngơi.

.................
 
Chị Phương Huyền (29 tuổi, ở Q.Bình Tân, TP.HCM) kể trước đây chị làm trong một công ty hoạt động ở lĩnh vực giáo dục. Khi công ty triển khai một dự án mới, chị làm việc nhóm với 4 người. Các đầu việc đã được phân công, chia đều cho mỗi thành viên. Nhưng rất bất ngờ, khi gần tới hạn chót trình sản phẩm thì 1 người trong nhóm xin nghỉ phép 2 tuần để đi chữa lành.
:censored::waaaht::oh::surrender:
 
Ông anh 88 xin nghỉ 1 tháng vì công việc stress quá, sếp nói lên nói xuống, đến độ ông phải đến Bạch Mai khám rồi lấy kết quả - tự kỉ cấp độ 2 về thì sếp mới câm nín, còn bảo cứ nghỉ đi muốn quay lại lúc nào cũng đc.
Con em 98 hứng lên xin ứng phép đi nghỉ du lịch, sếp méo mặt mồm ngậm bồ hòn làm ngọt. Đéo cho thì nặng nhẹ, cho nghỉ không lương thì lại ngồi nói xấu.
Nói chung vị thế, vai trò ở 2 con người là khác nhau, 1 người thì còn bố mẹ vợ con trên vai, 1 người thì vẫn trên vai bố mẹ thì làm sao mà giống nhau đc
 
chắc nhà có điều kiện chứ lương ba cọc ba đồng, trả tiền nhà trọ còn đéo đủ thì tiền đâu đi chữa lành
 
Nhân viên nó cũng ko có ngu, nó biết thừa xin nghỉ kiểu này xong cũng bị đuổi. Nhưng công việc không đủ đãi ngộ để nó quan tâm đến việc bị đuổi thì nó cứ đi thôi.
có tiền đi chữa lành 2 tuần thì nhà cũng phải khá giả rồi.
Làm nhân viên quèn lương vài đồng thì chắc cũng chẳng care lắm chuyện công ty.
Giống hôm nọ nghe fen kia kể có đứa em ra trường đi làm lương 10tr, nhà phải gửi thêm 10tr cho tiêu ^^
 
Nghỉ theo chế độ phép, hoặc là không lương thì thích làm gì thì làm thôi!
Có ăn trộm ăn cắp ngày làm việc nào đâu mà lo!
Môi trường làm việc chuyên nghiệp phải sẵn sàng cho việc nhân viên hoặc kể cả lãnh đạo nghỉ việc thì bộ máy vẫn hoạt động bình thường!
 
Nhân viên nó cũng ko có ngu, nó biết thừa xin nghỉ kiểu này xong cũng bị đuổi. Nhưng công việc không đủ đãi ngộ để nó quan tâm đến việc bị đuổi thì nó cứ đi thôi.
Có muốn nghỉ cũng éo ai giữ đâu mà phải làm trò mèo này. Thích nghỉ việc thì nói với sếp, bàn giao công việc đầy đủ rồi muốn đi đâu thì đi, có chữa lành 10-20 năm cũng éo ai quan tâm
Còn cái thể loại đột ngột báo nghỉ phép rồi éo bàn giao công việc, để người ở lại gánh hết phần việc từ đầu thì là thể loại éo ra gì
 
Do tư duy nhân viên thôi chứ chữa lành chỉ là cái bao cát :haha: đi làm thấy nhiều đứađúng nghĩa là chẳng có gì trong đầu và lúc nào cũng chỉ biết mỗi bản thân mình thôi, team mặc kệ, ai backup cũng kệ, mà ác cái là thành phần đó càng ngày càng nhiều.
 
có tiền đi chữa lành 2 tuần thì nhà cũng phải khá giả rồi.
Làm nhân viên quèn lương vài đồng thì chắc cũng chẳng care lắm chuyện công ty.
Giống hôm nọ nghe fen kia kể có đứa em ra trường đi làm lương 10tr, nhà phải gửi thêm 10tr cho tiêu ^^
chưa chắc đâu fen, giờ mà đi làm lương ở mức trung bình tầm chục củ hơn, không cần gia đình khá giả đâu chỉ là không mục tiêu phấn đấu( kiểu nhà giờ toàn 3 tỏi- 5 tỏi) nên chẳng cần tích lũy thì nó cũng chẳng quan tâm chuyện công ty, đi đến lúc gần hết tiền rồi kiếm việc mới làm là được
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top