Lần đầu ăn cưới ở Miền Bắc ( TP. Hải Phòng)

Hi các thím. E ở Miền Nam ăn nhiều tiệc cưới rồi. Hnay có dịp dự 1 đám cưới của thằng e ngoài Bắc cụ thể là Hải Phòng. Lần đầu ăn tiệc hơi bỡ ngỡ các thím ạ.
1. 1 Bàn trong Nam là bàn tròn 10 người. Ngoài này bàn 6 người.
2. Đồ ăn trong Nam mang từng món ăn hết món này thì lên món khác. Ngoài này mang a-z 1 lần lên bàn luôn.
3. Bia nước ngọt trong Nam uống thoải mái ( tiệc nhà hàng thì 1 thùng thì phải). Ngoài này thì cho ít mỗi người 1 lon thì phải.
Các thím ngoài Bắc conf có phải như vậy chung ko ạ
1. Hiện tại ăn ở nhà hàng toàn bàn 10
2. Khách sạn 4-5 sao không bao giờ đặt món lên hết nhé, toàn mang dần lên
3. Ăn ở nhà hàng thường thế

Và có 1 loại đám cưới khác là ăn ở nhà, ngoại thành hay nông thôn tức là huyện, xã. Thì cứ gọi là uống rượu nếp quê mù mắt :censored:
 
Nhìn cái bàn như đám cưới ở quê, còn dân thành phố thì ko có mâm 6 người đâu nhé, nhà hàng toàn mâm 10 thôi.
Một thanh niên sống ở giữa trung tâm thành phố Hải Phòng chia sẻ
 
nói thật đi ăn toàn đồ ăn nguội ngắt ăn chả nổi. chỉ dc mấy món xào may ra nóng.
mình tik ăn đồ nóng. k tik ăn đồ để nguội
 
cỗ này toàn món ngon đó , nhưng tin tôi đi chỉ gắp 3 lượt là no rồi , đấy là còn thiếu vài món xào nóng chưa mang lên . Tôi ở quê ăn nhiều nên biết
 
1. Cỗ tại gia là 6 người
2. Món nóng mới bưng sau
3. Hôm áp rạp ng thân với ae bạn bè uống say chí tử rồi, hôm sau khách đến là khách xã giao trả nợ, họ đến ăn nhanh là về nên uống ít lắm, chỉ có vài mâm rảnh lai rai uống lâu thì mới lấy thêm
Nhà mình mới cưới e trai năm ngoái, bà già đặt nấu 60 lít rượu gạo nếp mà có uống hết đâu, cuối cùng phải gửi bán lại
 
Tôi có biết méo gì đâu. Có lần đi ăn cưới ở Đông Hưng, tưởng như quê mình, khệnh khạng 9h mới đến (đã tưởng sớm, tính ngồi chè cháo tí rồi ăn là vừa), ai ngờ tàn cmn tiệc rồi, may mà còn mâm mấy thằng nát nó vẫn ngồi, thế là họ ghép mấy ae vào đó. Hôm sau hỏi thằng đồng nghiệp nó mới bảo: TB quê nó 6h đã có người đi đám rồi, 7h có mâm đã sạch sẽ, 8h là tan, ăn sớm người ta còn phải về đi làm :eek: =((
hà hà, Đông Hưng là đúng quê tôi rồi, nhưng mà chắc do văn hóa làm nông từ ngày xưa ăn cỗ sớm để còn đi làm đồng nên bây giờ vẫn giữ nếp đấy thôi, chứ bây giờ những người bận công việc vào hôm sau (những người đi làm ở công ty) thì người ta cũng ăn vào chiều tối hôm trước hết, những người còn lại đến ăn vào sáng sau thì xác định cũng mất buổi sáng để ăn cỗ rồi. Mà cái giống ăn cỗ ở quê thì ko tránh dc rượu bia, kể cả những người ở xa về, nên uống xong ông nào gần gũi với nhà chủ thì phải ở lại dự lễ cưới, ông nào quen biết sơ sơ thì chỉ có về ngủ nên chả làm ăn j đâu.
 
Hi các thím. E ở Miền Nam ăn nhiều tiệc cưới rồi. Hnay có dịp dự 1 đám cưới của thằng e ngoài Bắc cụ thể là Hải Phòng. Lần đầu ăn tiệc hơi bỡ ngỡ các thím ạ.
1. 1 Bàn trong Nam là bàn tròn 10 người. Ngoài này bàn 6 người.
2. Đồ ăn trong Nam mang từng món ăn hết món này thì lên món khác. Ngoài này mang a-z 1 lần lên bàn luôn.
3. Bia nước ngọt trong Nam uống thoải mái ( tiệc nhà hàng thì 1 thùng thì phải). Ngoài này thì cho ít mỗi người 1 lon thì phải.
Các thím ngoài Bắc conf có phải như vậy chung ko ạ
Fen cho hỏi đây là huyện nào. Ảnh cỗ mà Fen chụp tôi thấy ko giống cỗ chính mà là cỗ áp rạp thôi(Bữa phụ). Cỗ chính chưa từng thấy thịt lơn luộc với gà kho bao giờ cả.
 
Một số đặc trưng của cỗ bàn miền Bắc:
  • Tổ chức suốt 2-3 ngày (sau này cắt giảm tập trung vào tiệc mừng chung)
  • Bàn 6 (sau này có nhiều gia đình cập nhật cái mới, chuyển qua bàn 10 hoặc 12)
  • Thức ăn được dọn ra sẵn, bọc Nylon chờ khách đến
  • Bàn nào đủ 6 hoặc 10 là ăn luôn, không chờ tuyên bố khai tiệc như trong SG (sau này một số gia đình cũng thay đổi, chờ tuyên bố khai tiệc xong rồi mới dọn đồ ăn lên hoặc bóc nilon ra ăn)
  • Về bia rượu thì có két bia để châm thêm khi hết, chứ ko phải keo kiệt đâu :D
Những đặc trưng này chủ yếu do văn hoá nông nghiệp ngày xưa, tiện giờ nào đến chung vui giờ đó. Giờ hiện đại, con người văn minh và ý thức hơn nên tổ chức tập trung vào 1 giờ cố định.
Mình sống ở miền Bắc 10 năm, chứng kiến sự thay đổi rõ rệt
 
Hạn chế bia rượu rồi, ngày trước cả can cả két hết lại bơm. Cỗ bây giờ còn nhỏ đấy, ngày trước cỗ to lắm. Quê mình nông thôn mới đăng kí kết hôn còn phải đặt cọc mấy triệu không làm cỗ to quá thừa hay mang phần về ( phong tục ngày xưa).

Gửi từ v0z bằng vozFApp
Nam Định à mikephen :LOL:)
 
Một số đặc trưng của cỗ bàn miền Bắc:
  • Tổ chức suốt 2-3 ngày (sau này cắt giảm tập trung vào tiệc mừng chung)
  • Bàn 6 (sau này có nhiều gia đình cập nhật cái mới, chuyển qua bàn 10 hoặc 12)
  • Thức ăn được dọn ra sẵn, bọc Nylon chờ khách đến
  • Bàn nào đủ 6 hoặc 10 là ăn luôn, không chờ tuyên bố khai tiệc như trong SG (sau này một số gia đình cũng thay đổi, chờ tuyên bố khai tiệc xong rồi mới dọn đồ ăn lên hoặc bóc nilon ra ăn)
  • Về bia rượu thì có két bia để châm thêm khi hết, chứ ko phải keo kiệt đâu :D
Những đặc trưng này chủ yếu do văn hoá nông nghiệp ngày xưa, tiện giờ nào đến chung vui giờ đó. Giờ hiện đại, con người văn minh và ý thức hơn nên tổ chức tập trung vào 1 giờ cố định.
Mình sống ở miền Bắc 10 năm, chứng kiến sự thay đổi rõ rệt
Cỗ ở quê tôi ăn từ 8h sáng đến trưa. Trong lúc ăn ko có tổ chức lễ thành hôn, chỉ có ăn và bú rượu. Đón dâu và làm lễ thường tổ chức vào 14-15h và lúc đó chỉ có bánh kẹo, chè, thuốc
 
Hải phòng ít ăn cỗ lấy phần rồi . Ám ảnh mãi hồi bé bé về hải dương ăn cỗ . Túi để đầu bàn , vào đám ăn tý canh xào thôi còn đâu chia nhau chán . Cỗ hải phòng ở quê mà thuê nấu cũng phải 1.6tr trở lên rồi đồ ăn ok

via theNEXTvoz for iPhone
 
Hải phòng ít ăn cỗ lấy phần rồi . Ám ảnh mãi hồi bé bé về hải dương ăn cỗ . Túi để đầu bàn , vào đám ăn tý canh xào thôi còn đâu chia nhau chán . Cỗ hải phòng ở quê mà thuê nấu cũng phải 1.6tr trở lên rồi đồ ăn ok

via theNEXTvoz for iPhone
nó theo phong tục từng nơi . Mình sống ở HD hơn 30 năm , bàn cỗ người ta để cả túi luôn cho ai thích lấy phần thì lấy . Thường là mâm người già , trẻ con hoặc phụ nữ người ta lấy phần về vì họ ko có riệu bia nên đồ ăn còn nhiều . Chứ mâm thanh niên hoặc đàn ông thường nhậu nhẹt nên chả có ai lấy phần . Mà khoản riệu bia thì cứ gọi là tẹt ga nhé , ko giới hạn số lượng . Duy có nước ngọt thường 1 mâm 6 người thì chỉ có 6 lon nước ngọt . Cái đó tùy điều kiện gia chủ .hjhj
 
chỉ thấy ăn đám người Hoa là đã nhất, đồ ăn la liệt ăn ngập mặt, đám người Việt thì toàn ăn ko dính răng
đám của người Hoa có món khâu nhục bao ngon, ăn không biết ngán, ăn với cơm, bún hay bánh mì đều bá cháy.
 
Nam Định à mikephen :LOL:)

jW3vdwQ.png


Gửi từ v0z bằng vozFApp
 
Hi các thím. E ở Miền Nam ăn nhiều tiệc cưới rồi. Hnay có dịp dự 1 đám cưới của thằng e ngoài Bắc cụ thể là Hải Phòng. Lần đầu ăn tiệc hơi bỡ ngỡ các thím ạ.
1. 1 Bàn trong Nam là bàn tròn 10 người. Ngoài này bàn 6 người.
2. Đồ ăn trong Nam mang từng món ăn hết món này thì lên món khác. Ngoài này mang a-z 1 lần lên bàn luôn.
3. Bia nước ngọt trong Nam uống thoải mái ( tiệc nhà hàng thì 1 thùng thì phải). Ngoài này thì cho ít mỗi người 1 lon thì phải.
Các thím ngoài Bắc conf có phải như vậy chung ko ạ
ngoài bắc phải ăn cỗ Quảng Ninh nhé!
ảnh mình họa.
1620123504555.png

bia 1 két, thường thì uống thoải mái, bàn này bù bàn kia.
rượu cũng thoải mái luôn.
 
Back
Top