2 bảo mẫu ép ăn cơm kiểu tra tấn: Dừng hoạt động trung tâm giáo dục đặc biệt

Cryolite.

Senior Member
https://tuoitre.vn/2-bao-mau-ep-an-...g-tam-giao-duc-dac-biet-20230314222703072.htm

Đoạn clip quay cảnh hai bảo mẫu khống chế, bóp mũi bé trai để ép bé ăn khiến người xem bức xúc. Sự việc xảy ra tại một trung tâm giáo dục đặc biệt ở tỉnh Bắc Ninh.

2 bảo mẫu ép ăn cơm kiểu tra tấn: Dừng hoạt động trung tâm giáo dục đặc biệt - Ảnh 1.
Hai bảo mẫu ép bé trai nằm ngửa ra sàn nhà để đút cơm - Ảnh: Chụp màn hình từ clip

Chiều 13-3, trên mạng xã hội xôn xao một clip ghi hình hai bảo mẫu khống chế, bóp mũi bé trai để ép ăn mặc cho bé gào khóc.

Theo hình ảnh lưu lại, một người giữ hai tay, người còn lại đè lên chân cháu bé để đút cơm. Nhiều người không khỏi bức xúc khi xem clip.

Đến tối 14-3, UBND phường Đình Bảng, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã có báo cáo ban đầu về vụ việc.

Theo đó, chiều 13-3, khi nhận được thông tin, UBND phường Đình Bảng xác định clip này ghi tại Trung tâm giáo dục đặc biệt Tâm An, tại cơ sở khu phố Thịnh Lang, phường Đình Bảng.

Ngay sau đó, chủ tịch UBND phường Đình Bảng thành lập đoàn kiểm tra, lập tức đến Trung tâm giáo dục đặc biệt Tâm An để xác minh vụ việc.

Khi đoàn kiểm tra đến làm việc thì chủ cơ sở không có mặt. Đại diện đoàn kiểm tra liên lạc trực tiếp qua điện thoại và yêu cầu người này phối hợp làm việc với cơ quan chức năng vào sáng hôm sau.

Tại đây, đoàn kiểm tra trực tiếp khai thác thông tin từ bà Nguyễn Thị N. - người có hành vi đè cháu bé V.H.Đ. xuống nền nhà để đút cơm. Bà N. cho biết sự việc diễn ra vào khoảng tháng 11-2022.

Cũng theo bà N., bà và anh C. (giáo viên của cơ sở, đã nghỉ việc) được người quản lý tên G. trực tiếp chỉ đạo giữ cháu H.Đ. và cho ăn cơm.

Sáng 14-3, UBND phường Đình Bảng đã có buổi làm việc với bà Dương Thị S. - chủ cơ sở giáo dục đặc biệt Tâm An và anh Vi Văn B. - bố cháu bé.

Tại buổi làm việc, anh Vi Văn B. khẳng định cháu bé trong đoạn clip là V.H.Đ., sinh năm 2019, con trai anh. Đ. là trẻ tự kỷ, chậm nói, kém ăn, được gửi tại Trung tâm giáo dục đặc biệt Tâm An từ tháng 6-2022.

Anh B. cho hay cháu H.Đ. không có biểu hiện sợ hãi khi được đón từ trung tâm về nhà. Trong thời gian được gửi tại trung tâm, cháu có cải thiện tích cực, đặc biệt là các cử chỉ gần gũi, âu yếm bố mẹ.

Anh B. chỉ bức xúc hình ảnh của con mình bị đưa lên mạng xã hội làm ảnh hưởng tâm lý của gia đình. Anh không yêu cầu truy cứu trách nhiệm hành vi đút cơm cho cháu H.Đ. ăn đối với bà Nguyễn Thị N.

Tại buổi làm việc, UBND phường Đình Bảng yêu cầu bà Dương Thị S. dừng mọi hoạt động liên quan đến giáo dục trẻ đặc biệt do trung tâm đang thực hiện tại hai cơ sở trên địa bàn phường; làm báo cáo tường trình sự việc gửi các cơ quan chức năng có thẩm quyền và UBND phường Đình Bảng trước 16h ngày 14-3. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để giải quyết sự việc trên.

...
 
Anh B. cho hay cháu H.Đ. không có biểu hiện sợ hãi khi được đón từ trung tâm về nhà. Trong thời gian được gửi tại trung tâm, cháu có cải thiện tích cực, đặc biệt là các cử chỉ gần gũi, âu yếm bố mẹ.

Anh B. chỉ bức xúc hình ảnh của con mình bị đưa lên mạng xã hội làm ảnh hưởng tâm lý của gia đình. Anh không yêu cầu truy cứu trách nhiệm hành vi đút cơm cho cháu H.Đ. ăn đối với bà Nguyễn Thị N.
thằng này nó còn ủng hộ, vãi đái thật
 
trẻ ko ăn thì thôi quay lại camera bảo bố mẹ thế. sao phải làm trò rồ dại thế nhỉ? hay chính bố mẹ bảo cứ ép cháu nó ăn hộ tôi với.
 
thằng này nó còn ủng hộ, vãi đái thật

Có khi là con riêng nên nó trả thù cả con riêng lẫn vợ không ? Chứ người bt gặp con mình bị thế chưa đám toè mỏ 2 con kia là may rồi, đây là bao che nói đỡ hộ.
 
Các anh bình tĩnh.
Trung tâm giáo dục đặc biệt thì có khả năng là cho trẻ bị bệnh đấy. Kiểu như tự kỷ chẳng hạn 🤔
 
Các fen có đọc kỹ méo đâu. Khổ, tay nhanh quá. Lúc nào các fen có người thân hoặc chí ít các fen đã từng tiếp xúc với trẻ tự kỷ. Lúc đó mới phán xét được.

Tất nhiên tôi k cổ xúy hành động của 2 ác mẫu nói trên. Nhưng cũng hiểu được tâm lý gia đình.
Tại buổi làm việc, anh Vi Văn B. khẳng định cháu bé trong đoạn clip là V.H.Đ., sinh năm 2019, con trai anh. Đ. là trẻ tự kỷ, chậm nói, kém ăn, được gửi tại Trung tâm giáo dục đặc biệt Tâm An từ tháng 6-2022.

Anh B. cho hay cháu H.Đ. không có biểu hiện sợ hãi khi được đón từ trung tâm về nhà. Trong thời gian được gửi tại trung tâm, cháu có cải thiện tích cực, đặc biệt là các cử chỉ gần gũi, âu yếm bố mẹ.

 
Các fen có đọc kỹ méo đâu. Khổ, tay nhanh quá. Lúc nào các fen có người thân hoặc chí ít các fen đã từng tiếp xúc với trẻ tự kỷ. Lúc đó mới phán xét được.

Tất nhiên tôi k cổ xúy hành động của 2 ác mẫu nói trên. Nhưng cũng hiểu được tâm lý gia đình.
Vozer có tk nào đọc báo đau
 
Nhà có con tự kỷ mới hiểu được. Chắc gia đình thấy có tiến triển mới gửi tiếp. Nhiều khi ở nhà ko dám ép hoặc làm thế đâu. Người ngoài lại khác
Khả năng là nó éo chịu ăn, bị bệnh mà, mà ko ăn thì để chết à, nên có khi đám kia gọi gđ thì gđ bảo ráng nhét vào mồm nó, có khi ở nhà cũng phải làm v nó mới ăn đc. Nói chung khoan, chưa gì đã chửi rồi, thằng éo nào trên này cũng tỏ ra thánh thiện hết, phải trong hoàn cảnh nhà họ mới biết đc.
 
"Trẻ đặc biệt", các bài về trông trẻ mầm non thì tôi không ý kiến, riêng về chăm sóc, giáo dục trẻ đặc biệt này thì bài này tôi không có ý kiến, con tôi cũng từng can thiệp đặc biệt trong thời gian khá dài. Tôi kể chuyện này để các anh có cái nhìn đa chiều hơn, chỗ con tôi học trước đây có thằng cu cũng là trẻ đặc biệt, mà nó lại cao to, bố mẹ là bác sĩ, ở nhà lúc nó không kiềm chế được là nó đánh hết bố mẹ, ông bà, giải pháp cuối cùng là bố nó phải mua dùi cui điện, mỗi lần nó thế phải dùng dùi cùi điện để giải quyết.

Có con là trẻ đặc biệt, mà thường xuyên lui tới trung tâm giáo dục trẻ đặc biệt các anh sẽ hiểu hơn. Trẻ đặc biệt cũng là mỏ vàng để các trung tâm và giáo viên không có đạo đức khai thác.
 
Nhà có con tự kỷ mới hiểu được. Chắc gia đình thấy có tiến triển mới gửi tiếp. Nhiều khi ở nhà ko dám ép hoặc làm thế đâu. Người ngoài lại khác
tôi từng làm cho trung tâm trẻ đặc biệt đây, làm gì có phương pháp nào là ép ăn bạo lực như thế. Thi thoảng nhiều đứa nó nghịch kinh quá thì có tét mông với vụt mông nó thật (này là ko kiềm chế được chứ ko phải là được phép làm vậy), chứ 100% giờ ăn là ko ép như kia nhé.
Cơ sở đủ chất lượng đủ uy tín thì 1 lớp chỉ dưới 10 cháu thôi, 3 cô dạy. 1 cô là dạy tổng quát, dạy can thiệp cá nhân cho từng cháu. 1 cô là can thiệp nhóm. Còn 1 cô còn lại là hỗ trợ 2 cô kia. Lúc t vào làm là ở vị trí hỗ trợ đó. Mỗi lớp thì lại chia theo độ tuổi, có 2 loại lớp là tiền tiểu học và tiểu học - xét theo độ tuổi như vậy thôi chứ tất nhiên chúng nó ko học theo chương trình học giống các trẻ khác.
Chỗ t làm có 1 con bé 3t mà ban đầu mới vào nó còn ko biết hút sữa, ko chịu phối hợp làm bất cứ cái gì, thế mà các cô vẫn dạy, uốn từ từ, nịnh nọt, rồi nêu gương, kết hợp các phương pháp, sau 1 năm nó mới tự cầm cốc sữa hút được, còn tự xúc ăn được. Đến mức như thế mà còn ko dùng bạo lực, ko đánh nó phát nào cơ.
 
trẻ tự kỷ, đặc biệt là những đứa nặng, là chúng sống trong thế giới riêng của mình luôn, muốn làm gì thì làm hoàn toàn ko quan tâm xung quanh, với những đứa như này thì lời nói như lấy rổ hứng nước, gần như bắt buộc phải tác động vật lý để rèn trẻ vào khuôn khổ

gõ phím để tỏ ra thánh thiện, nhân văn thì dễ lắm, gặp chuyện rồi mới biết

vozer nào mà có con cái bình thường, vào các trung tâm này 1-2 ngày đi sẽ thấy con mình đẻ ra bình thường thật sự là 1 đặc ân
 
tôi từng làm cho trung tâm trẻ đặc biệt đây, làm gì có phương pháp nào là ép ăn bạo lực như thế. Thi thoảng nhiều đứa nó nghịch kinh quá thì có tét mông với vụt mông nó thật (này là ko kiềm chế được chứ ko phải là được phép làm vậy), chứ 100% giờ ăn là ko ép như kia nhé.
Cơ sở đủ chất lượng đủ uy tín thì 1 lớp chỉ dưới 10 cháu thôi, 3 cô dạy. 1 cô là dạy tổng quát, dạy can thiệp cá nhân cho từng cháu. 1 cô là can thiệp nhóm. Còn 1 cô còn lại là hỗ trợ 2 cô kia. Lúc t vào làm là ở vị trí hỗ trợ đó. Mỗi lớp thì lại chia theo độ tuổi, có 2 loại lớp là tiền tiểu học và tiểu học - xét theo độ tuổi như vậy thôi chứ tất nhiên chúng nó ko học theo chương trình học giống các trẻ khác.
Chỗ t làm có 1 con bé 3t mà ban đầu mới vào nó còn ko biết hút sữa, ko chịu phối hợp làm bất cứ cái gì, thế mà các cô vẫn dạy, uốn từ từ, nịnh nọt, rồi nêu gương, kết hợp các phương pháp, sau 1 năm nó mới tự cầm cốc sữa hút được, còn tự xúc ăn được. Đến mức như thế mà còn ko dùng bạo lực, ko đánh nó phát nào cơ.
Thế bao tiền 1 tháng? nhà kia chỉ có tí tiền, nếu ở nhà cũng phải đè nó ra cho nó ăn như v thì thế nào? giờ gđ hết cmn hơi nên thuê người khác làm, kiếm chỗ rẻ tiền, sao mà biết đc, còn ngồi mà dỗ nó ăn như thế thì cha mẹ nhà kia có chi đc đâu, chính lão bố bảo ko có vấn đề gì.
 
"Trẻ đặc biệt", các bài về trông trẻ mầm non thì tôi không ý kiến, riêng về chăm sóc, giáo dục trẻ đặc biệt này thì bài này tôi không có ý kiến, con tôi cũng từng can thiệp đặc biệt trong thời gian khá dài. Tôi kể chuyện này để các anh có cái nhìn đa chiều hơn, chỗ con tôi học trước đây có thằng cu cũng là trẻ đặc biệt, mà nó lại cao to, bố mẹ là bác sĩ, ở nhà lúc nó không kiềm chế được là nó đánh hết bố mẹ, ông bà, giải pháp cuối cùng là bố nó phải mua dùi cui điện, mỗi lần nó thế phải dùng dùi cùi điện để giải quyết.

Có con là trẻ đặc biệt, mà thường xuyên lui tới trung tâm giáo dục trẻ đặc biệt các anh sẽ hiểu hơn. Trẻ đặc biệt cũng là mỏ vàng để các trung tâm và giáo viên không có đạo đức khai thác.
này chắc là từ nhỏ ko đi can thiệp, để lớn lên mới vậy thì chịu thôi.
T từng làm can thiệp, mấy bé mấy bé đa phần từ hơn 1 tuổi mà cho đi can thiệp thì có kém cỡ nào cũng phát triển được.
Nhưng chỗ trung tâm t cũng có 1 thằng khác kiểu giống cái thằng trong cmt bạn kể. Nó tầm 10 tuổi, có sở thích xé áo, xé quần áo của bản thân và của các bạn khác, nó cũng rất khoẻ, thường thì ko chủ động đánh ai nhưng nếu bị trêu thì cũng đánh lại. Mà các cô can thiệp uốn ko nổi, vì khi nó tới trung tâm là nó đã lớn rồi, khó dạy. Thế là đến giờ học cứ cách li nó ngồi 1 chỗ vậy thôi chứ ngồi gần bạn khác nó lại đẩy rồi đánh hoặc xé áo các bạn.
Thế bao tiền 1 tháng? nhà kia chỉ có tí tiền, nếu ở nhà cũng phải đè nó ra cho nó ăn như v thì thế nào? giờ gđ hết cmn hơi nên thuê người khác làm, kiếm chỗ rẻ tiền, sao mà biết đc, còn ngồi mà dỗ nó ăn như thế thì cha mẹ nhà kia có chi đc đâu, chính lão bố bảo ko có vấn đề gì.
uhm ít tiền thì cũng khó thật. T chỉ bảo phương pháp của 2 cô giáo kia sai để chia sẻ ép ăn bạo lực ko phải cách duy nhất hay đúng đắn nhất để dạy trẻ tự kỷ thôi. Thêm nữa thằng trong clip nhìn cũng lớn rồi, chắc dạy bình thường ko nổi nữa. Khổ cháu bé.
 
Last edited:
này chắc là từ nhỏ ko đi can thiệp, để lớn lên mới vậy thì chịu thôi.
T từng làm can thiệp, mấy bé mấy bé đa phần từ hơn 1 tuổi mà cho đi can thiệp thì có kém cỡ nào cũng phát triển được.
Nhưng chỗ trung tâm t cũng có 1 thằng khác kiểu giống cái thằng trong cmt bạn kể. Nó tầm 10 tuổi, có sở thích xé áo, xé quần áo của bản thân và của các bạn khác, nó cũng rất khoẻ, thường thì ko chủ động đánh ai nhưng nếu bị trêu thì cũng đánh lại. Mà các cô can thiệp uốn ko nổi, vì khi nó tới trung tâm là nó đã lớn rồi, khó dạy. Thế là đến giờ học cứ cách li nó ngồi 1 chỗ vậy thôi chứ ngồi gần bạn khác nó lại đẩy rồi đánh hoặc xé áo các bạn.

uhm ít tiền thì cũng khó thật. T chỉ bảo phương pháp của 2 cô giáo kia sai để chia sẻ ép ăn bạo lực ko phải cách duy nhất hay đúng đắn nhất để dạy trẻ tự kỷ thôi. Thêm nữa thằng trong clip nhìn cũng lớn rồi, chắc dạy bình thường ko nổi nữa. Khổ cháu bé.

Trẻ tự kỷ có giai đoạn vàng, một trong những yêu cầu là bố mẹ, ông bà phải hiểu và có kiến thức, chứ vào tay giáo viên hay trung tâm không có đạo đức, thì chỉ có trông trẻ bào tiền thôi, bố mẹ thì cả ngày đi làm mệt mỏi, thường sẽ giao phó cho trung tâm.
 
Ngày nhà có bà trẻ mở lớp tư thục, nhìn bà ấy cho mấy đứa trẻ con ăn mà ớn
Buộc cái túi nilong trên cổ, đứa nào nhè ra là múc từ túi lên đút tiếp vào mồm, đến khi nào hết bát cháo thì thôi :oh::oh::oh::oh:

Gửi từ OnePlus ONEPLUS A6010 bằng vozFApp
 
Cháu tôi k uống sữa bố mẹ nó cũng làm thế mà, ông bố giữ 2 tay, kẹp chân, bà mẹ đút thìa cho nó uống.
 
này chắc là từ nhỏ ko đi can thiệp, để lớn lên mới vậy thì chịu thôi.
T từng làm can thiệp, mấy bé mấy bé đa phần từ hơn 1 tuổi mà cho đi can thiệp thì có kém cỡ nào cũng phát triển được.
Nhưng chỗ trung tâm t cũng có 1 thằng khác kiểu giống cái thằng trong cmt bạn kể. Nó tầm 10 tuổi, có sở thích xé áo, xé quần áo của bản thân và của các bạn khác, nó cũng rất khoẻ, thường thì ko chủ động đánh ai nhưng nếu bị trêu thì cũng đánh lại. Mà các cô can thiệp uốn ko nổi, vì khi nó tới trung tâm là nó đã lớn rồi, khó dạy. Thế là đến giờ học cứ cách li nó ngồi 1 chỗ vậy thôi chứ ngồi gần bạn khác nó lại đẩy rồi đánh hoặc xé áo các bạn.

uhm ít tiền thì cũng khó thật. T chỉ bảo phương pháp của 2 cô giáo kia sai để chia sẻ ép ăn bạo lực ko phải cách duy nhất hay đúng đắn nhất để dạy trẻ tự kỷ thôi. Thêm nữa thằng trong clip nhìn cũng lớn rồi, chắc dạy bình thường ko nổi nữa. Khổ cháu bé.
T có tk em họ. Nhờ nó mà t định cư Úc. Mà khổ vãi, đẻ ra bị tự kỷ. Lúc bé nó ngoan lắm mà bh lớn người to mà nó dễ kích động vãi. Mà khổ mẹ nó, ngày càng già ko có sức nuôi. Ko biết sau này ntn, khi nó ngày càng lớn. Bh nhà nó muốn đi chơi phải cho nó uống thuốc ngủ liều mạnh do bác sỹ kê đơn 30'...
 
Back
Top