thảo luận 3 Body Problem (Tam thể)

film này sau 3-4 eps đầu có nhanh nhịp hơn hok mí thím. Đang lết tới tập 2 mà nó cứ chầm chậm với phân tán nhiều tuyến nhân vật quá
ARZDT6I.png
 
Mình vừa cày xong 30 tập của TQ, 30 tập này là ứng với quyển 1 của tác giả hả các thím ?
Còn 8 tập bên N cũng là xong quyển 1 hả mấy thím để khỏi coi lại...
Mình cám ơn !
 
Có bản phim hoạt hình plot kéo tới quyền 2 đó
Anh Nigga Saul trong truyện thì sống chó vl, bạn gái gặp sự cố thì anh vẫn đi chơi cần đi chịch dạo như thường. Tư tưởng thì max cây cá nhân, background lại cũng là vật lý học chứ không phải xã hội học như anh Tập mà lại thành swordholder hơi ảo.
Có bà Diệp bản Netflop thì độ cay dé để trở thành phản nhân loại có vẻ hợp lý hơn bản TQ (lưu vong sang Mẽo, ở gần như một mình)
Edit: coi tới ep15 phim Tàu, nếu phim Tàu sát bản gốc thì dm Netflop chó vl, vì bôi bác TQ mà bóp méo nhân vật Diệp Văn Khiết, tẩy (một chút) trắng Evan luôn
 
Last edited:
Mình vừa cày xong 30 tập của TQ, 30 tập này là ứng với quyển 1 của tác giả hả các thím ?
Còn 8 tập bên N cũng là xong quyển 1 hả mấy thím để khỏi coi lại...
Mình cám ơn !
Bản Netflix lồng ghép chi tiết của 3 quyển vào với nhau, với đổi tên nhân vật gần hết nên nếu coi bác nên coi với tâm thế phim mới hoàn toàn thì hơn
 
Có bản phim hoạt hình plot kéo tới quyền 2 đó
Anh Nigga Saul trong truyện thì sống chó vl, bạn gái gặp sự cố thì anh vẫn đi chơi cần đi chịch dạo như thường. Tư tưởng thì max cây cá nhân, background lại cũng là vật lý học chứ không phải xã hội học như anh Tập mà lại thành swordholder hơi ảo.
Có bà Diệp bản Netflop thì độ cay dé để trở thành phản nhân loại có vẻ hợp lý hơn bản TQ (lưu vong sang Mẽo, ở gần như một mình)
Edit: coi tới ep15 phim Tàu, nếu phim Tàu sát bản gốc thì dm Netflop chó vl, vì bôi bác TQ mà bóp méo nhân vật Diệp Văn Khiết, tẩy (một chút) trắng Evan luôn
bản hoạt hình còn chưa chuyển thể xong quyển 2, với làm nhân vật La Tập ngoài sống thiếu trách nhiệm còn thêm trẻ trâu nữa :LOL:))
 
Không biết có thread nào bàn luận về truyện không, nên thôi cứ viết vào đây. Cả 2 bản phim mình cũng chỉ xem đoạn đầu, không có hứng xem hết, nếu có thời gian sẽ coi nốt bản Trung, chứ bản netflix nghe review tóm tắt là hết vẹo rồi.

Đôi lời về truyện:
1. Tầm vóc hùng vĩ, tham vọng. Kiến thức khoa học sâu, rộng. Cách vận dụng kiến thức khoa học vào phản ánh các vấn đề xã hội rất linh hoạt, ko bị cứng. Tác giả là 1 trong số ít những người văn võ song toàn. Mượn chuyện tự nhiên để đá đểu xã hội. Kết cấu đầu cuối của quyển 1 từ phản ánh mơ ước của DVK muốn nhờ văn minh 3T để cứu rỗi loài người khỏi CMVH, tới đoạn cuối hé lộ hóa ra xã hội 3T lại cũng là 1 kiểu CMVH, châm biếm rất sâu sắc. Toàn bộ quyển 1 có lẽ đều xoay quanh mục đích này. Cái giá để 1 nền văn minh sinh tồn có lẽ chính là kìm kẹp, giam hãm, kỉ luật tối đa, bóp nghẹt sáng tạo, giống như Sapiens đã mô tả: hi sinh hạnh phúc cá thể để cả giống loài tiến lên.

2. Mình nghĩ đối với DVK, chỉ cần phân cảnh cả xã hội ùa vào đấu tố cha mình, mẹ mình phản bội cha để tìm đường sống, đã là quá đủ để nảy sinh mong muốn hủy diệt loài người. Mọi diễn biến sau này có cũng đc, ko có cũng đc. Liệu sau này khi sống trong 1 xã hội tự do hơn, cởi mở hơn, DVK có từng thay đổi suy nghĩ, có từng hối hận? Chắc là ko. Vì phân cảnh nói chuyện vs 3 hồng vệ binh năm xưa, DVK nhận ra 1 điều: cá thể con người quá dễ bị tẩy não và dắt mũi. Họ ko đủ năng lực tự nhận thức sai lầm. Họ luôn đúng. Họ chưa bao giờ sai. Đừng mong họ nhận ra cái sai.

3. Trong quyển tâm lý học thông qua điện ảnh, tác giả từng chỉ ra lỗ hổng trong tam thể: nếu xã hội 3T đủ trình độ để phân tích văn học nghệ thuật của TĐ, thì mưu mô thủ đoạn càng dễ phân tích hơn. Suy cho cùng đều là các mệnh đề logic. Văn học nghệ thuật về mặt logic còn lắt léo và phức tạp hơn nhiều so với mưu mô thủ đoạn. Mọi mưu lược của nhân loại nếu đúng ra, phải như trò trẻ con trong mắt người 3T, họ chỉ cần chưa đến 1/1000 giây tính toán của siêu máy tính cũng suy được ra hết mọi khả năng. Tất nhiên lỗ hổng này vẫn rất cần thiết để cho ra đời 1 quyển sách văn học hay. Theo mình thì quyển 2 là quyển hay nhất của cả bộ, và tác giả chỉ nên dừng lại ở quyển này, hãy để cái kết mở cho những khả năng vô hạn và bất định của vũ trụ. Bởi, sau quyển 2, tác giả quá liều khi dấn sâu vào tầm vóc vượt quá khả năng kiểm soát của bản thân cũng như trình độ của thời đại.

4. Quyển 3 là quyển chắc chắn gây tranh cãi, chê trách, và nhiều lỗ hổng nhất. Mình chỉ nêu ra vài điều mà mình cảm nhận:

a. Nhân loại trong quyển 3 quá ngu. Thể hiện điển hình thông qua nữ chính. Và ngu 1 cách phi logic. Nếu trong đời thực va vấp vài lần có thể khiến mình khôn lên, thì trong truyện nvc ngu đến tận khi ko những tưởng ko còn có thể ngu hơn được nữa, cô ta vẫn tiếp tục... ngu hơn nữa. Bản thân sự ngu ko đáng ăn chửi. Ko ai chửi những nhân vật ngây thơ. Nhưng nếu cố tình ngây thơ bất chấp mọi biến cố đã trải qua, thì sự ngu 1 cách phi tự nhiên này khiến ngta bực mình. Chắc nhiều ng đồng tình chỗ này. Nhân vật Trình Tâm hoàn toàn ko có phát triển về nhân vật.

b. Thông qua Trình Tâm, ta thấy được sự fail của tác giả: cố gắng dùng nhân vật để nhồi nhét tư tưởng. Tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện là: con người càng văn minh càng mất đi bản năng sinh tồn, quá chú trọng nhân văn và đạo đức nên kết cục là diệt vong. Thực tế nhiều thực nghiệm đã chứng minh ngược lại: bản năng sinh tồn của loài người siêu mạnh mẽ, và khi cần nó vượt qua mọi loại bản năng khác. Con người bị trầm cảm trong tiềm thức tới nỗi ko thể sống nổi? Tới giây phút cuối cùng bản năng sinh tồn vẫn trỗi dậy. Con người vane minh bị đẩy vào hiểm cảnh rừng sâu nước độc? Bản năng sinh tồn rất nhanh chóng biến họ thành người rừng. Trong lúc cận kề cái chết, nhiều nạn nhân còn mặc kệ cơn đau, có thể cào xé bờ tường tới mức bong hết móng tay. Mở rộng ra, việc nhân loại đối mặt với án tử mà vẫn đề ra những nghị quyết ngu xuẩn như: cấm bỏ chạy, cấm nghiên cứu tàu tốc độ ánh sáng, xử án những ng giết ng khác để sinh tồn..., và phần đông cũng cun cút nghe theo, có gì đấy rất gượng. Nó hơi phiến diện, như kiểu tác giả đánh đồng cả nhân loại với thời kì cs Tàu, đôi lúc lại cố chấp giá trị nhân văn 1 cách phi lí.

c. Nếu đã nhân văn thì phải nhân văn cho trót. Đằng này cứ nửa nọ nửa kia tiêu chuẩn kép. Xã hội loài người thì cố chấp với sự nhân văn, nhất quyết ko chịu làm thú để sinh tồn. Nhưng các nền văn minh vũ trụ lại mọi rợ như những con thú. Đây lại là chỗ gượng thứ 2. Nếu đúng logic phát triển văn minh, các nền văn minh càng tiến hóa thì phải càng đề cao giá trị nhân văn nhân bản, càng đề cao hòa hợp và hợp tác. Lấy loài người làm ví dụ, loài ng thế kỉ 21 chắc chắn văn minh hơn, nhân hậu hơn, yêu thú vật nhiều hơn, kết bạn nhiều hơn, hợp tác nhiều hơn, biết phản đối chiến tranh nhiều hơn. Và điểm mấu chốt là, chúng ta ko thể dùng sức tưởng tượng non nớt của mình để phán như đinh đóng cột về những nền văn minh vượt xa chúng ta xxx bậc. Không thể đem thứ lý thuyết trò chơi mới ra đời có vài chục năm của đám ng trần mắt thịt để áp lên cả 1 vụ trũ đã trưởng thành và phát triển tột bậc. Toán học của họ có lẽ đã phát triển thành 1 thứ cao hơn xxx lần, còn chả phải là Toán học nữa. Chẳng lẽ dăm ba cái Nghịch cảnh người tù, chuỗi ngờ vực vớ vẩn của con người lại làm khó họ? Đến Mẽo và Liên Xô trong thời chiến tranh lạnh còn biết kiềm chế ko xài hàng nóng, chẳng lẽ những nền siêu văn minh lại ngu dốt hơn con người đến mức đem siêu vũ khí ra nã nhau để rồi cả vũ trụ ăn lol? Trong lý thuyết trò chơi có đề cập tới khoảng trống cho sự hiểu lầm. Ví dụ bằng câu chuyện trong chiến tranh lạnh, đã có 1 cuộc tấn công bởi nhầm lẫn đến từ phía Mẽo, nhưng phe Liên Xô đã quyết định tha thứ và ko bấm nút khởi động hột nhãn. Người trần mắt thịt đã có thể đạt được thành tựu như vậy, thì rất khó hình dung được các nền văn minh siêu cao vì cái hiểu lầm nghiêm trọng đến mức nào mới có thể đem siêu vũ khí ra bem nhau???

d. Còn 1 vấn đề cuối, là 1 lỗ hổng to nhất cho cái thế cân bằng của Khu rừng đen tối: trong truyện, tác giả mô tả vì vũ trụ đã trải qua quãng thời gian quá dài, quá dài, nên lý thuyết trò chơi đã đạt tới điểm tận cùng của sự cân bằng: tất cả các nền văn minh siêu cao cấp đều ẩn mình và chực chờ diệt những thằng để lộ mình, đánh lẫn nhau khiến vũ trụ bị sụt chiều và tiếp tục vòng tuần hoàn này tới khi tất cả đều ngỏm. Thực ra đây chính là lỗ hổng: đây chưa phải trạng thái cuối cùng của lý thuyết trò chơi. Vì như ta đã thấy, ẩn mình đồng nghĩa với không thể phát triển. Ẩn mình là giống như 1 nền văn minh Aztec, náu mình trong rừng sâu của Trung Mỹ, nhưng rồi cũng tới 1 ngày nền văn minh Tây Ban Nha giong buồm tìm tới, giết sạch sành sanh. Tức là đối với các nền văn minh ẩn mình, họ đã chững lại. Nếu trong thời gian dài đằng đẵng của vụ trụ (và như mô tả trong truyện thì chắc chắn là đủ dài), 1 nền văn minh đột phá như Tây Ban Nha, nó sẽ giong buồm đi khắp vũ trụ và xử gọn tất cả các thằng đang núp. Hoặc, tác giả giả thuyết rằng kể cả nền văn minh Tây Ban Nha có xuất hiện, nó cũng bị nỗi lo sợ khu rừng đen tối, không dám giong buồm đi vì sợ rằng có thằng mạnh hơn mình sẽ chực chờ. Nhưng chúng ta lại nói lại, vũ trụ đã trải qua đủ dài. 1 thằng Tây Ban Nha không dám giong buồm, 1 triệu thằng ko dám, nhưng thằng thứ 1 triệu lẻ 1, lẻ 2, lẻ 3... lẻ n lại dám. Trong 1 triệu thằng không biết trời cao đất dày nghĩ rằng mình đã đủ mạnh để đi ăn vã vũ trụ, chắc chắn sẽ có 1 thằng là đủ mạnh thật, là hàng real, là vô địch thiên hạ thật sự. Vậy là thế cân bằng mới của vũ trụ là như thế này: thằng Tây Ban Nha này diệt sạch đám đang ẩn núp, trở thành nhân loại của vũ trụ, chia ra sống khắp nơi và hình thành 1 loại liên bang, có nội chiến lẫn nhau, cũng có thể là hòa hảo lẫn nhau, tiếu lý tàng đao, dùng kinh tế và chính trị để cân bằng lẫn nhau. Vậy là thế "trăm nhà đua tiếng" của vũ trụ sẽ không thể duy trì. Tới khi không thể sống tiếp trong vũ trụ này, nền văn minh này lại tiếp tục bay ra ngoài vũ trụ, lại tiếp tục khu rừng đen tối mới, và lại trong thế cân bằng cuối cùng, đáng lẽ tất cả những "ngoại vũ trụ" này, cũng đã chỉ có 1 chủ nhân duy nhất.

Cũng tức là, nghịch lý Fermi chỉ có thể đi đến 1 kết luận: loài người có vẻ đang là quần thể sự sống duy nhất, hoặc là nền văn minh cao nhất trong vũ trụ khả kiến. Cần quá nhiều sự ngẫu nhiên để phát sinh được sự sống, và càng cần nhiều hơn để sự sống hình thành văn minh, 1 nền văn minh đủ sức sinh tồn và phát triển. Vũ trụ có vẻ quá khắc nghiệt, và vòng đời lại có vẻ không đủ dài để kì tích này lặp lại nhiều lần. Trong hàng tỉ vòng đời gần đây của vũ trụ, có lẽ chúng ta đã là kết tinh tinh túy nhất, là kì tích lớn nhất. Chúng ta đã vượt được qua ngưỡng phù du không thể tự sinh tồn, mà đã hình thành được khoa học kĩ thuật có khả năng tự phát triển, tự bản thân khoa học sẽ phát hiện ra những phát kiến để phát triển chính nó, và khoa học này sẽ đảm bảo sự sinh tồn tiếp tục của con người. Có lẽ rất nhiều những mầm mống sự sống khác đã không đủ may mắn để vượt qua cột mốc này.
 
Last edited:
có ai thấy kế hoạch của Người Diện Bích đầu tiên Frederick Tyler hơi xàm không :( kiểu lão nghĩ gì mà cho rằng con người khi chết bởi Sét Hòn sẽ thành Bóng Ma Lượng Tử :(
 
Mới xem xong 8 tập series netflix
Sao lại từ 4 diện bích còn 3, đã vậy còn để một anh đen làm main nữa chứ ? La Tập đâu ???
Series gì mà thay đổi ác đạn quá vậy ???
Là một người đọc full 3 cuốn truyện, không chấp nhận nỗi.
vì trên phim chúng nó chỉ bảo có 2 hạt trí tuệ ở Hệ mặt trời, trong truyện nhiều hơn 2 nên mới có vụ 3 ông được 3 hạt trí tuệ theo dõi, La Tập thì thôi không tốn hạt gì cho tốn công
Trên phim 2 hạt trí tuệ thì để theo dõi 2 người thôi :v
Với tôi nghĩ cái này cũng do động cơ của người Diện Bích, thời lượng phim rút gọn, tôi nghĩ chỉ có 2 động cơ là đưa lên phim, một là Sét hòn của ông tướng Trung Quốc, hai là đánh bom cảm tử của bà lính ISIS
còn ông Hines và chủ nghĩa đào vong thì chắc sẽ nhắc đến sau, không quá tập trung vào người Diện Bích nữa
 
Không biết có thread nào bàn luận về truyện không, nên thôi cứ viết vào đây. Cả 2 bản phim mình cũng chỉ xem đoạn đầu, không có hứng xem hết, nếu có thời gian sẽ coi nốt bản Trung, chứ bản netflix nghe review tóm tắt là hết vẹo rồi.

Đôi lời về truyện:
1. Tầm vóc hùng vĩ, tham vọng. Kiến thức khoa học sâu, rộng. Cách vận dụng kiến thức khoa học vào phản ánh các vấn đề xã hội rất linh hoạt, ko bị cứng. Tác giả là 1 trong số ít những người văn võ song toàn. Mượn chuyện tự nhiên để đá đểu xã hội. Kết cấu đầu cuối của quyển 1 từ phản ánh mơ ước của DVK muốn nhờ văn minh 3T để cứu rỗi loài người khỏi CMVH, tới đoạn cuối hé lộ hóa ra xã hội 3T lại cũng là 1 kiểu CMVH, châm biếm rất sâu sắc. Toàn bộ quyển 1 có lẽ đều xoay quanh mục đích này. Cái giá để 1 nền văn minh sinh tồn có lẽ chính là kìm kẹp, giam hãm, kỉ luật tối đa, bóp nghẹt sáng tạo, giống như Sapiens đã mô tả: hi sinh hạnh phúc cá thể để cả giống loài tiến lên.

2. Mình nghĩ đối với DVK, chỉ cần phân cảnh cả xã hội ùa vào đấu tố cha mình, mẹ mình phản bội cha để tìm đường sống, đã là quá đủ để nảy sinh mong muốn hủy diệt loài người. Mọi diễn biến sau này có cũng đc, ko có cũng đc. Liệu sau này khi sống trong 1 xã hội tự do hơn, cởi mở hơn, DVK có từng thay đổi suy nghĩ, có từng hối hận? Chắc là ko. Vì phân cảnh nói chuyện vs 3 hồng vệ binh năm xưa, DVK nhận ra 1 điều: cá thể con người quá dễ bị tẩy não và dắt mũi. Họ ko đủ năng lực tự nhận thức sai lầm. Họ luôn đúng. Họ chưa bao giờ sai. Đừng mong họ nhận ra cái sai.

3. Trong quyển tâm lý học thông qua điện ảnh, tác giả từng chỉ ra lỗ hổng trong tam thể: nếu xã hội 3T đủ trình độ để phân tích văn học nghệ thuật của TĐ, thì mưu mô thủ đoạn càng dễ phân tích hơn. Suy cho cùng đều là các mệnh đề logic. Văn học nghệ thuật về mặt logic còn lắt léo và phức tạp hơn nhiều so với mưu mô thủ đoạn. Mọi mưu lược của nhân loại nếu đúng ra, phải như trò trẻ con trong mắt người 3T, họ chỉ cần chưa đến 1/1000 giây tính toán của siêu máy tính cũng suy được ra hết mọi khả năng. Tất nhiên lỗ hổng này vẫn rất cần thiết để cho ra đời 1 quyển sách văn học hay. Theo mình thì quyển 2 là quyển hay nhất của cả bộ, và tác giả chỉ nên dừng lại ở quyển này, hãy để cái kết mở cho những khả năng vô hạn và bất định của vũ trụ. Bởi, sau quyển 2, tác giả quá liều khi dấn sâu vào tầm vóc vượt quá khả năng kiểm soát của bản thân cũng như trình độ của thời đại.

4. Quyển 3 là quyển chắc chắn gây tranh cãi, chê trách, và nhiều lỗ hổng nhất. Mình chỉ nêu ra vài điều mà mình cảm nhận:

a. Nhân loại trong quyển 3 quá ngu. Thể hiện điển hình thông qua nữ chính. Và ngu 1 cách phi logic. Nếu trong đời thực va vấp vài lần có thể khiến mình khôn lên, thì trong truyện nvc ngu đến tận khi ko những tưởng ko còn có thể ngu hơn được nữa, cô ta vẫn tiếp tục... ngu hơn nữa. Bản thân sự ngu ko đáng ăn chửi. Ko ai chửi những nhân vật ngây thơ. Nhưng nếu cố tình ngây thơ bất chấp mọi biến cố đã trải qua, thì sự ngu 1 cách phi tự nhiên này khiến ngta bực mình. Chắc nhiều ng đồng tình chỗ này. Nhân vật Trình Tâm hoàn toàn ko có phát triển về nhân vật.

b. Thông qua Trình Tâm, ta thấy được sự fail của tác giả: cố gắng dùng nhân vật để nhồi nhét tư tưởng. Tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện là: con người càng văn minh càng mất đi bản năng sinh tồn, quá chú trọng nhân văn và đạo đức nên kết cục là diệt vong. Thực tế nhiều thực nghiệm đã chứng minh ngược lại: bản năng sinh tồn của loài người siêu mạnh mẽ, và khi cần nó vượt qua mọi loại bản năng khác. Con người bị trầm cảm trong tiềm thức tới nỗi ko thể sống nổi? Tới giây phút cuối cùng bản năng sinh tồn vẫn trỗi dậy. Con người vane minh bị đẩy vào hiểm cảnh rừng sâu nước độc? Bản năng sinh tồn rất nhanh chóng biến họ thành người rừng. Trong lúc cận kề cái chết, nhiều nạn nhân còn mặc kệ cơn đau, có thể cào xé bờ tường tới mức bong hết móng tay. Mở rộng ra, việc nhân loại đối mặt với án tử mà vẫn đề ra những nghị quyết ngu xuẩn như: cấm bỏ chạy, cấm nghiên cứu tàu tốc độ ánh sáng, xử án những ng giết ng khác để sinh tồn..., và phần đông cũng cun cút nghe theo, có gì đấy rất gượng. Nó hơi phiến diện, như kiểu tác giả đánh đồng cả nhân loại với thời kì cs Tàu, đôi lúc lại cố chấp giá trị nhân văn 1 cách phi lí.

c. Nếu đã nhân văn thì phải nhân văn cho trót. Đằng này cứ nửa nọ nửa kia tiêu chuẩn kép. Xã hội loài người thì cố chấp với sự nhân văn, nhất quyết ko chịu làm thú để sinh tồn. Nhưng các nền văn minh vũ trụ lại mọi rợ như những con thú. Đây lại là chỗ gượng thứ 2. Nếu đúng logic phát triển văn minh, các nền văn minh càng tiến hóa thì phải càng đề cao giá trị nhân văn nhân bản, càng đề cao hòa hợp và hợp tác. Lấy loài người làm ví dụ, loài ng thế kỉ 21 chắc chắn văn minh hơn, nhân hậu hơn, yêu thú vật nhiều hơn, kết bạn nhiều hơn, hợp tác nhiều hơn, biết phản đối chiến tranh nhiều hơn. Và điểm mấu chốt là, chúng ta ko thể dùng sức tưởng tượng non nớt của mình để phán như đinh đóng cột về những nền văn minh vượt xa chúng ta xxx bậc. Không thể đem thứ lý thuyết trò chơi mới ra đời có vài chục năm của đám ng trần mắt thịt để áp lên cả 1 vụ trũ đã trưởng thành và phát triển tột bậc. Toán học của họ có lẽ đã phát triển thành 1 thứ cao hơn xxx lần, còn chả phải là Toán học nữa. Chẳng lẽ dăm ba cái Nghịch cảnh người tù, chuỗi ngờ vực vớ vẩn của con người lại làm khó họ? Đến Mẽo và Liên Xô trong thời chiến tranh lạnh còn biết kiềm chế ko xài hàng nóng, chẳng lẽ những nền siêu văn minh lại ngu dốt hơn con người đến mức đem siêu vũ khí ra nã nhau để rồi cả vũ trụ ăn lol? Trong lý thuyết trò chơi có đề cập tới khoảng trống cho sự hiểu lầm. Ví dụ bằng câu chuyện trong chiến tranh lạnh, đã có 1 cuộc tấn công bởi nhầm lẫn đến từ phía Mẽo, nhưng phe Liên Xô đã quyết định tha thứ và ko bấm nút khởi động hột nhãn. Người trần mắt thịt đã có thể đạt được thành tựu như vậy, thì rất khó hình dung được các nền văn minh siêu cao vì cái hiểu lầm nghiêm trọng đến mức nào mới có thể đem siêu vũ khí ra bem nhau???

d. Còn 1 vấn đề cuối, là 1 lỗ hổng to nhất cho cái thế cân bằng của Khu rừng đen tối: trong truyện, tác giả mô tả vì vũ trụ đã trải qua quãng thời gian quá dài, quá dài, nên lý thuyết trò chơi đã đạt tới điểm tận cùng của sự cân bằng: tất cả các nền văn minh siêu cao cấp đều ẩn mình và chực chờ diệt những thằng để lộ mình, đánh lẫn nhau khiến vũ trụ bị sụt chiều và tiếp tục vòng tuần hoàn này tới khi tất cả đều ngỏm. Thực ra đây chính là lỗ hổng: đây chưa phải trạng thái cuối cùng của lý thuyết trò chơi. Vì như ta đã thấy, ẩn mình đồng nghĩa với không thể phát triển. Ẩn mình là giống như 1 nền văn minh Aztec, náu mình trong rừng sâu của Trung Mỹ, nhưng rồi cũng tới 1 ngày nền văn minh Tây Ban Nha giong buồm tìm tới, giết sạch sành sanh. Tức là đối với các nền văn minh ẩn mình, họ đã chững lại. Nếu trong thời gian dài đằng đẵng của vụ trụ (và như mô tả trong truyện thì chắc chắn là đủ dài), 1 nền văn minh đột phá như Tây Ban Nha, nó sẽ giong buồm đi khắp vũ trụ và xử gọn tất cả các thằng đang núp. Hoặc, tác giả giả thuyết rằng kể cả nền văn minh Tây Ban Nha có xuất hiện, nó cũng bị nỗi lo sợ khu rừng đen tối, không dám giong buồm đi vì sợ rằng có thằng mạnh hơn mình sẽ chực chờ. Nhưng chúng ta lại nói lại, vũ trụ đã trải qua đủ dài. 1 thằng Tây Ban Nha không dám giong buồm, 1 triệu thằng ko dám, nhưng thằng thứ 1 triệu lẻ 1, lẻ 2, lẻ 3... lẻ n lại dám. Trong 1 triệu thằng không biết trời cao đất dày nghĩ rằng mình đã đủ mạnh để đi ăn vã vũ trụ, chắc chắn sẽ có 1 thằng là đủ mạnh thật, là hàng real, là vô địch thiên hạ thật sự. Vậy là thế cân bằng mới của vũ trụ là như thế này: thằng Tây Ban Nha này diệt sạch đám đang ẩn núp, trở thành nhân loại của vũ trụ, chia ra sống khắp nơi và hình thành 1 loại liên bang, có nội chiến lẫn nhau, cũng có thể là hòa hảo lẫn nhau, tiếu lý tàng đao, dùng kinh tế và chính trị để cân bằng lẫn nhau. Vậy là thế "trăm nhà đua tiếng" của vũ trụ sẽ không thể duy trì. Tới khi không thể sống tiếp trong vũ trụ này, nền văn minh này lại tiếp tục bay ra ngoài vũ trụ, lại tiếp tục khu rừng đen tối mới, và lại trong thế cân bằng cuối cùng, đáng lẽ tất cả những "ngoại vũ trụ" này, cũng đã chỉ có 1 chủ nhân duy nhất.

Cũng tức là, nghịch lý Fermi chỉ có thể đi đến 1 kết luận: loài người có vẻ đang là quần thể sự sống duy nhất, hoặc là nền văn minh cao nhất trong vũ trụ khả kiến. Cần quá nhiều sự ngẫu nhiên để phát sinh được sự sống, và càng cần nhiều hơn để sự sống hình thành văn minh, 1 nền văn minh đủ sức sinh tồn và phát triển. Vũ trụ có vẻ quá khắc nghiệt, và vòng đời lại có vẻ không đủ dài để kì tích này lặp lại nhiều lần. Trong hàng tỉ vòng đời gần đây của vũ trụ, có lẽ chúng ta đã là kết tinh tinh túy nhất, là kì tích lớn nhất. Chúng ta đã vượt được qua ngưỡng phù du không thể tự sinh tồn, mà đã hình thành được khoa học kĩ thuật có khả năng tự phát triển, tự bản thân khoa học sẽ phát hiện ra những phát kiến để phát triển chính nó, và khoa học này sẽ đảm bảo sự sinh tồn tiếp tục của con người. Có lẽ rất nhiều những mầm mống sự sống khác đã không đủ may mắn để vượt qua cột mốc này.
Mình thì nghĩ Nghịch lý Fermi có thể đơn giản hơn: Khoảng cách trong vũ trụ là quá lớn, khiến cho không có bất kì công nghệ nào có thể vượt qua được, giới hạn vật lý của vật chất chỉ có thể phát triển công nghệ đến mức nào đó. Dù cho cả vạn năm nữa thì công nghệ cũng không thể vượt qua được khoảng cách giữa các hành tinh có sự sống.
P/s: Xúc động thế, tìm mờ mắt mới thấy vài phân tích sâu về các quan điểm trong Tam thể. Quá ít người bàn về nó, về các chiết lí trong truyện, không gian 4 chiều, 2 chiều cũng chả tìm thấy chỗ nào bàn tán xâu.
 
Mình thì nghĩ Nghịch lý Fermi có thể đơn giản hơn: Khoảng cách trong vũ trụ là quá lớn, khiến cho không có bất kì công nghệ nào có thể vượt qua được, giới hạn vật lý của vật chất chỉ có thể phát triển công nghệ đến mức nào đó. Dù cho cả vạn năm nữa thì công nghệ cũng không thể vượt qua được khoảng cách giữa các hành tinh có sự sống.
P/s: Xúc động thế, tìm mờ mắt mới thấy vài phân tích sâu về các quan điểm trong Tam thể. Quá ít người bàn về nó, về các chiết lí trong truyện, không gian 4 chiều, 2 chiều cũng chả tìm thấy chỗ nào bàn tán xâu.
Thì có mấy ai hiểu mấy về mấy cái quy luật vũ trụ. Nói thật ra là nó khó hiểu. Giờ nói 2-3 chiều còn hiểu chút chứ nói đến 4-5 chiều, bẻ cong thời gian, hạt này hạt nọ…tác giả nói sao thì biết nó vậy chứ có ai đủ trình độ mà bằng sâu với chả xa
 
Mình thì nghĩ Nghịch lý Fermi có thể đơn giản hơn: Khoảng cách trong vũ trụ là quá lớn, khiến cho không có bất kì công nghệ nào có thể vượt qua được, giới hạn vật lý của vật chất chỉ có thể phát triển công nghệ đến mức nào đó. Dù cho cả vạn năm nữa thì công nghệ cũng không thể vượt qua được khoảng cách giữa các hành tinh có sự sống.
P/s: Xúc động thế, tìm mờ mắt mới thấy vài phân tích sâu về các quan điểm trong Tam thể. Quá ít người bàn về nó, về các chiết lí trong truyện, không gian 4 chiều, 2 chiều cũng chả tìm thấy chỗ nào bàn tán xâu.
Vừa mới xem 1 clip về nghịch lý Fermi. Có nhiều thuyết. Dark Forest là 1 thuyết thôi, nhiều ng cũng ko tin. Có thuyết The Great Filter ý nói văn minh phát triển đến mức độ nhất định thì tự diệt. Có thuyết nói là thời điểm xuất hiện sự sống chỉ có 1 lần duy nhất, hành tinh nào bỏ lỡ là thôi. Còn có thuyết nói do thời gian quá dài nên các nền vm ko cùng thời điểm với nhau, thằng này ra đời thì thằng kia nghoẻo lâu rồi. Vân vân...

Nói chung việc khoảng cách vũ trụ quá lớn cũng là 1 giả thuyết.

Còn như thuyết t nói bên trên thì nó trùng ý với Rare Earth Hypothesis. TĐ rất đặc biệt nên ko phải hành tinh nào cũng may mắn như thế.
 
Back
Top