4 năm tại đất nước triển khai 5G đầu tiên trên thế giới

Recycle Bin

Senior Member
4 năm trước, Hàn Quốc đã dẫn đầu trong việc triển khai mạng di động 5G, mở ra những cơ hội mới cho công nghệ và kinh tế. Tuy nhiên, hành trình của họ không hoàn hảo, đặt ra những thách thức đáng chú ý cần phải vượt qua.
4 năm tại đất nước triển khai 5G đầu tiên trên thế giới




Các kỹ thuật viên của nhà khai thác viễn thông Hàn Quốc KT kiểm tra ăng-ten cho dịch vụ mạng di động 5G. Ảnh: AFP
Khi Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về triển khai 5G vào năm 2020, nhiều người đã hy vọng rằng sẽ có nhiều thay đổi diễn ra. Tuy nhiên, bốn năm trôi qua, những thách thức và hạn chế đã bắt đầu nổi lên, đặt ra câu hỏi về sự phát triển của công nghệ này trong tương lai.
Khi 5G bắt đầu được triển khai, nhiều người tiêu dùng ở Hàn Quốc đã không khỏi choáng ngợp trước những cải tiến nhỏ về tốc độ và kết nối. Chất lượng và tốc độ của mạng kể từ đó đã được cải thiện nhờ các công nghệ như “5G độc lập” chạy trên cơ sở hạ tầng mạng của chính nó thay vì phụ thuộc một phần vào cơ sở hạ tầng mạng của 4G. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng thuê bao của dịch vụ 5G tại Hàn Quốc vẫn chậm hơn so với 4G và nhiều dịch vụ được nhắc đến ở nước này vẫn chưa xuất hiện.
Nhiều thách thức phải vượt qua
Một trong những thách thức lớn nhất mà Hàn Quốc đối mặt là việc đạt được tốc độ mạng 5G như mong đợi ban đầu. Mặc dù quốc gia này tự hào với tốc độ tải xuống nhanh nhất thế giới và tỉ lệ chấp nhận cao, nhưng tốc độ thực tế không đạt được những gì từng quảng cáo ban đầu. Các nhà mạng lớn như SK Telecom, KT, và LG Uplus chỉ đạt được tốc độ nhanh hơn tới 20 lần so với 4G trong một số khu vực có phạm vi phủ sóng hạn chế.
Một nguyên nhân chính gây ra tốc độ 5G thấp tại Hàn Quốc là việc sử dụng các băng tần trung bình thay vì băng tần cao hỗ trợ sóng milimet, loại sóng mang lại tốc độ cao hơn. Tuy nhiên, việc truyền sóng vô tuyến trên các băng tần cao gặp nhiều khó khăn khi phải vượt qua các chướng ngại vật như cây cối và tòa nhà.
Các công ty viễn thông Hàn Quốc đã chọn không sử dụng băng tần 28 gigahertz, băng tần cao hỗ trợ sóng milimet, khi triển khai mạng 5G trên toàn quốc vì trong môi trường mạng này, các điện thoại thông minh mới nhất hiện được bán trong nước cũng không được trang bị hệ thống ăng-ten hỗ trợ, theo The New York Times.
Vào tháng 5.2023, Ủy ban Thương mại Công bằng (FTC) Hàn Quốc đã phạt chung 3 nhà mạng của nước này khoảng 24,8 triệu USD vì bị cáo buộc sử dụng quảng cáo gây hiểu lầm nhằm phóng đại tốc độ mạng 5G của họ khi ra mắt. FTC Hàn Quốc cho biết trong quyết định của mình rằng, tốc độ được thúc đẩy là mục tiêu không thể đạt được trong môi trường sử dụng hàng ngày.
Một báo cáo gần đây của Opensignal, một công ty phân tích di động chuyên giám sát và phân tích ngành viễn thông toàn cầu, đã chỉ ra sự rút lui rõ ràng của Hàn Quốc trong việc phát triển 5G sóng milimet, khiến vị thế dẫn đầu về công nghệ 5G của nước này gặp nguy hiểm.
LG Uplus nói rằng, các đặc tính của băng tần 28 gigahertz khiến việc triển khai ở quy mô lớn trở nên tốn kém và khó khăn về mặt công nghệ, đồng thời công ty sẽ tiếp tục nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ 5G của mình. SK Telecom SKM cho biết họ sẽ tiếp tục cải thiện dịch vụ 5G của mình, mặc dù lưu ý rằng Hàn Quốc tự hào có dịch vụ 5G hàng đầu thế giới về tốc độ và phạm vi phủ sóng, đồng thời người tiêu dùng đang sử dụng nhiều dữ liệu hơn với chi phí thấp hơn.
Điều này không có nghĩa là dải sóng milimet đã mất đi sức hấp dẫn về mặt thương mại. Các nhà phân tích trong ngành cho biết ngày nay, nó đang được sử dụng trên toàn thế giới - mặc dù chỉ trong một số trường hợp - để kích hoạt 5G cực nhanh ở một khu vực cố định, chẳng hạn như nhà thi đấu thể thao, sân bay hoặc nhà máy thông minh.
Ngoài ra, còn một thách thức lớn khác là việc thiếu những ứng dụng 5G nổi bật. Dù đã có những hứa hẹn về công nghệ mở ra kỷ nguyên mới của thành phố thông minh và xe tự lái, nhưng thực tế cho thấy, những ứng dụng này vẫn đang được theo đuổi mà chưa được triển khai rộng rãi.
Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn còn có những triển vọng và tiềm năng trong việc phát triển 5G. Việc sử dụng băng tần cao hỗ trợ sóng milimet và ứng dụng 5G trong các lĩnh vực như công nghiệp, y tế có thể là chìa khóa để vượt qua những thách thức hiện tại.
 
nói gì thì nói. để mà so sánh công bằng thì với cái giá dịch vụ từ 7$ đến 1xx$ của nhà mạng hàn quốc thì nó tử tế hơn và rẻ hơn so với mấy cái nhà mạng của các nước G7 chán. ví dụ Bell canada mạng mẽo như lol, cước đắt, mạng lởm, dịch vụ như cái đầu bời. 84$ cho 20Gb LTE mỗi tháng. vl cái giá :byebye:

via theNEXTvoz for iPhone
 
5G để phục vụ công nghiệp tự động hóa, chứ người dùng cuối ít ảnh hưởng.

Sent from Xiaomi 2201117PG using vozFApp
 
nói gì thì nói. để mà so sánh công bằng thì với cái giá dịch vụ từ 7$ đến 1xx$ của nhà mạng hàn quốc thì nó tử tế hơn và rẻ hơn so với mấy cái nhà mạng của các nước G7 chán. ví dụ Bell canada mạng mẽo như lol, cước đắt, mạng lởm, dịch vụ như cái đầu bời. 84$ cho 20Gb LTE mỗi tháng. vl cái giá :byebye:

via theNEXTvoz for iPhone
ở nhật dùng rakuten mobile có 20usd cho dung lượng k giới hạn :)) Dù thằng này mạng mẽo có lúc cá mập cắn nhưng về cơ bản thế là rẻ nếu so với tính gb ở mấy nước khác
 
Back
Top