kiến thức [AMA] - Mình được 8.5 IELTS, chuyên Anh, chuyên Sư phạm tiếng Anh, 10 năm dạy học. Bạn hỏi tôi trả lời hết!

ninhtran666

Junior Member
Như title. Mình hiện đang là giáo viên freelancer tại Hà Nội. Mình thi được 8.5 IELTS năm ngoái, trước đó đã thi được 2 lần 8.0. Từng là học sinh chuyên (không xịn lắm nhưng cũng tạm được), tốt nghiệp khoa Chất Lượng Cao (CLC) khoa Sư phạm tiếng Anh, ĐHNN ĐHQGHN. Các bác có bất kỳ câu hỏi gì về học tiếng Anh có thể post ở đây, mình sẽ cố gắng giải đáp chi tiết nhất có thể :p:p.
Mình có các khoá IELTS tuy nhiên không dành cho người lớn đi làm, nên các bác không lo bị dụ đi học đâu nhé :D:D.
 
Mình đã đọc được nhiều phương pháp học tiếng Anh trên mạng, tuy nhiên sau một thời gian thử nghiệm thì một số phương pháp không đem lại hiệu quả với mình.

Vậy theo bạn thì một học sinh nên thử nghiệm một phương pháp học bao lâu trước khi bỏ cuộc nếu không thấy hiệu quả?
 
Như title. Mình hiện đang là giáo viên freelancer tại Hà Nội. Mình thi được 8.5 IELTS năm ngoái, trước đó đã thi được 2 lần 8.0. Từng là học sinh chuyên (không xịn lắm nhưng cũng tạm được), tốt nghiệp khoa Chất Lượng Cao (CLC) khoa Sư phạm tiếng Anh, ĐHNN ĐHQGHN. Các bác có bất kỳ câu hỏi gì về học tiếng Anh có thể post ở đây, mình sẽ cố gắng giải đáp chi tiết nhất có thể :p:p.
Mình có các khoá IELTS tuy nhiên không dành cho người lớn đi làm, nên các bác không lo bị dụ đi học đâu nhé :D:D.
Em xin thông tin khoá học toeic với thím, chứ trình đọc tài liệu ta của em không ổn

via theNEXTvoz for iPhone
 
Bạn đã xây dựng nền từ vựng chắc chắn ntn? Ngoài những pp phổ biến hiện nay (anki,..) thì bạn có pp riêng nào mà bạn cho rằng thật sự tác động đến quá trình học từ vựng của bạn?
 
Mình đã đọc được nhiều phương pháp học tiếng Anh trên mạng, tuy nhiên sau một thời gian thử nghiệm thì một số phương pháp không đem lại hiệu quả với mình.

Vậy theo bạn thì một học sinh nên thử nghiệm một phương pháp học bao lâu trước khi bỏ cuộc nếu không thấy hiệu quả?
câu hỏi của bác khá hay đó, có lẽ nhiều anh em (và cả bố mẹ) cũng hay thắc mắc. Mình chia ra làm hai phần nhé.
1. Phương pháp học tiếng Anh?
Mình không biết bác đã thử nhiều "phương pháp" là những phương pháp gì, nhưng hầu hết cái mà được gọi là "phương pháp học tiếng Anh" ở trên mạng bác tìm được (và nhiều trung tâm hay dùng) thực chất chỉ là technique (kỹ thuật) giảng dạy thôi. Để được gọi là phương pháp thì nó phải là 1 trường phái được nghiên cứu, công nhận rộng rãi, có triết lý, nguyên tắc và cách thực hiện riêng. Với bộ môn dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai (English as a Second Language - ESL), có một số phương pháp phổ biến sau:
  • Communicative Language Teaching (CLT): Học ngôn ngữ thông qua/ nhằm mục đích gia tiếp. Về cơ bản thì bác học từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng thông qua các hoạt động giao tiếp. Loại này khá phổ biến.
  • Total Physical Response (TPR): Học ngôn ngữ qua vận động cơ thể. Cách này hay được dùng cho trẻ con, mặc dù người lớn cũng học được nếu áp dụng đúng.
  • Project-based Learning: dạy học qua dự án. Một số cái liên quan bao gồm Task-based Learning và Inquiry-based Learning. Cái này các trường tư và quốc tế hay áp dụng.
  • Direct Method: học hoàn toàn bằng ngôn ngữ đích (target language) mà không có bất kỳ sự liên quan nào đến ngôn ngữ mẹ đẻ. Ví dụ bác vào học 1 lớp có giáo viên bản ngữ, các tài liệu hoàn toàn bằng tiếng Anh và không có sự thông dịch, phiên dịch nào
Ngoài ra còn một số loại khác, và có sự kết hợp giữa các loại với nhau.
Có một khía cạnh nữa của từ "phương pháp" là ở trong các cách dạy kỹ năng/ cấu phần của ngôn ngữ, như phương pháp dạy đọc, phương pháp học từ vựng, etc. thì nó nằm trong các phương pháp lớn kể trên, và có những đặc điểm riêng của bản thân từng phương pháp nhỏ.
Quay trở lại câu hỏi của bác, nếu bác chưa từng nghe hoặc được giới thiệu các phương pháp này, thì nhiều khả năng bác mới chỉ trải nghiệm những thứ khá bề mặt của việc học tiếng mà thôi.
2. Bao lâu?
Có thể là 1 ngày hoặc vài tháng.
Một phương pháp học phù hợp nhiều khả năng sẽ khiến bác thích thú ngay từ những buổi đầu tiên. Bác cảm thấy mình đang thực sự học được gì đó mới và không bị gánh nặng về mặt tâm lý.
Tuy nhiên để xét về độ hiệu quả thì bác cần cho phép mình thử một phương pháp tầm 3-6 tháng (đặt điều kiện là bác chăm chỉ học tập + theo sát hướng dẫn của giáo viên). Và thực ra là phương pháp nào cũng sẽ có hiệu quả mà thôi, chỉ là từng phương pháp sẽ phù hợp với đối tượng và nhu cầu học cụ thể. Ví dụ trẻ con thích khám phá, cần được học những cái mới thì project-based hiệu quả (learning by doing), nhưng người lớn không có thời gian + mục tiêu ngắn hạn + có mục tiêu rõ ràng hơn thì có thể dùng CLT + Direct Method.
 
10 năm dạy học là từ năm nhất luôn à :v
vậy là 96er lừng danh của vOz chăng
em 95 bác ơi. Hè năm 2 là em đã được cô dạy trên trường giới thiệu đi làm ở trung tâm rồi. Hồi đấy 2015 mà sinh viên đi dạy TOEFL iBT đã được 300k/h, tương đối cao so với mặt bằng chung :D. Sau đó em thi IELTS lần đầu năm 2016 được 8.0, và đi dạy IELTS từ hồi đó đến giờ :big_smile:
 
seo mấy ông IT ngoo tiếng anh vậy?
không hề nhé bác.
Những đứa IT em biết đều khá tốt tiếng Anh. Có đứa còn tự học rồi đi sang Sing làm được.
Em nghĩ chính ra dân IT học tiếng Anh hợp, vì đầu óc các bác suy nghĩ logic. Có chăng thì các bác không đủ chăm hoặc chăm chưa đúng cách thôi.
 
Em xin thông tin khoá học toeic với thím, chứ trình đọc tài liệu ta của em không ổn

via theNEXTvoz for iPhone
em không chuyên về TOEIC, nên không recommend cho bác được. Nhưng em có một số chia sẻ chung chung như này:
  • Tài liệu không quan trọng bằng cách học + giáo viên. Bác tìm được một thầy cô đủ tin tưởng và theo học là tốt nhất. Dân mình cứ có cái bệnh đi xin tài liệu, xin 1 đống xong về cất xó, chả để làm gì.
  • Học tập thực sự nghiêm túc và có kế hoạch. Cái này không ai giúp mình được.
  • Tận dụng tối đa thời gian học trên lớp. Đừng để phí bất kỳ một đồng tiền nào, hỏi nhiều, lắng nghe bài giảng, ghi chép đầy đủ, đi học đúng giờ, làm BTVN cẩn thận. Sự thật là giáo viên quý những người có ý thức; họ sẽ tự quan tâm bạn nhiều hơn nếu bạn cầu thị.
 
Bạn đã xây dựng nền từ vựng chắc chắn ntn? Ngoài những pp phổ biến hiện nay (anki,..) thì bạn có pp riêng nào mà bạn cho rằng thật sự tác động đến quá trình học từ vựng của bạn?
Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng mà em thấy:
  1. Gen: não của bác nhớ được tốt, nhanh nhạy về xử lý thông tin thì tự khắc sẽ học nhanh và nhớ lâu :p
  2. Độ tuổi: học sớm thì có nhiều lợi thế
  3. Giáo trình + phương pháp: đương nhiên là quan trọng
  4. Giáo viên: rất quan trọng
  5. Môi trường: môi trường tốt thì bác học nhanh hơn + nhớ từ lâu hơn
  6. Công cụ hỗ trợ: web, app, etc.
Như vậy, Anki chỉ là công cụ hỗ trợ. Nó có thể được dùng như một bộ lưu trữ ngoài (external memory) để bác nhét từ vựng vào đấy, và là một dạng SRS (spaced repetition system - hệ thống nhắc lại gián đoạn) để bác ôn từ. Thành ra xây dựng từ vựng thì trước hết bác phải học tập tử tế đã. Nhiều người nghĩ từ vựng là một cấu phần độc lập và chỉ xoáy vào việc "làm sao để nhớ được nhiều từ vựng nhất có thể". Điều này là sai lầm. Khi bác học tiếng Việt, bác không ghi 20 từ 1 ngày ra rồi tụng kinh. Để học từ vựng, bác cần học nó như một cấu phần của ngôn ngữ; nó liên quan đến ngữ pháp, các kỹ năng, văn hóa, etc.
Còn bản thân mình nhớ được nhiều từ vì mình nhìn mấy từ đấy nhiều vcđ (đi học, đi làm, rồi giải trí, trò chuyện, etc.) chứ chả có phương pháp gì thần thánh cả. Và lắm lúc cũng gặp từ đã học và quên như thường :D.
Nếu bác chỉ tập trung vào từ vựng thì sau đây là một số lưu ý:
  • học đầy đủ các aspect (phương diện) của 1 từ mới, bao gồm: cách viết, cách đọc, nghĩa (ưu tiên nghĩa phổ biến trước), họ từ, các cụm từ hay đi cùng với nó, các nét nghĩa (cái này hơi sâu em không nói kỹ ở đây), etc.
  • có công cụ hỗ trợ học. Anki là một lựa chọn tốt, nhưng có thể hơi chán. Có một số cái khác như WordBlob của bạn Hana Lexis trông có vẻ khá xịn nhưng phí chát. Hoặc thuần túy là bác dùng Notion cũng rất là hay nhé.
  • hình thành các liên kết từ. Tức là đừng học từ 1 cách đơn lẻ. Nhìn nó trong văn cảnh, hoặc mối quan hệ của nó với các từ khác.
  • luyện tập sử dụng thường xuyên. Cái này thì nhiều người nói rồi. Bác dùng thì mới nhớ lâu được (chuyển từ passive thành active vocabulary)
 
câu hỏi của bác khá hay đó, có lẽ nhiều anh em (và cả bố mẹ) cũng hay thắc mắc. Mình chia ra làm hai phần nhé.
1. Phương pháp học tiếng Anh?
Mình không biết bác đã thử nhiều "phương pháp" là những phương pháp gì, nhưng hầu hết cái mà được gọi là "phương pháp học tiếng Anh" ở trên mạng bác tìm được (và nhiều trung tâm hay dùng) thực chất chỉ là technique (kỹ thuật) giảng dạy thôi. Để được gọi là phương pháp thì nó phải là 1 trường phái được nghiên cứu, công nhận rộng rãi, có triết lý, nguyên tắc và cách thực hiện riêng. Với bộ môn dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai (English as a Second Language - ESL), có một số phương pháp phổ biến sau:
  • Communicative Language Teaching (CLT): Học ngôn ngữ thông qua/ nhằm mục đích gia tiếp. Về cơ bản thì bác học từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng thông qua các hoạt động giao tiếp. Loại này khá phổ biến.
  • Total Physical Response (TPR): Học ngôn ngữ qua vận động cơ thể. Cách này hay được dùng cho trẻ con, mặc dù người lớn cũng học được nếu áp dụng đúng.
  • Project-based Learning: dạy học qua dự án. Một số cái liên quan bao gồm Task-based Learning và Inquiry-based Learning. Cái này các trường tư và quốc tế hay áp dụng.
  • Direct Method: học hoàn toàn bằng ngôn ngữ đích (target language) mà không có bất kỳ sự liên quan nào đến ngôn ngữ mẹ đẻ. Ví dụ bác vào học 1 lớp có giáo viên bản ngữ, các tài liệu hoàn toàn bằng tiếng Anh và không có sự thông dịch, phiên dịch nào
Ngoài ra còn một số loại khác, và có sự kết hợp giữa các loại với nhau.
Có một khía cạnh nữa của từ "phương pháp" là ở trong các cách dạy kỹ năng/ cấu phần của ngôn ngữ, như phương pháp dạy đọc, phương pháp học từ vựng, etc. thì nó nằm trong các phương pháp lớn kể trên, và có những đặc điểm riêng của bản thân từng phương pháp nhỏ.
Quay trở lại câu hỏi của bác, nếu bác chưa từng nghe hoặc được giới thiệu các phương pháp này, thì nhiều khả năng bác mới chỉ trải nghiệm những thứ khá bề mặt của việc học tiếng mà thôi.
2. Bao lâu?
Có thể là 1 ngày hoặc vài tháng.
Một phương pháp học phù hợp nhiều khả năng sẽ khiến bác thích thú ngay từ những buổi đầu tiên. Bác cảm thấy mình đang thực sự học được gì đó mới và không bị gánh nặng về mặt tâm lý.
Tuy nhiên để xét về độ hiệu quả thì bác cần cho phép mình thử một phương pháp tầm 3-6 tháng (đặt điều kiện là bác chăm chỉ học tập + theo sát hướng dẫn của giáo viên). Và thực ra là phương pháp nào cũng sẽ có hiệu quả mà thôi, chỉ là từng phương pháp sẽ phù hợp với đối tượng và nhu cầu học cụ thể. Ví dụ trẻ con thích khám phá, cần được học những cái mới thì project-based hiệu quả (learning by doing), nhưng người lớn không có thời gian + mục tiêu ngắn hạn + có mục tiêu rõ ràng hơn thì có thể dùng CLT + Direct Method.
Cảm ơn bạn, câu trả lời của bạn rất hữu ích. Bản thân mình cũng đã trải nghiệm qua 3/4 phương pháp này, nhưng chỉ TPR là mình biết tên, còn ba phương pháp còn lại bây giờ mình mới biết là chúng có tên. Mình sẽ sử dụng những tên này làm từ khóa để tìm hiểu thêm.

Mình muốn hỏi xin thêm kinh nghiệm tự học kĩ năng Nghe. Trong số bốn kĩ năng, kĩ năng Nghe là kĩ năng mình cảm thấy khó tự học nhất (vì người khác không thể chui vào đầu mình để biết tại sao mình nghe sai hay không nghe được, cần điều chỉnh thế nào). Không biết là bạn có phương pháp tự học nghe gì đặc biệt không, nhất là dành cho các bạn trình độ B1, B2 muốn lên được trình độ 9.0 IELTS Listening?

(Bản thân mình đạt 8.5 IELTS Listening rồi, nhưng để bật lên trình độ này thì mình cũng phải đi học chứ không tự học được)
 
Cảm ơn bạn, câu trả lời của bạn rất hữu ích. Bản thân mình cũng đã trải nghiệm qua 3/4 phương pháp này, nhưng chỉ TPR là mình biết tên, còn ba phương pháp còn lại bây giờ mình mới biết là chúng có tên. Mình sẽ sử dụng những tên này làm từ khóa để tìm hiểu thêm.

Mình muốn hỏi xin thêm kinh nghiệm tự học kĩ năng Nghe. Trong số bốn kĩ năng, kĩ năng Nghe là kĩ năng mình cảm thấy khó tự học nhất (vì người khác không thể chui vào đầu mình để biết tại sao mình nghe sai hay không nghe được, cần điều chỉnh thế nào). Không biết là bạn có phương pháp tự học nghe gì đặc biệt không, nhất là dành cho các bạn trình độ B1, B2 muốn lên được trình độ 9.0 IELTS Listening?

(Bản thân mình đạt 8.5 IELTS Listening rồi, nhưng để bật lên trình độ này thì mình cũng phải đi học chứ không tự học được)
Mình nghĩ các kỳ thi chuẩn hóa như IELTS không nhất thiết là một thước đo để đánh giá là ai đấy nghe có "tốt" không. Vì bạn xem content của Mỹ nhiều chắc cũng biết, chuyện nghe được 8.5 9.0 IELTS và nghe được nhân vật nói gì trong series không liên quan với nhau đến thế, mà cái thứ 2 thì thiết thực hơn hẳn đúng không?
Thực ra trước mình cũng khá là sợ Listening. Lần đầu mình đi thi chỉ được 8.5 thôi, thì nghe nhầm từ stone thành stall (khá đần :oops:). Sau thì mình nhận ra là chỉ cần hiểu cái pattern của kỳ thi là làm được á, cày mãi thì mình cũng hiểu hết mấy cái trò quỷ nó bày ra để lừa mình. Chứ mình nghe cũng tạm ổn thôi chứ không thể gọi là giỏi được (2 lần sau tuyđược 9.0 hết rồi nhưng đi làm đôi khi không nghe được hết bọn đồng nghiệp nói gì).
Còn về việc dạy Nghe, thì nó là kỹ năng khó nhất để dạy rồi. Nó phụ thuộc vào khả năng bắt âm của người học. Nhưng mình nghĩ một phương án hay là ... đừng học IELTS. Hãy nghe như người bình thường và học cách hiểu message của bài nghe chứ đừng chăm chăm nghe được tất cả các từ. Đấy là cách bộ não của mình xử lý thông tin khi nghe, kể cả trong tiếng mẹ đẻ. Ví dụ như mình nghe nhạc Sơn Tùng vẫn hiểu, vẫn thấy hay, nhưng mình nghĩ 90% mọi người không nghe được chuẩn 100% lyric mấy bài của Sếp :)))
 
Mình nghĩ các kỳ thi chuẩn hóa như IELTS không nhất thiết là một thước đo để đánh giá là ai đấy nghe có "tốt" không. Vì bạn xem content của Mỹ nhiều chắc cũng biết, chuyện nghe được 8.5 9.0 IELTS và nghe được nhân vật nói gì trong series không liên quan với nhau đến thế, mà cái thứ 2 thì thiết thực hơn hẳn đúng không?
Thực ra trước mình cũng khá là sợ Listening. Lần đầu mình đi thi chỉ được 8.5 thôi, thì nghe nhầm từ stone thành stall (khá đần :oops:). Sau thì mình nhận ra là chỉ cần hiểu cái pattern của kỳ thi là làm được á, cày mãi thì mình cũng hiểu hết mấy cái trò quỷ nó bày ra để lừa mình. Chứ mình nghe cũng tạm ổn thôi chứ không thể gọi là giỏi được (2 lần sau tuyđược 9.0 hết rồi nhưng đi làm đôi khi không nghe được hết bọn đồng nghiệp nói gì).
Còn về việc dạy Nghe, thì nó là kỹ năng khó nhất để dạy rồi. Nó phụ thuộc vào khả năng bắt âm của người học. Nhưng mình nghĩ một phương án hay là ... đừng học IELTS. Hãy nghe như người bình thường và học cách hiểu message của bài nghe chứ đừng chăm chăm nghe được tất cả các từ. Đấy là cách bộ não của mình xử lý thông tin khi nghe, kể cả trong tiếng mẹ đẻ. Ví dụ như mình nghe nhạc Sơn Tùng vẫn hiểu, vẫn thấy hay, nhưng mình nghĩ 90% mọi người không nghe được chuẩn 100% lyric mấy bài của Sếp :)))
đúng r, k hiểu sao mình có cảm giác IELTS có 1 cái template hay pattern nào đó. ví dụ listening dạng MCQ đi, bác nào để ý sẽ thấy nó hay chơi trò này. A, B and bla bla C đọc cả 3 đáp án thì 99% đáp án là C mặc dù mh k hoàn toàn hiểu hết họ nói gì à
 
đúng r, k hiểu sao mình có cảm giác IELTS có 1 cái template hay pattern nào đó. ví dụ listening dạng MCQ đi, bác nào để ý sẽ thấy nó hay chơi trò này. A, B and bla bla C đọc cả 3 đáp án thì 99% đáp án là C mặc dù mh k hoàn toàn hiểu hết họ nói gì à
À không, bác hiểu nhầm ý em trong chữ pattern rồi. Nó không phải về việc đoán mò xem đáp án nào đúng đâu. Mà là khi bác làm cái gì đấy đủ lâu thì bác sẽ nhận ra được cái cách mà bài test vận hành ấy. Ví dụ khi nghe đến đoạn đấy, mình đoán trước được luôn là đoạn sau nó sẽ định nói cái gì, hoặc sẽ lừa mình như thế nào. Nó giống như chơi game nhiều thì mình có game sense ấy bác.
Chia sẻ kinh nghiệm 3 lần 9.0 Reading của em luôn, là em làm nhiều đến mức em chỉ cần đọc bài đọc là em đã mường tượng được những chi tiết nào sẽ được hỏi trong câu hỏi luôn (không cần quan tâm là dạng câu hỏi nào). Cả 3 lần em chỉ làm bài trong khoảng 30 phút rồi ngủ 1 giấc để thi Writing :))).
 
Như title. Mình hiện đang là giáo viên freelancer tại Hà Nội. Mình thi được 8.5 IELTS năm ngoái, trước đó đã thi được 2 lần 8.0. Từng là học sinh chuyên (không xịn lắm nhưng cũng tạm được), tốt nghiệp khoa Chất Lượng Cao (CLC) khoa Sư phạm tiếng Anh, ĐHNN ĐHQGHN. Các bác có bất kỳ câu hỏi gì về học tiếng Anh có thể post ở đây, mình sẽ cố gắng giải đáp chi tiết nhất có thể :p:p.
Mình có các khoá IELTS tuy nhiên không dành cho người lớn đi làm, nên các bác không lo bị dụ đi học đâu nhé :D:D.
Theo bác nếu học tiếng anh cho công việc, chỉ cần nghe hiểu và nói sao cho người khác hiểu.Thì nên học như thế nào.
 
Theo bác nếu học tiếng anh cho công việc, chỉ cần nghe hiểu và nói sao cho người khác hiểu.Thì nên học như thế nào.
Thực ra câu hỏi của bác có câu trả lời luôn rồi đấy chứ. Đấy là học làm sao để làm việc được, giao tiếp được là được :D. Nghe thì trôn trôn nhưng sự thực là như vậy.

Còn nếu bác đang hỏi về phương pháp học, thì em có 1 comment trên kia về phương pháp, bác lội lại một chút để xem nhé.

Tiếng Anh không hề khó học, nó thuộc dạng ngôn ngữ có logic rõ ràng và không quá khó hiểu với người Việt. Chỉ cần chăm chỉ đúng cách là được bác ạ. Tốt nhất là tìm thầy cô để họ hướng dẫn và mình tự học trên nền tảng người ta xây cho mình. Lúc đó bác cần cái gì học cái đó (viết email cho sếp, giao tiếp với đồng nghiệp, đọc tài liệu, etc.)
 
trong câu việc đọc phụ âm cuối của từng từ làm việc phát âm rất chậm và không tự nhiên, cho mình hỏi khi nghe audio, hầu như mình chỉ nghe được linking phụ âm cuối của từ trước linking với nguyên âm của từ sau và phụ âm cuối của từ kết thúc câu còn không nghe được phụ âm cuối của các từ trong câu mà từ đi sau bắt đầu bằng phụ âm (consonant + consonant), có phải họ bỏ đi không hay do họ nói rất nhẹ nên mình k nghe được, khi nói thực tế bạn có phát âm âm cuối từng từ một không. Tks
 
Back
Top