kiến thức [AMA] - Mình được 8.5 IELTS, chuyên Anh, chuyên Sư phạm tiếng Anh, 10 năm dạy học. Bạn hỏi tôi trả lời hết!

Bác cho hỏi cách cải thiện kĩ năng nghe nhanh với.

via theNEXTvoz for iPhone
Câu này đã được trả lời tại

Post in thread '[AMA] - Mình được 8.5 IELTS, chuyên Anh, chuyên Sư phạm tiếng Anh, 10 năm dạy học. Bạn hỏi tôi trả lời hết!' kiến thức - [AMA] - Mình được 8.5 IELTS, chuyên Anh, chuyên Sư phạm tiếng Anh, 10 năm dạy học. Bạn hỏi tôi trả lời hết! (https://voz.vn/t/ama-minh-duoc-8-5-ielts-chuyen-anh-chuyen-su-pham-tieng-anh-10-nam-day-hoc-ban-hoi-toi-tra-loi-het.941178/post-31064786)
 
việc Simplify để ng đọc hiểu rõ chi tiết bài đọc mà k cần nhiều từ mới. Đơn giản XXX. however YYYY. For example in 1990 => tôi dựa vào 3 cái key này đoán luôn heading dang nằm ở YYY, khỏi đọc full bài
Bảo sao bạn làm matching heading hay bị sai. Các câu trình độ thấp làm thế này được, nhưng nếu bạn cứ áp dụng cách làm trình độ thấp vào các câu trình độ cao thì không bao giờ bạn làm đúng câu trình độ cao để lên điểm cả.
 
cho mình xin lộ trình để trở thành giáo viên tiếng anh ạ
nếu là học sinh cấp 3 thì bạn thi vào các trường sư phạm (ĐH Sư phạm Hà Nội, ULIS nếu ở Hà Nội).
nếu là người đã ra trường thì bác học 1 khóa CELTA hoăc TESOL. Em prefer CELTA nhé.
 
Mình k phủ nhận phải có chút vốn từ, nhưng bác k thể cover mọi từ đc vì có điều gì đảm bảo 100% ta hiểu hết đâu đúng k ạ. Nhưng góc độ em thấy nó hay 1 chỗ là bác nhìn xem, 1 đoạn văn nó sẽ kết dính với nhau, câu sau thế nào vs câu trước, giúp bác hiểu bài hơn => tỉ lệ đúng cao hơn đúng k nào

Em xin trishc 1 bài của nó ra, dưới góc độ của em,

View attachment 2429337View attachment 2429339View attachment 2429341View attachment 2429342
Bảo sao bạn làm matching heading hay bị sai. Các câu trình độ thấp làm thế này được, nhưng nếu bạn cứ áp dụng cách làm trình độ thấp vào các câu trình độ cao thì không bao giờ bạn làm đúng câu trình độ cao để lên điểm cả.
các bác sôi nổi quá, hehe. Khúc này thì em xin phép được chip in my two cents nha:
  • em trước giờ đọc không có "phương pháp" nào cụ thể cả. Cứ đọc tiếng Anh academic thật nhiều thành quen, nó tự nhiên như đọc tiếng Việt vậy. Và thực ra văn bản trong IELTS thuộc dạng dễ đọc, vì nó có tính tuyến tính (KHÔNG liên quan đến linearthinking gì đấy của bác @AwesomeBoy đâu nhé ạ). Tính tuyến tính này liên quan đến logic của câu, cấu trúc ngữ pháp, core message, tính liên kết giữa các câu, tính phụ thuộc, theme-rheme, etc. nghe "tuyến tính" có vẻ dễ nhưng thực ra là không hề đâu ạ, vì tư duy khi trình bày ý tưởng của người Việt nói riêng và các nước đồng văn nói chung mang tính rào trước đón sau, nói bóng nói gió, không đi trực tiếp vào vấn đề. Do đó khi làm bài đọc tiếng Anh chúng ta (người Việt) cần "bẻ" tư duy lúc đọc đi một chút.
  • Một điểm nữa là sau khi học về linearity mới thấy là văn bản tiếng Việt CỰC KỲ khó hiểu, đôi khi phải đọc đi đọc lại cả đoạn mới biết tóm lại ý tác giả là gì, vì liên kết giữa các câu trong tiếng Việt lỏng lẻo. Còn một văn bản tiếng Anh tốt sẽ giúp người ta đọc đến đâu hiểu đến đấy, không lòng vòng lại những ý đã nói trước đó (tuyến tính).
  • mỗi người có một phương pháp khi đọc, vì não chúng ta khác nhau. Có thể pp này hiệu quả với người này nhưng không hiệu quả với người kia. Tuy nhiên, nếu bạn chắc chắn pp của mình đúng thì cách chứng minh nhanh nhất là bằng kết quả (vì trên này làm sao mình làm nghiên cứ abc như 1 bài nghiên cứu khoa học được).
 
Last edited:
Khoá viết intensive đó phục vụ cho các bài viết luận ở trên lớp được k anh? Academic writing hình như em thấy ở vn ít khoá quá họ tập trung vào ielts nhiều hơn.
nếu em thực sự nghiêm túc với việc học viết học thuật, anh rất recommend lớp Write.Now của anh Long D. Hoang nhé!
 
em chưa hiểu ý bác lắm, kỹ năng nghe nhanh là như nào ạ?
ý là kĩ năng nghe, nhưng cải thiện nhanh ạ, em đang nghe kém và muốn cải thiện một cách nhanh nhất, em có xem phim nhưng thấy trình gần như không lên ạ
 
Sau khi đọc thread này thì mình quyết định học thử khoá Methods của thầy Vũ. Đa phần những gì bạn chủ thớt chia sẻ sau khi nghe file ghi âm thì thấy khá đồng tình :D
Xin được hỏi 2 bạn @ninhtran666 và bạn @dutchcourage học lớp của thầy Vũ online hay offline vậy?
Mình ở xa không học offline được @@
 
nếu là học sinh cấp 3 thì bạn thi vào các trường sư phạm (ĐH Sư phạm Hà Nội, ULIS nếu ở Hà Nội).
nếu là người đã ra trường thì bác học 1 khóa CELTA hoăc TESOL. Em prefer CELTA nhé.
Nếu tốt nghiệp ngành khác thì có phải học 1 bằng sư phạm nữa rồi mới học celta ko ạ?
 
các bác cho hỏi giờ có app hay web gì ứng dụng AI vào luyện writing k nhỉ ? chứ e học vocab với grammar xog ko áp dụng mấy là lại quên (e học để thi lấy toeic là chính nên cũng k mặn mà với speaking lắm):sweat:
gần đây em dùng con character.ai mà thấy k hiệu quả lắm
 
Sau khi đọc thread này thì mình quyết định học thử khoá Methods của thầy Vũ. Đa phần những gì bạn chủ thớt chia sẻ sau khi nghe file ghi âm thì thấy khá đồng tình :D
Xin được hỏi 2 bạn @ninhtran666 và bạn @dutchcourage học lớp của thầy Vũ online hay offline vậy?
Mình ở xa không học offline được @@
Mình may mắn được học offline lớp Ngọng, các lớp còn lại mình học online.
 
Sau khi đọc thread này thì mình quyết định học thử khoá Methods của thầy Vũ. Đa phần những gì bạn chủ thớt chia sẻ sau khi nghe file ghi âm thì thấy khá đồng tình :D
Xin được hỏi 2 bạn @ninhtran666 và bạn @dutchcourage học lớp của thầy Vũ online hay offline vậy?
Mình ở xa không học offline được @@
mình học online hết mặc dù mình ở HN. On hay off không quá quan trọng đâu ạ.
 
Chào tiền bối e khóa k53 CLC đây :D. Hiện tại em mới làm tutor được 2 tháng(Dạy thêm cho học viên có yêu cầu: hs yếu, hsg ôn thi, thi vào 10,..) nên em có vài câu hỏi liên quan đến việc giảng dạy muốn hỏi bác, mong bác trả lời:
1. Ở một lớp mà trình độ giữa các học sinh chênh lệch nhau thì nên dạy kiểu gì?
Vì e là lớp phụ đạo nên có rất nhiều thành phần được trung tâm nhét vào, tuy là có nhiều đứa kém nhưng cũng có vài đứa kém pro max (chúng nó tự thấy mình kém chứ trình nó cũng hơn mặt bằng chung rồi). Mấy đứa kém thì rất chật vật trong việc hiểu khái niệm và cấu trúc. Nên là khi giảng khái niệm, làm và chữa bài tập thì em đang dành ưu tiên thời gian cho mấy đứa kém hơn. Nhưng mà như thế thì e cảm thấy mấy đứa khá lại bị thiệt thòi vì cứ phải chờ mấy đứa kém. Bác có phương pháp giảng dạy hay cách tiếp cận nào mà có thể cân bằng được 2 tệp học sinh này không?
2. Học sinh không muốn học thì làm thế nào để cho chúng nó hợp tác?
Ở tt có vài đứa không phải do học kém mà là do bản chất chúng nó không thích việc học tiếng Anh. Nên là ở trên lớp chúng nó thường sẽ ngồi chơi hoặc làm việc riêng, đến lúc làm bài thì nó mở đt hoặc chép bài đứa bên cạnh để chống đối. Những trường hợp kia thì nên xử lý như nào bác nhỉ?
 
Chào tiền bối e khóa k53 CLC đây :D. Hiện tại em mới làm tutor được 2 tháng(Dạy thêm cho học viên có yêu cầu: hs yếu, hsg ôn thi, thi vào 10,..) nên em có vài câu hỏi liên quan đến việc giảng dạy muốn hỏi bác, mong bác trả lời:
1. Ở một lớp mà trình độ giữa các học sinh chênh lệch nhau thì nên dạy kiểu gì?
Vì e là lớp phụ đạo nên có rất nhiều thành phần được trung tâm nhét vào, tuy là có nhiều đứa kém nhưng cũng có vài đứa kém pro max (chúng nó tự thấy mình kém chứ trình nó cũng hơn mặt bằng chung rồi). Mấy đứa kém thì rất chật vật trong việc hiểu khái niệm và cấu trúc. Nên là khi giảng khái niệm, làm và chữa bài tập thì em đang dành ưu tiên thời gian cho mấy đứa kém hơn. Nhưng mà như thế thì e cảm thấy mấy đứa khá lại bị thiệt thòi vì cứ phải chờ mấy đứa kém. Bác có phương pháp giảng dạy hay cách tiếp cận nào mà có thể cân bằng được 2 tệp học sinh này không?
2. Học sinh không muốn học thì làm thế nào để cho chúng nó hợp tác?
Ở tt có vài đứa không phải do học kém mà là do bản chất chúng nó không thích việc học tiếng Anh. Nên là ở trên lớp chúng nó thường sẽ ngồi chơi hoặc làm việc riêng, đến lúc làm bài thì nó mở đt hoặc chép bài đứa bên cạnh để chống đối. Những trường hợp kia thì nên xử lý như nào bác nhỉ?
Hello đồng môn. Mình tưởng CLC bị terminated rồi mà nhỉ? Có năm còn kỷ niệm khóa CLC cuối cùng cơ.

Anyway, từng câu hỏi một nhé:

1. Mình nghĩ bác có thể cân nhắc tìm hiểu về differentiated learning/ instruction.

2. Học sinh không muốn học ở trung tâm là điều dễ hiểu thôi bác. Mấy ai đi học trung tâm là do tự mình đâu, toàn bố mẹ bắt đi học. Cái này giáo viên nên xác định tư tưởng cho mình trước, là mình cũng là con người, có 1 lượng resources về năng lực, năng lượng, thời gian nhất định. Nguồn lực này, vì có hạn, cần được đầu tư vào đúng chỗ, cụ thể là những học sinh có nhu cầu và thực sự nỗ lực trong việc học. Việc học sinh không chịu học KHÔNG phải trách nhiệm của giáo viên (đương nhiên mình xét trong trường hợp là giáo viên đã thực sự nỗ lực trong khả năng/ nguồn lực mà mình có, và đã làm việc với phụ huynh + học sinh về các vấn đề về động lực). Sẽ không có phương pháp nào khiến một đứa không có nhu cầu học lại chăm học. Thế chả khác gì bác không hành kinh nhưng ngày nào cũng bị bắt đi mua bvs cả.

Dĩ nhiên một phần nhiệm vụ của giáo viên là làm thế nào để học sinh thích mình và thích môn học, nhưng nếu mình đã extend our good will mà chúng nó vẫn không nhận ra/ không sửa đổi thì tốt nhất bác cứ làm ĐỦ và ĐÚNG trách nhiệm của mình trong lớp, không cần bận tâm quá nhiều. Hãy để thời gian, sức lực và quan trọng nhất là tình trạng tâm lý tích cực cho những bạn xứng đáng (có nỗ lực, cầu thị, hoặc đơn giản là vừa giỏi vừa ngoan). Điều này nghe có vẻ vô tình, công nghiệp, thậm chí phản giáo dục, nhưng đó là thực tế. Nên nhân tiện có bác nào đang là phụ huynh thì cũng cân nhắc nhé, không ai học thay con mình được, và chắc chắn một đứa học sinh vừa dốt vừa lười vừa gian dối quanh co sẽ không bao giờ nhận được những gì tốt đẹp nhất từ giáo viên. If you want to have the best from a teacher, give the teacher your best.
 
Giờ luyện TOEIC online có giáo viên ở đâu là ok bác nhỉ? Do cty em đang yêu cầu TOEIC nên cũng lò mò đi học, mục tiêu là > 900 4 kĩ năng, trước đây em có thử test 2 kỹ năng với số điểm là 830 nên cũng khá tự tin, nhưng mấy năm không xài nên cũng quên nhiều, giờ em cũng đang cần giáo viên để luyện và ôn lại mà đang confuse quá. Cảm ơn bác nhiều :big_smile:
 
Back
Top