Ba em bị tiểu đường tuýp 2 mà ko chịu đi khám thì có bị sao không ạ?

Cydiaga

Member
Tối qua ba em có ăn tất niên ở nhà bà chị làm bác sĩ, lúc 1 tiếng sau khi ăn xong, ba em được bả đo đường huyết thì phát hiện chỉ số đường huyết lên đến 11.5, tức thuộc tiểu đường tuýp 2. Bả khuyên ba em nên đi khám ngay để đo chính xác hơn mà ba em không chịu đi khám, cứ nói là tiểu đường tuýt 2 còn nhẹ mà, tao chỉ cần giảm ăn cơm lui là đường máu giảm thôi, giờ em thấy lo quá.
Nếu ba e sau khi ăn xong 1 tiếng mà đo đường huyết thì có chính xác ko các thím. Và tiểu đường tuýp 2 để lâu không đi khám thì sẽ bị sao ạ? cảm ơn các thím.
 
Last edited:
Không đi khám để theo dõi thường xuyên thì sẽ dễ sinh chủ quan, ăn uống không điều độ, không chịu điều trị => bệnh trở nặng, phát sinh biến chứng => tỷ lệ tử vong sớm rất cao.

Đột tử thì còn may mắn, bệnh trở nặng mà không chết, chỉ bị hoại tử phải cắt chi v.v... => làm khổ bản thân và gia đình.

Muốn chung sống hạnh phúc với bệnh tiểu đường thì chỉ có đi khám đều đặn, chích hoặc uống thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp (không cần quá kiêng khem kham khổ, chỉ cần điều chỉnh lượng ăn vào)
Kinh nghiệm của gia đình có người già U80 bị tiểu đường tuyp 2 mà vẫn sống vui vẻ hạnh phúc, không phải kiêng khem kham khổ gì.
 
Mới thì chưa thấy sao, nhưng để lâu không điều chỉnh là có sao đấy fen.
 

Attachments

  • 165134bien-chung-tieu-duong.jpg
    165134bien-chung-tieu-duong.jpg
    171.4 KB · Views: 127
Nhưng ba em đo đường huyết bằng máy sau khi ăn 1 tiếng thì có chính xác không các thím?
 
cẩn thận không ngất xỉu đột ngột vì hạ đường huyết nhé. đặc biệt nguy hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông
 
Tương đối thôi chứ ko chính xác dc nên bs mới bảo đi khám ktr lại, tốt nhât bác nên đưa phụ huynh đi khám buổi sáng nhịn ăn sáng nhé.

Gửi từ Xiaomi Redmi 7 bằng vozFApp
 
tiểu đường là kẻ giết người thầm lặng bạn à, cực kỳ nguy hiểm nhé

Bỏ 1 buổi hay 1 ngày chở cụ đi khám, người già họ lười và ko biết rõ bệnh nên nghĩ bệnh này sống chung bt ko sao
 
Nhưng ba em đo đường huyết bằng máy sau khi ăn 1 tiếng thì có chính xác không các thím?
Nếu tính thì tính đó là giá trị đường huyết ngẫu nhiên, với người BT, đường huyết ngẫu nhiên phải dưới 10, ba bạn đo ra là 11 thì là ko bthg, NHƯNG, cũng như các bệnh lý mạn tính khác>>>Chẩn đoán phải được lập lại tại cơ sở y tế để được xác định chính xác. DTD type 2 phải được điều trị thuốc, tùy mức đường huyết và các yếu tố LS khác mà BS sẽ cân chỉnh chế độ thuốc phù hợp. Để lâu DTD sẽ gây các tổn thương trên thận, mắt, thần kinh, tim mạch...
 
Đã bác sỹ có chuyên môn chần đoán, yêu cầu đi khám thì bạn còn lăn tăn gì nữa, cố gắng thuyết phục bố bạn đi khám đi, thà thừa còn hơn là bỏ sót, không sau hối hận không kịp đâu bạn ạ. Bệnh càng phát hiện, chữa trị sớm thì càng giảm bớt gánh nặng cho bệnh nhân và cho cả gia đình nữa. Lưu ý tùy theo tính cách các cụ mà lựa lời cho khéo léo, tránh làm các cụ dỗi mà không chịu đi khám, có thể để mẹ bạn nói chuyện khuyên bảo thì sẽ dễ hơn là con cái nói. Trong trường hợp không thể thuyết phục được thì thuê bác sỹ đến khám, lấy mẫu xét nghiệm tại nhà.​
 
Nếu tính thì tính đó là giá trị đường huyết ngẫu nhiên, với người BT, đường huyết ngẫu nhiên phải dưới 10, ba bạn đo ra là 11 thì là ko bthg, NHƯNG, cũng như các bệnh lý mạn tính khác>>>Chẩn đoán phải được lập lại tại cơ sở y tế để được xác định chính xác. DTD type 2 phải được điều trị thuốc, tùy mức đường huyết và các yếu tố LS khác mà BS sẽ cân chỉnh chế độ thuốc phù hợp. Để lâu DTD sẽ gây các tổn thương trên thận, mắt, thần kinh, tim mạch...
Em mới đọc trên mạng có khái niệm chỉ số đường huyết sau ăn, dưới 10 ở thời điểm sau khi ăn 1-2 tiếng là bình thường, đây ba em sau khi ăn tới 11.5. Vậy mai em phải chở ba đi khám thôi.
 
Last edited:
Em mới đọc trên mạng có khái niệm chỉ số đường huyết lúc đói nữa, dưới 10 ở thời điểm sau khi ăn 1-2 tiếng là bình thường, đây ba e tới 11.5. Vậy mai em phải chở ba đi khám thôi.
Trong chẩn đoán DTD, ngoài 4 nhiều ( ăn nhiều, tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân nhiều ), người ta còn dựa vào 4 thông số : 1. HbA1c, 2. Đường huyết đói ( đói: BN nhịn ăn trên 8h hoặc qua đêm ), 3. Giá trị đường huyết bất kì. 4. Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống ( thường dùng cho phụ nữ có thai ). Thường BV sẽ làm đường huyết đói và HbA1c.
 
cẩn thận không ngất xỉu đột ngột vì hạ đường huyết nhé. đặc biệt nguy hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông
Em xin phép đào lên.

Bà em bị bệnh tiểu đường, hay ngất xỉu đột ngột không kịp ngồi, nằm xuống luôn thì có cách gì để khi ngã giảm thiểu chấn thương không ạ?

Hôm qua bà ngã xuống dùng tay chống để khỏi vỡ đầu thì gãy tay luôn, hơn 80 tuổi rồi nên không biết bao giờ mới khỏi, không khéo lại ngã tiếp nữa chứ.:(
 
Em xin phép đào lên.

Bà em bị bệnh tiểu đường, hay ngất xỉu đột ngột không kịp ngồi, nằm xuống luôn thì có cách gì để khi ngã giảm thiểu chấn thương không ạ?

Hôm qua bà ngã xuống dùng tay chống để khỏi vỡ đầu thì gãy tay luôn, hơn 80 tuổi rồi nên không biết bao giờ mới khỏi, không khéo lại ngã tiếp nữa chứ.:(
trong túi lúc nào cũng phải có đồ ăn vặt nhé, để bổ sung đường huyết.
 
Back
Top