đánh giá Ba xàm về mấy con tai nghe B&O EQ và Sennheiser MTW 3

(Cập nhật thêm em Bowers Wilkins PI7 cho anh em quan tâm)
Đến dịp lại lên, cứ cỡ 1 năm thị trường True Wireless lại có thêm những tân vương mới. Đi cùng đó là những tính năng công nghệ màu mè (lẫn cả ba xàm) mà các hãng vả vào mặt khách hàng đến hoa cả mắt. Trong khuôn khổ bài viết này, mình xin chia sẻ vài dòng đánh giá cá nhân về mấy con khá nổi tiếng hiện tại:
1. Senheiser Momentum True Wireless 3 (viết là Sen 3 cho gọn nhé)
thEdcpvravoygfjMPhoVLJ-1200-80.jpg

2. Beoplay B&O EQ, Beoplay B&O EX (vì sao cho chung sân, vì 2 con này màu âm giống hệt nhau, chỉ khác nhau về tốc độ, nhấn nhá dải trầm, rất dễ để chọn lựa 1 trong 2)
Beoplay EQ 5.jpg


3. Bowers Wilkins PI7
hero-image.fill.size_1200x1200.v1619008249.jpg


Về tham chiếu, thì dĩ nhiên ở 1 bài viết đánh giá ở góc độ cá nhân, sẽ phụ thuộc khá nhiều về gu nghe, gu nhạc của người viết.
  • Về portable, mình sử dụng DAP Astell&Kern SP200O, tai nghe Z1R Sony, dây Zeus Stain - 1 combo khá phổ biến được nhiều anh em phối ghép cho hiệu quả cao với số tiền bỏ ra.
  • Về loa, mình sử dụng Dynaudio XEO20 phát từ nguồn số và nguồn Analog.
Vậy, gu nghe chung của mình sẽ thiên hướng:
  • Sáng, chi tiết
  • Bass gọn sẽ, không lấn & không kéo đuôi (mục tiêu là thế)
  • Mid trung, hoặc lùi để có soundstage tốt
  • Tính bóc tách, sân khấu rõ ràng.
  • Âm thanh nên ở mức lịch thiệp, đừng phả mid/vocal vào mặt bỗ bã quá.

Và từ gu nghe đó, mình sẽ đi vào việc đánh giá số tai nghe trên, mỗi tai mình có time nghe khoảng độ 1 tháng xong rồi cũng đổi/bán,...Đã không hợp thì ko nên giữ lại làm gì.

1. SEN 3
Là chiếc tai nghe mình nâng cấp từ SEN 2. Ấn tượng đầu tiên của nó là không có gì ngạc nhiên lắm, vì đơn giản mình đã đoán được nó sẽ không làm người mua thất vọng. Thực tế thì SEN 3 nó kế thừa toàn bộ những gì tốt nhất từ SEN 2 và từ cơ sở đó hoàn thiện thêm những yếu tố kỹ thuật vốn có.
Về ngoại hình:
design-medium.jpg

Khen: Housing thiết kế lại nhìn khá hiện tại, nhỏ nhắn, đẹp hơn và dễ fit hơn.
Chê: Hộp vẫn xấu VCĐ. Nó dùng chất liệu vải tương tự đời 1 và đời 2, vừa rẻ tiền, vừa nhựa, vừa mỏng manh dễ gãy. Cổng sạc được làm nhựa & nhựa, ko chi tiết, ko tinh tế. Nói chung ở khoản này mình chê.

Về kết nối:
Chắc chả cần đánh giá, cả 3,4 con tai flagship này đều là ông trùm kết nối cả rồi. Độ tiện lợi và đa dụng ngang nhau. Cái gì mới thì nó đều có hết nhé.

Về chống ồn, nghe gọi:
Tệ VCĐ lần 2, chống ồn có tự nhiên hơn nhưng vẫn bullshit. Nghe gọi thì tậm tịt, xác định các bác ở phòng yên tĩnh thì nghe gọi được, còn chỗ ồn thì thôi nhé - đừng cố đàm thoại qua SEN 3 kẻo người nghe họ bực mình.

Về chất âm:
Khoản em nó "BORN THIS WAY" đây rồi. Vẫn là thứ âm thanh quyến rũ ngay từ lần đút đầu tiên. Cắm vào là không muốn rút ra. Âm thanh SEN 3 đầy năng lượng, nhấn nhá đều đủ 3 dải. Đánh giá mid,treb,bass,... thì các bạn tìm đọc ko thiếu trên mạng, mình sẽ nói về cảm xúc & "sức khỏe" khi nghe.
Đầu tiên là cảm xúc, SEN 3 mang lại cảm xúc nghe nhạc khá phấn khích, âm trường rộng cỡ mình đang nghe một bộ loa bookself nhỏ trong căn phòng 15m2. Đầy đủ dải, lan tỏa, cộng hưởng tốt. Bass làm tốt, tạo được nền vững chãi cho bài hát từ đó tạo hiệu ứng bùng nổ, mạnh mẽ. Đặc biệt phần mid, khi nghe vocal có độ chi tiết rõ nét ở lời
hát. Mid em này nhìn chung là Mid tiến, nghe nó ở sát sát lỗ tai nên nhiều bài sẽ thấy nền nhạc phía sau khá 3D. Rất hay, nhưng có thể không chính xác ý đồ bản thu mastering.
Còn về yếu tố "Sức khỏe", SEN 3 nó giống như 1 ly Epresso robusta nặng đô, rất thơm ngon nhưng không được uống quá 2 shot - sẽ gây đau đầu chóng mặt. Âm nhạc ở SEN là thế, hay - nhưng hãy nên để âm lượng cỡ <60% để thưởng thức vì nó sẽ không tốt khi dùng nhiều.

2. BeoPlay EQ/EX:
Lại nói lại, vì sao mình để 2 em này chung sân. Mình đã mua cả 2 con này để thử. Điểm khác biệt duy nhất về chất âm 2 em này chính là con EX dùng driver to hơn con EQ. Ưu điểm thì bass nó sẽ đầy đặn, vocal chi tiết rõ nét. Nhược điểm là tốc độ nó kém, đôi chỗ phức tạp nó sẽ bị ù rền nhẹ. Từ đó treb kém chi tiết đi, dải cao không còn trong trẻo nữa. Con EQ thì ngược lại, tốc độ rất tốt, bass gọn gàng. Và chính vì thế mình chọn con EQ chứ không phải là EX.

Về ngoại hình:
wK6wnqpuppRwhchsDVcKvm.jpg

Không có chỗ để chê với đám tai nghe B&O nói riêng và toàn bộ sản phẩm của B&O nói chung. Chính xác hơn với số tiền 8-10 triệu bỏ ra, có nghĩa là bạn đang phải chi trả thêm cỡ 100$ cho chính LOGO và thiết kế của B&O. Với con EQ anh em chú ý nếu fit được thì sẽ rất thoải mái, thoải mái hơn cả đám E8 đời trước. Nhưng với những anh em lỗ tai nhỏ thì có lẽ nên chọn EX vì nó gọn hơn.

Về kết nối: Tương tự SEN 3, không có gì phàn nàn.
Chống ồn nghe gọi: Gút chóp anh em ạ. Khoản này dành tặng lời khen cho em EQ. Chống ồn ở mức rất tốt, không điếc hẳn như Airpod Pro hay Sony WFXM1000M4, nhưng ở mức rất thoải mái. Em này có Adaptive ANC nên kiểu chống ồn nó tự nhiên, không ảnh hưởng tới chất âm nhiều lắm nếu có nghe trong văn phòng.
Nghe gọi rõ ràng, với phần này mình chỉ biết lấy Airpod Apple ra để tham chiếu thôi, cỡ được tầm 7/10 so với Airpod. Họp hành nói chuyện về cơ bản ổn không có gì phàn nàn.

À, còn vụ Control support trên EQ, phải dành tặng 2 từ TỆ HẠI nhé. Mình không ngờ ở năm 202x rồi mà vẫn còn các lỗi ngớ ngẩn sau:
  • Tai ko có ear detected, ko có tự pause khi nhấc tai ra khỏi lỗ tai.
  • Không có next bài, lùi bài
  • Các lệnh khác thì ko hề nhạy, lúc ấn được lúc không. Chán ko tả nổi.
  • Kết nối lúc dc lúc mất. Hay lỗi, app thi thoảng ko connect dc tai. Hay bị nhảy lẫn lộn các chế độ tự động & ko nhớ dc setting.

Về chất âm
Mô tả ngắn gọn về chất âm BeoPlay B&O EQ nó tự nhiên, thư giãn, chi tiết & kỹ thuật. SEN cũng rất chi tiết và kỹ thuật, tuy nhiên nó ở cảm giác muốn tăng volume để đã hơn nữa. Còn với EQ thì đôi lúc bạn lại muốn giảm nhỏ volume để tìm sự tinh tế, nhẹ nhàng thư giãn. Sẽ hoàn toàn không có kiểu mạnh mẽ bùng nổ như SEN. Nếu là người không hay nghe nhạc, ở những phút đầu nghe thử EQ mình chắc chắn các bạn sẽ thấy nó khá hiền lành và không giải trí
Nhưng ngược lại, việc chill with music khi nghe EQ phải nói rất ấn tượng. Âm trường & chi tiết khi so sánh với SEN 3 thì ở EQ B&O làm tốt hơn tương đối. Với SEN 3 là nghe nhạc với cặp Bookshelf nhỏ trong phòng 15m2, thì với EQ đã có tý chút gì đó rộng rãi thoáng đãng giống việc 1 buổi sáng thứ 2 bạn trốn việc, tư pour cafe & enjoy ở góc quán mát mẻ tĩnh lặng - với âm nhạc nhè nhẹ du dương. Âm nhạc và không gian của EQ được tái tại rất tinh tế, cần 1 thời gian đủ lâu để cảm nhận được và đến 1 lúc nghe đủ lâu, bạn sẽ chợt thấy chiếc tai nghe này không hề bị mệt. Treb lên cao, đủ chi tiết, hiss hass không bị gắt. Nếu ở những bản thấp hơn như E8 thứ nhạc tinh tế đó được đánh giá khá nhàm chán, thì ở EQ đã cải thiện rất nhiều ở dải trầm, nó tạo được độ nhấn nhá vừa đủ để hấp dẫn người nghe mà không làm mất đi chất B&O vốn có. Dải trầm gọn gàng, lịch lãm, nó ở mức vừa đủ để nghe Classic, Audiophile Music,...Đặc biệt ở những bài nhạc tham chiếu, cần độ chính xác cao không bị make color lên quá để nịnh tai. Nếu bạn có gu nghe nhạc này, thì EQ sẽ dành cho bạn.

Tham chiếu:
1. SEN 3: So sánh với combo portable để tham chiếu như trên, SEN 3 ghi điểm ở màu sắc trong bài hát hiện lên rất sinh động. Nó giống như việc bạn nhìn 1 bức ảnh trên màn hình OLED SAMSUNG vậy. Mọi chi tiết rực rỡ, nhấn nhá ngọt ngào đằm thắm. Điểm mình không thích và thấy rõ nét nhất khi so sánh với combo tham chiếu là Mid nó quá hỗn, nghe thì thích - nhưng không hợp nghe lâu vì sẽ cảm giác bị mệt. Giống như việc cô bồ bé nhỏ của bạn thi thoảng thầm thì vào tai bạn vài câu thì sướng, nhưng nói nhiều quá nó lại thành ra mất hay.

2. B&O EQ: Giải treb có lên được những chi tiết cao, nhưng thiếu lượng cần thiết để đạt đến tầm tham chiếu. Âm thanh thoáng đãng, nhưng chưa thể rõ ràng, tuy nhiên cũng tiệm cận được mức HIFI (HIEND thì chưa đâu). Dẫu sao không thể yêu cầu quá cao ở chiếc tai nghe mức giá 1x củ này để so sánh với combo trăm củ kia. Nhưng vẫn hy vọng ở những bản nâng cấp tiếp theo hãng đi theo hướng này thì rất phù hợp với những anh em audiophile.
Giải bass chất có, nhưng sẽ ổn hơn nếu đủ lượng & vẫn đảm bảo gọn ghẽ (như con EX đủ lượng& chất nhưng lại thiếu đi speed). Nếu ở SEN 3 là dư quá, thì ở EQ nó lại hơi flat. Thêm tý mắm muối gia vị ở khoản này nữa thì mới tạo được sự hấp dẫn.
beoplay-EQ-00-1.jpg


3. Bowers Wilkins PI7
156646-headphones-review-hands-on-bowers-and-wilkins-pi7-review-images-image1-w0oypcq4mw.jpg

Về con PI7 này đầu tiên nói đến là về mặt thông số nó khác so với đám SEN 3, EQ còn lại. Em PI7 được hãng quảng cáo là sử dụng 9.2mm dynamic drivers kèm 1 con BA. Nói nôm na là thằng Dynamic thì sẽ phụ trách dại trung & trầm, còn thằng BA thì dĩ nhiên sẽ lo dải còn lại (dải cao), tương tự như các flagship khác, mỗi bên đều có tích hợp DAC và Amp, chỉ khác con PI7 này sẽ là 2 đường tiếng.
Soi về mặt thông số, thì riêng con Dynamic tụi B&W này xài sẽ to hơn con EQ (6.8mm) và em SEN 3 (7mm).
Screenshot_20221111_124613_Gallery.jpg

Như mình có phân tích ở trên, ưu điểm của thằng Dynamic lớn là sẽ uýnh dải trầm sẽ tự nhiên, lực hơn, nhược điểm là tốc độ nó sẽ hạn chế hơn Dynamic size nhỏ ở cùng 1 phân khúc. Điều này thể hiện rõ ở con B&O EX, Drive hãng chơi cũng to, nhưng lại là Full-Range nên speed không ăn được con EQ. Nhưng ở PI7 giải pháp 2 đường tiếng này có vẻ hợp lý. Giống như đại đế Sony cũng sử dụng BA & Dynamic cho Flagship Z1R của mình vậy. À, đọc đến đây cho bạn nào chưa tìm hiểu con Z1R thì hãng nó làm 3 driver cơ, 1 con Dynamic 10mm, 1 con super tweet dynamic đồng trục, 1 con BA đánh mid. Dải tần đáp ứng của nó siêu khủng 3Hz-100000Hz.
Tham chiếu sang Sen và EQ thì là 20Hz - 20000Hz.
Con PI7 khá hơn là từ 10Hz-20000Hz.

Thôi, đi vào đánh giá.

- Thiết kế

Khen: Thiết kế con tai rất xịn sò. Điểm nhấn trên bản mình đang sở hữu là màu Champaign Gold - 2 cục kim loại (housing) được hoàn thiện đáng đồng tiền bát gạo. Faceplace làm nét căng, chỉn cho, bắt sáng (tương tự thằng B&O EQ). Mặt trong khác với 2 em còn lại, nó làm kiểu nhựa bóng. Cá nhân mình thích kiểu nhựa bóng này hơn nhựa nhám vì sẽ dễ vệ sinh, mang lại cảm giác xịn hơn nhựa nhám. Con này kích thước khá nhỏ, nhỏ hơn con SEN 3, và nhỏ hơn nhiều so với B&O E


Chê: hộp đựng lại làm bằng nhựa, style giống đại đế Sony. Mình không thích kiểu hoàn thiện bằng nhựa này - nhất là ở với phân khúc giá tiền này thì tốt nhất nên làm bằng kim loại nó mới sang. Dẫu sao cũng phải nói là nhựa ở đây cũng là kiểu hoàn thiện cao cấp, chắc chắn - vẫn ăn đứt kiểu nhựa vải của SEN 3.


- Kết nối:

Thông số không hơn gì 2 con kia, vẫn đầy đủ kết nối. Tuy nhiên, có 1 điểm độc đáo nhất phải nói đến đó là cái CASE của con này nó làm AUDIO TRANMISSION được.
Có nghĩa là gì. Đặt tình huống này nhé:
Khi nghe bluetooth trên APPLE DEVICES, thứ codec duy nhất tụi này chấp nhận là AAC (Codec). MÀ AAC thì sao - nó sẽ là thứ codec tiêu hao phần cứng để decode, bitrate max của AAC đạt được chỉ cỡ 256kpbs gì đấy, tức là nếu bạn có xài Apple Music, Tidal, Qobus xịn đi nữa thì cũng chỉ nghe được cỡ Zing (ít nhất là mặt thông số).
Samsung Devices cũng tương tự, Fold 4, S22U,... cũng chỉ cho phép dùng APTX, bitrate max đạt được ở ngưỡng 384-385kbps gì đấy nếu mình nhớ không nhầm.
Với SEN 3, EQ bạn sẽ phải chấp nhận thực tế này khi dùng Samsung hoặc Apple.


Còn giải pháp của bọn B&W khá hay, khi cắm Case sạc vào đít con Apple, Samsung, hay bất cứ nguồn phát âm thanh nào - nó sẽ là 1 Station phát Bluetooth cho 2 con tai của nó. Với codec mặc định là APTX LL, APTX HD với bản firmware mới (thông số công bố đạt cỡ 24bit 48kbps). Chức năng này có thể nói là ngon cũng được (đối với bạn nào quan trọng chất âm) - nhưng cũng có thể nói là ba xàm, vì đã sinh ra tai không dây, lại còn option cắm dây nào nghe nó stupid kiểu gì. ANW có thì vẫn hơn - ví dụ bạn đi làm cắm Case vào PC ở công ty (ko có card Blutooth) thì vẫn có nhạc hịn mà nghe thì vẫn OKELA.


- Âm thanh:
Screenshot_20221111_124617_Gallery.jpg

Về chất âm con này nó là cộng của cả con EX lẫn con SEN 3 lại.
Nó mang được hơi hướng dải cao của con BA Drive, lên cao, chi tiết, giàu năng lượng, giàu về cả lượng. Mọi thứ rất rất rõ ràng, không phải kiểu chill chill như con B&O EQ nữa (kiểu mắt lim dim nghe nhạc). Và cũng không kiểu thiếu thiếu gắt gắt như con SEN 3.
Về trung âm, MID con này nó turn theo hơi hướng lùi 1 vài steps so với vị trí chuẩn tham chiếu. Nó lùi tương tự thằng B&O EQ, và nó đôi điểm tương đồng với con EX. Nghe kỹ thì sẽ thấy MID nó sẽ có độ cộng hưởng tự nhiên nhất định, sống động, chân thực.
Về âm trầm, điểm sáng giá nhất trên con này chính là bass. Con drive gần 10mm đảm nhận quá tốt vai trò của mình, nó giống việc đôi loa bookshelf của bạn được gắn thêm cặp SUB REL vậy. Các dải cao, trung âm theo mình đánh giá là ổn, dải trầm của nó nếu ai không quen nghe, sẽ thấy nó hơi bạo dâm (anw đôi lúc trong hôn nhân bạo lực tý nó cũng có cái thú vị). Nghe kỹ, nghe quen, sẽ thấy cảm giác Bass con PI7 nó dày, lực, căng, nhấn nhá, nhưng ko lẫn vào trung âm. Tổng thể tạo nên 1 không gian ấm áp, tình cảm, không phải là buổi sáng uống cafe như con B&O nữa mà kiểu ngồi Lounge đớp ly vang tươi cmnr.

Âm trường con này thuộc dạng rộng rãi. Rất dễ hiêu do dải treb được uýnh bởi con BA sẽ tạo cảm giác chung là thoáng đãng. Đương nhiên về khoản Âm trường này nó là 1 từ ngữ rất gây tranh cãi, còn phải xét về Âm hình, bóc tách lớp lang chuẩn thì mới có 1 âm trường hay. Rộng rãi đơn thuần thì nó chỉ hơi hướng surround 3D thôi.
Có vẻ PI7 được hãng điều chỉnh, thực tế việc tăng thêm 2 BA so với PI5 sẽ tăng hài âm của tần số cao lên , nghe sẽ rộng hơn và có độ ngân hơn . Ngoài ra nó còn làm cho dãi trầm của bản nhạc hay hơn, gọn hơn , sâu hơn, soundstage nó rộng hơn, nghe được sự rung động trong giọng ca của ca sỹ (vocal vibaration), không có cảm giác nhạc đang phát ra từ 2 bên tai.

Âm trường con này tốt ở mức tương tự các cặp loa nhỏ ở phân khúc trung bình, còn so sánh với cả 3 con SEN 3, EQ, EX thì nó ngang về chiều ngang (nghe cảm giác đủ khoảng cách) và nó hơn về chiều cao (treb lan tỏa, lên cao đủ chi tiết, ko bị mờ hoặc mất hẳn các chi tiết nhỏ).


- Một số điểm thêm:
Âm báo kết nối: Rất rõ ràng, âm sang chảnh. Không kiểu bé lí nhí như B&O và cũng ko phải đọc lời rất thô thiển như SEN.
Nghe đơn thuần ở trên iPhone sẽ không khai thác được hết dải tần đáp ứng của nó (tạm tin là thế đi vì nói thật cái thông số này quảng cáo là chính). Khi dùng con Case phát nhạc qua APTX (LL hoặc HD) thì nghe tĩnh và chi tiết hơn thấy rõ. Nhược điểm của cách này là lằng nhằng kết nối, thử cho biết thôi, ko có tính thực tiễn.

Kết:
- Chọn SEN nếu bạn là người nghe đa dạng. Khoản tiền bỏ ra tầm 6 triệu cho SEN thực sự đáng từng đồng. Bù lại bạn sẽ có thiết bị nhỏ gọn để nghe nhạc chất lượng cao mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên cũng phải nói đến điểm trừ là thiết kế của nó vẫn quá nhiều nhựa mang cảm giác rẻ tiền.

- Chọn B&O nếu bạn là người yêu màu âm, chất âm lịch sự & thư giãn. Ngoài ra thiết kế, chất liệu hầu hết là Kim loại mang đến cảm giác cầm nắm rất chân thật và khá thiện cảm. Giá của B&O đang khá cao, chênh hẳn 3-4 triệu nếu so với SEN 3. Nên các bạn hãy cân nhắc kỹ. Ở EQ thì bạn sẽ có thể nghe gọi, đàm thoại rất tốt cũng như chống ồn tự nhiên không bị ù bí & đau đầu.

- Chọn B&W PI7 nếu bạn muốn 1 âm thanh đầy đủ 3 dải, mạnh mẽ, chi tiết, đủ sức kích thích giác quan. Toàn bộ phần điều khiển, app, ứng dụng đều tốt hơn hẳn B&O. Điểm trừ có lẽ ở thời lượng pin kém hơn 2 đối thủ trên do kéo nhiều driver, bù lại case sạc lại cho phép sạc lại dc nhiều lần hơn. Tùy bạn quyết định.
 
Last edited:
Cũng đang dùng Sen, nhưng Sen HD 650 :D
Sen 3 mình dùng một thời gian rồi để lại cho em gái, chất âm thì tai trâu như mình hoàn toàn hai lòng, có mỗi cái đeo lên tai lại không thấy sang lắm kkk
 
có thử Sen 3 và EQ ở cửa hàng, thì mình thấy EQ tệ vụ chống ồn hơn? hơi ngược với thớt. Các ý khác thì đều đồng ý
Cuối cùng mình chọn Sen 3 vì nghe tạp :)) dù nghe EQ qua các bài jazz..thực sự hơn hẳn Sen 3
 
có thử Sen 3 và EQ ở cửa hàng, thì mình thấy EQ tệ vụ chống ồn hơn? hơi ngược với thớt. Các ý khác thì đều đồng ý
Cuối cùng mình chọn Sen 3 vì nghe tạp :)) dù nghe EQ qua các bài jazz..thực sự hơn hẳn Sen 3
Vì trong cửa hàng không ồn lắm nên Adaptive nó tự giảm đó bác, ON lên sẽ thấy chả khác gì OFF. Nhưng ở chỗ ồn thật thì nó khá đấy. Con SEN cảm giác nó khử hơi quá, bí bí.
Cũng đang dùng Sen, nhưng Sen HD 650 :D
Sen 3 mình dùng một thời gian rồi để lại cho em gái, chất âm thì tai trâu như mình hoàn toàn hai lòng, có mỗi cái đeo lên tai lại không thấy sang lắm kk
Đúng đấy bác, SEN 3 chơi nhạc tạp thì ko còn gì để bàn nữa rồi.
Còn EQ thực sự phải kiểu nghe giao hưởng, bộ dây, nhạc lớp lang phức tạp thì âm trường nó okela lắm. Bất ngờ vì con tai Bluetooth nó lại chơi ở kiểu hifi như thế.
Còn con SEN thì mình dùng từ nghe rất Sport thôi.
Nếu muốn an toàn, lai tạp giữa SEN 3 và EQ bác nên chọn EX nhé. Nó là gộp cả 2 con này lại đó. Trên tầm EX chắc chỉ có PI7
 
Last edited:
EQ mua JP về có hơn 5 củ. Tính ra p/p thuộc tầm tốt. Nó bảo hành toàn cầu nên cứ full hoá đơn là BH đc ở VN nhé. Mình trc bảo hành con E8 gen2 mua sale ở UK chết pin, mang ra Beo store Tràng tiền HN đc đổi con E8 gen3 luôn. Mình hợp con EQ, nói chung nghe nhạc giải trí chất âm vậy là phù hợp với tai mình thời điểm hiện tại.
 
Last edited:
EQ mua JP về có hơn 5 củ. Tính ra p/p thuộc tầm tốt. Nó bảo hành toàn cầu nên cứ full hoá đơn là BH đc ở VN nhé. Mình trc bảo hành con E8 gen2 mua sale ở UK chết pin, mang ra Beo store Tràng tiền HN đc đổi con E8 gen3 luôn. Mình hợp con EQ, nói chung nghe nhạc giải trí chất âm vậy là phù hợp với tai mình thời điểm hiện tại.
Để mai đánh giá thêm con Bower Wilkins PI7, em này thì lại hay ho hơn EQ 1 nấc 😅
Con Beo EQ JP vẫn được bảo hành hả bác, nếu mua dc tầm giá 6tr thì quá thơm. Giờ lướt chính hãng vẫn tầm 8 triệu đắt lòi.
 
Để mai đánh giá thêm con Bower Wilkins PI7, em này thì lại hay ho hơn EQ 1 nấc 😅
Con Beo EQ JP vẫn được bảo hành hả bác, nếu mua dc tầm giá 6tr thì quá thơm. Giờ lướt chính hãng vẫn tầm 8 triệu đắt lòi.
Yên đang rẻ, mấy món này mua rẻ theo mờ. Bower Wilkins PI7 bên JP cũng chỉ tầm hơn 3 man, Bọn B&O thì mua của store có bill đủ serial sản phẩm các thứ là đc BH thôi. Đợt mua mình cũng định lấy con BW nhưng thích ngoại hình con Beo hơn, nếu con BW hay quá thì mình lại tính làm thêm 1 con bên JP về, cũng nan giải giờ 3-4 cái tai nghe mà cũng thỉnh thoảng mới dùng nên cũng thấy hơi thừa. Trung bình 1 tuần dùng 1-2 lần. đa phần trong thời gian nghỉ trưa ở chỗ làm...
 
Để mai đánh giá thêm con Bower Wilkins PI7, em này thì lại hay ho hơn EQ 1 nấc 😅
Con Beo EQ JP vẫn được bảo hành hả bác, nếu mua dc tầm giá 6tr thì quá thơm. Giờ lướt chính hãng vẫn tầm 8 triệu đắt lòi.
Yên đang rẻ, mấy món này mua rẻ theo mờ. Bower Wilkins PI7 bên JP cũng chỉ tầm hơn 3 man, Bọn B&O thì mua của store có bill đủ serial sản phẩm các thứ là đc BH thôi. Đợt mua mình cũng định lấy con BW nhưng thích ngoại hình con Beo hơn, nếu con BW hay quá thì mình lại tính làm thêm 1 con bên JP về, cũng nan giải giờ 3-4 cái tai nghe mà cũng thỉnh thoảng mới dùng nên cũng thấy hơi thừa. Trung bình 1 tuần dùng 1-2 lần. đa phần trong thời gian nghỉ trưa ở chỗ làm...
b&o h9i bản mới 2022 cắm dây 3.5 đã fix hết lỗi của bản cũ về cách âm chống ồn chủ động với chất âm chưa vậy các bác
 
b&o h9i bản mới 2022 cắm dây 3.5 đã fix hết lỗi của bản cũ về cách âm chống ồn chủ động với chất âm chưa vậy các bác
Mình chưa dùng con này nên ko biết đâu bạn ơi, cứ ra Store mang theo đồ đến mà test thôi.
 
hôm nào mới bác trải nghiệm thêm mấy con flagship UE100 của astell and kern, N10 plus của Nuarl, Hexamove pro của VMODA, ZE3000 của Final xem thê nào nhja
 
hôm nào mới bác trải nghiệm thêm mấy con flagship UE100 của astell and kern, N10 plus của Nuarl, Hexamove pro của VMODA, ZE3000 của Final xem thê nào nhja
Okie bác. Riêng AK thì mình dị ừng từ thời con T9ie flagship, nghe âm như hạch. Ko biết lái sang mảng TW nó thế nào. Đồ AK đúng thật tín mỗi DAP của nó thôi. Vẫn đang đợi SP3000 hạ nhiệt để xúc. Hôm rồi đi off nghe phê quá, hơn hẳn 2k
 
Mấy con tws này cứ airpod pro với buds pro mà phang thôi. Nghe nói thật là hay hơn tỉ con trên thị trường nhất là con buds pro. Mà tính năng thì đập chết ăn thịt :))
 
Đã nghe đủ loại nhưng rồi cũng quay lại với AP Pro. Có vẻ tai mỗi người mỗi khác nhưng thật sự không chịu nổi kiểu âm bass của mấy con như Sen3 hay Sony MX4, cứ kiểu quá dư và ầm ù khó chịu.
AP Pro theo đánh giá cá nhân âm nó cân bằng, độ chi tiết mình thấy cũng làm rất tốt, nghe rất thoải mái.
Còn cái xuyên âm của nó thì bá cmn đạo rồi, nó rất thật chứ không phải cảm giác âm thanh bị lọc lại bởi 1 thiết bị điện tử. Đi ngoài đường đeo mở nhạc nhẹ nhẹ vừa nhẹ đầu mà vẫn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
 
Đã nghe đủ loại nhưng rồi cũng quay lại với AP Pro. Có vẻ tai mỗi người mỗi khác nhưng thật sự không chịu nổi kiểu âm bass của mấy con như Sen3 hay Sony MX4, cứ kiểu quá dư và ầm ù khó chịu.
AP Pro theo đánh giá cá nhân âm nó cân bằng, độ chi tiết mình thấy cũng làm rất tốt, nghe rất thoải mái.
Còn cái xuyên âm của nó thì bá cmn đạo rồi, nó rất thật chứ không phải cảm giác âm thanh bị lọc lại bởi 1 thiết bị điện tử. Đi ngoài đường đeo mở nhạc nhẹ nhẹ vừa nhẹ đầu mà vẫn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Mình cũng hay nói câu này. Và đó là lý do khiến APP phổ biến với phần đông người dùng iPhone vì nó đáp ứng tốt mọi nhu cầu. Dĩ nhiên nhu cầu ở đây là nhu cầu cơ bản.
Nó giống như việc bác chuộng cafe Highlands, như bao người khác.
Nhưng với 1 số bộ phận người có nhu cầu cao hơn, gu uống khó tính hơn, kiến thức đủ nhiều hơn, thì sẽ thích Colombia, Geisha, Ethiopia,... Với yêu cầu về độ rang, thao tác pour, espresso,... Cần phải chính xác để giữ dc hương vị.

Không ai nói ai hơn ai ở khoản này.
Và cũng chả sao hết khi người khác chưa trải nghiệm thì sẽ cho rằng thứ mình đang hài lòng là tốt nhất rồi.

Chỉ khi mình thực sự có nhu cầu cao thì mới thấy cần phải nâng cấp từ con APP.

Và mình nói thật, chất âm con APP nó chỉ phục vụ được nhu cầu quá đỗi bình thường & cơ bản. Như ly nâu đá ở Highland mà thôi.
 
Mấy con tws này cứ airpod pro với buds pro mà phang thôi. Nghe nói thật là hay hơn tỉ con trên thị trường nhất là con buds pro. Mà tính năng thì đập chết ăn thịt :))
Cũng sai. Nhu cầu mỗi người mỗi khác.
Mình thì đang dùng AP3 cho nhu cầu hội họp trên công ty.
Khi buổi trưa nằm nghỉ, thì sẽ lại phải là 1 con TWS chất lượng tốt để nghe Jazz, Classic. Đám APP AP3 không thể dùng để nghe nhạc chất lượng cao, nó như đấm vào tai vậy.
Về tính năng, nếu là chú trọng đàm thoại thì ắt hẳn Jabra, AP nó đang làm rất tốt.
Còn nếu là nghe nhạc, AP, Buds,... Không có tuổi để đưa lên bàn cân.
Buds 2 Pro cũng là 1 con dynamic 10mm cấu hình khá kinh, đặc biệt khi dùng Samsung thì nó sẽ nghe dc Hires 24bit 48khz dựa trên codec Samsung Lossless gì gì đó.
Nhưng chất lượng chỉ đáng với giá 2-3 triệu của nó mà thôi. Mình ko đánh giá cao.

@ À, nói đến đàm thoại, lọc âm, xuyên âm. Con PI7 với con EQ rất tốt đấy, còn con Bud 2 pro nghe vẫn giả tạo lắm. Ko tự nhiên. Nhưng với mức 3tr đổ lại thì đúng là con Bud đáng tiền.
 
Last edited:
Back
Top