Bắc Kinh nói Mỹ can thiệp vào hợp tác Trung Quốc - Đức là 'ngoại giao cưỡng bức'

Đãi "bạn" có nhiều cách đãi, bán nhà để đãi "bạn" thì cực kỳ vớ vẩn. Bán cho nó dù "chỉ" 1/4 thì cũng sẽ là bàn đạp để nó mở rộng ảnh hưởng, rồi sau này lỡ có biến trở mặt nhau muốn buông tay lấy lại cũng sẽ thối um lên. Mà đâu chỉ bán cái cảng này, mấy cái thế hệ welfare này nó bán đất bán công ty bán công nghệ từa lưa hết.
coYMQHT.png
Họ chỉ được cái tên trên đấy chứ có quyền làm chủ, quyền điều khiển gì của cái chỗ đấy đâu.
Nó là 1/4 của cái terminal nhỏ nhất trong rất nhiều cái terminal của cải cảng đấy.

/

Còn đấy thì tôi thì mới edit post xong. Mô hình của ông Anh với ông Mỹ thì đúng là phải đề phòng hơn thật vì mất một vài cái công nghệ lõi dễ ảnh hưởng đến toàn ngành lắm, nhưng mà gì, riêng ông Mỹ thì ông ấy có tích luỹ đủ thứ quyền lực mềm, quyền lực cứng, trong đó có quyền in tiền, nên ông ấy đỡ hơn mấy ông kia mà thôi.

Chứ còn thời điểm Anh-Mỹ và tất cả đám to đầu phương Tây bắt đầu hò lên là: "Đừng chơi với nó, đừng bán cho nó cái này cái kia", thì nó cũng được mấy chục năm rồi, nhưng chính là mấy nước cảnh báo ấy mất công nghiệp.

Cơ sở kinh tế của Đức là doanh nghiệp vừa và nhỏ, dễ lừa dễ ép mà? Bao nhiêu năm nay họ rình mua hoặc ăn trộm công nghệ lõi, 8 năm vừa rồi nó còn mua nhiều doanh nghiệp trong đó có khoảng 50 cái doanh nghiệp vừa và nhỏ hàng xuất sắc đấy. Nhưng họ có mua thế chứ mua nữa thì cũng ăn thua gì, nên họ đã, đang phải mạo hiểm thay đổi hệ thống kinh tế của họ đấy.

Chơi với nó cũng thỉnh thoảng phải cho nó quà gì từ mình để nó còn tin tưởng và có cái bấu víu, mà cũng phải thỉnh thoảng để cho nó "copy bài" (dù với cá nhân doanh nghiệp bị mất cắp thì là thiệt), vì trình độ của hai bên phải gần nhau (còn nhiệm vụ luôn luôn luôn vượt lên nó là của mình), chứ nó dốt quá nghèo quá thì nó mua hàng của mình làm gì?
 
Last edited:
Bọn đức mà ko thua ww1 thì nó liếm cái Thanh Đảo độ thêm vài chục năm nữa :nosebleed:
Nhiều mà quân đội bắc Dương là do sỹ quan đức dạy mà, rồi cải cách quân đội của minh trị cũng đi theo mô hình và đức dạy. Quân đội nga , sau là liên xô cũng là do đức huấn luyện chứ đâu. ( Nếu Việt nam không bị pháp xâm lược, thì chắc cũng mời sỹ quan đức qua huấn luyện). Anh đức có ơn với châu á mà. Ảnh chưa gây ra tội ác gì với châu á mà toàn giúp chống thực dân. Thậm chí nhờ hittler gây chiến , các nước châu á mới có cơ hội độc lập không mút mùa làm nô lệ thôi. Các bác căm thù phát xít Đức đấy là kiểu do truyền thông phương tây dạy, chứ nó khá là tốt với châu á.
xRAbI1X.png
 
Thời Tưởng Giới Thạch có giai đoạn Đức-Trung khoái nhau lắm. Trung còn mời tướng Đức sang huấn luyện quân đội giúp. Quá khứ tái hiện.
Con nuôi của Tưởng thì phải còn đc Đức quốc xã huấn luyện và có chiến đấu thì phải, có ảnh chụp mặc quân phục QX hẳn hoi, nhìn cũng khí chất lắm chứ ko hề phèn đâu.
Mà ngày xưa anh Hit ve vãn Tưởng mà, cơ mà chị Tống Mỹ Linh theo Mỹ chứ éo có theo anh Hit, trong khi Tưởng lưỡng lự và có vẻ nghiêng về Hit hơn, cơ mà bị chị Linh bắt theo Mỹ.
 
Nhờ tụi nó cuồng quá mà:
Audi có cái mồm rộng ngoặc ra cười
Mẹc có cái grill như cái song sắt nhà tù
BMW có cái mũi trâu
Think chanh.
TQ là thị trường lớn nhất của xe đức , Volkswagen bán 2.5 triệu xe 1 năm .Audi, BMW và Mercedes-Benz chiếm 80% thị phần xe hơi hạng sang tại Trung Quốc. Ko có TQ ngành ôtô đức tiêu
 
TQ là thị trường lớn nhất của xe đức , Volkswagen bán 2.5 triệu xe 1 năm .Audi, BMW và Mercedes-Benz chiếm 80% thị phần xe hơi hạng sang tại Trung Quốc. Ko có TQ ngành ôtô đức tiêu

Sắp tới là Tesla và cái nhà máy Giga của Tesla. Dân Tàu đăng lên tiktok toàn khoe Tesla :censored:, mà con BMW 4 chạy điện thì tụi Nhật cuồng hơn chứ xe sang của Đức chạy điện chắc có Audi tụi Tàu nó ham hơn.

Gửi từ Cuốc Thoại Tiểu Mễ. bằng vozFApp
 
Ý tôi là cùng là xe Đức nhưng nó khoái BMW hơn Mẹc
Gần đây không cập nhật nhưng doanh số ở TQ thì 2 thằng ngang nhau mà. Mẹc còn nhỉnh hơn bmw 1 tí
sqsLEfE.png

Thằng Audi trước đây là mạnh nhất trong 3 thằng ở thị trường TQ nhưng hụt hơn dần
 
Sắp tới là Tesla và cái nhà máy Giga của Tesla. Dân Tàu đăng lên tiktok toàn khoe Tesla :censored:, mà con BMW 4 chạy điện thì tụi Nhật cuồng hơn chứ xe sang của Đức chạy điện chắc có Audi tụi Tàu nó ham hơn.

Gửi từ Cuốc Thoại Tiểu Mễ. bằng vozFApp
Con B 4 điện cũng sx ko kịp thở để giao hàng .
 
cái gì cũng phải nhìn 2 chiều anh ạ , thằng Đức bán cảng (thực ra là cổ phần của 1 phần của bến cảng) cho TQ là với hy vọng có thể làm điều tương tự ngược lại với TQ . Cứ thử đợi đến lúc TQ mở cửa cho đầu tư nước ngoài xem thằng nào nhiều tiền hơn thằng nào .
Cũng không phải. Bên Đức có đầu tư phát triển hệ thống tình báo nọ kia đâu (mới đây Mỹ bảo tình báo Đức toàn lũ vừa ngu vừa kém vừa vênh váo). Mấy trò chính trị điều khiển ấy một nước phân quyền thì lại không có lợi bằng nước tập quyền.

Cái quan trọng là mấy nước xung quanh Trung Quốc như Trung Á, Cả hai đang thích nhảy vào Trung Á phát triển năng lượng tái tạo. Bên Đức bảo rằng về vấn đề năng lượng tái tạo thì TQ là đồng minh. Như cái dự án green hydrogen 50 tỏi Đức vừa đầu tư vào Kazakhstan thể nào sau cũng có phần cho TQ làm (chạy bằng điện gió, pin mặt trời và thuỷ điện). Cái Vành đai con đường của TQ thì cũng phù hợp với việc phát triển Kazakhstan thành Middle Corridor (châu Âu tất nhiên sẽ mua một số thứ khác của Kazakhstan như đất hiếm chẳng hạn). Và quan trọng là cả Kazakhstan lẫn Uzbekistan đều đang cải cách dân chủ, tức là ngả theo mô hình gần EU về mặt chính trị.


Túm lại so với thằng "chủ quản" phía Đông trước của mấy nước Trung Á này, tức là cái thằng bây giờ suốt ngày doạ nuke và lúc nào cũng tư duy theo kiểu "tao không còn con đường nào khác là phải chiếm thằng này, chặn thằng kia", thì trước mắt TQ đang thân thiện hơn gấp 1 tỷ lần. TQ đang hợp tác cho các nước "vùng đệm" cơ hội phát triển, lựa chọn cái tốt của cả hai bên mà theo. Mà trong những quá trình đó, nước Đức đã và đang thọc tay vào "điều phối" (tất nhiên), như thế là liên quan đến cả kinh tế, tài nguyên chiến lược lẫn chính trị. Nứớc Đức vừa mở văn phòng Ngoại giao Hydrogen chính thức ở Astana. Còn Uzbekistan thì ngay hôm bà Ngoại trưởng Baerbock đến thăm, đã thả mớ tù chính trị (bị bắt vì biểu tình ủng hộ quyền ly khai của nước CH Karakalpak thuộc Uzbekistan).

Từ góc độ một nước mới độc tài hoá như TQ mà để cho mấy hàng xóm phát triển theo một mô hình khác hẳn thì đó là một sự cố gắng đáng được đánh giá cao (bởi vì đã để cho người ta dân chủ hoá, sau này TQ có mâu thuẫn với EU chăng nữa thì khả năng cao dân chúng các vùng kia tự họ sẽ đứng lên bảo vệ nền dân chủ của họ chứ ko dễ lung lạc đâu), mặc dù cái này tất nhiên là lựa chọn của các nước đó trước đã.


Và với nước to nước nhỏ gì cũng thế thôi, Đức nói rất rõ: hydrogen của Đức là hydrogen dân chủ. Nói chung từ góc độ các nước kia, ngoại trừ cái việc sản xuất và bán năng lượng, thì quan trọng là nó đi kèm quá trình đào tạo nhân lực chất lượng cao và đầu tư vào các ngành kỹ nghệ cao cấp nữa (các công ty của Đức mà trước ở Nga đang bật rễ sang Kazakhstan), vì cộng sinh kiểu 4.0 nó không giống như khai thác thuộc địa thời thực dân.

Ngay cả đồng minh truyền thống của TQ là Pakistan cũng đang "mơi" Đức về vấn đề NLTT.


Mọi thứ đang tốt đẹp, và không cần bạo loạn lật đổ với bom dân chủ gì hết.

Nhưng bây giờ mà phát sinh vấn đề gì từ cái chuyện Đài Loan thì tất cả loạn lên hết. Hoặc chỉ cần là Đức và TQ tách ra ko hợp tác gì nữa thì cứ thằng này làm, thằng kia phá để tranh giành làm dự án và ảnh hưởng chính trị, thì tất cả cũng đổ sông đổ bể.

/
Hoa Kỳ hiện không có vai trò gì ở đấy lắm vì mấy nước kia chả có tiềm năng gì mấy về dầu với khí. Kazakhstan chỉ được mỗi cái là nhiều gió, nhiều nắng, còn Uzbekistan thì dân hơi đông, túm lại là vô tích sự.

Nên căn bản như ý TQ là tìm được khoảng trống mà hợp tác với Đức mà không có Mỹ thọc vào nhé.

Các nước EU khác thì Pháp cũng đang tán Trung Á, mà cái hydrogen thì OK giống mục đích của team kia nhưng Pháp cũng muốn tán cả cái hột nhân nữa.
 
Last edited:
Cũng không phải. Bên Đức có đầu tư phát triển hệ thống tình báo nọ kia đâu (mới đây Mỹ bảo tình báo Đức toàn lũ vừa ngu vừa kém vừa vênh váo). Mấy trò chính trị điều khiển ấy một nước phân quyền thì lại không có lợi bằng nước tập quyền.

Cái quan trọng là mấy nước xung quanh Trung Quốc như Trung Á, Cả hai đang thích nhảy vào Trung Á phát triển năng lượng tái tạo. Bên Đức bảo rằng về vấn đề năng lượng tái tạo thì TQ là đồng minh. Như cái dự án green hydrogen 50 tỏi Đức vừa đầu tư vào Kazakhstan thể nào sau cũng có phần cho TQ làm (chạy bằng điện gió, pin mặt trời và thuỷ điện). Cái Vành đai con đường của TQ thì cũng phù hợp với việc phát triển Kazakhstan thành Middle Corridor (châu Âu tất nhiên sẽ mua một số thứ khác của Kazakhstan như đất hiếm chẳng hạn). Và quan trọng là cả Kazakhstan lẫn Uzbekistan đều đang cải cách dân chủ, tức là ngả theo mô hình gần EU về mặt chính trị.


Túm lại so với thằng "chủ quản" phía Đông trước của mấy nước Trung Á này, tức là cái thằng bây giờ suốt ngày doạ nuke và lúc nào cũng tư duy theo kiểu "tao không còn con đường nào khác là phải chiếm thằng này, chặn thằng kia", thì trước mắt TQ đang thân thiện hơn gấp 1 tỷ lần. TQ đang hợp tác cho các nước "vùng đệm" cơ hội phát triển, lựa chọn cái tốt của cả hai bên mà theo. Mà trong những quá trình đó, nước Đức đã và đang thọc tay vào "điều phối" (tất nhiên), như thế là liên quan đến cả kinh tế, tài nguyên chiến lược lẫn chính trị. Nứớc Đức vừa mở văn phòng Ngoại giao Hydrogen chính thức ở Astana. Còn Uzbekistan thì ngay hôm bà Ngoại trưởng Baerbock đến thăm, đã thả mớ tù chính trị (bị bắt vì biểu tình ủng hộ quyền ly khai của nước CH Karakalpak thuộc Uzbekistan).

Từ góc độ một nước mới độc tài hoá như TQ mà để cho mấy hàng xóm phát triển theo một mô hình khác hẳn thì đó là một sự cố gắng đáng được đánh giá cao (bởi vì đã để cho người ta dân chủ hoá, sau này TQ có mâu thuẫn với EU chăng nữa thì khả năng cao dân chúng các vùng kia tự họ sẽ đứng lên bảo vệ nền dân chủ của họ chứ ko dễ lung lạc đâu), mặc dù cái này tất nhiên là lựa chọn của các nước đó trước đã.


Và với nước to nước nhỏ gì cũng thế thôi, Đức nói rất rõ: hydrogen của Đức là hydrogen dân chủ. Nói chung từ góc độ các nước kia, ngoại trừ cái việc sản xuất và bán năng lượng, thì quan trọng là nó đi kèm quá trình đào tạo nhân lực chất lượng cao và đầu tư vào các ngành kỹ nghệ cao cấp nữa (các công ty của Đức mà trước ở Nga đang bật rễ sang Kazakhstan), vì cộng sinh kiểu 4.0 nó không giống như khai thác thuộc địa thời thực dân.

Ngay cả đồng minh truyền thống của TQ là Pakistan cũng đang "mơi" Đức về vấn đề NLTT.


Mọi thứ đang tốt đẹp, và không cần bạo loạn lật đổ với bom dân chủ gì hết.

Nhưng bây giờ mà phát sinh vấn đề gì từ cái chuyện Đài Loan thì tất cả loạn lên hết. Hoặc chỉ cần là Đức và TQ tách ra ko hợp tác gì nữa thì cứ thằng này làm, thằng kia phá để tranh giành làm dự án và ảnh hưởng chính trị, thì tất cả cũng đổ sông đổ bể.

/
Hoa Kỳ hiện không có vai trò gì ở đấy lắm vì mấy nước kia chả có tiềm năng gì mấy về dầu với khí. Kazakhstan chỉ được mỗi cái là nhiều gió, nhiều nắng, còn Uzbekistan thì dân hơi đông, túm lại là vô tích sự.

Nên căn bản như ý TQ là tìm được khoảng trống mà hợp tác với Đức mà không có Mỹ thọc vào nhé.

Các nước EU khác thì Pháp cũng đang tán Trung Á, mà cái hydrogen thì OK giống mục đích của team kia nhưng Pháp cũng muốn tán cả cái hột nhân nữa.
tóm lại vấn đề Tân cương thì sao?
 
giới trẻ Mỹ, phương Tây giờ thích cơm sườn dữ lắm. Tôi lên Reddit, Twitter bảo chúng nó: tụi mày ko biết tụi mày đang ước được cái gì đâu, tao đang sống ở đất nước cơm sườn đây.

Tụi nó gạch đá tôi quá trời :too_sad:

Lạ một cái tụi nó chửi Trung Quốc nhiều nhưng thích cơm sườn. Có lẽ trong cái đầu mơ mộng màu hồng của bọn đấy, chúng nó tin rằng bản thân có thể xây một version xịn hơn TQ, một thế giới cơm sườn mới "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn", đem lại hạnh phúc cho mọi người?
Như mình thì chúng nó gọi là Tankie, khác hoàn toàn cái cơm sườn mà chúng nó mơ tới thì ghét là phải :D
 
tóm lại vấn đề Tân cương thì sao?
Scholz có bảo cũng sẽ nói chuyện Tân Cương với Tập.

Nhưng Tân Cương thì khó hơn vì nó là vùng trong nội địa TQ. Với một nước có truyền thống chính trị kiểu TQ thì thường không muốn nước khác thọc tay vào vấn đề nội bộ, kể cả là có ý tốt.

Thực ra Đức cũng có kinh nghiệm về cái cân bằng vùng miền với giảm thiểu sự bất mãn với các vùng khác biệt nhau đấy, cả ở trong nội bộ Đức và trong các nước EU khác. Có cách cả, và bản thân bên thứ ba luôn có tư thế tốt sẵn nhé, vì bên ba là người ngoài không liên quan - chứ chính phủ trung ương thọc tay giải quyết vấn đề vùng miền kể cả bằng cách tử tế như đầu tư kinh tế đi, cũng dễ thành thiên vị cho nhóm này nhóm kia hoặc bị nghi ngờ là như thế. Nhưng nói chung là cũng như ở TBN, Hy Lạp hay Kazakhstan bây giờ, phải cho nó thọc tay vào điều phối tận nơi thì nó mới có hiệu quả rõ rệt ra được.

Và tất nhiên có như thế thì hai bên phải tin cậy nhau ở mức cực kỳ lớn, và đương nhiên cái thằng bên ba kia phải có thiện chí. Một thằng bên ba mà là nước đa nguyên (Đức đa nguyên hơn tất cả các nước phương Tây to đầu khác nhé) có mô hình đang phát triển thì những kiểu can thiệp như thế là nghề của người ta.

Chứ cái kiểu của mấy ông Đông Á như trước giờ, hoặc kể cả như Ba Lan, Hungary bây giờ, thì được cái an toàn về mặt chủ quyền ko dây dưa. Nhưng cứ kiểu "Mày đưa tiền cho tao, đào tạo chuyên gia cho tao, còn tao làm gì với tiền, quy hoạch cho chuyên gia làm việc như thế nào là chủ quyền không thể xâm phạm của tao", thì chả bao giờ có cái kết quả gì về cân bằng vùng miền đâu, mà còn tạo khoảng trống thêm cho tham nhũng lãng phí.

Dự là việc gì thì được, chứ việc Tân Cương, Tập ậm à ậm ờ "chủ quyền blah blah", sau đó Scholz thì về khoe rằng ít ra thì tôi cũng lên tiếng bảo vệ cho nhân dân Tân Cương nhé. Hết chuyện.
 
Last edited:
Back
Top