Bắc Kinh nói Mỹ can thiệp vào hợp tác Trung Quốc - Đức là 'ngoại giao cưỡng bức'

Về Tân Cương thì Đức tích cực đặt nhà máy gần trại tập trung.
Nổi tiếng nhất là Volkswagen, trong bán kính 30km vô số trại tập trung. Khi lên báo CEO bảo "Tôi vô cùng tự hào tạo được công ăn việc làm cho lao động địa phương":)
Cái bọn to đầu thì đều chuối củ như nhau, hở xích ra thì không có vũng bùn nào mà không đớp.


Ở châu Âu có kiểu "mọi người" vẫn dùng uy tín của nước Đức (chả hiểu sao thị trường lại có thể tin vào điều đó) để vay tín dụng. Ngoài ra còn có các quỹ của châu Âu nữa, rồi đám làm bank ngu hết chỗ nói ở Đức nữa. Thế là mấy nước hệ thống yếu, làm ăn không hiệu quả, bị sâu mọt hoá, mới đẻ ra cái khủng hoảng năm 2008. Các chính quyền vẽ ra các kế hoạch hạ tầng hoặc quốc phòng rồi rủ tư bản nước ngoài vào ăn chia tham nhũng, trong đó có Siemens, Rheinmetall. Sau đó khi khủng hoảng nổ ra và đám các nước nhà giàu chửi các nước kia là tham nhũng, lãng phí, thì các nước kia cảm thấy rất oan ức vì toàn bộ quá trình tha hoá của họ cũng có phần của người Đức và đám giàu có khác đấy chứ.

Nhưng dù họ giãy dụa, cay cú, thậm chí đòi bồi thường WW2, thì bên kia cầm tiền vào cứu vẫn đè ra ép phải cải cách hệ thống, ép phải đầu tư theo những hướng mới (lần này thì ko có hạ tầng với quốc phòng gì hết, mà là dự án năng lượng, dự án giáo dục, công nghệ IT...). Căn bản team Siemens và Rheinmetall là team Siemens và Rheinmetall, còn team chính quyền Đức + EU là team chính quyền Đức + EU.

Thế hoá ra lúc trước nhờ có team Siemens, Rheinmetall... phá phách, "bóc lột", mà mới có cớ cho việc tăng cường các cơ chế kiểm soát vốn cho vay trong EU và dẫn đến hài hoà hoá giữa hệ thống kinh tế của Trung-Tây Bắc-Bắc Âu với các thành phần yếu hơn. Bây giờ các thành phần kia, nhất là 2 nước Iberia, ngộ ra là, hoá ra "bị độ hộ" tạm thời vậy chứ, cũng không tới nỗi tệ, mà còn giảm căng thẳng vùng miền, bây giờ trình độ lao động ở 2 nước đó khá hơn hẳn so với trước.

Thực ra thì do ngẫu nhiên mà nó thành thế, chứ không ai cố tình cả. Như đã nói là do hệ thống đa nguyên, chính quyền trung ương khó khống chế mọi thứ theo kiểu "Just as planned" như trong phim lắm, vì họ đâu khống chế được hết các actors ngay trong hệ thống của họ đâu.

Vừa rồi có vụ ông Manfred Weber này, vốn là thành viên CSU là Đảng bảo thủ chị em với CDU ở Đức và chủ tịch đảng EPP liên quốc gia bảo thủ ở châu Âu (chính ông ấy đáng ra mơí ngồi ở vị trí bà von der Leyen bây giờ, vì ông được bên dưới bầu lên, nhưng Macron và Orban ghét nên đẩy sang bà kia): ông ấy tự dưng lại giúp cánh Meloni và Berlusconi lên nắm quyền ở Ý. Thế là Chủ tịch CSU kiêm Thủ hiến bang Bayern là ông Markus Söder họp hội đồng CSU, triệu ông Weber lên mà chửi, hỏi sao làm thế. Ông Weber trả lời: Ở Ý nó khác, mà lúc đó tôi linh cảm làm thế là đúng/


/

Thậm chí, vừa rồi có ông GS Mỹ tên Walter Russell Mead sang Đức gặp đủ thành phần từ tư nhân đến chính quyền địa phương, trung ương. Ở nhà đọc báo cứ tưởng sang đến nơi phải thấy một bãi đại loạn, nghĩ trời sắp sập cơ. Hoá ra cả làng đang ngồi chờ để nhảy vào tái thiết cả Ukraina lẫn nước Nga:
https://elitenews.uk/germans-see-affluence-ahead-wsj/

Thì sập hẳn, xây lại từ đầu thì bộ máy nó sẽ trôi chảy và hài hoà với bộ máy của chính những người đang xây nó hơn mà.

Chuối cmn nải.

Cơ bản là, bề ngoài có thể đám này cũng thích lên báo kêu than, bi quan, nhưng chính vì họ đã xây lại mọi thứ từ chỗ không còn gì sau WW2 (mà họ phải bồi thường còn nhiều hơn tiền kế hoạch Marshall nhé), nên bản chất là họ nghĩ cái đó cũng áp dụng với các nơi khác.




riêng về trò cân bằng vùng miền thì cách của đức chắc chắn ko phù hợp với tàu, vì khác đức, các phong trào ở tàu kiểu gì cũng có lực bơm từ ngoài vào, còn ai bơm thì tự biết
Còn cách của bọn tàu nói thật là ngoài việc nó xâm phạm nhân quyền ra thì nếu chỉ xét hiệu quả thì nó là best rồi. Đó là cách tụi nó đúc kết cả nghìn năm nay, đồng hoá hết lưỡng quảng, vùng phía tây.... Chỉ có 1 dân tộc duy nhất cách đấy fail là đông lào thôi


Vấn đề là truyền thống nó thâm căn cố đế vậy rồi. Tập cũng đã chọn kiểu độc tài hoá về chính trị ở tầng trên thì làm sao mà cho ai nhảy vào làm kiểu kia nổi - nó sẽ mất tính chất thuần nhất của hệ thống chính trị đi. Đây cũng là một lý do họ muốn dẹp Đài Loan đi, vì Đài Loan là 1 thằng cùng dóng máu ở bên cạnh mà có mô hình dị biệt, "tư duy dị biệt" (chưa nói việc Đài Loan ở bên cạnh cộng hưởng với "tư duy dị biệt" của Hồng Kông). Tương tự như Ukraina - Ukraina chuyển sang mô hình phương Tây thì cũng tạo sức ép rất nhiều lên chế độ của Putin.

Thực ra xét cho cùng tham vọng của Tập cũng khá giống Pyotr Đại đế: học phương Tây về (mô hình) kỹ thuật, tác phong cá nhân, một số khía cạnh quy hoạch quốc gia, nhưng tập quyền hoá. Nhưng Pyotr được thời hơn vì thời đó tư tưởng tập quyền nó đang lên, mà cái chủ nghĩa quốc gia-dân tộc thì nó bắt đầu manh nha ở phương Tây luôn cho nên mô hình đấy cả Tây cả Đông thấy thông cảm được, mà cũng dễ dụ nhân sĩ nước ngoài sang bổ sung, tức nói chung là dễ được ủng hộ. Mà cải cách của Pyotr cũng có những điểm tàn bạo xét từ góc độ các vùng miề và dân tộc này nọ, nhưng mà nói chung là họ chấp nhận được.
Bên Tập thì cái khoảng cách cần lấp đầy giữa hệ thống kinh tế (mới sáng tạo dựa trên hệ thống nước ngoài) với hệ thống chính trị, truyền thống và những nhu cầu hiện đại... nó khá lớn. Nên chắc là Tập sẽ vất hơn. Được cái là lực lượng tinh hoa của TQ thì tốt, tinh thần cũng tốt, không biết có giúp Tập cáng được không.

Tôi nghĩ là hỏng thì nó cũng không hỏng, nhưng hệ thống lưỡng cực kiểu này có thể đạt những mục tiêu nào đó nhưng cũng sẽ tạo ra nhiều nguy cơ.


Tôi chỉ nghĩ là, chắc đám Đức cho rằng "họ" của WW2 là cùng cực của tư duy bá đạo toàn trị mà còn thay đổi được, thì người khác cũng thế. Nhưng thực ra bên dưới con quái vật, bản chất của họ là tinh thần của HRR vẫn còn bên dưới.

Chứ nước khác nếu chủ động chọn chăng nữa, mà hệ thống lớn quá, thì phải có quá trình, duyên may hội tụ rồi nhiều thứ thay đổi về môi trường quốc tế, và chắc sẽ trải qua ko phải chỉ 1 dịp khủng hoảng, thì mới thay đổi, mà thay đổi từ từ thôi.

(Tất nhiên là TQ cũng đã có những thời đa nguyên hoá về mọi phương diện, tiêu biểu như Đường)
 
Last edited:
anh trên viết dài quá, có vẻ hiểu biết, qua ưng
zFNuZTA.png
 
Mé viết tiếp anh ơi, đọc cuốn quá, đọc lại có ham muốn đọc sách lịch sử :)))
 
Trong thế giới đa nguyên, ai cũng phụ thuộc ai cả. Ở phương Tây, đã từng có những thế lực chiến thắng và thống trị châu Âu về quân sự ở 1 thời kỳ (sớm nhất có thể tính là Karl/Carlos V; vì trước nữa thì châu Âu hơi giới hạn, như La Mã thì có nửa phía Nam thôi), nhưng đã không khống chế được sự biến đổi của toàn cục, mặc dù cái kiểu "không nghe đem quân vào đập vỡ mặt" thời xưa dễ chấp nhận hơn nhiều.

Bởi vì tách nhau thì khoảng trống để lợi dụng và đe doạ (leverage) mới lớn, chứ đã đa nguyên thì mọi người sống là cần đến nhau.

Chính quyền Mỹ đã từng bắt đầu tiến hành dẹp luôn cả ngành công nghiệp Đức và biến nước Đức thành nước nông nghiệp rồi, theo kế hoạch Morgenthau. Nhưng mà không làm được.

Tất nhiên, dở xảy ra chiến tranh hạt nhân thì mô hình nào cũng nát thôi. Nhưng cái đó thì chẳng kế đến làm gì.

Quan trọng là địa chính trị có cho phép một nước, dù có thể đang ở thế yếu hơn, tự sáng tạo mô hình để xài không. Và sáng tạo được thì có cách nào phổ biến (mà thế lực thống trị không có cách ngăn chặn) không.

Nước Đức đã từng khống chế Bắc Ý về quân sự, nước Anh đã từng khống chế những vùng bây giờ là Mỹ về quân sự... nhưng không thể cản họ sáng tạo mô hình mới không.


Như ở châu Âu thì cánh Đông Âu họ bị địa chính trị làm cho không sáng tạo mô hình nổi, vì luôn luôn bị guồng quay bên trái bên phải ảnh hưởng, bây giờ dân số bắt đầu già thì có bọn như Ba Lan, Hung, cũng vì tiếc thời kỳ đế quốc trước đây, đâm ra lì lợm, bảo thủ.

Cho nên cũng đừng trách nước mình quá. Địa chính trị như nước mình bây giờ, tự chọn mô hình đã khó nói chi sáng tạo mô hình mới. Nhưng ít nhất cũng phải giữ những mảng cơ bản như giáo dục, chứ ko để nó bị lũng đoạn thương mại hoá thì sau này có cơ hội tốt hơn cũng khó tận dụng.

/Nếu nói sợ đe doạ hạt nhân, thì hoá ra nhiều ngày nay cũng nằm trong tầm đe doạ của Triều Tiên, nó nói gì là phải nghe đấy à???
thì đúng là bọn đức, nhật bị kẹp mấy chục năm nay, phải nói là cay dái vkl, mà ko biết làm sao hất chân bọn mẽo đc, cay nhất là bọn nhật, bị kẹp phát từ kinh tế phát triển vượt bật, giờ lại thua cả tq:go:
 
thì đúng là bọn đức, nhật bị kẹp mấy chục năm nay, phải nói là cay dái vkl, mà ko biết làm sao hất chân bọn mẽo đc, cay nhất là bọn nhật, bị kẹp phát từ kinh tế phát triển vượt bật, giờ lại thua cả tq:go:
Thực ra với kiểu "in tiền" của họ thì họ thu thuế cả thế giới, kiềm hãm bớt tốc độ phát triển của tất cả các mô hình chứ đâu chỉ Đức với Nhật. Còn việc cả làng gom tiền lại cho một thằng to đầu "lo" về mặt quân sự (nhưng nó vác nặng thì nó cũng sẽ ăn no, và đến một lúc nào đó thỉnh thoảng thành bệnh bắt nạt mọi người là có). Nhưng thôi dù sao nó giải quyết hậu quả WW2 thế cũng là ổn thoả và Nhật, Đức hồi lại như này cũng là tốc độ nhanh rồi.

Nói chung Đức hy sinh cũng nhiều. Và dân số già thế này, nếu không làm được thì cái nguy to lắm.

Chứ Tây Đức mặc kệ Đông Đức và đóng vai trò hạn chế trong EU thôi, cứ làm em thứ ba để cho Pháp và Anh gánh team, thì chắc mức sống cũng phải tầm Na Uy bây giờ, mà tỷ lệ sinh chắc ít cũng được như Pháp (mà lúc đó Anh nó không bỏ team đâu). 2000 tỷ Euro tính đến khoảng 2014 để đập vào Đông Đức, chưa kể bao nhiêu hậu quả khác do sáp nhập quá đột ngột. 450 tỷ cho Energiewende cho đến nay và thêm 200 tỷ nữa cho đến 2026 (Energiewende là 1 dự án khá là mạo hiểm, chủ yếu là lấy máu bản thân để làm cho pin mặt trời rẻ hơn, nhờ đó mà... TQ sản xuất phổ biến như giờ). Còn riêng đống dự án hydrogen mà đã nghe thấy trong năm nay chắc ngót nghét tầm trăm tỏi. Rất nhiều tỷ để nuôi EU (31 tỷ mỗi năm vào EU budget, nhưng còn nhiều thứ khác phát sinh nữa), và vô hình trung để nuôi các khủng hoảng trong EU sau đó lại đổ tiếp tiền ra giải quyết các cuộc khủng hoảng đó nữa.

Kể cả dầu mỏ Nga cũng là 1 lựa chọn đắt đỏ và mạo hiểm nữa. Một khía cạnh đó là, không tiếp cận Nga sao tiếp cận khu Trung Á. Những nước kia thay đổi đâu phải một sớm một chiều.

Tôi ko hiểu mấy người bảo việc bảo vệ Ukraina là do Mỹ ảnh hưởng.

Nó giống như anh đang cầm đầu một tổ chức hay cộng đồng A nào đó, đang đăng báo tuyển việc (hiện cũng đang kêu là mở rộng về phía Đông), có thằng lon ton cầm đơn đến xin, anh và các team trong tổ chức chưa đồng ý nhưng cũng đang cầm cái đơn xem xét, tự dưng thằng to đầu của tổ chức đóng kế bên đến cầm dao chém vào mặt thằng kia, rồi sau đó 8 tuần (năm) quay lại xích thằng kia lôi xềnh xệch về hầm nhà nó để hiếp dâm, xong tuyên bố "Thằng nào dám vào tổ chức A nữa mà ko được sự đồng ý của tao thì xem cái thằng này". Vậy lúc đó anh để yên được à?

Bởi vì, kỳ thực thì mục tiêu của người ta là dằn mặt như thế...

Nhật thì có chút an định hơn, cơ bản không có khối mà nuôi. Bọn ở gần thì ko thể làm thành khối được, đâm Nhật mới mon men muốn làm thân với ta (cũng có chút kết nối đồng văn ngày xưa)

Chính là không có khối mà nuôi, động lực sáng tạo mô hình mới là ít hơn.
Nhưng cũng nhờ MacArthur + team Mỹ dẹp đám zaibatsu cho nên vừa và nhỏ ngoi lên được trở lại (dù động cơ của team kia chủ yếu để Nhật ko huy động được quốc lực mà gây chiến nữa) - Thực ra vừa và nhỏ của Nhật tồn tại từ thời cổ, có những công ty đã hàng mấy trăm năm cũng như Đức vậy. MacArthur cũng có công trong bảo vệ công nghiệp nặng của Nhật.

Xã hội lấy "vừa và nhỏ" làm cơ sở, được cái là trẻ lâu hơn vẻ bề ngoài.
https://blogs.worldbank.org/ppps/ja...rking-together-build-resilient-infrastructure

Thực ra lúc này Đức và Nhật lại đang là đồng minh đấy. Thực ra vốn Đức định theo cả pin điện lẫn hydrogen, nhưng giờ có vẻ nghiêng về hydrogen lắm rồi. Cái việc kết hợp 5G+công nghiệp+đời sống thì mấy nước lớn đều định làm (thường là dựa theo kế hoạch 4.0), nhưng nếu gốc mô hình là "vừa và nhỏ" như Đức và Nhật thì kết quả ra nó sẽ khác với Mỹ.

Mỹ vẫn có khả năng sáng tạo về kỹ thuật, nhưng tư duy chính trị của họ đang già và ích kỷ hơn trước.
 
Bản chất người Đức là thích tự chủ và không phục tùng lẫn nhau, kể từ những cộng đồng nhỏ, nên cứ để họ phát triển theo bản ngã đa nguyên thì cơ bản cũng hiền. HRR Trung cổ-Cận đại mở rộng bằng hôn nhân và chiến tranh chủ yếu là chiến tranh tự vệ, hoặc ít ra cũng có bên mời vào thì mới vào, rồi cũng cai trị theo kiểu tôn trọng đường lối phong tục thôi. Thời sau phân liệt thành nhiều tiểu quốc thì là mảnh đất màu mỡ của triết học, khoa học căn bản, nghệ thuật và nguồn nhân tài cai trị cho các nước xung quanh, mà kinh tế và đời sống người dân nhìn chung cũng được (tuy ko có thị trường lớn).

Còn khía cạnh hung dữ, dã man là khía cạnh tiềm ẩn. Bản chất ở vị trí Trung Âu thì không thoát được nghĩa vụ ngăn chặn các thế lực ngoại đạo từ phía Đông, thế nhưng đằng sau đến thời Hiện đại thì các nước Pháp, Anh, nhất là Pháp, đã trở nên tập quyền và cũng mưu đồ bá chủ. Trong khi đánh Ottoman thì để trống lưng phía sau cho Louis XiV đồng đạo "vĩ đại" gặm các vùng quanh sông Rhine, trong đó có Alsace. Rồi Napoleon làm cho trật tự châu Âu thay đổi.

Không thống nhất thì cũng nguy to. Các công quốc nhỏ buộc phải ủng hộ cho đứa con dữ dẵn nhất của khối liên hiệp là Phổ (dữ dằn vì đất đai rải rác và thiếu tài nguyên nên buộc phải dữ để tự vệ) đứng lên để thống nhất. Nhưng thống nhất nhanh quá, bạo lực quá, lổn nhổn qua, chỗ thì quân phiệt phong kiến, chỗ thì tư bản, dân chủ, khai phóng, chỗ thì Công giáo, chỗ thì Tân giáo.

Mà chính nước Anh cũng dùng những công cụ kiểu gián điệp để phá hoại ngầm sự cân bằng của hệ thống khu Trung Âu (bao gồm cả Áo lẫn Đức và các chư hầu của Áo) rất nhiều.

Cho nên lúc thống nhất ấy, kinh tế văn hoá đều rất phát triển, nhưng bên dưới là bề ngầm của thứ chủ nghĩa quốc gia độc hại.

Các nhà tư bản lại ghen với bọn Anh, Pháp về vấn đề thuộc địa.

Tất cả chỉ chực chờ một cơn khủng hoảng để bùng lên.

Mà trong hình hài toàn trị, trong tình trạng u ám và độc ác (corrupted), cái gốc đa nguyên nó vẫn âm ỉ đó, nên chính quyền của Hitler là empires within empires, chứ nó không phải kiểu toàn trị mấy thời thịnh vượng của Á Đông đâu.

Chính ra, sau WW1, WW2, Đức thua, nhưng sân chơi được cân bằng do hệ thống thuộc địa của bọn kia sụp đổ. Tuy tổn hại danh tiếng và quyền lực mềm rất nhiều, nhưng lại là động lực phát triển một hệ thống đa nguyên-quốc tế hoá lành mạnh.
Hàng Đức chất lượng tốt nên nhanh chóng ngoi lên.
Đúng là Quốc xã thì ác và cuối cùng đã nhận ác báo, nhân dân thì dại dột nên đã phải hy sinh quá nhiều, nhưng các nhà công nghiệp ủng hộ Quốc xã thì coi như đã đạt được mục đích.


Nhưng vấn đề là industrial performance của Đức vượt Anh từ trước chiến tranh rồi.

Chứ nước nào liều mạng gây chiến tùm lum, mà cơ sở sản xuất chưa ra sao, thì chỉ hại mình hại người. Nhân dân của họ hy sinh chẳng để làm gì. Không biết có gây thảm hoạ hạt nhân không nữa.






Cái quan trọng nhất ở đây là cái chỉ số bôi vàng Incremental capital-output ratio đó thím, cái đó có nghĩa là bây giờ để làm ra một đơn vị sản lượng thì trên thực tế phải dùng vốn đầu tư càng ngày càng ngày càng lớn . Cái đó thì cũng bình thường nhưng của TQ tăng thế là nhanh, trong khi nợ công đang phình ra một cách đều đặn, thì mô hình kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nợ, có nghĩa là việc chuyển đổi mô hình (tìm ra những hướng tăng trưởng mới) chưa đủ nhanh, nếu đến một lúc nào nhà đầu tư không tin tưởng nữa hoặc ko in tiền được nữa thì sẽ khổng ổn. TQ lại ko phải quốc gia được tin cậy về mặt chính trị nên cũng sợ chưa kịp chuyển đổi thì người ta đã chuyển sản xuất sang các quốc gia khác hết rồi.

https://vi.wikipedia.org/wiki/ICOR

Thực ra mô hình tư bản của TQ vốn là mô hình của Mỹ. Bản thân sản xuất công nghiệp hàng loạt (mass manufacturing) hiện đại hình thành cùng với hãng Ford ở Mỹ (à phiên bản Cận đại thì nó là sản xuất vũ khí ở Nam Đức đầu thế kỷ 16). TQ thậm chí có lợi thế hơn Mỹ trong game đó, vì người TQ chăm chỉ, chịu được khổ, phục tùng, và Nhà nước kiểm soát người lao động. Các dây chuyền sản xuất vĩ đại của TQ hình thành trong đó các doanh nghiệp to, nhỏ kết hợp với nhau một cách thống nhất và bảo đảm chất lượng đồng đều ở 1 quy mô không quốc gia nào sánh được.

Thời Đặng Tiểu Bình, cơ bản cũng có mức độ "đa nguyên hoá về kinh tế" (miễn là ko ý kiến ý cọt về mặt chính trị) và những hệ thống phân phối chia sẻ nguồn lợi giữa các doanh nghiệp lớn cấp quốc gia, cấp địa phương, chính quyền cấp quốc gia và cấp địa phương hình thành. Nhưng rồi cũng hình thành hiện tượng tư bản thao túng, làm hình thành các phái đánh nhau trong chính quyền, gây suy yếu nền tảng tư tưởng chính trị. Chưa kể nạn thổi số liệu của địa phương, nạn sản xuất quá mức (như thép và vật liệu xây dựng chả hạn.)

Không phải tự dưng ông Tập được coi là cứu tinh và "người cộng sản cuối cùng".


Ông Tập vừa đứng trước nhiệm vụ thống nhất Đảng về đường lối chính trị, vừa tìm ra hướng phát triển mới cho nền kinh tế.

Không thể theo hẳn như những nước Anglo vì bản thân mô hình của TQ là mô hình kín, khả năng phổ chiếu (projection) bản chất kém hơn, cũng ko có lợi thế đã tích luỹ lâu đời như ngôn ngữ, mối dây liên hệ văn hoá khắp thế giới... Hơn nữa nhất định phải giữ sản xuất, vì còn sản xuất thì còn tự chủ và tự sáng tạo lại mô hình xã hội được. Chứ tư bản kiểu buôn bán thuần tuý ko bao giờ tránh được khả năng bị giật dây.

Thế là TCB chọn mô hình của Đức, và làm một cách có quy mô và rất quyết liệt.

Mô hình của Đức gốc rễ là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp ấy đánh thị trưởng ngách, có nghĩa là họ chỉ tập trung sản xuất một dạng linh kiện nào đó (và tất nhiên họ bán ko rẻ đâu). Vì các doanh nghiệp đó luôn luôn sáng tạo nâng cao chất lượng sản phẩm nên doanh nghiệp lớn của Đức cũng dựa vào đó để tái sáng tạo sản phẩm của mình, khẳng định thương hiệu.

Nước Đức có tầm 1500-1800 doanh nghiệp vừa và nhỏ dạng xuất sắc (tức là họ chiếm vị trí 1 - 3 trong lĩnh vực hẹp của mình, hoặc đứng đầu châu lục), tức là một nửa số doanh nghiệp như thế của toàn thế giới, gọi là những Hidden Champions (geheimen Weltmarktführer). Có những doanh nghiệp như thế gần như độc quyền thiết bị mà họ sản xuất.

Chính quyền TQ cũng xây dựng một lực lượng vừa và nhỏ như thế với các doanh nghiệp đi đầu gọi là Người khổng lồ nhỏ (Tiểu cự nhân, Little Giants)

https://www.scmp.com/tech/policy/ar...9000-little-giants-push-preference-home-grown

Căn bản TQ ko cần bọn này thống trị với vô địch thế giới gì vội, cốt là những doanh nghiệp xuất sắc ở mảng AI, tự động hoá, chip... có thể cải thiện dây chuyền sản xuất hiện có và giảm bớt sự phụ thuộc nước ngoài.



Đến gần đây, chính quyền TQ tiến tới bước đi còn xa hơn nữa để đẩy nhanh quá trình, đó là giết bớt bọn doanh nghiệp to (để lại những thành phần trung thành, dễ khống chế nhất đối với Tập Cận Bình mà thôi). Chứ để lại lắm những bọn này thì dù Nhà nước bơm cái gì vào nền kinh tế, chúng cũng có cách chấm mút gần hết, ko để lại mấy giọt cho vừa và nhỏ đâu.

Nhân đó cũng dẹp bớt sân sau kinh tế của các phe phái không thân thiện với Tập Cận Bình.

TQ cũng làm theo chính sách chống độc quyền v.v. của hệ thống Đức.

Chỉ có cái dân chủ thì không dám làm.

Có nghĩa là phân quyền về kinh tế mà tập quyền và độc tài hoá về chính trị.

Chính vì thế chính quyền đang ồ ạt tuyển các nhân vật kỹ trị tinh hoa về là thế, vì làm thế nào Tập (dù ông ta cũng là kỹ sư) và bộ sậu của ông ta đủ khả năng và băng thông mà quản lý cả đám doanh nghiệp kỹ thuật chất lượng cao kia.

--

Cái Vành đai Con đường thì là sáng tạo của TQ, cơ bản nên hiểu là nỗ lực tìm ra sân chơi mới cho các doanh nghiệp (đặc biệt đám xây dựng, sản xuất thép... và đám hoạt động theo kiểu truyền thống) ở các địa phương, đang gặp quá nhiều sức ép trong quá trình cải cách kia. Đương nhiên nó cũng giúp mở mang mạng lưới chính trị-kinh tế quốc tế của TQ nữa.

Có nhiều chỗ thành ra tệ nạn, bẫy nợ, nhưng căn bản do cả TQ lẫn chính quyền bản địa kiểm soát kém. đánh giá rồi cho vay bừa bãi, chứ một quốc gia muốn gây tầm ảnh hưởng thì cũng cần có danh tiếng, và đẩy được một số đồng minh thân hữu phát triển lên cho "phe mình" có thế lực, chứ ko ai muốn mang tiếng đi đến đâu cài bẫy đến đó cả.

Một số chỗ TQ làm cũng được. Cái bến cảng Piraeus của Hy Lạp hiện phát triển như chưa bao giờ.
Xin hỏi anh tự phân tích hay đọc ở đây vậy ?
Cho t thỉnh giáo với

Một vài chỗ a hơi "đè" về TQ. Nên nhớ TQ có lợi thế dân đông, dù dân có già vẫn là dân đông. Thời tiết mát mẻ, tài nguyên nhiều, supply chain rất hoàn thiện. Rất ít quốc gia to nằm ở vùng ôn đới như TQ.

Nên việc di chuyển khỏi TQ. Nó chỉ có thể xảy ra ở các phân khúc cần nhiều lao động thôi. Và họ cũng ko di chuyển hết. Vì còn phải phục vụ thị trường nội địa khổng lồ.
 
giới trẻ Mỹ, phương Tây giờ thích cơm sườn dữ lắm. Tôi lên Reddit, Twitter bảo chúng nó: tụi mày ko biết tụi mày đang ước được cái gì đâu, tao đang sống ở đất nước cơm sườn đây.

Tụi nó gạch đá tôi quá trời :too_sad:

Lạ một cái tụi nó chửi Trung Quốc nhiều nhưng thích cơm sườn. Có lẽ trong cái đầu mơ mộng màu hồng của bọn đấy, chúng nó tin rằng bản thân có thể xây một version xịn hơn TQ, một thế giới cơm sườn mới "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn", đem lại hạnh phúc cho mọi người?
Có lẽ chúng ta đã ăn cơm sườn sai cách, hay sai quán chăng
 
Thuộc địa kiểu mới: là hình thức cai trị được thực hiện sau ww2, khi Mẽo ra tuyên bố phản đối việc duy trị hệ thống thuộc địa của anh pháp và tuyên bố đưa thế giới đến sự thịnh vượng và tự do bằng các cách như :
  • Trao trả độc lập trên danh nghĩa cho các nước thuộc địa, nhưng nếu chính phủ mày mà dám trái ý tao thì ăn đảo chính ngay
  • Các nước thuộc địa bị phụ thuộc 1 phần hoặc phần lớn vaof đế quốc bằng việc phải tham gia các hiệp ước kinh tế, quân sự do mẫu quốc cầm đầu, phải có sự phối hợp khi mẫu quốc cần, phải ưu đãi thuế quan và tạo đk cho doanh nghiệp mẫu quốc hoạt động trong lãnh thổ, phải để mẫu quốc đóng quân trên phạm vi lãnh thổ hoặc đóng ở các cảng , vùng đất trong yếu và phải đài thọ 1 phần hoặc toàn bộ chi phí. ...Ngoải ra còn có thể tổng thống và tổng tư lệnh quân đội sẽ do mẫu quốc chỉ đinh.
Theo định nghĩa thì hiện nay Hàn quốc, Nhật, Đức, Úc là các thuộc địa kiểu mới của Mẽo, nhưng có vẻ dân mấy nước này không biết nhục vì lợi ích được cái ô hạt nhân che chở quá lớn, chỉ cần tập trung kinh tế và đóng tiền bảo kê cho đại ca.
 
Xin hỏi anh tự phân tích hay đọc ở đây vậy ?
Cho t thỉnh giáo với

Một vài chỗ a hơi "đè" về TQ. Nên nhớ TQ có lợi thế dân đông, dù dân có già vẫn là dân đông. Thời tiết mát mẻ, tài nguyên nhiều, supply chain rất hoàn thiện. Rất ít quốc gia to nằm ở vùng ôn đới như TQ.

Nên việc di chuyển khỏi TQ. Nó chỉ có thể xảy ra ở các phân khúc cần nhiều lao động thôi. Và họ cũng ko di chuyển hết. Vì còn phải phục vụ thị trường nội địa khổng lồ.
Ở trên báo của TQ thì nó có nhiều chi tiết hơn về Tiểu cự nhân, về các kế hoạch như Made in China 2025/中国制造2025, còn báo Tây thì nó hay phân tích hơn về việc tại sao chính quyền Tập Cận Bình lại làm như thế này hay như thế kia. Việc liên kết giữa vấn đề đánh một số các doanh nghiệp lớn với việc thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt doanh nghiệp có "công nghệ quý", có nhiều nguồn phương Tây nhắc đến. Nhiều trường hợp đề cập đến các kế hoạch hay mô hình của Đức (Mittelstand/Hidden Champions, Industrie 4.0...) trong sự liên hệ với các kế hoạch/mô hình TQ thì đọc thấy bằng cả tiếng Anh lẫn Hoa trên các trang đuôi gov.cn luôn.

Tất nhiên một số ý kiên thì nó là của tôi.

Bản thân ông Hermann Simon (người lý thuyết hoá cái hiện tượng Hidden Champions) rồi đi PR hộ Đức ông cũng hay đến diễn thuyết ở TQ và cũng tỏ ý bất ngờ là TQ áp dụng (và biến đổi và mở rộng) mô hình Đức ở quy mô đấy:

https://www.bloomberg.com/news/newsletters/2021-08-17/what-s-happening-in-the-world-economy

Còn thì không, tất nhiên trường hợp nào TQ cũng không mất hết công nghiệp, bởi vì đơn giản là TQ có chính quyền độc lập và cái chính quyền nào mà không duy trì một số ngành CN trong nước, trừ trường hợp mấy nước nhỏ nát tới ko duy trì nổi.


Mỹ và Anh hay nước nào gọi là hậu công nghiệp thì cũng còn tầm 7-9%.

Chứ DACHL (và Hidden Champions chủ yếu ử khu này: Áo tầm 300, Thuỵ Sĩ 171, một số không rõ ở Liechtenstein) thì Liechtenstein tầm 39%, hội còn lại loanh quanh tầm 18%. Nhật tầm 20%, và có khoảng 300 Hidden Champions. Bản chất xã hội khác hẳn.

Cơ bản, nước còn tỷ trọng 5% công nghiệp với 8% công nghiệp với 15% công nghiệp (chưa nói đến chất lượng phát triển của các ngành đó và trình độ phát triển của nền kinh tế) thì nó đã dẫn đến các chính sách khác nhau rồi.

Khi tôi nói "vì TQ là quốc gia không được tin tưởng về chính trị cho nên..." thì ý tôi nói về bộ phận do nước ngoài đầu tư và bộ phận phụ thuộc vào các dây chuyền liên quan đến nước ngoài. Mà bây giờ nhỡ có chiến tranh Đài Loan thì nó chạy thật chứ tưởng gì, chưa chắc đến Ấn Độ đã ở lại.

Ý tôi nói là khi đứng trước các nguy cơ như thế thì ông TCB và team của ông quyết định cải cách thay đổi.


Mà 4.0 thì người ta cũng không cần nhiều người cho một khâu sản xuất (chính TQ cũng đang bùng nổ robot hoá). Chất lượng nhân lực trở nên quan trọng hơn, không chỉ "cao" mà phải "phù hợp". Lãnh đạo, quản đốc, thư ký... doanh nghiệp lớn cũng còn không giống với ở doanh nghiệp vừa và nhỏ nữa là công nhân. Và lãnh đạo Mittelstand bây giờ thường là kỹ sư kiêm doanh nhân, nhưng khi 4.0 phát triển thì có thể họ sẽ phải kiêm cả chuyên gia tin học nữa (đại loại mẫu người như thế sẽ được ưu tiên).



-----



Nước nào đấy cũng đang dẹp bọn doanh nghiệp cá mập nhưng chắc là ở khía cạnh dẹp phe cánh lũng đoạn là chính (có sự kết hợp với bên kia).

Còn nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ mà có "tài năng đặc biệt"có thể kiện toàn chuỗi sản xuất của nước mình chắc là nó không nhiều...
 
Ở trên báo của TQ thì nó có nhiều chi tiết hơn về Tiểu cự nhân, về các kế hoạch như Made in China 2025/中国制造2025, còn báo Tây thì nó hay phân tích hơn về việc tại sao chính quyền Tập Cận Bình lại làm như thế này hay như thế kia. Việc liên kết giữa vấn đề đánh một số các doanh nghiệp lớn với việc thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt doanh nghiệp có "công nghệ quý", có nhiều nguồn phương Tây nhắc đến. Nhiều trường hợp đề cập đến các kế hoạch hay mô hình của Đức (Mittelstand/Hidden Champions, Industrie 4.0...) trong sự liên hệ với các kế hoạch/mô hình TQ thì đọc thấy bằng cả tiếng Anh lẫn Hoa trên các trang đuôi gov.cn luôn.

Tất nhiên một số ý kiên thì nó là của tôi.

Bản thân ông Hermann Simon (người lý thuyết hoá cái hiện tượng Hidden Champions) rồi đi PR hộ Đức ông cũng hay đến diễn thuyết ở TQ và cũng tỏ ý bất ngờ là TQ áp dụng (và biến đổi và mở rộng) mô hình Đức ở quy mô đấy:

https://www.bloomberg.com/news/newsletters/2021-08-17/what-s-happening-in-the-world-economy

Còn thì không, tất nhiên trường hợp nào TQ cũng không mất hết công nghiệp, bởi vì đơn giản là TQ có chính quyền độc lập và cái chính quyền nào mà không duy trì một số ngành CN trong nước, trừ trường hợp mấy nước nhỏ nát tới ko duy trì nổi.


Mỹ và Anh hay nước nào gọi là hậu công nghiệp thì cũng còn tầm 7-9%.

Chứ DACHL (và Hidden Champions chủ yếu ử khu này: Áo tầm 300, Thuỵ Sĩ 171, một số không rõ ở Liechtenstein) thì Liechtenstein tầm 39%, hội còn lại loanh quanh tầm 18%. Nhật tầm 20%, và có khoảng 300 Hidden Champions. Bản chất xã hội khác hẳn.

Cơ bản, nước còn tỷ trọng 5% công nghiệp với 8% công nghiệp với 15% công nghiệp (chưa nói đến chất lượng phát triển của các ngành đó và trình độ phát triển của nền kinh tế) thì nó đã dẫn đến các chính sách khác nhau rồi.

Khi tôi nói "vì TQ là quốc gia không được tin tưởng về chính trị cho nên..." thì ý tôi nói về bộ phận do nước ngoài đầu tư và bộ phận phụ thuộc vào các dây chuyền liên quan đến nước ngoài. Mà bây giờ nhỡ có chiến tranh Đài Loan thì nó chạy thật chứ tưởng gì, chưa chắc đến Ấn Độ đã ở lại.

Ý tôi nói là khi đứng trước các nguy cơ như thế thì ông TCB và team của ông quyết định cải cách thay đổi.


Mà 4.0 thì người ta cũng không cần nhiều người cho một khâu sản xuất (chính TQ cũng đang bùng nổ robot hoá). Chất lượng nhân lực trở nên quan trọng hơn, không chỉ "cao" mà phải "phù hợp". Lãnh đạo, quản đốc, thư ký... doanh nghiệp lớn cũng còn không giống với ở doanh nghiệp vừa và nhỏ nữa là công nhân. Và lãnh đạo Mittelstand bây giờ thường là kỹ sư kiêm doanh nhân, nhưng khi 4.0 phát triển thì có thể họ sẽ phải kiêm cả chuyên gia tin học nữa (đại loại mẫu người như thế sẽ được ưu tiên).



-----



Nước nào đấy cũng đang dẹp bọn doanh nghiệp cá mập nhưng chắc là ở khía cạnh dẹp phe cánh lũng đoạn là chính (có sự kết hợp với bên kia).

Còn nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ mà có "tài năng đặc biệt"có thể kiện toàn chuỗi sản xuất của nước mình chắc là nó không nhiều...
Ý t là a đọc những nguồn nào í. Tôi tham khảo với.
 
Có đường ống nào nối giữa TQ và Đức chưa nhỉ ? :shame:

Hệ thống đường ống dầu từ Nga+mấy nước xung quanh thì nó liên khắp Âu-Á.
Chỉ có điều tôi chưa check được hết là đường ống nào hai chiều với một chiều thôi
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/ad/Oil_pipelines_in_Europe.png
https://i.insider.com/5347cf9cecad048a58f05243?width=1000&format=jpeg&auto=webp
https://i.insider.com/5379df44ecad04a156ea9725?width=1200format=jpeg&auto=webp

Cơ mà Đức thì mua cái gì của TQ qua đường ống.

Có mà mua dầu thì định mua từ Kazakhstan thì qua Nga nên nó chặn, mới đây Kazakh bán được một ít qua ngả Azerbaijan thì phải. Azerbaijan cũng đang bán cho châu Âu.
Sau này mua hydrogen thì mua từ Kazakh, Saudi, UAE, Ấn Độ, có thể là Uzbekistan, Pakistan và một số nước khác.
 
Một số người vì quen thuộc với các hệ thống quốc gia khép hơn nên cơ bản không hiểu bản chất của các liên minh đa nguyên.


Toàn hỏi bên kia sao không cho Nga (và một đám các nước "đàn em"??) hay cả TQ vào, có sao đâu. Liên minh đa nguyên nó như một cuộc hôn nhân ấy. Nó cần nhiều công sức để hài hoà hoá (harmonizing) giữa các hệ thống cấu thành, xây dựng sự tin tưởng và phân chia vai trò, chứ nó không phải sự kết hợp nhất thời.

Và có phân chia vai trò, bình thường tập trận cùng nhau, kết nối làm thành hệ thống hậu cần và chia sẻ tình báo hoàn bị... thì tất nhiên là về quốc phòng, đỡ hơn là lúc có giặc thì mới làm rồi.

Kinh tế-chính trị cũng thế. Pháp với Đức đều là nước dân chủ, nhưng Pháp có truyền thống tập quyền mạnh, có "di sản châu Phi" kèm theo một lực lượng quốc phòng lớn, năng lượng thì thích hạt nhân, có công nghiệp tập trung vào lĩnh vực chủ đạo như hàng không, xe cộ, có nông nghiệp quan trọng... thì rất là khác với Đức. Hơi tý cãi nhau từ việc mua dầu gas ở đâu cho đến mua sắm quốc phòng, đều từ những khác biệt căn bản về cấu trúc. Công cuộc hài hoà hoá nói chung còn dai, còn dài.

Tải thêm một nước to mà còn khác xa nhiều mặt như từ đầu này đến đầu kia Trái đất thì nó còn khổ nhục cỡ nào. Nói chung quá trình hài hoà hoá phải làm một phần từ bên ngoài EU. Bây giờ gặp nước nào muốn vào đều hỏi: Mày có điều kiện này chưa? Mày có sẵn lòng cải cách như thế này?
Trong đó chỉ số minh bạch và dân chủ cao là quan trọng. Và có 1 cái ngầm là tương hợp với những nước khác. Cho Thổ vào thì đầu tiên Hy Lạp phải đồng ý đã.


Và "phải cho" và "để cho" là cái làm nên sự khác biệt giữa hôn nhân và cưỡng bức (dù một số chi tiết thì có thể bên này miễn cưỡng theo bên kia, cũng như trong hôn nhân bình thường vậy). Phần Lan, Thuỵ Điển thừa sức làm nuke (thực tế đã làm gần xong rồi), nhưng giờ chẳng nhẽ lại khới phong trào ai cũng sản xuất VKHN à?

Đức là Trung Âu thì cơ quan đầu não của NATO đóng đấy nhiều, mà cũng là địa thế chiến lược để tổ chức phản công ra ngoài (Tóm lại chính Mỹ đang làm thay nhiệm vụ quân sự của HRR ngày xưa), lính chả đóng đấy thì đi đâu???

Việc này mà thoải mái với hệ thống Mỹ hoàn toàn và chỉ có lợi 1 chiều thì đã chả mọc ra Trump.

/

Ngay so trong khối thì, chính ông Pháp tròn trịa quá, như hiện giờ thì chưa thực sự sáng tạo được mô hình mới sắc nét, trộn lẫn với bên kia thì cũng đang lăn tăn.

Cái việc sáng tạo được mô hình và truyền bá được mô hình nó là đặc điểm quy định một cường quốc hay một nước có tiềm năng cường quốc với các nước khác. Ngoại trừ lực lượng, trình độ bản thân thì nó cũng phụ thuộc địa-chính trị khá nhiều.

Như Singapore, Thuỵ Sĩ, có mô hình riêng sắc nét, mà thực hiện được, thì khác với nhiều nước nhỏ khác cùng dân số đấy rất nhiều.

Tính ra, dân số và diện tích thì nước mình cũng chả thua Nhật hay nước nào gì hết. Nhưng về trình độ hiện tại, về truyền thống chính trị được tích luỹ và về địa-chính trị (địa-chính trị không phải chỉ là địa nên có thể thay đổi theo thời thế nhé, nói chung phải có cơ hội) thì hơi khó nhằn.


/Đa nguyên lại còn có khả năng đổi ngôi. Chứ kiểu hệ thống khép, có truyền thống ổn định, mà nước nọ to gấp 10 nước kia thì khả năng thay đổi trật tự lại rất nhỏ.

Pháp nó đã từng chỉ là cách gọi cái vùng bé tý quanh Paris mà thôi (vua Pháp chỉ thực sự khống chế phần ấy), cũng như Roma đã từng bé tý vậy.

Cho nên nước tập quyền có hệ thống khép toàn tuyên truyền cố gắng tách bọn đa nguyên ra để ăn từng thằng.

Với du mục đồng cỏ thì cái này ngày xưa có khi nó tự xảy ra vì bọn nó tự đánh lẫn nhau. Chứ với phương Tây thì thường ăn được 1, 2 nước ở rìa.

/Bản thân Mỹ chính vì to quá so với mọi người (chứ ko phải chỉ vì ở xa) nên người ta giữ khoảng cách.

Nhiều người bảo sao nhóm các nước Anglo - Saxon không kiến lập Liên minh Anglo-Saxon (Mỹ, Anh, Canada, Australia, New Zealand), mà cộng lại GDP sẽ to gấp đôi EU.
https://nationalinterest.org/feature/anglosphere-needs-customs-union-205531?page=0,1

Vấn đề là làm được, Mỹ đã làm rồi (cực kỳ có lợi cho Mỹ).
 
Last edited:
giới trẻ Mỹ, phương Tây giờ thích cơm sườn dữ lắm. Tôi lên Reddit, Twitter bảo chúng nó: tụi mày ko biết tụi mày đang ước được cái gì đâu, tao đang sống ở đất nước cơm sườn đây.

Tụi nó gạch đá tôi quá trời :too_sad:

Lạ một cái tụi nó chửi Trung Quốc nhiều nhưng thích cơm sườn. Có lẽ trong cái đầu mơ mộng màu hồng của bọn đấy, chúng nó tin rằng bản thân có thể xây một version xịn hơn TQ, một thế giới cơm sườn mới "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn", đem lại hạnh phúc cho mọi người?
Thế bây h a sống khổ cực lắm a nhỉ
 
bọn Đức mất cái thị trường tỉ đô này chắc xuống luôn,mà anh Mẽo nói thì cũng phải nghe thôi
Tụi Tàu nó cuồng xe Đức và công nghệ tụi Mỹ vl. Đức ngoài xe pháo thì mấy cái thép của nó cũng khá đắt hàng cho tụi thượng lưu ở Tàu. Mỹ thì chắc có anh Trịnh Văn Musk thì bú Tàu nhiệt tình, đơn giản hơn 40% đơn hàng Tesla đều sản xuất tại Thượng Hải, mà tốc độ sản xuất của tụi Tàu thì quá khủng khiếp, thế nên ko phải là ko có cơ sở mà anh Musk chê công nhân Mỹ khen công nhân Tàu đâu. Tụi Mỹ thì dính liberal nhiều quá giờ ngu người, ko có 1 Ronald Reagan thứ 2 kéo nước Mỹ dậy thì sớm muộn cũng bị tụi Do Thái và lũ Liberal nó kéo nước Mỹ xuống. Đkm
 
Tụi Tàu nó cuồng xe Đức và công nghệ tụi Mỹ vl. Đức ngoài xe pháo thì mấy cái thép của nó cũng khá đắt hàng cho tụi thượng lưu ở Tàu. Mỹ thì chắc có anh Trịnh Văn Musk thì bú Tàu nhiệt tình, đơn giản hơn 40% đơn hàng Tesla đều sản xuất tại Thượng Hải, mà tốc độ sản xuất của tụi Tàu thì quá khủng khiếp, thế nên ko phải là ko có cơ sở mà anh Musk chê công nhân Mỹ khen công nhân Tàu đâu. Tụi Mỹ thì dính liberal nhiều quá giờ ngu người, ko có 1 Ronald Reagan thứ 2 kéo nước Mỹ dậy thì sớm muộn cũng bị tụi Do Thái và lũ Liberal nó kéo nước Mỹ xuống. Đkm
xưa thôi giờ hết rồi ba , quay sang cuồng mẽo rồi
 
Back
Top