Báo cáo mới: 1/5 số loài cá sông Mê Kông đối mặt nguy cơ tuyệt chủng

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Tình trạng phát triển không bền vững đe dọa sức khỏe và quần thể cá đa dạng của sông Mê Kông, với 1/5 số loài cá đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, theo báo cáo mới của các nhóm bảo tồn.

Trong báo cáo "Những loài cá bị lãng quên của sông Mê Kông" được công bố ngày 4.3, các nhà bảo tồn cho biết khoảng 19% trong số 1.148 loài cá trở lên ở sông Mê Kông đang có nguy cơ tuyệt chủng. Họ cũng cho rằng tỷ lệ này có thể cao hơn vì đến nay vẫn có quá ít thông tin về 38% số loài để có thể đánh giá tình trạng của chúng, theo Reuters.

Trong số những loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, 18 loài được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) liệt vào danh sách "cực kỳ nguy cấp", bao gồm 2 trong số những loài cá da trơn lớn nhất thế giới, loài cá chép lớn nhất thế giới và loài cá đuối nước ngọt khổng lồ.

1709529342543.png

Một người đàn ông bên cạnh một con cá hô, loài cá chép lớn nhất thế giới, tại Biển Hồ (Tonle Sap) ở Campuchia hồi tháng 11.2023

"Một số loài cá lớn nhất và hiếm nhất trên trái đất đều xuất hiện ở sông Mê Kông", Reuters dẫn lời nhà sinh vật học chuyên về cá Zeb Hogan, người đứng đầu tổ chức Wonders of the Mekong (Kỳ quan sông Mê Kông), một trong các nhóm tham gia biên soạn báo cáo.

Sông Mê Kông dài gần 5.000 km, khởi nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và đổ ra Biển Đông. Đây là huyết mạch giao thương quan trọng cũng như là nguồn sinh kế chính của hàng chục triệu người ở Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, những nơi dòng sông chảy qua.

Theo báo cáo được biên soạn bởi Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) cùng 25 nhóm bảo tồn toàn cầu, mối đe dọa đối với các loài cá ở sông Mê Kông bao gồm: tình trạng mất môi trường sống, hoạt động chuyển đổi đất ngập nước thành đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nạn khai thác cát tràn lan, sự của du nhập các loài xâm lấn, tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, cũng như sự tồn tại của các đập thủy điện chia cắt dòng chính và các phụ lưu sông.

"Mối đe dọa lớn nhất hiện nay, cũng là mối đe dọa tiếp tục có xu hướng gia tăng, là việc phát triển thủy điện", ông Hogan bình luận.

Nhà khoa học cho biết những con đập đã làm thay đổi dòng chảy của con sông có độ đa dạng sinh học lớn thứ ba trên thế giới, làm thay đổi chất lượng nước và ngăn chặn các loài cá di cư.

Theo Reuters, các đập thủy điện do Trung Quốc xây dựng ở thượng nguồn sông Mê Kông (Trung Quốc gọi là sông Lan Thương) đã chặn lại hầu hết phù sa cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho đất trồng trọt ở hạ lưu dòng sông.

Báo cáo nói trên cũng cho hay tình trạng suy giảm nguồn cá ở sông Mê Kông - khu vực vốn chiếm hơn 15% sản lượng đánh bắt nội địa của thế giới và tạo ra hơn 11 tỉ USD hàng năm - có thể gây tổn hại đến an ninh lương thực của ít nhất 40 triệu người ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông.

.....
 
Em chém 1 số thông tin hầu các bác vậy: (tất nhiên là có dẫn chứng cụ thể à nghe)
.
  • Sông Mê Kông có hơn 1000 loài cá, là nơi khai thác cá nước ngọt lớn nhất thế giới, mỗi năm dân cư dọc theo dòng Mekong cho lên dĩa khoảng 2 triệu tấn cá (Baran và cộng sự, Dams and fisheries in the Mekong Basin, 2009);
  • Dân sống khu này có khẩu phần ăn phụ vào cá nước ngọt thuộc hàng khủng nhất quả đất (chung cái nghiên cứu bên trên);
  • Việc suy giảm số lượng cá thể cá nước ngọt nói riêng và thủy sản nước ngọt nói chung có 3 lý do, em xin phép xếp theo thứ tự: khai thác quá mức, môi trường sống bị phân mảnh và sự suy giảm dòng chảy (Arias và cộng sự, Maintaining perspective of ongoing environmental change in the Mekong floodplains, 2019);
  • Đa phần các nghiên cứu đang đánh vào các đập thủy điện, do mấy cái đập này làm cho "mực nước mùa khô cao hơn, mực nước mùa mưa thấp hơn và thời gian lũ thay đổi trong hồ Tonle Sap" và không chỉ ở Tonle Sap mà còn ở cái bãi cá đẻ chỗ khu dưới chân thác Khone phapheng (Ngor và cộng sự, Flow alterations by dams shaped fish assemblage dynamics in the complex Mekong-3S river system, 2018);
.
Lát tối em chém tiếp, sắp 16g nên dọn dẹp đi nhậu.
:)
 
À mà tự nhiên luôn đầy bí ẩn và hứng thú.
Tuyệt chủng thì tuyệt chủng, suy giảm thì suy giảm.
Trong thế kỷ 21 vẫn có những loài cá mới được tìm thấy trên dòng Mekong:
.
Bangana musaei - Một loài thuộc đại họ cá chép sống trong hạng động ở Xe Bangfai, 1 chi lưu của Mekong, nằm ở Trung Lào. Toàn thân màu trắng hồng và không có mắt.
1709801166552.png

.
Boraras naevus - một phân loài cá trâm, do được ghi nhận ở duyên hải Surat Thani, nam Thái Lọ nên thường gọi là cá trâm lọ. Họ cá trâm thì đẻ như cái máy đúng nghĩa đen.
1709801347265.png

.
Clarias gracilentus - Cá trê Phú Quốc, VN mình vẫn có tên trong list, do người Việt ghi nhận luôn. Con này nướng ngon :D mãi tới sau này mới được ghi nhận là một loài, trước cũng có đợt được vinh hạnh đem nuôi kiểng vì nó lạ.
1709801464202.png

.
À nhân tiện bonus cho các thím, phòng hờ có thím nào hỏi em sao bọn cá trê nó giống nhau quá rồi phân biệt kiểu gì:
1709801753203.png
 
À mà tự nhiên luôn đầy bí ẩn và hứng thú.
Tuyệt chủng thì tuyệt chủng, suy giảm thì suy giảm.
Trong thế kỷ 21 vẫn có những loài cá mới được tìm thấy trên dòng Mekong:
.
Bangana musaei - Một loài thuộc đại họ cá chép sống trong hạng động ở Xe Bangfai, 1 chi lưu của Mekong, nằm ở Trung Lào. Toàn thân màu trắng hồng và không có mắt.
View attachment 2370400
.
Boraras naevus - một phân loài cá trâm, do được ghi nhận ở duyên hải Surat Thani, nam Thái Lọ nên thường gọi là cá trâm lọ. Họ cá trâm thì đẻ như cái máy đúng nghĩa đen.
View attachment 2370402
.
Clarias gracilentus - Cá trê Phú Quốc, VN mình vẫn có tên trong list, do người Việt ghi nhận luôn. Con này nướng ngon :D mãi tới sau này mới được ghi nhận là một loài, trước cũng có đợt được vinh hạnh đem nuôi kiểng vì nó lạ.
View attachment 2370407
.
À nhân tiện bonus cho các thím, phòng hờ có thím nào hỏi em sao bọn cá trê nó giống nhau quá rồi phân biệt kiểu gì:
View attachment 2370422
CÁ TRÊ SAO HÌNH NHƯ LÀ LOÀI ĐẶC HỮU NGOÀI PHÚ QUỐC ẤY, NÓ CHẢ GIỐNG CON TRÊ NÀO TRONG BỜ CẢ :LOL:. CÓ ĐIỀU THÚ VỊ LÀ CÁ TÔM NƯỚC NGỌT CŨNG CÓ ĐẦY TRÊN ĐẢO GIỮA BIỂN. LÓC TRÊ LƯƠN CHẠCH GÌ CÓ HẾT, HỒI NHỎ THEO ÔNG BÀ GIÀ ĐI PHÁ ĐẢO NGỒI BÊN SUỐI GIỮA RỪNG NGẮM CÁ LỘI ĐÔNG NGHẸT NHƯ CÁ NUÔI, MUỐN CÂU CON NÀO THÌ LỰA. :sure:
 
Untitled.jpg

Nếu tạo hoá cho con sông đi theo hướng mầu xanh mình vẽ thì chắc giờ không còn tồn tại 1 dân tộc khơ me nào cả. bọn campuchia được hưởng lợi từ dòng sông, nền văn minh của nó cũng nhờ nguồn lợi mà dòng sông cung cấp ngàn năm, mà giờ đến đời con cháu lại là kẻ phá hoại lớn nhất.
 
View attachment 2421527
Nếu tạo hoá cho con sông đi theo hướng mầu xanh mình vẽ thì chắc giờ không còn tồn tại 1 dân tộc khơ me nào cả. bọn campuchia được hưởng lợi từ dòng sông, nền văn minh của nó cũng nhờ nguồn lợi mà dòng sông cung cấp ngàn năm, mà giờ đến đời con cháu lại là kẻ phá hoại lớn nhất.
Đi theo hướng màu xanh thì giờ đại bàng xin liếm gót đại việt rồi
 
MÀ cái sông này toàn thấy cá khủng. Lâu lâu lại thấy bắt được 1 con trên 100kg
 
View attachment 2421527
Nếu tạo hoá cho con sông đi theo hướng mầu xanh mình vẽ thì chắc giờ không còn tồn tại 1 dân tộc khơ me nào cả. bọn campuchia được hưởng lợi từ dòng sông, nền văn minh của nó cũng nhờ nguồn lợi mà dòng sông cung cấp ngàn năm, mà giờ đến đời con cháu lại là kẻ phá hoại lớn nhất.
Tưởng phá hoại nhiều nhất là Tàu -> Lào -> Thái -> Cam -> VN chứ nhỉ
 
À mà tự nhiên luôn đầy bí ẩn và hứng thú.
Tuyệt chủng thì tuyệt chủng, suy giảm thì suy giảm.
Trong thế kỷ 21 vẫn có những loài cá mới được tìm thấy trên dòng Mekong:
.
Bangana musaei - Một loài thuộc đại họ cá chép sống trong hạng động ở Xe Bangfai, 1 chi lưu của Mekong, nằm ở Trung Lào. Toàn thân màu trắng hồng và không có mắt.
View attachment 2370400
.
Boraras naevus - một phân loài cá trâm, do được ghi nhận ở duyên hải Surat Thani, nam Thái Lọ nên thường gọi là cá trâm lọ. Họ cá trâm thì đẻ như cái máy đúng nghĩa đen.
View attachment 2370402
.
Clarias gracilentus - Cá trê Phú Quốc, VN mình vẫn có tên trong list, do người Việt ghi nhận luôn. Con này nướng ngon :D mãi tới sau này mới được ghi nhận là một loài, trước cũng có đợt được vinh hạnh đem nuôi kiểng vì nó lạ.
View attachment 2370407
.
À nhân tiện bonus cho các thím, phòng hờ có thím nào hỏi em sao bọn cá trê nó giống nhau quá rồi phân biệt kiểu gì:
View attachment 2370422
Cá sông Mekong toàn hàng khủng mấy chục mấy trăm kg toàn tuồn hết về VN. Ví dụ như con cá chiên sông Đà lìu tìu 1 -2 kg lâu lâu vớ được con hơn chục như vớ phải vàng trong khi đó sông Mekong hoặc Serepok bèo cũng trên 20 kg nhiều như lợn con. Ngày xưa sông Serepok còn mấy con lăng khủng toàn 60 - 70 kg kêu ọp ọp như bò vậy! :big_smile:
 
Cá sông Mekong toàn hàng khủng mấy chục mấy trăm kg toàn tuồn hết về VN. Ví dụ như con cá chiên sông Đà lìu tìu 1 -2 kg lâu lâu vớ được con hơn chục như vớ phải vàng trong khi đó sông Mekong hoặc Serepok bèo cũng trên 20 kg nhiều như lợn con. Ngày xưa sông Serepok còn mấy con lăng khủng toàn 60 - 70 kg kêu ọp ọp như bò vậy! :big_smile:
Hồi trước mình ở Miến, cá lăng bắt trên sông Ayeyarwady tầm 30-40kg nhiều như lợn con, tuần nào cũng có bán. Cá lăng ở mình thì kiếm con độ chục kg đã khó rồi
 
Hồi trước mình ở Miến, cá lăng bắt trên sông Ayeyarwady tầm 30-40kg nhiều như lợn con, tuần nào cũng có bán. Cá lăng ở mình thì kiếm con độ chục kg đã khó rồi
Lăng to VN giờ chỉ còn ở hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An, hệ thống sông Đồng Nai và sông Serepok. Lão phu ăn đủ thứ cá nhưng cảm thấy chỉ có cá trắm đen là ngon. Tháng trước mới làm cặp bong bóng cá hô này xong ngon bá cháy! @kid_of_myth nhà cá học đoán xem con hô này bao nhiêu kg mà cặp bong bóng to thế này?
z5315328790087_84714c9f7af5c02dea1a57db5ba10984.jpg
z5315334623638_db73d116aa4f505ecb8825b67feb4ce7.jpg
 
Back
Top