[BÁO DỊCH]Cognition ra mắt Devin, một kỹ sư lập trình có khả năng sáng tạo được hỗ trợ bởi AI

chửi cả cái công ty chứ chửi riêng gì designer, mà thằng designer dùng Ai kiểu mất não thì bị chửi cũng đúng mà

Anh đọc kỹ lại đi, nó đang nói là công ty ko thuê designer, mà dùng AI làm ảnh luôn. Xong công ty bị hội designer trên mạng chửi. Nên tôi mới hỏi mắc gì chửi cty người ta, bộ sợ mất chén cơm hay gì.
 
Lại series sợ AI đá chén cơm à.
Cần gì vài năm nữa, bây giờ bọn GenAI đã ngon lắm rồi mà có thấy đội viết Content với Designer than thở sợ mất chén cơm gì đâu?
Chỉ thấy cty nào to to lỡ tiếc tiền làm content hay ảnh ọt bằng AI mà bị lộ cái là bị chửi như chó luôn.
Sẽ luôn có việc mới để làm.
Từ làm việc trên bàn giấy, bàn tính, máy đánh chữ rồi lên máy tính thôi.
Luôn có việc để làm, người biết ít thì dùng AI mức cơ bản, người biết nhiều thì vọc vạch sâu hơn.
Chỉ có người không chịu thay đổi mới phải lo mà thôi.
Nói chứ, tôi lấy ví dụ dev game để nói về công nghệ, ngày xưa công nghệ kém, nhưng chỉ cần 1 nhóm và thời gian ngắn là đủ để tạo con game top rồi, bây giờ dù công nghệ đã cao hơn, nhưng từ đó nhu cầu cũng cao hơn, dẫn đến làm ra 1 con game càng phải tốn thời nhiều nhân công và thời gian hơn.
AI nó giúp càng nhiều bao nhiêu, thì từ đó nhu cầu càng tăng thêm bây nhiêu, Việc mà ai cũng có thể dùng AI làm thì chỉ là hàng bình dân không đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đâu.
 
Lại series sợ AI đá chén cơm à.
Cần gì vài năm nữa, bây giờ bọn GenAI đã ngon lắm rồi mà có thấy đội viết Content với Designer than thở sợ mất chén cơm gì đâu?
Chỉ thấy cty nào to to lỡ tiếc tiền làm content hay ảnh ọt bằng AI mà bị lộ cái là bị chửi như chó luôn.
Từ khi có AI bọn content writer chúng nó viết còn điên hơn ấy , trình độ chúng nó tăng nhanh , em nằm vùng chục page về content thấy mọi người (cả già lẫn trẻ ) dùng chatgpt search , nghiên cứu nhiều và cực nhanh . Nói chung riêng về writer thì văn phong của mỗi người là thuộc về cảm xúc rồi , cái này AI chịu thua . Bản thân viết lách là quá trình sáng tạo rồi .
Đợt AI mới ra nhớ không nhầm các vozer dự đoán nhóm content là nhóm bị ảnh hưởng nhất . Đúng aura voz
 
Toàn mấy anh ngoài ngành sợ dùm người trong ngành. :shame:
Bao giờ AI biết tạo retro meeting, biết lươn lẹo với client, biết update cái user story mỗi khi client nổi chứng, biết move cái user story qua 20 cái sprint mà client vẫn vui thì hẵng sợ nhé. :sure:
 
Sẽ luôn có việc mới để làm.
Từ làm việc trên bàn giấy, bàn tính, máy đánh chữ rồi lên máy tính thôi.
Luôn có việc để làm, người biết ít thì dùng AI mức cơ bản, người biết nhiều thì vọc vạch sâu hơn.
Chỉ có người không chịu thay đổi mới phải lo mà thôi.
Nói chứ, tôi lấy ví dụ dev game để nói về công nghệ, ngày xưa công nghệ kém, nhưng chỉ cần 1 nhóm và thời gian ngắn là đủ để tạo con game top rồi, bây giờ dù công nghệ đã cao hơn, nhưng từ đó nhu cầu cũng cao hơn, dẫn đến làm ra 1 con game càng phải tốn thời nhiều nhân công và thời gian hơn.
AI nó giúp càng nhiều bao nhiêu, thì từ đó nhu cầu càng tăng thêm bây nhiêu, Việc mà ai cũng có thể dùng AI làm thì chỉ là hàng bình dân không đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đâu.
Vấn đề sợ là luôn có việc mới để làm, nhưng việc giá trị thấp ấy chứ. Như ông Huang CEO Nvidia có nói thì éo cần học code nữa, ng bt ko biết code cũng làm dc. Nếu thế thì rào cản gia nhập ngành thấp, lượng cung tăng, đương nhiên sẽ kéo theo mức lương giảm xuống. Đây là tui nói theo ông Huang thôi nhé chứ tui éo biết gì về ngành code này đâu. Chỉ phân tích dưới góc độ kinh tế thị trường lao động thôi
 
Thế thì bạn đi thuê con GPT mà làm thử
Q4nv6mT.png

hiệu quả nó hơn gấp 20 lần con GPT việc gì phải bán với giá bằng con GPT
Nhiều khi bọn gpt nó đang âm thầm phát triển, đợi đến lúc nó tu g tin ra thì …
 
Chắc rồi cũng bớt việc của mấy anh thợ gõ
nhưng được bao nhiêu % thì khó nói
 
Lại bài lùa gà từ mấy cty AI à :rolleyes:
Cỡ 10 năm nữa thì ko rõ vì còn xa quá chứ tầm 3-4 năm nữa cũng chả có con AI thay dev được đâu vì nó ko giải quyết được 2 vấn đề:
1/ làm sao để đảm bảo code quality khi AI tạo ra? Kiểu như dù cho nó có làm được thì sao nó biết là nó đang hiểu đúng và hiểu sai, như con người vs con người thì thể giao tiếp, rồi chính cái người làm họ có thể nhận ra mình đang sai còn cái máy thì nó hiểu kiểu gì? Về cơ bản chỉ là input A để ra B vậy thì việc input A đó rất quan trọng. Căn bản là lúc đó là sẽ có thêm 1 skill là biết dùng AI trong CV của các anh dev chứ dân tay ngang có mứt mà làm được :embarrassed:
2/ Cái này nhiều người nói rồi đó là software development đâu đơn thuần chỉ là ngồi gõ phím mà còn là architecture, design, họp hành, thay đổi yêu cầu... 1 con AI chưa thể đủ thông minh để làm việc này, nói vậy cho nhanh :nosebleed:

Gửi từ Samsung SM-M515F bằng vozFApp
 
Trên mấy group lập trình reddit thì mọi người cũng bàn vụ này rồi. Họ nói là chừng nào khách hàng (client) còn đưa ra những yêu cầu mông lung, không rõ ràng thì ngày AI thay thế con người sẽ còn khá lâu.

Bởi vì ngay cả con người còn không hiểu nổi khách hàng muốn gì, họ mô tả con rồng nhưng trong đầu lại hình dung con phượng, thường xuyên đổi ý, họp hành liên miên nên AI khó mà chạy theo kịp. Cuối cùng vẫn phải cần con người sửa hết đống lỗi mà AI viết sau nhiều lần sửa tới sửa lui.

Giống như hồi chiều có bạn làm Data Analysis lên than thở là sếp quăng cho một cục data và yêu cầu bạn này phân tích dữ liệu trong đó. Bạn đó hỏi sếp là phân tích cái gì, thì sếp bảo "Cậu phải tự tìm hiểu và cho tôi kết quả cậu phân tích được." Bạn đó khóc ròng vì phải bơi trong đống dữ liệu và tự tìm ra cái gì mà có thể hữu ích với sếp.

Như hồi mình dùng AI viết con game bán trên App Store. Mình mô tả mục đích và yêu cầu ban đầu. Nó viết rất tốt phiên bản đầu tiên.

Sau đó mình thêm tính năng này kia, thì nó bắt đầu loạn, tự ý thay đổi cấu trúc code ban đầu. Cuối cùng thành mớ lẩu thập cẩm, code không chạy được vì ở trên nó dùng data structure này, bên dưới nó viết code cho data structure khác. Giống như kêu nó nâng cấp xe hơi mà nó ráp động cơ máy bay vô chiếc xe vậy.

May là mình có bản backup nên phải ngồi sửa lại hết. Biết ý nó rồi, nên phải chia nhỏ yêu cầu, thêm từng tính năng nhỏ rồi ráp lại. Nói chung vẫn cần dân kỹ thuật nắm rõ về cấu trúc và thuật toán, đưa ra đúng yêu cầu mới tránh sai sót. Tưởng tượng nguyên hệ thống phần mềm khổng lồ mà lâu lâu con AI nổi hứng sửa code trong quá trình bổ sung tính năng là tiêu nguyên hệ thống.
Mấy phần bạn nói là BA hay 1 phần BD/Sale định hướng khách chứ phải thợ gỡ đâu, có thợ IT nào cứng mà bảo nó đi gặp khách lấy requirements bao giờ
 
AI hiện giờ vẫn chưa thay được lập trình viên giỏi, nhưng sẽ giúp công ty bớt tuyển Fresher , thực tập sinh vô làm ( mặc dù không lương) . Job market sẽ càng cạnh tranh khốc liệt hơn
 
Vấn đề sợ là luôn có việc mới để làm, nhưng việc giá trị thấp ấy chứ. Như ông Huang CEO Nvidia có nói thì éo cần học code nữa, ng bt ko biết code cũng làm dc. Nếu thế thì rào cản gia nhập ngành thấp, lượng cung tăng, đương nhiên sẽ kéo theo mức lương giảm xuống. Đây là tui nói theo ông Huang thôi nhé chứ tui éo biết gì về ngành code này đâu. Chỉ phân tích dưới góc độ kinh tế thị trường lao động thôi
Ông ta nói gì cũng đúng à :) ông ta cũng chỉ muốn bán sản phẩm của mình thôi. Đương nhiên ông trùm card đồ hoạ sẽ khuyên mọi người nên áp dụng AI.

Kiểu như giám đốc Viettel kêu mọi người hãy ngưng nói chuyện với nhau, chuyển sang chat với video call vậy

Anh éo biết về ngành code thì ko nên phán bừa.
 
Chắc rồi cũng bớt việc của mấy anh thợ gõ
nhưng được bao nhiêu % thì khó nói
Vậy là các anh thợ gõ tràn qua các ngành khác, flood thị trường lao động làm các ngành đó sml theo ?

Mà lý do gì lại sinh ra ngành IT này: vì các ngành khác làm rề rà quá nên phải nhờ cái máy giúp. Vd điển hình là:
  • máy ATM, ví điện tử, thay thế em nhân viên ngân hàng
  • chat bot thay thế đội customer support
  • Excel giúp tinh giảm đáng kể nhân sự tính toán thủ công
  • Các phần mềm CRM giúp sale làm việc hiệu quả hơn
  • Mấy hệ thống iOT tưới rau, trồng thuỷ canh, dự báo... giảm workforce trong nghề nông.

Tức là IT sinh ra là vì nhu cầu đến từ các ngành nghề khác !!!

Nếu AI có thể giúp code nhanh hơn, thì tức là AI sẽ tối ưu hoá các ngành khác còn nhanh hơn nữa. Việc tối ưu hoá này mang lại lợi ích cho ông chủ, còn nó có mang lại lợi ích cho nhân viên không thì hên xui.

Nên nhớ, ông chủ bạn vào một ngày đẹp trời sẽ giới thiệu một tool mới được viết bởi AI, và thêm tool thì bớt người thôi.
 
Last edited:
Ông ta nói gì cũng đúng à :) ông ta cũng chỉ muốn bán sản phẩm của mình thôi. Đương nhiên ông trùm card đồ hoạ sẽ khuyên mọi người nên áp dụng AI.

Kiểu như giám đốc Viettel kêu mọi người hãy ngưng nói chuyện với nhau, chuyển sang chat với video call vậy

Anh éo biết về ngành code thì ko nên phán bừa.
À thì tôi cứ phán thế cho mấy a ngành code vào chỉnh thế nào thì chỉnh :shame:
 
AI không thay thế hoàn toàn, mà sẽ là một phần công việc của con người. Như vậy nó sẽ làm cho một số công việc trở nên không còn cần thiết hoặc quá quan trọng, tuy nhiên cũng sẽ đồng thời tạo ra các công việc mới phù hợp với nhu cầu.

Như thím đã viết, đúng là khách hàng thường không đưa ra yêu cầu rõ ràng cụ thể. Lúc này sẽ có một đội ngũ tìm hiểu và chuyển đổi yêu cầu đó thành mệnh lệnh cho AI, và AI sẽ làm thay công việc của đội thợ gõ lúc trước :byebye:
Bây giờ nó có jobs mới là "Prompting engineer" rồi. Mấy tay IT sợ mất việc thì học thêm chút này vào.
Vừa sửa được những phần code mà AI đưa ra chưa đúng, vừa làm prompt từ yêu cầu của khách hàng.
Nói chung không thiếu việc nếu chịu cập nhật kiến thức.
 
Nói chung trong 4,5 năm nữa,lập trình viên vẫn chưa chết đc. Nhưng trong 10 năm nữa thì rất rõ ràng, rõ như ban ngày, AI sẽ thay thế nhiều công việc, trong đó lập trình viên là chắc chắn. Ai đang học lập trình thì nên học thêm những mảng khác mà AI chưa đụng tới dc. Còn ai có con em đang tầm cấp 3 trở xuống thì đừng định hướng theo lập trình nữa.
chắc sắp đổi sang hết làm chip bán dẫn :beat_brick::beat_brick:
 
Rồi Vanga có dự báo về cách mạng số, lúc mà IT rủ designer với copywriter đi đánh bom các máy chủ AI không
wlyO8eh.png
 
Back
Top