Bắt nạt học đường Hàn Quốc còn dã man hơn trong phim của Song Hye Kyo

Build Back Better

Senior Member
Các cảnh phim trong "The Glory" gây được khuyến cáo sẽ ám ảnh với nhiều người, nhưng bạo lực học đường trên thực tế thậm chí còn tồi tệ, dã man hơn.


Moon Dong Eun, nạn nhân của bạo lực học đường trong phim "The Glory". Ảnh: The Glory.
20230111000562_0_1__1.jpg

20230111000562_0_1__1.jpg
Moon Dong Eun, nạn nhân của bạo lực học đường trong phim "The Glory". Ảnh: The Glory.
The Glory, bộ phim có Song Hye Kyo đảm nhận vai chính, gây sốt toàn cầu khi chỉ mới ra mắt mùa 1. Nội dung phim xoay quanh một nạn nhân của bạo lực học đường lớn lên và tìm cách trả thù nhóm thủ phạm.
So với những bộ Kdrama thông thường, The Glory mô tả sự tàn bạo của nạn bắt nạt học đường ở Hàn Quốc một cách sinh động hơn, đến mức một số khán giả bối rối không biết đó là thật hay phóng đại, theo Koreaboo.
Chương trình News High Kick của MBC Radio gần đây đã mời Choi Woo Sung làm khách mời. Choi là ủy viên trường học tại Văn phòng Giáo dục Suwon, Gyeonggi, có nhiều năm giám sát các trường hợp liên quan đến bạo lực học đường.
Trong chương trình, Choi được hỏi liệu cảnh phim cho thấy những kẻ bắt nạt Moon Dong Eun, nhân vật chính của The Glory, tấn công cô bằng một chiếc máy uốn tóc có thật hay không. Choi đã trả lời: "Thực tế còn tồi tệ hơn như vậy".

Ám ảnh hơn cả trên phim​

Những cảnh bắt nạt học đường được mô tả trong The Glory khiến khán giả nhớ đến vụ bạo lực học đường kinh hoàng xảy ra cách đây 17 năm tại xứ kim chi.
Vụ việc được mệnh danh là "bắt nạt bằng máy kẹp tóc" xảy ra tại một trường trung học nữ ở Cheongju vào tháng 5/2006.
Choi cho biết nhóm học sinh tại trường cấp hai đã hành hung một học sinh trong khoảng 20 ngày liên tục. Nhóm do Kim, lúc đó 15 tuổi, cầm đầu, đã tấn công nạn nhân "A" bằng gậy bóng chày, máy làm tóc, kẹp quần áo.

"The Glory" mô tả sự tàn bạo của bắt nạt học đường ở Hàn Quốc. Ảnh: The Glory.
bat nat hoc duong anh 1

"The Glory" mô tả sự tàn bạo của bắt nạt học đường ở Hàn Quốc. Ảnh: The Glory.
"Khi đó, nạn nhân bị bỏng nặng và phải nằm viện từ 5 đến 6 tuần… Thủ phạm thậm chí thú nhận rằng họ đã trừng phạt nạn nhân bằng cách dùng móng tay làm tổn thường vết sẹo của cô", Choi nói.
Choi còn dẫn chứng một số trường hợp bạo lực khét tiếng khác liên quan đến trẻ vị thành niên trong những năm gần đây.
Vụ hành hung xảy ra vào năm 2021 ở trường trung học nữ sinh Yangsan, liên quan đến một học sinh nước ngoài bị nhóm học sinh cấp hai bạo hành. Thủ phạm đã quay lại vụ tấn công và phát tán clip lên các diễn đàn Internet.
Trong vụ bạo hành ký túc xá Cheonghak-dong vào năm 2020, nạn nhân đã bị một nhóm nữ sinh ép uống nước tiểu.
Năm ngoái, vụ việc ở Gyeonggi gây rúng động Hàn Quốc khi một nam sinh 12 tuổi đã tấn công tình dục bé gái 9 tuổi.

Thủ phạm nhởn nhơ, nạn nhân bị đổ lỗi​

Bắt nạt là hình thức bạo lực học đường phổ biến nhất. Việc trở thành nạn nhân hoặc thủ phạm bắt nạt học đường thường liên quan đến một loạt các vấn đề về hành vi, cảm xúc.
Tháng 9/2022, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã công bố kết quả của một cuộc khảo sát về bạo lực học đường được thực hiện bởi các văn phòng giáo dục địa phương trên khắp Hàn Quốc.
Trong cuộc khảo sát, 53.880 học sinh, chiếm 1,7% số người được hỏi, cho biết từng bị bạo lực học đường trong khoảng thời gian từ học kỳ thứ hai năm 2021 đến học kỳ đầu tiên năm 2022.
Trong số này, 41,8% cho biết từng bị bạo lực bằng lời nói, 14,6% bị bạo lực thể chất và 13,3% bị bắt nạt.

Bắt nạt học đường có xu hướng gia tăng khi học sinh Hàn Quốc trở lại trường sau đại dịch. Ảnh: Reuters.
bat nat hoc duong anh 2

Bắt nạt học đường có xu hướng gia tăng khi học sinh Hàn Quốc trở lại trường sau đại dịch. Ảnh: Reuters.
Ủy viên Choi nói rằng trong hầu hết các vụ bắt nạt, thủ phạm được pháp luật bảo vệ vì là “trẻ vị thành niên phạm pháp”. Thuật ngữ này đề cập đến trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 14 đã phạm tội nhưng là đối tượng được bảo vệ. Họ bị kết án nhẹ bằng lao động công ích hoặc giam giữ vị thành niên thay vì bị trừng phạt hình sự.
"Trong những trường hợp kể trên, một số thủ phạm hoặc tất cả thủ phạm đều là trẻ vị thành niên dưới 14 tuổi, vì vậy sẽ có giới hạn khi trừng phạt họ… Tôi đồng ý rằng giới hạn độ tuổi tiêu chuẩn nên được hạ thấp dần khi thủ phạm ngày càng trẻ hóa và tội ác của chúng ngày càng tinh vi và bạo lực hơn… Đồng thời, chúng ta cũng cần phải nỗ lực ngăn chặn những vụ việc như vậy ngay từ đầu".
Tháng 12/2022, chính phủ Hàn Quốc đã thông qua dự luật hạ thấp giới hạn độ tuổi vị thành niên từ 14 xuống 13 trong đạo luật phòng chống tội phạm và tư pháp vị thành niên.
Còn Jo Jung Sil, đại diện hiệp hội gia đình nạn nhân bạo lực học đường ở Seoul, cho biết xã hội Hàn Quốc phần lớn không có thiện cảm với các nạn nhân bị bắt nạt học đường cho đến tận bây giờ.
"Nhiều người từng nói rằng vấn đề bắt nạt ở trường học chỉ là những vụ ẩu đả giữa các thanh thiếu niên chưa trưởng thành. Một số thậm chí còn đổ lỗi cho các nạn nhân, nói rằng đó là vấn đề của họ khi khiến mình không thể hòa nhập".

https://zingnews.vn/bat-nat-hoc-duo...-trong-phim-cua-song-hye-kyo-post1394826.html
 
Thể nào mấy bộ Hàn chịch toàn mấy thằng loser bị bắt nạt, xong rồi vươn lên chịch hết gái ngon ở trường, với dập hết tụi bắt nạt để trả thù, hầu như bộ nào cũng có cái motip này :doubt:
có thể cho tại hạ 1 bộ như thế để đánh giá được không ?

via theNEXTvoz for iPhone
 
Hàn theo chủ nghĩa ngoại hình + chủ nghĩa vật chất nên đứa nào xấu, nhà nghèo thì đi học không khác gì nhập địa ngục.

via theNEXTvoz for iPhone
Bậy ùi. Chính xác là đứa nào yếu, nhát thì sẽ bị ăn hiếp. Và ở đâu cũng vậy.

Giàu hay đẹp trai gì vào gặp mấy thèn cô hồn đấm cho tí thì cũng phải nôn tiền ra bảo kê thui.
 
Bậy ùi. Chính xác là đứa nào yếu, nhát thì sẽ bị ăn hiếp. Và ở đâu cũng vậy.

Giàu hay đẹp trai gì vào gặp mấy thèn cô hồn đấm cho tí thì cũng phải nôn tiền ra bảo kê thui.
Này đúng nè. Hồi trước đi học ốm yếu vkl. Cao 1m67 nặng có 43 kg. Mấy tml bạn tối ngày cứ ăn hiếp. Sau này đi tập gym nên có da có thịt cộng thêm đi làm có tiền. Lương cao hơn mấy tml đó. Biết mùi gái gú, mấy chỗ ăn chơi ngon, đào đẹp. Nên mấy tml đó thấy mình ngon cơm nên cứ rủ tới nhà chơi rồi rủ đầu tư cái này cái nọ. :)

Có cái củ cải. ** mẹ, chắc thằng này dễ xài. Thà lấy tiền cho gái còn hơn để mấy tml đó lùa gà.

Đời nó khốn nạn vậy đó anh em. Cứ thấy thằng nào có giá trị lợi dụng, dễ xài là chúng sanh bu vô, bợp đít để kiếm ăn.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Thể nào mấy bộ Hàn chịch toàn mấy thằng loser bị bắt nạt, xong rồi vươn lên chịch hết gái ngon ở trường, với dập hết tụi bắt nạt để trả thù, hầu như bộ nào cũng có cái motip này :doubt:
Phim xẻng éo nào chẳng có mô típ bị bắt nạt, bị khinh nghèo rồi trả thù blah blah.
 
Hồi xưa ở Việt thì hay thấy gọi anh em họ hàng cha mẹ lên "nói chuyện" hoặc thằng bị bắt nạt bấn quá nó cầm dao xiên chết thằng bắt nạt luôn chứ dạo gần đây du nhập văn hóa bọn Hàn Nhật vào tôi thấy có vài vụ cam chịu bị bắt nạt rồi lên báo chứ không thấy phản kháng mạnh lắm:sad:
 
ở nhật + hàn hay làm truyện với phim bạo lực học đường nhiều nhỉ , chắc cũng có lửa mới có khói , học đường đã vậy chắc NVQS bên hàn chắc nó bắt nạt như chó luôn .
 
Này đúng nè. Hồi trước đi học ốm yếu vkl. Cao 1m67 nặng có 43 kg. Mấy tml bạn tối ngày cứ ăn hiếp. Sau này đi tập gym nên có da có thịt cộng thêm đi làm có tiền. Lương cao hơn mấy tml đó. Biết mùi gái gú, mấy chỗ ăn chơi ngon, đào đẹp. Nên mấy tml đó thấy mình ngon cơm nên cứ rủ tới nhà chơi rồi rủ đầu tư cái này cái nọ. :)

Có cái củ cải. ** mẹ, chắc thằng này dễ xài. Thà lấy tiền cho gái còn hơn để mấy tml đó lùa gà.

Đời nó khốn nạn vậy đó anh em. Cứ thấy thằng nào có giá trị lợi dụng, dễ xài là chúng sanh bu vô, bợp đít để kiếm ăn.

via theNEXTvoz for iPhone
sau ko nói chứ hồi đi học cấp 2 cấp 3 mà ông bị bắt nạt thì hoàn toàn ko phải do ông yếu, nhỏ con. tại ông nhát chết, tính tình đù đẹt thì bị bát nạt thôi. chứ đi học toàn bọn nghịch nghịch nhỏ con bắt nạt mất ông to xác tồ tồ à :)))
chứ tôi lúc đi học còn nhỏ hơn ông. m63 40kg thôi mà cả cấp 1 2 3 toàn chơi vs mấy thằng nghịch nghịch, cũng chủ yếu đá bóng, chọc bi-a, đi net cày MU chơi hafl life đế chế chia team, hay lang thang đi cùng ra chỗ bọn nó hút thuốc ngồi nói phét thôi chứ cũng chả đánh đấm nhau gì. nhưng cũng chả ai bắt nạt tại tụi nó thấy chơi vs mình vui, nó đang coi mình là bạn. như bên trên thím nói "có giá trị'' đó :)))
chứ mà cứ lù đà lù đù chăm học xong chơi lẻ lẻ là bị vào tầm ngắm ngay :D trừ khi có ông anh hoặc ông già trùm khu thì ko nói :boss:
à có trường hợp đặc biệt liệt vào hàng " vô đối" nữa cho các thím. khối e trước có thằng cũng kiểu chơi 1 mình, hơi "chậm". đầu tóc rối bù đi học. xong bọn kia cũng trêu qua ngày tháng. kiểu nhìn ngứa mắt đấm cái, đi qua sút cái thôi/ xong đến 1 ngày nó cầm dao đến trường đuổi dí cả đám chạy té khói :)) mà nó dám đâm chứ ko đùa.
mấy hôm sau lộ ra quả tin thanh niên có giấy khám xác nhận "tâm thần" . xong. kim bài miễn tử mẹ rồi. thằng nào trêu nữa nó xiên chết lúc nào ko biết. thế là từ đấy éo ai dám dây dưa gì nữa :))) mà còn nịnh nọt kiểu "trùm" mới nữa. hài vl
 
Last edited:
cái film ngôi trường xác sống làm để cảnh tỉnh tình trạng này nè, ko biết chú phảnh bển coi xong có biết đg mà chấn chỉnh lại ko có ngày lại giống trong film
Vgqkses.png
 
Back
Top