Bé trai mắc bệnh hiếm được tài trợ 1 liều thuốc 50 tỉ đồng

Bing AI

Senior Member

Bé trai mắc bệnh hiếm này đã được tham gia quay số trúng thuốc. Bé may mắn trúng số và được một công ty dược đa quốc gia tài trợ một liều thuốc điều trị bệnh có giá 50 tỉ đồng.​


Một bệnh nhi mắc bệnh hiếm được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 - Ảnh: THÙY DƯƠNG

Một bệnh nhi mắc bệnh hiếm được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 - Ảnh: THÙY DƯƠNG
Thông tin này đã được bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hương - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM - cho hay tại Ngày bệnh hiếm với chủ đề "Ươm mầm cuộc sống", được Bệnh viện Nhi đồng 1 tổ chức ngày 28-2.
"Cháu trai được tài trợ thuốc này mắc bệnh teo cơ tủy, một loại bệnh hiếm. Cháu bé là bệnh nhân đầu tiên tại Bệnh viện Nhi đồng 1 được tài trợ một liều thuốc điều trị có giá 50 tỉ đồng. Với bệnh hiếm này, chỉ cần được truyền một liều thuốc duy nhất bệnh nhi có thể phục hồi từ từ để trở về cuộc sống như bình thường", bác sĩ Thanh Hương thông tin.
Trong các loại bệnh hiếm, bệnh Pompe cũng đã được một công ty dược tài trợ và được BHYT thanh toán, mở ra một cơ hội rất lớn cho những trẻ mắc bệnh hiếm tiếp tục được điều trị.
"Năm nào chúng ta cũng có những chuyện rất đau lòng, có những bệnh nhi mắc bệnh hiếm ra đi. Nhưng năm nào chúng ta cũng có những nụ cười để chào đón những em bé khỏe mạnh, từ cõi chết trở về. Các con chính là nguồn động lực, động viên rất lớn để các bác sĩ, nhân viên y tế đang đồng hành cùng các con có niềm tin mỗi ngày, để tiếp tục công việc một cách ý nghĩa", bác sĩ Thanh Hương chia sẻ.
Bác sĩ Thanh Hương nhận xét những bậc cha mẹ có con mắc bệnh hiếm là những chiến binh thầm lặng. Các bác sĩ rất cảm phục các bà mẹ đã kiên trì, hy sinh và dành toàn bộ cuộc đời mình cho con.
"Các bạn yên tâm, bên cạnh các bạn còn có chúng tôi đồng hành trên cuộc chiến cam go và dài hơi này. Chúng ta sẽ cùng nhau, cùng các con, chiến đấu. Bác sĩ, nhân viên ngành y tế không buông tay thì các bậc cha mẹ cũng đừng buông tay với các con, nhất là các con mắc bệnh hiếm", bác sĩ Thanh Hương nhắn nhủ.

Bác sĩ Thanh Hương tự hào vì khoa sơ sinh 2 - chuyển hóa - di truyền có những nhân viên y tế chưa bao giờ làm mẹ nhưng đã biết đau với nỗi đau của các con. Các nhân viên y tế ẵm các con, vui chơi với các con... như người thân của mình.
PGS Nguyễn Thanh Hùng - giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 - cho biết tại Ngày bệnh hiếm này, các bậc cha mẹ có thể chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc con, các chuyên gia có thể tư vấn thêm cho gia đình và quan trọng nhất là chia sẻ lan tỏa sự chăm sóc yêu thương của nhân viên y tế.
 
Hình như dùng loại này.
Sử dụng biện pháp thay thế gene bằng biệt dược Zolgensma. Với một liều duy nhất, Zolgensma sẽ thay thế chức năng của gene bị lỗi hoặc không hoạt động trong cơ thể các bệnh nhân để chữa bệnh.
Zolgensma được thiết kế nhắm vào nguyên nhân di truyền của bệnh teo cơ tủy sống, đó là gene SMN1 bị thiếu hoặc không hoạt động. Thuốc thay thế gene SMN1 bằng một bản sao mới hoạt động.
Thuốc chỉ sử dụng trong 2 tuần kể từ khi đóng gói.:sweat:
zolgensma-thuoc-teo-co-tuy-1901.jpg
 
Last edited:
Mấy cái loại thuốc củ kẹc này, vì hiếm người bị nên bọn nó ko có sẵn dây chuyền sản xuất, nên mỗi năm chỉ cho ra được vài liều, thành ra giá cao ngất ngưỡng.
1BW9Wj4.png
Do ít bệnh nhân thôi, chứ bệnh nhiều người bị là có dây chuyền rẻ ngay
 
Chi phí R&D cao hay do thuốc này điều chế đắt đỏ vậy các fence?
Chi phí nghiên cứu ko cao, nhưng chi phí để sản xuất thì cao. Vì đơn giản bệnh hiếm nên ít người cần, mà ít người cần thì bọn nó ko đầu tư dây chuyền sản xuất đại trà được, vì sx ra chả ai mua, chắc chắn lỗ. Nên mỗi năm xuất ra vài liều đề phòng cho ai cần thôi, sx sll thì lại tốn tiền bảo quản, hư hỏng này nọ.
 
Ví dụ có cái thuốc kiểu này uống vào là biến đổi gene, cơ thể không còn lão hóa nữa (tông xe, nhiễm khuẩn, bệnh tật vẫn chết) thì không biết Vozer sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để mua cho bố mẹ mình uống?
 
Back
Top