Bỗng dưng bị đặt cọc bán nhà, dù nhà đang thế chấp tại ngân hàng

manoao

Senior Member
Nhà đang thế chấp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), nhưng ngân hàng lại cho phép nhận đặt cọc mua bán khiến chủ nhà đứng trước nguy cơ mất nhà.

Bà Nguyễn Thị Mỹ bức xúc vì nhà đang thế chấp thì Vietcombank Tân Bình tự cho phép giao dịch - Ảnh: A.C.M.
Bà Nguyễn Thị Mỹ bức xúc vì nhà đang thế chấp thì Vietcombank Tân Bình tự cho phép giao dịch - Ảnh: A.C.M.

Mới đây, bà Nguyễn Thị Mỹ (ngụ quận 6, TP.HCM) gửi đơn tố giác tội phạm đến Công a n TP.HCM, Viện KSND TP.HCM, tố cáo đến Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc căn nhà 1051/4C Hậu Giang (quận 6, TP.HCM) của bà đang được thế chấp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Tân Bình (Vietcombank Tân Bình) bị mang đi đặt cọc mua bán.

Giả người đặt cọc bán nhà thế chấp
Phản ánh đến Tuổi Trẻ Online, bà Mỹ cho hay rất bức xúc vì phát hiện Vietcombank Tân Bình tự ý cho phép việc đặt cọc bán nhà.
Theo bà Mỹ, cuối năm 2019, bà thế chấp căn nhà trên cho Vietcombank Tân Bình để vay tiền. Bà Mỹ vẫn trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Đến tháng 9-2023, bà rao bán căn nhà nói trên để tất toán khoản vay.

Bất ngờ khi kiểm tra pháp lý nhà, bà Mỹ phát hiện một hợp đồng công chứng đặt cọc 11 tỉ đồng để mua căn nhà được ký ngày 29-11-2021 tại Phòng công chứng số 7 (TP.HCM) với nội dung bên đặt cọc là ông Nguyễn Hoàng Lam Đô, bên nhận cọc là bà Mỹ.

Ngay sau đó bà Mỹ thông báo cho Vietcombank Tân Bình biết vụ việc và đề nghị ngân hàng phối hợp cùng tố cáo đến cơ quan công a n, nhưng phía ngân hàng không thực hiện.

Tháng 10-2023, bà Mỹ tố cáo vụ việc đến Công an quận 6. Kết quả giám định của Công an quận 6 cho thấy có người giả mạo bà Mỹ ký hợp đồng đặt cọc.

Vietcombank Tân Bình nói không biết ủy quyền bị hủy
Trong đơn tố giác mới đây, bà Mỹ đề nghị cơ quan công an làm rõ việc giả mạo ký hợp đồng đặt cọc, làm rõ vai trò của ngân hàng trong việc cho phép giao dịch tài sản thế chấp mà không có ý kiến của bà và vai trò của công chứng viên.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Tuấn Sơn, giám đốc Vietcombank Tân Bình, cho hay ngày 19-10-2021 Vietcombank Tân Bình phát hành văn bản 1233 có nội dung chấp thuận cho bà Mỹ nhận đặt cọc bán nhà theo đề nghị của ông Phan Hùng Cường. Ông Cường có xuất trình bản sao hợp đồng ủy quyền số 7758 (lập ngày 29-4-2020), do bà Mỹ ủy quyền ông Cường.

Lý giải việc này, ông Sơn cho rằng do ngân hàng biết rằng giữa ông Cường và bà Mỹ có mối quan hệ tình cảm và ông Cường từng thay mặt thực hiện thủ tục liên quan căn nhà và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay của bà Mỹ.

Tuy nhiên, bà Mỹ cho rằng ông Sơn lý giải như vậy là không đúng, ngân hàng dựa vào bản sao ủy quyền số 7758 (vì bản chính bị hủy) để ra văn bản cho đặt cọc là sai quy định.

"Ủy quyền đã bị hủy thì không có cơ sở gì để ngân hàng ra văn bản 1233 theo đề nghị của ông Cường. Ngân hàng phải xác minh giá trị pháp lý của văn bản ủy quyền cũng như phải liên hệ với tôi để xác minh. Việc ngân hàng tùy tiện ra văn bản 1233 đã khiến có kẻ giả mạo nhận đặt cọc...", bà Mỹ phân tích.
 
Ông Cường có xuất trình bản sao hợp đồng ủy quyền số 7758 (lập ngày 29-4-2020), do bà Mỹ ủy quyền ông Cường.

Lý giải việc này, ông Sơn cho rằng do ngân hàng biết rằng giữa ông Cường và bà Mỹ có mối quan hệ tình cảm và ông Cường từng thay mặt thực hiện thủ tục liên quan căn nhà và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay của bà Mỹ.

Tuy nhiên, bà Mỹ cho rằng ông Sơn lý giải như vậy là không đúng, ngân hàng dựa vào bản sao ủy quyền số 7758 (vì bản chính bị hủy) để ra văn bản cho đặt cọc là sai quy định.
Vậy là sao nhỉ? Đợt mua nhà cũng có căn khá đẹp nhưng bên bán chỉ xuất ra hợp đồng uỷ quyền.
Mà uỷ quyền lại không có cả 2 vợ chồng chủ nhà ký. Hỏi thằng bạn nó kêu rắc rối nên thôi. Mua căn khác mắc hơn 200M.
 
Vậy là sao nhỉ? Đợt mua nhà cũng có căn khá đẹp nhưng bên bán chỉ xuất ra hợp đồng uỷ quyền.
Mà uỷ quyền lại không có cả 2 vợ chồng chủ nhà ký. Hỏi thằng bạn nó kêu rắc rối nên thôi. Mua căn khác mắc hơn 200M.
Cái j cảm thấy ko chắc thì tốt nhất ko nên làm fen. Bạn fen khuyên đúng đấy. Mua có thể rẻ hơn đc 200M nếu hên. Nhưng nếu xui, dính pháp lý, kiện tụng kéo dài thì gấp 10 cái 200M đó cũng ko đủ để bù.
Case này thằng bank sai lè. Nhận tờ photocopy éo có giá trị pháp lý mà bảo "Việc chấp nhận bản sao về nghiệp vụ cũng không có gì sai vì muốn tạo điều kiện cho bà Mỹ nhận cọc bán nhà để trả nợ ngân hàng là phù hợp". Phù hợp cc. Nghi thằng giám đốc chi nhanh ăn tiền ông Cường để ký láo.
 
kiện được không ae, hóng kết quả
Ngân hàng sai quy trình thì phải ra văn bản đính chính ngay, nếu ngoan cố tức là đồng phạm lừa đảo, tất nhiên căn nhà sẽ bị ngâm không giao dịch được, nhưng mà để đến lúc có phán quyết của tòa thì bank cũng ăn đủ.
Tất nhiên thằng bank sẽ có rất nhiều võ để đẩy tội cho cá nhân .
 
Ngân hàng sai quy trình thì phải ra văn bản đính chính ngay, nếu ngoan cố tức là đồng phạm lừa đảo, tất nhiên căn nhà sẽ bị ngâm không giao dịch được, nhưng mà để đến lúc có phán quyết của tòa thì bank cũng ăn đủ.
Tất nhiên thằng bank sẽ có rất nhiều võ để đẩy tội cho cá nhân .
bản photocopy ủy quyền thì làm sao có giá trị pháp lý được bạn.
 
Kiểu nể người quen, khách hàng lớn ấy.
Để ý kỹ tình tiết là anh Cường đi giao dịch hộ chị Mỹ rất nhiều lần trước đây rồi. Chứ 1 thằng ất ơ thì ai dám.
Nhưng tất nhiên sai thì vẫn là sai
Giờ cũng khó xử, không chiều nó thì nó cho cút, sau này không còn anh em gì nữa, chiều nó thì khả năng bốc kut ăn vã rất cao
 
Lỗi bà khách hàng một phần, khi chấm dứt uỷ quyền phải ngay lập tức thông báo cho ngân hàng không làm việc với tay Cương nữa, cái này luật có quy định. Moẹ có lợi thì im ỉm để khi bất lợi mới trưng ra đã huỷ uỷ quyền
Kiểu nể người quen, khách hàng lớn ấy.
Để ý kỹ tình tiết là anh Cường đi giao dịch hộ chị Mỹ rất nhiều lần trước đây rồi. Chứ 1 thằng ất ơ thì ai dám.
Nhưng tất nhiên sai thì vẫn là sai
 
Bài này hình như mấy tuần trước có rồi, nay đấm tiền để lên tiếp à.
Bài này có Anh về Luật Bank làm hay lắm trên voz hay lắm, với các group Bank cũng hay lắm nên nghe 02 tai á chứ ko đơn giản như bài báo đâu!
 
Lý giải việc này, ông Sơn cho rằng do ngân hàng biết rằng giữa ông Cường và bà Mỹ có mối quan hệ tình cảm và ông Cường từng thay mặt thực hiện thủ tục liên quan căn nhà và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay của bà Mỹ.
Ngân hàng giờ làm việc dựa trên niềm tin tình cảm của khách hàng ah ? Giám đốc ngân hàng giải trình ngô ko tả dc
 
bản photocopy ủy quyền thì làm sao có giá trị pháp lý được bạn.
Ùi mấy cái thể loại này phải ra cửa quan mới biết được bạn ạ.
Như cái trường hợp bà gì ck nhầm bao nhiêu tỉ vào tài khoản của 1 bà đang có nợ bank ấy, nó khấu trừ tự động ngoéo luôn, kiện tụng tè le chán chê chả giải quyết cho. Mà đã làm gì được thằng bank chưa? Mà rõ là chiếm giữ tài sản bất hợp pháp, ông không đưa ra được giá trị tương ứng mà om được mớ tiền của người ta đấy :D
 
Back
Top