Mất nhà, ôm nợ vì hợp đồng công chứng giả

Status
Not open for further replies.
Có lên trụ sở nó mấy lần, thằng giám đốc ko bao giờ ra tiếp mà để con nv ra đối thoại, đi riết cũng chán giờ chờ bên công an tp xử lý

via theNEXTvoz for iPhone

gom hết bằng chứng cho lên mạng phốt hết vào các group bank trên FB đi (ko phải bank NCB cũng đăng luôn cho mọi người cùng biết), nghe mà éo tin đc xã hội đang thế này.
 
Cái này hơi sai sai. Đã là ủy quyền thì khi công chứng hđ đặt cọc, công chứng viên (ccv) phải kêu người liên quan tới, soi cccd, soi dấu vân tay các kiểu mới công chứng.

Trong trường hợp đc ủy quyền, thì trong hợp đồng công chứng PHẢI ghi rõ, "theo đề nghị của ông Cường, được bà Mỹ ủy quyền theo hợp đồng ủy quyền số xxx, công chứng tại phòng công chứng ABC"

Còn nếu công chứng có tên bà Mỹ, mà không có mặt bà Mỹ, cũng ko nhắc gì đến ông Cường trong hđ, thì chắc chắn chỉ có 2 trường hợp: 1 là thằng cc và ngân hàng thiếu nghiệp vụ dẫn đến sai phạm và 2 là thằng cc và ngân hàng cố tình làm sai.

Chỗ này e thấy bác này nói đúng nhé. Nếu UQ thì HĐ sẽ ghi là Ng đại diện bên A: ông Cường (theo GUQ số … ngày …. của bà Mỹ công chứng tại ….) chứ k bh có chuyện ghi Ng đại diện: bà Mỹ nhé

Hai anh nhầm. Cái văn bản được ghi "theo đề nghị của bà Nguyễn Thị Mỹ..." mà bài viết và tôi đang đề cập là văn bản mà Vietcombank phát hành thông báo đồng ý cho phép chủ tài sản nhận đặt cọc, chứ không phải Hợp đồng đặt cọc công chứng.

Theo thông tin bài viết thì giả chữ ký của bà Mỹ trên Hợp đồng đặt cọc, chứ không phải người được uỷ quyền (ông Cường không ký trên HĐ đặt cọc). Tức là ông Cường dùng cái văn bản uỷ quyền (đã bị huỷ) để yêu cầu Vietcom phát hành văn bản đồng ý nhận cọc. Còn khi ký HĐ đặt cọc thì ông Cường không dùng văn bản uỷ quyền được, vì bên công chứng check được uỷ quyền đã bị huỷ, nên ông Cường cho người đóng giả bà Mỹ ký HĐ cọc. Vì vậy mới có chuyện giám định chữ ký ra phát hiện là chữ ký giả.

Vấn đề mà tôi đề cập ở đây là việc Vietcom phát hành văn bản ghi nội dung theo đề nghị của bà Mỹ là không sai về mặt pháp lý. Bài viết chỉa mũi dùi theo hướng Vietcom nó ghi khống là không đúng.

Tuy nhiên, theo tài liệu phóng viên thu thập được vào tháng 10-2020, bà Mỹ và ông Cường đã hủy giấy ủy quyền.

Anh giải thích cho tôi chỗ này, ký huỷ Uỷ quyền phải có sổ và Hđ uỷ quyền gốc. Trong khi sổ đang ở bank thì lấy gì mà cc huỷ dc nếu k dc bank k làm công văn hỗ trợ cho huỷ ? Nên bảo banker k biết thì k đúng, trong bài có phần là ông C đưa bản photo cho banker thì chứng tỏ là 1 phần lỗi do banker sai quy trình rồi !

Anh nhầm. Đối với việc huỷ uỷ quyền không bắt buộc phải có sổ đỏ. Sổ đỏ không có ý nghĩa gì trong trường hợp này nên pháp luật không quy định phải xuất trình sổ đỏ.

Một số VPCC còn đồng ý chứng HĐUQ khi Bank đang giữ sổ và không có công văn đồng ý với việc uỷ quyền (chỉ yêu cầu chủ tài sản cung cấp bản sao có chứng thực), lý do vì trong HĐUQ sẽ ghi rõ nội dung tài sản đang được thế chấp tại ngân hàng, bên được uỷ quyền chỉ thực hiện các giao dịch sau khi đã xoá thế chấp hoặc được Bank đồng ý => bên giao dịch với người được uỷ quyền phải nhận thức được tài sản đang thế chấp, không gây rủi ro cho công chứng nên sẽ có công chứng viên đồng ý.

Vụ này tôi cược là đéo có văn bản Vietcom đồng ý cho huỷ uỷ quyền, vì nếu có thì bà Mỹ đã quăng ra cho báo chí đánh nát cái ngân hàng rồi.
 
Tuy nhiên, theo tài liệu phóng viên thu thập được vào tháng 10-2020, bà Mỹ và ông Cường đã hủy giấy ủy quyền.

Anh giải thích cho tôi chỗ này, ký huỷ Uỷ quyền phải có sổ và Hđ uỷ quyền gốc. Trong khi sổ đang ở bank thì lấy gì mà cc huỷ dc nếu k dc bank k làm công văn hỗ trợ cho huỷ ? Nên bảo banker k biết thì k đúng, trong bài có phần là ông C đưa bản photo cho banker thì chứng tỏ là 1 phần lỗi do banker sai quy trình rồi !
Hủy ủy quyền là xách đầy đủ HDUQ ra rồi hủy thôi phen
dv67XHR.jpg

Nhìn chung tôi thấy cái vụ việc liên quan đến bank thì đa phần sẽ rơi vào các trường hợp sau: một là KH ngu, tham lãi cao, đi đêm hoặc tham gia đáo hạn với CBNH (như vụ mất tiền ở MSB...), hai là KH cào lz ăn vạ (Như vụ tải app bậy nhập otp, xong đổ tại NH). Chứ pháp lý NH nó chặt chẽ vl có cức mà ăn dc nó
 
Last edited:
Báo chí giật tít, viết bài lập lờ mất dạy, tôi đọc bài thấy rõ bọn này đang muốn vu vạ cho Vietcom để chây ì trả nợ, gây áp lực cho ngân hàng. Giải thích với các anh như sau:

1. Về hợp đồng đặt cọc và hợp đồng mua bán:
Để hiểu đúng vụ việc trong bài thì trước hết cần phân biệt hai loại hợp đồng này:
a) Hợp đồng đặt cọc dùng để bảo đảm cho việc các bên sẽ ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán. Bên bán nhận cọc mà không bán thì trả cọc và bị phạt cọc. Bên mua đặt cọc mà không mua thì mất cọc. Hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng và không được đăng ký tại Văn phòng Đăng ký đất đai.

b) Hợp đồng mua bán dùng để xác lập giao dịch mua bán nhà đất. Bên bán mà không thực hiện thì bên mua có quyền khởi kiện yêu cầu Toà buộc bên bán phải giao tài sản, sang tên hoặc huỷ hợp đồng, trả lại tiền đã nhận và bồi thường thiệt hại. Hợp đồng mua bán bắt buộc phải công chứng và phải đăng ký tại Văn phòng Đăng ký đất đai thì giao dịch chuyển nhượng mới có hiệu lực (thường gọi là đi đăng bộ sang tên).

Trong bài viết chỉ mới ký HĐ đặt cọc, không phải HĐ mua bán. Tức là chưa phát sinh giao dịch nhà đất. Sổ đỏ bank vẫn đang giữ, nên không có chuyện mất nhà mất cửa gì ở đây :baffle:

2. Các vấn đề liên quan thế chấp:
Khi thế chấp nhà đất cho ngân hàng, chủ tài sản và ngân hàng sẽ ký kết Hợp đồng thế chấp tại cơ quan công chứng và đăng ký thế chấp tại Văn phòng Đăng ký đất đai. Khi nhà đất đã được đăng ký thì không thể ký Hợp đồng mua bán tại cơ quan công chứng và không thể đăng bộ sang tên, vì trên hệ thống lúc này ghi nhận tài sản đang được thế chấp tại ngân hàng.

Khi thế chấp tài sản cho ngân hàng, sẽ có lúc chủ nhà muốn bán tài sản (ví dụ kinh doanh thua lỗ không có tiền trả nợ nên muốn chủ động bán tài sản để được giá, không bị dính nợ xấu...). Quy trình thông thường sẽ là:
Tất toán toàn bộ nợ => Ngân hàng thông báo giải chấp => Làm thủ tục xoá thế chấp tại VP ĐKĐĐ => Ký Hợp đồng mua bán công chứng => Đăng ký sang tên.

Vấn đề là nếu không có tiền thì không tất toán nợ được. Bên mua cũng không dám đưa tiền cho bên bán khi không có tờ giấy lận lưng. Lúc này các bên sẽ thoả thuận với nhau ký kết Hợp đồng đặt cọc và bên mua đặt cọc cho bên bán; Bên bán sẽ dùng tiền đặt cọc trả nợ cho ngân hàng, sau khi xoá thế chấp thì sẽ ký Hợp đồng mua bán với bên đặt cọc/bên mua. Lúc này, ngân hàng sẽ được hỏi ý kiến về việc có đồng ý cho phép nhận cọc hay không.

Nếu ngân hàng đéo đồng ý => Toàn bộ quy trình trên không thể xảy ra, khách hàng chắc chắn vỡ nợ, ăn combo nợ xấu + lãi quá hạn + dính kiện tụng + chịu án phí, chi phí thi hành án... Do đó, việc ngân hàng đồng ý cho chủ nhà nhận đặt cọc là sự hỗ trợ của ngân hàng để chuỗi giao dịch trên được thực hiện.

Ngoài ra, kể cả khi Hợp đồng đặt cọc đã được ký, bên bán đã nhận cọc nhưng nếu khoản nợ chưa được tất toán thì Hợp đồng thế chấp vẫn còn hiệu lực, đồng nghĩa với việc không có bất kỳ Hợp đồng mua bán nào được ký kết. Do đó, việc ngân hàng phát hành văn bản đồng ý cho chủ tài sản nhận cọc không có gì sai, không mờ ám và cũng không phải là nguyên nhân để có thể dẫn đến mất nhà :confuse:

3. Về việc ngân hàng đồng ý cho nhận cọc theo yêu cầu của ông Cường:
Theo thông tin bài báo thì rõ ràng bà Mỹ đã từng uỷ quyền cho ông Cường giao dịch nhà cửa. Nếu trước đó đã cung cấp giấy uỷ quyền cho ngân hàng nhưng lúc huỷ không gửi thông báo thì chủ tài sản tự chịu trách nhiệm với sự bất cẩn của mình. Việc ngân hàng chỉ giữ bản photo giấy uỷ quyền không phải vấn đề quan trọng, vì bản photo này photo từ bản gốc (đã được confirm là có uỷ quyền).

Do ngân hàng đồng ý dựa trên giấy uỷ quyền của bà Mỹ nên văn bản đồng ý dĩ nhiên phải ghi "theo đề nghị của bà Nguyễn Thị Mỹ..." vì về mặt pháp lý, ông Cường đại diện bà Mỹ làm việc với ngân hàng. Cái này anh nào hay giao dịch hoặc có công ty thì biết. Bọn 3 môn 9 điểm và cả bà Mỹ cố tình lập lờ chỗ này rồi bảo là bên Vietcom lập khống văn bản khi bả ko có yêu cầu thì khác éo j đạp lên pháp lý :choler:

4. Không tồn tại quan hệ mua bán, và có thể không có việc đặt cọc:
Toàn bộ bài viết chỉ có nội dung về Hợp đồng đặt cọc được công chứng, mà không có thông tin nào về việc có việc đặt cọc thực tế hay không. Hợp đồng cọc ký từ tháng 11/2021 nhưng tới tháng 9/2023, khi làm thủ tục mua bán nhà thì bà Mỹ mới biết (nội dung này hơi lập lờ, vì . Tức là gần 2 năm trời, bên đặt cọc không hề yêu cầu ký Hợp đồng mua bán và giao nhà. Điều này là quá vô lý nếu các bên có giao dịch đặt cọc để mua bán ngay tình :baffle:

Vậy thì liệu có việc đặt cọc tiền hay không? Vì thực tế các bên có thể ký HĐ đặt cọc nhưng sau đó không đặt cọc (do đổi ý ko mua nữa, do nghi ngờ ông Cường không có quyền giao dịch...). Chưa trả lời được câu hỏi trên, nhưng vẫn có thể khẳng định là nhà chưa bị bán, sổ đỏ bank vẫn đang giữ, nên không có chuyện bà Mỹ mất nhà.

Vướng mắc của bà Mỹ nằm ở chỗ trên hệ thống công chứng đang ghi nhận tồn tại 1 hợp đồng đặt cọc đối với căn nhà của bà, nên nếu muốn ký hợp đồng mua bán cho người khác thì công chứng sẽ không thực hiện mà yêu cầu phải huỷ HĐ cọc trước (công chứng lo ngại nếu tuỳ tiện công chứng HĐ mua bán thì sau này sẽ tranh chấp giữa các bên). Muốn huỷ HĐ cọc thì chỉ có 2 cách: (1) cả 2 bên cùng ra công chứng xác nhận huỷ; và (2) khởi kiện yêu cầu Toà án tuyên vô hiệu.

Việc huỷ hợp đồng là có căn cứ vì đã có kết luận giám định chữ ký là giả (đồng nghĩa với việc công chứng là bên có lỗi vì đã xác định không đúng chủ thể ký kết hợp đồng đặt cọc). Mọi vấn đề quyền lợi, bà Mỹ phải yêu cầu bên công chứng và ông Cường giải quyết.

Tuy nhiên, bà Mỹ lại dựa vào tình huống có hợp đồng đặt cọc được ký để từ chối trả nợ cho ngân hàng. Báo chí thì lên bài viết theo hướng bà Mỹ mất nhà (trong khi nhà còn đó) và định hướng ngân hàng có dấu hiệu tiếp tay cho sự việc, trong khi từ góc độ pháp lý thì ngân hàng không làm gì sai, vì:
a) Bà Mỹ huỷ uỷ quyền nhưng không thông báo cho ngân hàng.
b) Sự kiện mấu chốt là khi công chứng Hợp đồng cọc, công chứng ko phát hiện có người giả mạo bà Mỹ.

Nói tóm lại, rõ ràng bà Mỹ đang chây ì trả nợ, lợi dụng việc thằng nhân tình của bà cho người giả mạo ký HĐ cọc (nhưng chưa biết có nhận cọc hay không, khả năng cao là ko vì nếu có thì thằng đặt cọc nó đã quậy tưng bừng 2 năm nay rồi) để gây áp lực cho bên Vietcombank. Thực tế không thiếu mấy vụ cố tình tạo dựng/lợi dụng các sự việc tranh chấp để gây áp lực cho bên ngân hàng phải miễn giảm lãi :baffle:

Mấy ý giải thích với các anh như vậy. Vụ này đợi bên CA mời người đặt cọc và ông Cường lên là rõ. Bọn báo chí bây giờ hay viết theo đơn đặt hàng nên có định ném gạch bên nào thì các anh cũng nên đợi 1 thời gian đã.:angry:
nhân viên vcb đây rồi, rất gõ gàng và đầy đủ
gửi link cho sếp nhé :beauty:
 
Vấn đề mà tôi đề cập ở đây là việc Vietcom phát hành văn bản ghi nội dung theo đề nghị của bà Mỹ là không sai về mặt pháp lý. Bài viết chỉa mũi dùi theo hướng Vietcom nó ghi khống là không đúng.
Uả là sao? Vietcom phát hành văn bản "theo đề nghị của bà Mỹ", nhưng mà Mỹ khẳng định không đề nghị, Vietcom cũng ko đưa ra đc văn bản nào chứng minh đó là "đề nghị của bà Mỹ", vậy sao anh khẳng định đó là "không sai về mặt pháp lý"?
 
nhân viên vcb đây rồi, rất gõ gàng và đầy đủ
gửi link cho sếp nhé :beauty:
Tôi không làm Vietcom, nhưng là luật sư chuyên về mảng ngân hàng. Mấy vụ tranh chấp giữa ngân hàng và khách hàng thì tôi gặp đầy. Có khi khách hàng sai, có khi ngân hàng sai. Nhưng vụ này tôi chưa thấy Vietcom sai.
 
Tôi không làm Vietcom, nhưng là luật sư chuyên về mảng ngân hàng. Mấy vụ tranh chấp giữa ngân hàng và khách hàng thì tôi gặp đầy. Có khi khách hàng sai, có khi ngân hàng sai. Nhưng vụ này tôi chưa thấy Vietcom sai.
anh em đang chửi big4 hăng say nãy giờ
liên quan thủ tục nhà đất và bank thì như cái rừng thật
 
Uả là sao? Vietcom phát hành văn bản "theo đề nghị của bà Mỹ", nhưng mà Mỹ khẳng định không đề nghị, Vietcom cũng ko đưa ra đc văn bản nào chứng minh đó là "đề nghị của bà Mỹ", vậy sao anh khẳng định đó là "không sai về mặt pháp lý"?
Anh phải hiểu trong chế định đại diện, khi người được uỷ quyền đại diện người uỷ quyền thực hiện các công việc, giao dịch thì mọi hành động của người được uỷ quyền được hiểu là thuộc về người uỷ quyền.
Trong trường hợp trên, ông Cường yêu cầu Vietcom nó phát hành văn bản đồng ý cho nhận cọc trên cơ sở văn bản uỷ quyền của bà Mỹ, thì thằng Vietcom (không biết uỷ quyền đã bị huỷ) nó ghi "theo đề nghị của bà Mỹ" tức là theo đề nghị của người uỷ quyền là không sai về mặt pháp lý, vì lúc này trong quan hệ pháp lý không tồn tại quan hệ giữa Vietcom và ông Cường, mà tồn tại quan hệ giữa Vietcom và bà Mỹ. Cho nên tôi nói cái văn bản của thằng Vietcom nó không sai về mặt pháp lý là như vậy.
 
Uả là sao? Vietcom phát hành văn bản "theo đề nghị của bà Mỹ", nhưng mà Mỹ khẳng định không đề nghị, Vietcom cũng ko đưa ra đc văn bản nào chứng minh đó là "đề nghị của bà Mỹ", vậy sao anh khẳng định đó là "không sai về mặt pháp lý"?
Vậy anh đéo biết con mẹ gì về cái Hợp đồng ủy quyền rồi. Người được ủy quyền chỉ là thay mặt cho người ủy quyền để thực hiện các quyền và nội dung được ghi trong Hợp đồng
Nếu vcb nó ghi tên ông Cường mới là sai đấy
làm báo dân túy giờ là vua của mọi nghề rồi vì ỉa trên đầu lý lẽ mà định hướng nhấn nhá bẻ lái dư luận , nạn nhân là mấy anh trên này thử sờ lên mũi mình coi có thấy cái khoen ko :baffle:
 
Hai anh nhầm. Cái văn bản được ghi "theo đề nghị của bà Nguyễn Thị Mỹ..." mà bài viết và tôi đang đề cập là văn bản mà Vietcombank phát hành thông báo đồng ý cho phép chủ tài sản nhận đặt cọc, chứ không phải Hợp đồng đặt cọc công chứng.

Theo thông tin bài viết thì giả chữ ký của bà Mỹ trên Hợp đồng đặt cọc, chứ không phải người được uỷ quyền (ông Cường không ký trên HĐ đặt cọc). Tức là ông Cường dùng cái văn bản uỷ quyền (đã bị huỷ) để yêu cầu Vietcom phát hành văn bản đồng ý nhận cọc. Còn khi ký HĐ đặt cọc thì ông Cường không dùng văn bản uỷ quyền được, vì bên công chứng check được uỷ quyền đã bị huỷ, nên ông Cường cho người đóng giả bà Mỹ ký HĐ cọc. Vì vậy mới có chuyện giám định chữ ký ra phát hiện là chữ ký giả.

Vấn đề mà tôi đề cập ở đây là việc Vietcom phát hành văn bản ghi nội dung theo đề nghị của bà Mỹ là không sai về mặt pháp lý. Bài viết chỉa mũi dùi theo hướng Vietcom nó ghi khống là không đúng.



Anh nhầm. Đối với việc huỷ uỷ quyền không bắt buộc phải có sổ đỏ. Sổ đỏ không có ý nghĩa gì trong trường hợp này nên pháp luật không quy định phải xuất trình sổ đỏ.

Một số VPCC còn đồng ý chứng HĐUQ khi Bank đang giữ sổ và không có công văn đồng ý với việc uỷ quyền (chỉ yêu cầu chủ tài sản cung cấp bản sao có chứng thực), lý do vì trong HĐUQ sẽ ghi rõ nội dung tài sản đang được thế chấp tại ngân hàng, bên được uỷ quyền chỉ thực hiện các giao dịch sau khi đã xoá thế chấp hoặc được Bank đồng ý => bên giao dịch với người được uỷ quyền phải nhận thức được tài sản đang thế chấp, không gây rủi ro cho công chứng nên sẽ có công chứng viên đồng ý.

Vụ này tôi cược là đéo có văn bản Vietcom đồng ý cho huỷ uỷ quyền, vì nếu có thì bà Mỹ đã quăng ra cho báo chí đánh nát cái ngân hàng rồi.
Mặc dù làm bank nhưng đọc cmt của bác mới ngẫm ra được nhiều điều, cám ơn bác đã thông não cho a e :sweet_kiss: :sweet_kiss:
 
VCB nhận thế chấp, thì đương nhiên cái ủy quyền phải cung cấp cho vcb rồi, nên mới có chuyện ông chồng hờ đứng ra làm thủ tục từ a đến á. Nếu VCB không chấp nhận cái UQ này, thì KH phải lên ký tá đầy đủ thì làm sao phát sinh chuyện như này
Anh thử nêu lý do VCB từ chối ủy quyền này xem🙃, có dám từ chối ko cái đã

Chức năng quyền hạn của ai đến đâu thì làm đến đó

Cái ủy quyền này ko phải ko có lỗ hổng, ngay cả phòng công chứng là nơi ban hành văn bản ủy quyền và có quyền truy cập thông tin Sở tư pháp về toàn bộ dữ liệu liên quan tại các phòng công chứng khác còn đầy pha té ngửa nữa là

Giờ tôi hỏi anh là người ủy quyền chết mà chưa làm giấy báo tử thì làm sao công chứng viên biết giấy ủy quyền đó vô hiệu?

Thằng nào gian manh thằng đấy trả giá thôi, nó đã chấp nhận ko sợ thì chặn cũng chỉ là giảm thiểu
 
Uả là sao? Vietcom phát hành văn bản "theo đề nghị của bà Mỹ", nhưng mà Mỹ khẳng định không đề nghị, Vietcom cũng ko đưa ra đc văn bản nào chứng minh đó là "đề nghị của bà Mỹ", vậy sao anh khẳng định đó là "không sai về mặt pháp lý"?
Giỏi ghê á, giờ mẹ anh ủy quyền cho anh đi làm thủ tục giùm mẹ anh, thì là mẹ anh đề nghị hay anh đề nghị?

Anh chỉ là người được nhờ đại diện làm thay 1 sự việc 1 cách hợp pháp theo nội dung trên ủy quyền thôi chứ là cái mèo gì 🤣
 
Tôi không làm Vietcom, nhưng là luật sư chuyên về mảng ngân hàng. Mấy vụ tranh chấp giữa ngân hàng và khách hàng thì tôi gặp đầy. Có khi khách hàng sai, có khi ngân hàng sai. Nhưng vụ này tôi chưa thấy Vietcom sai.
Bài báo nói bà Mỹ là kh vay, thanh toán gốc lãi, mà theo anh nói thì ông Cường chỉ cần cầm cái UQ lên là vietcom phát thông báo “theo yêu cầu của bà Mỹ” cũng là hợp lý à, trong khi chính chủ là đang sờ sờ ra đó

via theNEXTvoz for iPhone
 
Bài báo nói bà Mỹ là kh vay, thanh toán gốc lãi, mà theo anh nói thì ông Cường chỉ cần cầm cái UQ lên là vietcom phát thông báo “theo yêu cầu của bà Mỹ” cũng là hợp lý à, trong khi chính chủ là đang sờ sờ ra đó

via theNEXTvoz for iPhone
Anh có đọc bài không, bên Vietcom nó bảo ông Cường có tình cảm với bà Mỹ và được bà Mỹ ủy quyền thực hiện mọi giao dịch, tức là trước đó ông Cường này đã giao dịch với Vietcom trên cơ sở ủy quyền của bà Mỹ rồi. Chứ không phải đùng phát năm 2021 ông Cường cầm cái giấy ủy quyền photo lên mà thằng ngân hàng nó làm việc. Anh thấy bà Mỹ có phản biện thông tin đó không? Nếu ông Cường trên trời rớt xuống thì thử hỏi thằng Vietcom làm sao biết thông tin tình cảm riêng tư giữa bà Mỹ và ông Cường?

Tôi nói thật nhiều anh không giao dịch nhiều, không làm doanh nghiệp nên nghĩ ai cũng phải tự mình lết ra ngân hàng giao dịch. Đối với dân có tiền, giám đốc doanh nghiệp lớn thì thời gian đéo đâu mà ra ngân hàng giao dịch, toàn ủy quyền cho người thân, nhân viên của mình đi giao dịch hết và chuyện này hết sức bình thường. Nhân viên ngân hàng nó đã giao dịch quen với người của anh ủy quyền rồi thì nó còn gọi anh làm gì, nếu anh không thông báo hủy ủy quyền với nó? Chưa kể cái trường hợp này tôi đã phân tích rất chi tiết ở mấy trang trước, là dựa vào cái văn bản cho phép nhận cọc đó thì không xảy ra bất kỳ một rủi ro nào đối với tài sản hết. Nhà đất bà Mỹ còn sờ sờ ở đó, sổ của bả bank vẫn giữ thì tôi hỏi anh cái việc thông báo cho nhận cọc nó có rủi ro gì mà bank nó phải double check lại với khách hàng? Trường hợp này bình thường nếu bank gọi check, gặp khách hàng khó chịu nó còn chửi sao tụi mày ngu vậy?

Còn bà Mỹ vay thì bà Mỹ không trả nợ thì ai trả? Dù là ông Cường có mang tiền lên nộp thì cũng ghi nhận là bà Mỹ trả, vì ông Cường là người được bà Mỹ ủy quyền, chuyện đơn giản như này mà tôi thấy sao nhiều anh không hiểu được vậy? Chưa kể thời buổi bây giờ chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của mình, tới kỳ trả nợ thì ngân hàng nó tự trích thu chứ cần éo gì đi lên ngân hàng nộp tiền. Lúc này cũng ghi nhận là bà Mỹ trả nợ, chứ có phải bà Mỹ phải vác cái thân bả lên ngân hàng mới là bả trả nợ đâu anh?
 
Anh có đọc bài không, bên Vietcom nó bảo ông Cường có tình cảm với bà Mỹ và được bà Mỹ ủy quyền thực hiện mọi giao dịch, tức là trước đó ông Cường này đã giao dịch với Vietcom trên cơ sở ủy quyền của bà Mỹ rồi. Chứ không phải đùng phát năm 2021 ông Cường cầm cái giấy ủy quyền photo lên mà thằng ngân hàng nó làm việc. Anh thấy bà Mỹ có phản biện thông tin đó không? Nếu ông Cường trên trời rớt xuống thì thử hỏi thằng Vietcom làm sao biết thông tin tình cảm riêng tư giữa bà Mỹ và ông Cường?

Tôi nói thật nhiều anh không giao dịch nhiều, không làm doanh nghiệp nên nghĩ ai cũng phải tự mình lết ra ngân hàng giao dịch. Đối với dân có tiền, giám đốc doanh nghiệp lớn thì thời gian đéo đâu mà ra ngân hàng giao dịch, toàn ủy quyền cho người thân, nhân viên của mình đi giao dịch hết và chuyện này hết sức bình thường. Nhân viên ngân hàng nó đã giao dịch quen với người của anh ủy quyền rồi thì nó còn gọi anh làm gì, nếu anh không thông báo hủy ủy quyền với nó? Chưa kể cái trường hợp này tôi đã phân tích rất chi tiết ở mấy trang trước, là dựa vào cái văn bản cho phép nhận cọc đó thì không xảy ra bất kỳ một rủi ro nào đối với tài sản hết. Nhà đất bà Mỹ còn sờ sờ ở đó, sổ của bả bank vẫn giữ thì tôi hỏi anh cái việc thông báo cho nhận cọc nó có rủi ro gì mà bank nó phải double check lại với khách hàng? Trường hợp này bình thường nếu bank gọi check, gặp khách hàng khó chịu nó còn chửi sao tụi mày ngu vậy?

Còn bà Mỹ vay thì bà Mỹ không trả nợ thì ai trả? Dù là ông Cường có mang tiền lên nộp thì cũng ghi nhận là bà Mỹ trả, vì ông Cường là người được bà Mỹ ủy quyền, chuyện đơn giản như này mà tôi thấy sao nhiều anh không hiểu được vậy? Chưa kể thời buổi bây giờ chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của mình, tới kỳ trả nợ thì ngân hàng nó tự trích thu chứ cần éo gì đi lên ngân hàng nộp tiền. Lúc này cũng ghi nhận là bà Mỹ trả nợ, chứ có phải bà Mỹ phải vác cái thân bả lên ngân hàng mới là bả trả nợ đâu anh?
Vụ này nếu ko lừa thì rủi ro chỉ ở người đi cọc thôi nhỉ.Nhiều ts cầm cố khách phải cọc 60-70% giá mua để tất toán nên cũng mệt
 
Vụ này nếu ko lừa thì rủi ro chỉ ở người đi cọc thôi nhỉ.Nhiều ts cầm cố khách phải cọc 60-70% giá mua để tất toán nên cũng mệt
Đúng anh. Vụ này nếu có rủi ro thì người đặt cọc gánh đủ hết vì:
a) Giao dịch với người giả mạo chủ tài sản (bà Mỹ).
b) Biết rõ tài sản đang thế chấp cho ngân hàng nhưng vẫn đặt cọc (và cọc cho người giả mạo chủ tài sản)

Tuy nhiên, tôi nghĩ vụ này bên đặt cọc đã không xuống tiền đặt cọc, vì nếu có thì khả năng là họ đã tranh chấp từ mấy năm qua và bà Mỹ đã biết việc này chứ không phải đợi tới gần cuối 2023 thì mới biết.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top