Cả nước thiếu khoảng 4.000 giáo viên tiếng Anh phổ thông

MasterchiefsReborn

Senior Member
https://dantri.com.vn/giao-duc/ca-n...ien-tieng-anh-pho-thong-20230728151835652.htm

Cả nước hiện thiếu khoảng 4.000 giáo viên tiếng Anh phổ thông. Kết quả học tập của học sinh có sự khác biệt giữa trung bình cả nước và các tỉnh đặc biệt khó khăn.

Thông tin trên vừa được đưa ra tại hội thảo về giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam 2023, được tổ chức ngày 28-29/7 tại Hà Nội.

Hội thảo nhằm tạo diễn đàn chia sẻ, thảo luận ba vấn đề cơ bản: Giảng dạy tiếng Anh phổ thông ở các khu vực khó khăn, hẻo lánh; những đóng góp của công nghệ trí tuệ nhân tạo; đề xuất chính sách trong giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam.

Chênh lệch năng lực tiếng Anh giữa các vùng miền


Dạy và học tiếng Anh ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn luôn gặp phải rất nhiều bất lợi.

Ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, năng lực học sinh có sự chênh lệch lớn.

Sự chênh lệch này càng thể hiện rõ ràng trong các lớp học ngoại ngữ nói chung và các lớp học tiếng Anh nói riêng.

Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Mai Hữu, Trưởng ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia, Bộ GD&ĐT cho biết, cả nước đang thiếu khoảng 4.000 giáo viên tiếng Anh phổ thông.

Điều kiện hạ tầng, các điểm trường cách xa nhau, lớp học kép, các thiết bị điện tử để giảng dạy tiếng Anh ở nhiều nơi rất hạn chế.

Do sự khác biệt vùng miền, kết quả học tập phân hóa mạnh giữa trung bình cả nước và các tỉnh đặc biệt khó khăn.

"Sự khác biệt về trình độ tiếng Anh của học sinh gây khó khăn cho giáo viên trong tổ chức các hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá, động viên học sinh học tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ sau mỗi cấp học.

Những khác biệt này cũng gây khó khăn cho học sinh khi phải học cùng nhau trong cùng lớp", TS Mai Hữu nói.

Cũng theo chuyên gia này, điều kiện phục vụ cho việc dạy và học tiếng Anh ở vùng khó khăn bị hạn chế so với các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn.

Đặc biệt, ở các trường thuộc địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, việc cung cấp thiết bị hỗ trợ cho giáo viên tiếng Anh và học sinh gặp nhiều hạn chế.

Vì sao điểm tiếng Anh thấp?


Để cải thiện phương pháp giảng dạy và học tập tiếng Anh phổ thông, một số thầy cô giáo và chuyên gia đã chia sẻ nhiều ý kiến, kinh nghiệm.

Một giáo viên cho biết, nhiều học sinh có bảng điểm tiếng Anh rất thấp, trong khi các môn học thuộc lòng chính trị, văn hóa điểm rất cao.

Đặc biệt, không có sách giáo khoa tiếng Anh chữ nổi cho các đối tượng học sinh khiếm thị gây khó khăn lớn cho các em.

GS.TS. Phạm Thành Huy, đại diện Trường Đại học Phenikaa cho rằng, Hội thảo năm nay tập trung vào ba chủ đề quan trọng.

Thứ nhất, làm thế nào để hỗ trợ hiệu quả việc dạy học tiếng Anh ở các khu vực khó khăn?

Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ AI trong thời gian vừa qua đã có những tác động lớn trong việc thay đổi biện pháp giảng dạy, tăng cường tương tác cá nhân hóa học tập.

Vậy nên, chúng ta cần thảo luận về tiềm năng của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy và học tập tiếng Anh.

Vấn đề cuối cùng, các trường đại học trong nước cần tập trung giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh nhằm đem lại cơ hội học tập và nâng cao trình độ chuyên môn tiếng Anh cho sinh viên.

TS. Phạm Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng thừa nhận, việc tập trung vào ba chủ đề trên đây, chứng tỏ nó là yếu tố then chốt cho việc giảng dạy tiếng Anh trong thời đại công nghiệp 4.0.

Thông qua đó, các nhà hoạch định chính sách có thể tìm ra những giải pháp phù hợp cho các vấn đề bất cập trong giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam, sao cho chương trình tiếng Anh được thực hiện hiệu quả trong giáo dục.

GS. TS Nguyễn Văn Khang, Phó chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam chia sẻ, có thể nói ba nội dung được đưa ra mổ xẻ lần này đều là những vấn đề thời sự không chỉ riêng ở Việt Nam mà mang tính toàn cầu, không chỉ ngôn ngữ tiếng Anh mà còn các ngôn ngữ khác.

..........
 
Giáo viên tiếng Anh giỏi thì vào VUS, ILA, British Council, ... chứ ai thèm đi dạy phổ thông
MJ7COIJ.png
 
yêu cầu cái gì cũng cao nhưng tới lúc deal lương thì 5tr/tháng :rolleyes:mà còn chưa chắc có phúc lợi bảo hiểm này kia
 
Vấn đề cuối cùng, các trường đại học trong nước cần tập trung giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh nhằm đem lại cơ hội học tập và nâng cao trình độ chuyên môn tiếng Anh cho sinh viên.
gì chứ cái này khó đấy, thế thì giảng viên phải làm vài khóa tiếng anh chuyên nghành, rồi phải làm sao để giảng dạy cho sinh viên hiểu trong khi trình độ của sinh viên chưa chắc đã nghe hiểu
 
Xưa học tiếng anh, thầy giáo ngọng, kém, khó tính nên thành ra lúc học tiếng anh, cả lớp chỉ học đối phó vch.. hello thì đọc hê nô, oăn tru truy =((=((=((

Gửi từ Cép pi tồ bằng vozFApp
 
Học văn ngọng thì ko bị sao chứ tiếng Anh ngọng là mất điểm thành ra dạy tiếng anh đôi lúc còn phải chỉnh ngọng, chỉnh ngắn lưỡi, chỉnh đủ thứ :sweat:
 
Người Việt mình thiếu triết gia và nhà văn, rất thiếu, nên ngôn ngữ cực kỳ yếu, chủ yếu là từ tiếng Tàu ra. Nhưng ngôn ngữ là thứ gần như duy nhất làm chúng ta khác con vật. Cần đánh giá nó xứng đáng hơn.



Nếu nói về ngôn ngữ thì ví dụ liên quan và dễ hiểu nhất là các ngôn ngữ máy tính cấp thấp, anh lấy ví dụ C++, một ngôn ngữ anh hay dùng để lập trình kiếm cơm hồi còn là sinh viên.



C++ cũng như ngôn ngữ của con người, nó có bộ quy tắc chuẩn, giống như ngữ pháp vậy. Đại ý (anh nói tiếng Việt cho nhanh) gồm các đối tượng, các hàm chuẩn, các lệnh chuẩn, cấu trúc, dòng lệnh,... Học thuộc những cái này cũng không quá khó, nhưng lên cấp cao hơn thì phải dùng được các bộ công cụ, các hàm đã viết sẵn (của mình hay đi mua)... Và những cái đó có thể coi như bộ từ điển.



Ngôn ngữ con người cũng bao gồm phần ngữ pháp và phần từ vựng. Phần từ vựng là phần rất khó vì nó chính là triết học. Không tự nhiên con người có từ Gia đình chẳng hạn, nó là một ý niệm triết học; phải có triết gia thì mới có được ý niệm Gia đình.



Từ những con khỉ ú ớ nói vài từ thô sơ đến con người hiện đại với từ điển hàng trăm ngàn từ là một chặng đường hàng trăm ngàn năm, với vô số nhà tư tưởng.



Chỉ những dân tộc mạnh mới có ngôn ngữ mạnh, và ngược lại. Do họ phát triển được triết học. Phải có những nhà tư tưởng thì mới có được các định nghĩa, các ý niệm, và từ đó mà ra ngôn từ. Nếu bạn không phát minh ra email, làm sao có từ email? Nếu bạn không hiểu gì về Phật giáo, làm sao có từ Niệm? Có thể nói gần như 100% từ vựng có chút tư tưởng nào đó của tiếng đông lào là từ tiếng Tàu mà ra.



Khi đứa trẻ học một ngoại ngữ mới, nó có thể giỏi đến đâu là do vốn từ của nó nhiều đến đâu chứ không phải do ngữ pháp. Tiếng Anh dạy ở trường đông lào chỉ đáp ứng được chủ yếu là khả năng nắm vững ngữ pháp. Vốn từ phải do trẻ tự học và tự đọc qua tài liệu. Muốn có vốn từ phải có kiến thức về toán, lý, hóa, xã hội và văn hóa nói chung. Học tiếng Anh 1000 năm mà ngu mấy môn khác thì cũng không biết gì cả. Mẽo đầy đứa nói tiếng Anh thành thạo mà chẳng biết gì hết trơn.



Vả lại, các bạn phải hiểu rằng siêu ngôn ngữ trong đầu chúng ta là tiếng mẹ đẻ. Ví dụ bạn nhìn cái cốc, bạn bật ra trong đầu chữ Cốc thì bạn là người Bắc, chữ Ly thì bạn là người Nam, chữ Cọc thì là người miền Trung, và chữ Glass thì bạn là người Anh Mỹ gì đó.



Còn nếu bạn nhìn cái cốc, trong đầu bạn thấy nó là cái cốc và bạn tự dịch qua tiếng Anh là Glass thì bạn vẫn là một an-nam-mít, không thể khác được, dù bạn có hộ chiếu Huê Kầy hai chục năm đi chăng nữa.



Tư duy bằng ngôn ngữ nào sẽ thuộc về dân tộc ấy.

Vậy nên tiếng Anh, anh nhắc lại, chỉ là một công cụ thôi, không nên thần thánh hóa nó, học nó cũng chỉ đi ở đợ, làm ô sin. Thời gian của bạn có hạn, hãy dùng thời gian ấy để học tiếng Tàu - thứ tiếng cốt lõi, nền tảng, gốc rễ của tiếng Việt. Nó sẽ giúp bạn hiểu ngôn ngữ mẹ đẻ, có nhân sinh quan, thế giới quan tốt hơn, và khi bạn đã là người tốt hơn, tương lai bạn sẽ tốt hơn!
 
Không lên lớp trường công dậy, khi phụ huynh hỏi cô giáo công tác đâu chả lẽ lại bảo em công tác tại nhà, chủ yếu đi dạy con chị à :LOL:
Dạy giỏi tự khắc đến học . Gần nhà mình có đây , chỉ dạy thêm chả phải đi ctac đâu cả . Hết năm này sang năm khác hơn chục đứa học sinh mỗi khoá
 
Người Việt mình thiếu triết gia và nhà văn, rất thiếu, nên ngôn ngữ cực kỳ yếu, chủ yếu là từ tiếng Tàu ra. Nhưng ngôn ngữ là thứ gần như duy nhất làm chúng ta khác con vật. Cần đánh giá nó xứng đáng hơn.



Nếu nói về ngôn ngữ thì ví dụ liên quan và dễ hiểu nhất là các ngôn ngữ máy tính cấp thấp, anh lấy ví dụ C++, một ngôn ngữ anh hay dùng để lập trình kiếm cơm hồi còn là sinh viên.



C++ cũng như ngôn ngữ của con người, nó có bộ quy tắc chuẩn, giống như ngữ pháp vậy. Đại ý (anh nói tiếng Việt cho nhanh) gồm các đối tượng, các hàm chuẩn, các lệnh chuẩn, cấu trúc, dòng lệnh,... Học thuộc những cái này cũng không quá khó, nhưng lên cấp cao hơn thì phải dùng được các bộ công cụ, các hàm đã viết sẵn (của mình hay đi mua)... Và những cái đó có thể coi như bộ từ điển.



Ngôn ngữ con người cũng bao gồm phần ngữ pháp và phần từ vựng. Phần từ vựng là phần rất khó vì nó chính là triết học. Không tự nhiên con người có từ Gia đình chẳng hạn, nó là một ý niệm triết học; phải có triết gia thì mới có được ý niệm Gia đình.



Từ những con khỉ ú ớ nói vài từ thô sơ đến con người hiện đại với từ điển hàng trăm ngàn từ là một chặng đường hàng trăm ngàn năm, với vô số nhà tư tưởng.



Chỉ những dân tộc mạnh mới có ngôn ngữ mạnh, và ngược lại. Do họ phát triển được triết học. Phải có những nhà tư tưởng thì mới có được các định nghĩa, các ý niệm, và từ đó mà ra ngôn từ. Nếu bạn không phát minh ra email, làm sao có từ email? Nếu bạn không hiểu gì về Phật giáo, làm sao có từ Niệm? Có thể nói gần như 100% từ vựng có chút tư tưởng nào đó của tiếng đông lào là từ tiếng Tàu mà ra.



Khi đứa trẻ học một ngoại ngữ mới, nó có thể giỏi đến đâu là do vốn từ của nó nhiều đến đâu chứ không phải do ngữ pháp. Tiếng Anh dạy ở trường đông lào chỉ đáp ứng được chủ yếu là khả năng nắm vững ngữ pháp. Vốn từ phải do trẻ tự học và tự đọc qua tài liệu. Muốn có vốn từ phải có kiến thức về toán, lý, hóa, xã hội và văn hóa nói chung. Học tiếng Anh 1000 năm mà ngu mấy môn khác thì cũng không biết gì cả. Mẽo đầy đứa nói tiếng Anh thành thạo mà chẳng biết gì hết trơn.



Vả lại, các bạn phải hiểu rằng siêu ngôn ngữ trong đầu chúng ta là tiếng mẹ đẻ. Ví dụ bạn nhìn cái cốc, bạn bật ra trong đầu chữ Cốc thì bạn là người Bắc, chữ Ly thì bạn là người Nam, chữ Cọc thì là người miền Trung, và chữ Glass thì bạn là người Anh Mỹ gì đó.



Còn nếu bạn nhìn cái cốc, trong đầu bạn thấy nó là cái cốc và bạn tự dịch qua tiếng Anh là Glass thì bạn vẫn là một an-nam-mít, không thể khác được, dù bạn có hộ chiếu Huê Kầy hai chục năm đi chăng nữa.



Tư duy bằng ngôn ngữ nào sẽ thuộc về dân tộc ấy.

Vậy nên tiếng Anh, anh nhắc lại, chỉ là một công cụ thôi, không nên thần thánh hóa nó, học nó cũng chỉ đi ở đợ, làm ô sin. Thời gian của bạn có hạn, hãy dùng thời gian ấy để học tiếng Tàu - thứ tiếng cốt lõi, nền tảng, gốc rễ của tiếng Việt. Nó sẽ giúp bạn hiểu ngôn ngữ mẹ đẻ, có nhân sinh quan, thế giới quan tốt hơn, và khi bạn đã là người tốt hơn, tương lai bạn sẽ tốt hơn!
Tại sao mod không vào cho thằng cổ nâu này một vé ra đảo nhỉ??? Nó cổ xúy tuyên truyền văn hóa TQ từ thớt này qua thớt nọ rồi đó.
 
Dạy giỏi tự khắc đến học . Gần nhà mình có đây , chỉ dạy thêm chả phải đi ctac đâu cả . Hết năm này sang năm khác hơn chục đứa học sinh mỗi khoá
Chương trình cải cách liên tục, gv dù muốn dạy thêm nhưng chỉ nên "thêm", còn lại dạy chính trên trường công để theo sát chương trình học.
 
Giáo viên tiếng Anh là vua nghề.
Đến em mà còn phải cày tiếng Anh đây các thím.
Được cái giáo viên trẻ đẹp, dễ thương, dạy riêng
:pudency:
 
Người Việt mình thiếu triết gia và nhà văn, rất thiếu, nên ngôn ngữ cực kỳ yếu, chủ yếu là từ tiếng Tàu ra. Nhưng ngôn ngữ là thứ gần như duy nhất làm chúng ta khác con vật. Cần đánh giá nó xứng đáng hơn.



Nếu nói về ngôn ngữ thì ví dụ liên quan và dễ hiểu nhất là các ngôn ngữ máy tính cấp thấp, anh lấy ví dụ C++, một ngôn ngữ anh hay dùng để lập trình kiếm cơm hồi còn là sinh viên.



C++ cũng như ngôn ngữ của con người, nó có bộ quy tắc chuẩn, giống như ngữ pháp vậy. Đại ý (anh nói tiếng Việt cho nhanh) gồm các đối tượng, các hàm chuẩn, các lệnh chuẩn, cấu trúc, dòng lệnh,... Học thuộc những cái này cũng không quá khó, nhưng lên cấp cao hơn thì phải dùng được các bộ công cụ, các hàm đã viết sẵn (của mình hay đi mua)... Và những cái đó có thể coi như bộ từ điển.



Ngôn ngữ con người cũng bao gồm phần ngữ pháp và phần từ vựng. Phần từ vựng là phần rất khó vì nó chính là triết học. Không tự nhiên con người có từ Gia đình chẳng hạn, nó là một ý niệm triết học; phải có triết gia thì mới có được ý niệm Gia đình.



Từ những con khỉ ú ớ nói vài từ thô sơ đến con người hiện đại với từ điển hàng trăm ngàn từ là một chặng đường hàng trăm ngàn năm, với vô số nhà tư tưởng.



Chỉ những dân tộc mạnh mới có ngôn ngữ mạnh, và ngược lại. Do họ phát triển được triết học. Phải có những nhà tư tưởng thì mới có được các định nghĩa, các ý niệm, và từ đó mà ra ngôn từ. Nếu bạn không phát minh ra email, làm sao có từ email? Nếu bạn không hiểu gì về Phật giáo, làm sao có từ Niệm? Có thể nói gần như 100% từ vựng có chút tư tưởng nào đó của tiếng đông lào là từ tiếng Tàu mà ra.



Khi đứa trẻ học một ngoại ngữ mới, nó có thể giỏi đến đâu là do vốn từ của nó nhiều đến đâu chứ không phải do ngữ pháp. Tiếng Anh dạy ở trường đông lào chỉ đáp ứng được chủ yếu là khả năng nắm vững ngữ pháp. Vốn từ phải do trẻ tự học và tự đọc qua tài liệu. Muốn có vốn từ phải có kiến thức về toán, lý, hóa, xã hội và văn hóa nói chung. Học tiếng Anh 1000 năm mà ngu mấy môn khác thì cũng không biết gì cả. Mẽo đầy đứa nói tiếng Anh thành thạo mà chẳng biết gì hết trơn.



Vả lại, các bạn phải hiểu rằng siêu ngôn ngữ trong đầu chúng ta là tiếng mẹ đẻ. Ví dụ bạn nhìn cái cốc, bạn bật ra trong đầu chữ Cốc thì bạn là người Bắc, chữ Ly thì bạn là người Nam, chữ Cọc thì là người miền Trung, và chữ Glass thì bạn là người Anh Mỹ gì đó.



Còn nếu bạn nhìn cái cốc, trong đầu bạn thấy nó là cái cốc và bạn tự dịch qua tiếng Anh là Glass thì bạn vẫn là một an-nam-mít, không thể khác được, dù bạn có hộ chiếu Huê Kầy hai chục năm đi chăng nữa.



Tư duy bằng ngôn ngữ nào sẽ thuộc về dân tộc ấy.

Vậy nên tiếng Anh, anh nhắc lại, chỉ là một công cụ thôi, không nên thần thánh hóa nó, học nó cũng chỉ đi ở đợ, làm ô sin. Thời gian của bạn có hạn, hãy dùng thời gian ấy để học tiếng Tàu - thứ tiếng cốt lõi, nền tảng, gốc rễ của tiếng Việt. Nó sẽ giúp bạn hiểu ngôn ngữ mẹ đẻ, có nhân sinh quan, thế giới quan tốt hơn, và khi bạn đã là người tốt hơn, tương lai bạn sẽ tốt hơn!

Anh gì ơi, anh có bị nhầm không ạ, tiếng Vietnam đây mượn từ Hán Việt với Pháp thôi, chứ gốc gần nhất là tiếng Mường mà, nghìn năm bị Trung Hoa đô hộ nhưng tiếng Việt vẫn không gốc Tàu nhé. Ngôn ngữ toàn cầu nói là tiếng Anh, cái gì cũng Anh Văn thì không học cái đó thì học cái gì? Còn thời của Trung Hoa vẫn chưa tới nhé, khéo lo.

Gửi từ HMD Global Nokia G10 bằng vozFApp
 
Ra ngoài dậy kiếm tháng bèo 15 20tr thì đi dạy trường công làm gì? Tự do tự tại chả phải luồn lách khúm núm với bố con thằng nào như trong môi trường công lập.
 
Không lên lớp trường công dậy, khi phụ huynh hỏi cô giáo công tác đâu chả lẽ lại bảo em công tác tại nhà, chủ yếu đi dạy con chị à :LOL:
Mình thấy các phụ huynh chia sẻ chỗ học cho con là chính, thì tức là kênh khách hàng của họ k phải là mới lạ lắm. Như bà cùng cty tìm chỗ cho con học k có phải học online kìa.
 
Back
Top