thắc mắc Cài 2 Win 10 trên 2 ổ cứng khác nhau nhưng cùng 1 PC

Cài 2 windows giống nhau thì tôi chưa thử nhưng cài win 7 song song với windows 8/10 thì tôi làm nhiều rồi. Cài bình thường, chả phải rút ra đút vào gì cả. Ngoài ra còn có thêm Ubuntu và OS X nữa, mỗi thằng 1 ổ cứng riêng. Dùng cả năm boot phè phè, chả lỗi gì giống như của bạn.

Có lẽ bạn chưa quản lý menu boot đúng cách. Lỗi ổ đĩa hoặc là do phần cứng (tức HDD) hoặc là do thứ tự boot hay thiết lập MBR không chính xác.
Cài theo chuẩn Legacy-MBR thì đơn giản thôi, mấy hđh song song với nhau cũng được. Bạn chủ thớt đang muốn cài song song 2 hđh theo chuẩn UEFI - GPT !

Theo em biết thì UEFI không còn khái niệm MBR nữa thì phải. Đồng thời bác nói "quản lý Menu boot chưa đúng cách", bác nói cụ thể hơn được không ạ. Em không rõ có gì để quản lý luôn á ?
Các PC ngày nay vẫn hỗ trợ cài hđh theo chuẩn legacy - MBR kiểu cũ, b có thể quay về dùng chuẩn này để đơn giản hoá việc cài song song nhiều hđh ! :rolleyes:
 
Theo em biết thì UEFI không còn khái niệm MBR nữa thì phải. Đồng thời bác nói "quản lý Menu boot chưa đúng cách", bác nói cụ thể hơn được không ạ. Em không rõ có gì để quản lý luôn á ?
Cài theo chuẩn Legacy-MBR thì đơn giản thôi, mấy hđh song song với nhau cũng được. Bạn chủ thớt đang muốn cài song song 2 hđh theo chuẩn UEFI - GPT !
Tiện tay liệt kê ra thế, dây sata cùi cũng gây lỗi đó. Còn Windows 10 thì tất nhiên là chỉ chơi UEFI - GPT rồi. Mà mình thấy quá trình cài và thiết lập vẫn thế, khác nhau gì đâu mà đơn giản hay phức tạp hơn :embarrassed:

Thứ tự boot không rõ ràng thì BIOS không biết thằng nào với thằng nào nên lỗi, có khi lỗi ngay ở menu boot mà không vào win được. Mỗi khi cài windows trên 1 ổ cứng thì nó sẽ tự cắt ra 1 phân vùng nhỏ để lưu thông tin boot. Vì vậy phải thiết lập và khai báo rõ ràng với thằng BIOS đâu là hđh mặc định, những boot còn lại là của hđh nào. Cài win xong bạn nên thiết lập menu boot luôn, nên nhớ thứ tự ổ kẻo nhầm. Thằng NVMe là boot disks dùng để cài windows chính cho làm boot mặc định là chuẩn rồi.

Mình hay dùng EasyBCD để quản lý.

Mà bạn cài lại win theo kiểu format lại cả ổ đĩa à hay sao mà lỗi boot?
 
Bác chủ xem bo mạch chủ có cho phép tắt ổ hay không?. Trước xài Dell của công ty thì trong bios (uefi) cho phép tắt mở Sata 0 hoặc Sata 1 tương đương với ổ 1 và ổ 2. Khi xài Windows ở ổ 1 thì tắt ổ 2 và ngược lại mà không cần phải rút dây.

Về Windows 10 thì BIOS nó tự quét các ổ để phát hiện ra các ổ boot và các kiểu boot. Hình như bản thân Windows 10 nó cũng làm việc này, nhất là sao 1 số bản cập nhật hoặc sau khi cài driver gì đó. Ngoài ra do NTFS có quản lý phân quyền, nên khi chạy Win ở ổ 1 thì SYSTEM nó quét và đụng tới các thư mục hệ thống ở ổ 2 sẽ khiến phân quyền bị rối loạn; và ngược lại. Khi đó sẽ nảy sinh lỗi lạ đời mà không truy ngược được.

Trước mình cũng dùng kiểu 2 ổ 2 Win độc lập như bác chủ nên từng đụng. Cách duy nhất là tháo chỉ để 1 ổ chạy, hoặc tắt được port thì tắt, chứ cắm chung cùng lúc thì trước sau cũng lỗi.
 
Tiện tay liệt kê ra thế, dây sata cùi cũng gây lỗi đó. Còn Windows 10 thì tất nhiên là chỉ chơi UEFI - GPT rồi. Mà mình thấy quá trình cài và thiết lập vẫn thế, khác nhau gì đâu mà đơn giản hay phức tạp hơn :embarrassed:

Thứ tự boot không rõ ràng thì BIOS không biết thằng nào với thằng nào nên lỗi, có khi lỗi ngay ở menu boot mà không vào win được. Mỗi khi cài windows trên 1 ổ cứng thì nó sẽ tự cắt ra 1 phân vùng nhỏ để lưu thông tin boot. Vì vậy phải thiết lập và khai báo rõ ràng với thằng BIOS đâu là hđh mặc định, những boot còn lại là của hđh nào. Cài win xong bạn nên thiết lập menu boot luôn, nên nhớ thứ tự ổ kẻo nhầm. Thằng NVMe là boot disks dùng để cài windows chính cho làm boot mặc định là chuẩn rồi.

Mình hay dùng EasyBCD để quản lý.

Mà bạn cài lại win theo kiểu format lại cả ổ đĩa à hay sao mà lỗi boot?
Vâng mặc định cài lại win là e format ổ. Nhưng trước học được 1 cái mẹo khá hay. Lúc chọn ổ cài win thì Delete cái phân vùng đấy đi, cứ để unllocated. Sau nó bấm chuột trái vào phân vùng đó rồi bấm next luôn. Win nó sẽ tự format và chia ra các phân vùng cần thiết. Em nghĩ bước này ko ảnh hưởng gì, dùng 3 4 năm nay rồi đều OK, Win mới được cài lúc nào cũng đủ phân vùng ẩn/ hiện các kiểu :D
 
Window 10 vẫn cài trên legacy - MBR bình thường !, boot chậm hơn chút thôi.
RẤT CHUẨN !
Main còn bảo hành 2 năm mà bác hết pin sao được. Để em mô tả kĩ hơn cho bác hiểu vụ này:
- Giả sử cài xong 2 win lên 2 ổ. Vào Bios thiết lập ưu tiên ổ 1 (tức là win 1) khởi động trước. Nếu cứ để nguyên thế này thì mọi chuyện OK.
- Hôm sau muốn vào win 2 (trên ổ 2) để chơi game, bật máy bấm F11, chọn Win 2 để boot và dùng bình thường, dùng xong tắt máy.
- Lần tiếp theo bật lên nó sẽ tự động vào win 2 luôn, nếu vào bios kiểm tra sẽ thấy Boot 1rt đã tự động chuyển sang ổ đĩa 2 (chứa win 2).
Nghe thì khó tin nhưng là sự thật đấy bác. Tháng nay em đã luyện được thói quên bật máy lên là bấm F11, chọn win muốn dùng để chạy. Chứ để nó boot auto là tùm lum hết :D
Menu Boot có thể thiết lập từ :
Phần cứng :
1. Bios==> setting order trực tiếp với một device
2. F11 F12 F8...với tùy chọn một device bất kỳ
Phần mềm :
1.Bios==> setting order trực tiếp từ Windows Boot Manager (cái này rất dễ bị lỗi boot win khi có thay đổi như gắn thêm ổ cứng có cài Windows)
2.Boot Menu từ một hãng thứ ba như EasyBCD...

Đã dùng cách F11 F12 F8...với tùy chọn một HDD hay SSD theo ý thích
và bị lỗi như chủ thớt là thường bị check disk to fix disk==> ổ cứng dễ bị bad hoặc bị fix sai làm Windows bị lỗi không vào được hoặc bị màn hình xanh
Theo ý riêng có thể là Windows Boot ngu học nhầm lẫn files boot của từng hệ điều hành Windows riêng biệt trên các ổ cứng khác nhau từ đó fix boot bị sai làm hỏng những files hệ thống của Windows trên ổ đĩa còn lại.
Vấn đề này cũng có thể liên quan đến việc xác định các phân vùng boot bị ẩn như EFI...cho mỗi Windows rồi gây lỗi sau mỗi lần shutdown và boot
Nếu chọn Offline ổ cứng còn lại có vẻ không gây lỗi trên đó nhưng bất tiện và không thể truy cập data cần dùng trên ổ cứng đó ở phiên làm việc hiện hành.
Giải pháp (hy vọng thành công):
Thử dùng Boot Menu được quản lý bởi một phần mềm của hãng thứ ba như EasyBCD, Macrium Reflect ...
nó sẽ fix và tạo ra các file boot và phân vùng ẩn để boot cho mỗi hệ điều hành trên từng ổ đĩa riêng biệt.
Mỗi lần boot máy sẽ có màn hình hiển thị menu boot cho người vùng tự chọn
https://anh-dv.com/windows/quan-ly-efi-boot-option-va-phan-vung-efi Quản lý EFI Boot Option và phân vùng EFI với phần mềm EasyUEFI
https://anh-dv.com/winpe/boot-mini-windows-10-tu-o-cung Boot Mini windows 10 (hay Anhdv Boot) từ ổ cứng – có hỗ trợ chuẩn UEFI
https://taimienphi.vn/download-easybcd-6762 Download EasyBCD - Thiết lập và chỉnh sửa menu boot

Hướng dẫn sử dụng phần mềm Easy BCD 2.3
 
Hơi khó để giải thích cặn kẽ với bác, đặc biệt từ khi lắp e thêm cái ổ NVME e thấy việc 2 cài win khá loằng ngoằng. Nhưng mạnh dạn mà nói e nghĩ là e biết cài Win, nhưng chưa đủ để giải quyết vấn đề e đang gặp. Thân.
Thật ra dual boot ko có gì khó với 2 win khác nhau , cài win7 sau đó cài tiếp win10 thì dễ cài .
Do win10 bây giờ ko thể cài dual boot trực tiếp 1 win10 khác trên nền windows đang chạy .
=
Sinh lỗi do cái tôi nói ở cuối page 1
=
Khi cài được windows trực tiếp trên nền windows đang chạy để dual boot thì dễ ( vì nó dùng chung 1 hệ thống )
=
nhấn nút nguồn => bios =>system => boot
Do máy có 2 system , bios ko biết load cái nào ( lý do cài win riêng biệt nên mỗi disk 1 part system )
==========
Muốn dùng ổn định thì thử thôi , vào win chính ( win1) dùng BCD quản lý boot , delete bớt 1 part EFI trên 2 disk phụ ( sao lưu part trước khi del).
Sửa boot và nạp MBR cho ổ win phụ [ 2 ]
test dual boot xem có vào được win2
 
Last edited:
Em có 1 cái ổ cứng cũ đã cài win, các phần mềm. Giờ lắp ổ cứng đó vào máy mới (cũng đã được cài win) thì máy em chạy 2 win song song à các thím. Có ảnh hưởng gì không nhỉ. Và nếu em muốn xóa win ở ổ cứng cũ thì làm thế nào nhỉ
 
Hi các bác,
Như tiêu đề, em muốn cài 2 Win 10 trên 2 ổ cứng khác nhau (cùng 1PC) với mục đích: 1 Win tạm gọi là chính chỉ để làm việc, không cài linh tinh cần tính ổn định cao (tất cả cá app đến win đều là bản quyền chuẩn); Win còn lại gọi là phụ để cài game, các app liên quan đến cr@ck hoặc nghịch ngợm. Nghe thì hơi buồn cười nhưng mục đích chính của vụ này đơn giản là e cần win chính chạy ổn định nhất và lâu nhất (nghĩa là ít phải cài win lại nhất). Win chính của em sơ sài ít phần mềm lắm, up cái ảnh làm bằng chứng (Win phụ thêm ít game thôi chứ cũng chả có gì nguy hiểm hơn).
Capture.png

Bản thân em đã làm việc này rồi bằng cách sau:
- Gắn 1 ổ cứng thứ nhất vào PC và cài Win như bình thường. Kết thúc thì tắt máy và tháo ổ cứng này ra.
- Gắn ổ cứng thứ 2 vào PC và cài Win, sau đó gắn trở lại ổ cứng thứ nhất. Như vậy là có 2 win chạy song song trên 2 ổ cứng khác nhau. Muốn chạy win nào thì lúc bật máy chọn win đấy thôi.
Quá trình lằng nhằng như vậy nhưng 1 số lý do như sau:
1. Nếu cài xong ổ cứng thứ nhất mà không rút ra để cài ổ thứ 2 thì lúc cài Win trên ổ thứ 2 sẽ có vấn đề (em không đủ chuyên môn để giải thích); Theo ý hiểu của em thì khi cài win thứ 2 vô tình nó sẽ xóa hoặc đè phân vùng khởi động và làm cho Win thứ nhất bị lỗi không khởi động được nữa. Đó là lý do phải rút ổ thứ nhất ra và cài 2 ổ độc lập.
2. Câu chuyện trở nên phức tạp hơn khi ổ thứ nhất e nâng cấp lên NVME. Nó gắn bằng ốc trên Main nếu khi tháo ra lắp lại rất bất tiện. Do đó sau khi cài xong Win thứ nhất trên ổ NVME. E tháo ổ SSD Sata thứ 2 lắp vào một PC (hoặc Laptop khác) để cài Win thứ 2. Xong xuôi tháo ra lắp trả về PC. Khi khởi động máy bấm F11 sẽ có 2 "Window boot manager" khác nhau và tùy chọn thích vào win vào thì vào.

Câu chuyện tưởng như êm đẹp nhưng kết quả trong quá trình sử dụng thì không như em mong đợi, Đau xót nhất là Win bị lỗi và em phải cài lại Win còn nhiều hơn trước đây (trước đây là 1 win duy nhất, tả phế lù từ công việc đến game đến app cài hết vào, trung bình 1 tháng cài lại win 1 lần). Cụ thể như sau:
- Thi thoảng khi khởi động Win 1 trên ổ NVME thì win báo lỗi ổ (không rõ là ổ nào, hình như là ổ SSD Sata cài win thứ 2). Nếu bác nào ngày xưa dùng ổ HDD chạy win lâu ngày ko cài lại sẽ hay gặp tính huống Window báo lỗi ổ đĩa và bắt "Fixing disk" rồi Reset mới vào được win. Cái lạ ở đây là trước đó máy chạy hoàn toàn bình thường, không có sự cố, tắt ẩu hay mất điện gì cả. Vậy lý do là gì mà bắt phải "Fix disk"???
- Đau đơn nhất là đã xảy ra hiện tượng 1 trong 2 Win bị lỗi màn hình xanh. Chắc chắc là phần cứng ko vấn đề vì Win còn lại chạy bình thường, là lỗi Win thôi.

Em không hề có chuyên môn đến máy tính hay nghành công nghệ thông tin. Dùng máy tính lâu rồi tự mò mẫm thôi (cài từ win XP đến win 10 rồi :)) Nhưng đến đoạn này thì chịu rồi, nhiều cái tiềm ẩn quá không lý giải được. Một số nguyên nhân em phán đoán như sau:
- Trong lúc chạy 1 Win bất kì thì ổ đĩa chứa Win còn lại nghiễm nhiên là 1 ổ đĩa trực thuộc quản lý của win đang chạy (tương tự như ổ D,E,F... và được coi là 1 ổ dữ liệu bình thường). Tuy nhiên ổ đĩa chứa Win còn lại cũng chưa các file hoặc config (chả biết nói là gì luôn) của Win này, các file này có thể sẽ giống hoặc bị trùng với Win đang chạy nên có thể Window hiểu lầm; dẫn đến Win đang chạy xóa/ đè/ làm cái gì đó dẫn đến Win còn lại bị lỗi. Hoặc 2 Win cứ đá nhau theo kiểu này sẽ có thằng chết trước hoặc ôm nhau chết :)
- Không rõ Bios của Main có hỗ trợ tốt việc trong cùng 1 máy tính (cùng 1 phần cứng) lại có đến 2 Win khác nhau hay không? nếu không chính thằng Bios sẽ lúng túng ko biết quản lý 2 ông thần Win kia thế nào, có khi ngứa mắt giết bớt 1 thằng đi cho rảnh chuyện :)

Phương án xử lý:
Hiện tại em đang khá bế tắc xử lý vụ này. Thực tế là cũng chưa giải thích được các nghi vấn nói trên là có thật hay không hay thần hồn nát thần tính. Tuy nhiên mới đầu tư 1 cái máy mới (PC mới đầu từ trước tết) khá bài bản mà lỗi Win nhiều thế này bức xúc lắm. Tình thế trước mắt em có 2 cách xử lý sau đây:
- Rút bớt 1 ổ (chứa 1 Win ra), Khi chạy thì chạy 1 ổ 1 Win thôi (hơi vất nếu muốn tháo cái ổ NVME !!!).
- Tìm cách Disable 1 trong 2 ổ để chỉ sử dụng 1 ổ còn lại (Cái Bios của Asrock ngu vãi, NVME thì không cho disable. Sata cho disable nhưng đã dis là dis tất. Nghĩa là Disable sata sẽ mất toàn bộ các cổng sata còn lại - mất hết các ổ HDD khác khi vào win!!!)

Bổ sung cấu hình PC:
- Main: Asrock B360m Performance.
- Chip: I5 8400.
- Ram: TridentZ RGB 2x8Gb DDR4.
- Nguồn: Corsair RM650x.
- VGA: MSI RX 580 8Gb Amor.
- Ổ cứng:
+ Samsung NVME 256Gb (quên mã rồi): Để cài WIn thứ 1 - Win chính.
+ SSD Samsung 860 250Gb: Để cài win thứ 2 - Win phụ.
+ Ngoài ra còn 2-3 ổ gì đấy HDD 1Tb để lưu dữ liệu. Lúc cắm lúc tháo ra.
(Full linh kiện nguồn VOZ - e là Fan cuồng mua đồ trên VOZ :LOL:

Kính mời các bác đã trải nghiệm vụ của em hoặc có chuyên môn vào phán xử. Có mỗi cái nhu cầu "Ăn chắc mặc bền", đã tốn tiền mua 2 cái ổ cứng khác nhau để cài Win rồi mà còn vất vả quá. Thôi em đi cài lại win phụ đây - màn hình xanh lè không vào được nữa rồi :))

Hỏi ké! Nếu mà cách đây vài năm anh em nói vấn đề này thì tôi thử ngay, giờ chán rồi.
Có một cách ngu học là mình cài một cái win7, một cái win 10, cho dual boot. Sau đó vào win 7 nâng cấp lên Windows 10. Không biết có được không, mình không thử nên không biết.
 
Hi các bác,
Như tiêu đề, em muốn cài 2 Win 10 trên 2 ổ cứng khác nhau (cùng 1PC) với mục đích: 1 Win tạm gọi là chính chỉ để làm việc, không cài linh tinh cần tính ổn định cao (tất cả cá app đến win đều là bản quyền chuẩn); Win còn lại gọi là phụ để cài game, các app liên quan đến cr@ck hoặc nghịch ngợm. Nghe thì hơi buồn cười nhưng mục đích chính của vụ này đơn giản là e cần win chính chạy ổn định nhất và lâu nhất (nghĩa là ít phải cài win lại nhất). Win chính của em sơ sài ít phần mềm lắm, up cái ảnh làm bằng chứng (Win phụ thêm ít game thôi chứ cũng chả có gì nguy hiểm hơn).
Capture.png

Bản thân em đã làm việc này rồi bằng cách sau:
- Gắn 1 ổ cứng thứ nhất vào PC và cài Win như bình thường. Kết thúc thì tắt máy và tháo ổ cứng này ra.
- Gắn ổ cứng thứ 2 vào PC và cài Win, sau đó gắn trở lại ổ cứng thứ nhất. Như vậy là có 2 win chạy song song trên 2 ổ cứng khác nhau. Muốn chạy win nào thì lúc bật máy chọn win đấy thôi.
Quá trình lằng nhằng như vậy nhưng 1 số lý do như sau:
1. Nếu cài xong ổ cứng thứ nhất mà không rút ra để cài ổ thứ 2 thì lúc cài Win trên ổ thứ 2 sẽ có vấn đề (em không đủ chuyên môn để giải thích); Theo ý hiểu của em thì khi cài win thứ 2 vô tình nó sẽ xóa hoặc đè phân vùng khởi động và làm cho Win thứ nhất bị lỗi không khởi động được nữa. Đó là lý do phải rút ổ thứ nhất ra và cài 2 ổ độc lập.
2. Câu chuyện trở nên phức tạp hơn khi ổ thứ nhất e nâng cấp lên NVME. Nó gắn bằng ốc trên Main nếu khi tháo ra lắp lại rất bất tiện. Do đó sau khi cài xong Win thứ nhất trên ổ NVME. E tháo ổ SSD Sata thứ 2 lắp vào một PC (hoặc Laptop khác) để cài Win thứ 2. Xong xuôi tháo ra lắp trả về PC. Khi khởi động máy bấm F11 sẽ có 2 "Window boot manager" khác nhau và tùy chọn thích vào win vào thì vào.

Câu chuyện tưởng như êm đẹp nhưng kết quả trong quá trình sử dụng thì không như em mong đợi, Đau xót nhất là Win bị lỗi và em phải cài lại Win còn nhiều hơn trước đây (trước đây là 1 win duy nhất, tả phế lù từ công việc đến game đến app cài hết vào, trung bình 1 tháng cài lại win 1 lần). Cụ thể như sau:
- Thi thoảng khi khởi động Win 1 trên ổ NVME thì win báo lỗi ổ (không rõ là ổ nào, hình như là ổ SSD Sata cài win thứ 2). Nếu bác nào ngày xưa dùng ổ HDD chạy win lâu ngày ko cài lại sẽ hay gặp tính huống Window báo lỗi ổ đĩa và bắt "Fixing disk" rồi Reset mới vào được win. Cái lạ ở đây là trước đó máy chạy hoàn toàn bình thường, không có sự cố, tắt ẩu hay mất điện gì cả. Vậy lý do là gì mà bắt phải "Fix disk"???
- Đau đơn nhất là đã xảy ra hiện tượng 1 trong 2 Win bị lỗi màn hình xanh. Chắc chắc là phần cứng ko vấn đề vì Win còn lại chạy bình thường, là lỗi Win thôi.

Em không hề có chuyên môn đến máy tính hay nghành công nghệ thông tin. Dùng máy tính lâu rồi tự mò mẫm thôi (cài từ win XP đến win 10 rồi :)) Nhưng đến đoạn này thì chịu rồi, nhiều cái tiềm ẩn quá không lý giải được. Một số nguyên nhân em phán đoán như sau:
- Trong lúc chạy 1 Win bất kì thì ổ đĩa chứa Win còn lại nghiễm nhiên là 1 ổ đĩa trực thuộc quản lý của win đang chạy (tương tự như ổ D,E,F... và được coi là 1 ổ dữ liệu bình thường). Tuy nhiên ổ đĩa chứa Win còn lại cũng chưa các file hoặc config (chả biết nói là gì luôn) của Win này, các file này có thể sẽ giống hoặc bị trùng với Win đang chạy nên có thể Window hiểu lầm; dẫn đến Win đang chạy xóa/ đè/ làm cái gì đó dẫn đến Win còn lại bị lỗi. Hoặc 2 Win cứ đá nhau theo kiểu này sẽ có thằng chết trước hoặc ôm nhau chết :)
- Không rõ Bios của Main có hỗ trợ tốt việc trong cùng 1 máy tính (cùng 1 phần cứng) lại có đến 2 Win khác nhau hay không? nếu không chính thằng Bios sẽ lúng túng ko biết quản lý 2 ông thần Win kia thế nào, có khi ngứa mắt giết bớt 1 thằng đi cho rảnh chuyện :)

Phương án xử lý:
Hiện tại em đang khá bế tắc xử lý vụ này. Thực tế là cũng chưa giải thích được các nghi vấn nói trên là có thật hay không hay thần hồn nát thần tính. Tuy nhiên mới đầu tư 1 cái máy mới (PC mới đầu từ trước tết) khá bài bản mà lỗi Win nhiều thế này bức xúc lắm. Tình thế trước mắt em có 2 cách xử lý sau đây:
- Rút bớt 1 ổ (chứa 1 Win ra), Khi chạy thì chạy 1 ổ 1 Win thôi (hơi vất nếu muốn tháo cái ổ NVME !!!).
- Tìm cách Disable 1 trong 2 ổ để chỉ sử dụng 1 ổ còn lại (Cái Bios của Asrock ngu vãi, NVME thì không cho disable. Sata cho disable nhưng đã dis là dis tất. Nghĩa là Disable sata sẽ mất toàn bộ các cổng sata còn lại - mất hết các ổ HDD khác khi vào win!!!)

Bổ sung cấu hình PC:
- Main: Asrock B360m Performance.
- Chip: I5 8400.
- Ram: TridentZ RGB 2x8Gb DDR4.
- Nguồn: Corsair RM650x.
- VGA: MSI RX 580 8Gb Amor.
- Ổ cứng:
+ Samsung NVME 256Gb (quên mã rồi): Để cài WIn thứ 1 - Win chính.
+ SSD Samsung 860 250Gb: Để cài win thứ 2 - Win phụ.
+ Ngoài ra còn 2-3 ổ gì đấy HDD 1Tb để lưu dữ liệu. Lúc cắm lúc tháo ra.
(Full linh kiện nguồn VOZ - e là Fan cuồng mua đồ trên VOZ :LOL:

Kính mời các bác đã trải nghiệm vụ của em hoặc có chuyên môn vào phán xử. Có mỗi cái nhu cầu "Ăn chắc mặc bền", đã tốn tiền mua 2 cái ổ cứng khác nhau để cài Win rồi mà còn vất vả quá. Thôi em đi cài lại win phụ đây - màn hình xanh lè không vào được nữa rồi :))

Hỏi ké! Nếu mà cách đây vài năm anh em nói vấn đề này thì tôi thử ngay, giờ chán rồi.
Có một cách ngu học là mình cài một cái win7, một cái win 10, cho dual boot. Sau đó vào win 7 nâng cấp lên Windows 10. Không biết có được không, mình không thử nên không biết.
 
theo ngu ý của tại hạ, thì các hạ hiểu sai một số thứ, dẫn đến làm sai quy trình, khiến hệ thống không ổn định, xung đột lẫn nhau. Các sai lầm có thế kể ra như sau:
1. hai SSD sẽ có hai tên khác nhau. Tại một thời điểm chỉ có một SSD là master, cái kia là slave (theo ngôn ngữ cổ, chứ hiện tại bây h hình như nó sẽ đặt tên khác nhau sda, sdb, chứ vài trò là giống nhau, không có thằng nào là chính, thằng nào là phụ cả). Do đó, việc windows 1 tự động xóa file của windows 2 trên ssd2 là vô lý, không có cơ chế nào làm như thế cả. Các hạ có thể yên tâm sd 2 ổ mà không lo vấn đề này.
2. Việc bạn cài 1 ổ, xong rút ra cài ổ kia, đến khi sd lại gắn 2 ổ, sẽ làm hệ thống khởi động phải fix lỗi liên tục là đúng. cơ chế nói ra thì rất dài dòng, nhưng hiểu đơn giản, là lúc cài OS sẽ cập nhật địa chỉ khởi động vào EFI, nhưng khi sử dụng lại gắn 2 ổ, nên EFI không biết chọn cái nào, nó sẽ loạn nên. Ngày xưa dùng MBR và BIOS thì nó phân biệt rõ ổ master, slaver nhưng giờ nó không phân biệt thế nữa. nên nó loạn.
Cách làm đúng là: Cắm cả hai ổ. cài OS trên ổ 1, sau đó cài OS2 trên ổ 2. sau đó cài lại EFI để nhận dual boot. tại hạ không chắc bootloader của Windows có hỗ trợ dual boot không, nên để chắc chắn thì cài grub làm bootloader, khi đó, dual boot sẽ không còn lỗi nữa. (trường hợp này chỉ áp dụng được cho các main mới, lưu EFI vào nVRAM, nên việc format một SSD không ảnh hưởng tới bootloader. Đối với main cũ quá cũng ok, nó dùng MBR và cơ chế master/slaver. nhưng đối với các main hơi cũ thì không được, nó vấn dùng BIOS, hỗ trợ cả UEFI và legacy, khi đó EFI sẽ được lưu trên SSD nên SSD này sẽ phụ thuộc vào SSD kia, không như mong muốn của các hạ.
 
Hỏi ké! Nếu mà cách đây vài năm anh em nói vấn đề này thì tôi thử ngay, giờ chán rồi.
Có một cách ngu học là mình cài một cái win7, một cái win 10, cho dual boot. Sau đó vào win 7 nâng cấp lên Windows 10. Không biết có được không, mình không thử nên không biết.
Cách của bác nếu có được thì cũng "kinh khủng quá" em không dám thử :))
 
theo ngu ý của tại hạ, thì các hạ hiểu sai một số thứ, dẫn đến làm sai quy trình, khiến hệ thống không ổn định, xung đột lẫn nhau. Các sai lầm có thế kể ra như sau:
1. hai SSD sẽ có hai tên khác nhau. Tại một thời điểm chỉ có một SSD là master, cái kia là slave (theo ngôn ngữ cổ, chứ hiện tại bây h hình như nó sẽ đặt tên khác nhau sda, sdb, chứ vài trò là giống nhau, không có thằng nào là chính, thằng nào là phụ cả). Do đó, việc windows 1 tự động xóa file của windows 2 trên ssd2 là vô lý, không có cơ chế nào làm như thế cả. Các hạ có thể yên tâm sd 2 ổ mà không lo vấn đề này.
2. Việc bạn cài 1 ổ, xong rút ra cài ổ kia, đến khi sd lại gắn 2 ổ, sẽ làm hệ thống khởi động phải fix lỗi liên tục là đúng. cơ chế nói ra thì rất dài dòng, nhưng hiểu đơn giản, là lúc cài OS sẽ cập nhật địa chỉ khởi động vào EFI, nhưng khi sử dụng lại gắn 2 ổ, nên EFI không biết chọn cái nào, nó sẽ loạn nên. Ngày xưa dùng MBR và BIOS thì nó phân biệt rõ ổ master, slaver nhưng giờ nó không phân biệt thế nữa. nên nó loạn.
Cách làm đúng là: Cắm cả hai ổ. cài OS trên ổ 1, sau đó cài OS2 trên ổ 2. sau đó cài lại EFI để nhận dual boot. tại hạ không chắc bootloader của Windows có hỗ trợ dual boot không, nên để chắc chắn thì cài grub làm bootloader, khi đó, dual boot sẽ không còn lỗi nữa. (trường hợp này chỉ áp dụng được cho các main mới, lưu EFI vào nVRAM, nên việc format một SSD không ảnh hưởng tới bootloader. Đối với main cũ quá cũng ok, nó dùng MBR và cơ chế master/slaver. nhưng đối với các main hơi cũ thì không được, nó vấn dùng BIOS, hỗ trợ cả UEFI và legacy, khi đó EFI sẽ được lưu trên SSD nên SSD này sẽ phụ thuộc vào SSD kia, không như mong muốn của các hạ.
Em xin phản biện các hạ như sau:
1. Việc gọi là win chính win phụ (hoặc ổ chính ổ phụ) hoàn toàn là do em tự define chứ không có định nghĩa nào như vậy. Có chăng mình đặt boot ưu tiên ổ nào thì nó load trước thôi. Tuy nhiên em dự đoán của em, 2 window khác nhau nhưng có cấu trúc và cách vận hành giống nhau (gồm phân vùng, bootloader.....vân vân và mây mây). Trong quá trình 1 trong 2 win làm việc nó sẽ quản lý toàn bộ cái cấu trúc em nói ở trên, dẫn dến quản lý "nhầm" các đơn vị của win còn lại >>> lỗi win còn lại (hoặc lỗi chính nó). Em biết cái này chỉ là em đoán do em ko có kiến thức chuyên môn nhưng em nghi ngờ là có lý do, các lý do và hiện tượng lỗi em đã trình bày khá kĩ ở #1; Nếu các hạ nói em sai thì các hạ giải thích giúp em các hiện tượng lỗi đã nêu.
2. Ý 2 các hạ nói em không đánh giá được tính đúng sai nhưng việc em phải tháo bớt 1 ổ và cài từng ổ là có lý do, cụ thể như sau. Hồi mới mua cái NVME ở Saiback về phấn khởi lắm cắm vào cài win nhiệt tình, kết quả chạy bình thường. Sau đó cài tiếp win thứ 2 trên ổ SSD khác (EVO860) xong, khởi động lại thì mất boot win thứ nhất (đã cài trên NVME)luôn, bấm F11 chỉ thấy 1 win duy nhất là win thứ 2. Nghi ngờ mình cài đặt nhầm hay gì đó em đã làm lại toàn bộ quá trình kể trên và kết quả tương tụ. Sau đó em đã liên hệ kĩ thuật Saiback hỗ trợ nhưng họ không giải quyết được. Do đó em tự nghĩ ra ý tưởng tháo tưng ổ ra để cài. Có chăng thì em chưa biết cấu hình trên Bios main của em nên cũng có thể dẫn tới câu chuyện đau lòng như vậy. Main e dùng cho chíp I5 8400 em thấy là cũng đủ "mới" rồi. Nếu các hạ có kinh nghiệm thì xem giúp em cấu hình Bios thế nào để cài được 2 win mà win nọ không đè lên win kia. Cấu hình máy em đã nếu rất rõ ở #1
 
Em có 1 cái ổ cứng cũ đã cài win, các phần mềm. Giờ lắp ổ cứng đó vào máy mới (cũng đã được cài win) thì máy em chạy 2 win song song à các thím. Có ảnh hưởng gì không nhỉ. Và nếu em muốn xóa win ở ổ cứng cũ thì làm thế nào nhỉ
SOng song 2 win như e luôn, còn ảnh hưởng gì không thì ko chắc, đen thì sẽ bị như em đã nêu. Muốn xóa win cũ thì dùng 1 phần quản lý đĩa nào đó hoặc dùng chính USB cài win xóa hết phân vùng cài win muốn xóa, format thành 1 ổ mà lưu dữ liệu thôi
 
Dùng cách thủ công như thế này được không nhỉ?
- Gắn chết trên máy: ổ NVME (win1 ổn định) + HDD lưu dữ liệu
- Tháo ra tháo vào: ổ SSD gắn box USB (win2 vọc)
- Thiết lập BIOS ở chế độ ưu tiên boot ổ USB.
- Bình thường xài win 1 thì tháo box USB SSD ra
- Khi vọc thì cắm box USB SSD vào.

Theo ý kiến mình nếu ổ cứng <2TB thì nên dùng MBR cho nó đơn giản, chả chậm bao nhiêu đâu.
 
Dùng cách thủ công như thế này được không nhỉ?
- Gắn chết trên máy: ổ NVME (win1 ổn định) + HDD lưu dữ liệu
- Tháo ra tháo vào: ổ SSD gắn box USB (win2 vọc)
- Thiết lập BIOS ở chế độ ưu tiên boot ổ USB.
- Bình thường xài win 1 thì tháo box USB SSD ra
- Khi vọc thì cắm box USB SSD vào.

Theo ý kiến mình nếu ổ cứng <2TB thì nên dùng MBR cho nó đơn giản, chả chậm bao nhiêu đâu.
Cách của bác có 2 rủi ro như sau:
1. Chạy win trên ổ HDD rời sẽ có tốc độ thấp (hoặc phải đầu tư cái box thật tốt - có khi bằng tiền cái SSD rồi :)); Rủi ro đang chạy mà lỏng hoặc tuột jack USB.
2. Khi Boot trên USB sẽ có thể gặp trường hợp như e đã nêu, win trên USB xung đột với win trên NVME.
Cơ bản e thấy không khả thi. Thank bác đã đóng góp.
 
Cách của bác có 2 rủi ro như sau:
1. Chạy win trên ổ HDD rời sẽ có tốc độ thấp (hoặc phải đầu tư cái box thật tốt - có khi bằng tiền cái SSD rồi :)); Rủi ro đang chạy mà lỏng hoặc tuột jack USB.
2. Khi Boot trên USB sẽ có thể gặp trường hợp như e đã nêu, win trên USB xung đột với win trên NVME.
Cơ bản e thấy không khả thi. Thank bác đã đóng góp.

Vậy à? Ở nhà mình đang xài như vậy, cũng ko thấy bị gì, chắc do mình format đĩa MBR.
Box USB cũng là loại rẻ tiền Orico, cổng USB 3.0 thấy nhanh hơn HDD nhiều lắm. Có lẽ ko bằng NVME nhưng dùng thường xuyên chả thấy khác biệt gì quá lớn, cùng lắm là chạy App trong bluestack hơi chậm chút thôi.
Laptop cty mình còn đang dùng HDD mà cũng chả thấy chậm lụt gì (ứng dụng VP thôi).
 
Back
Top