Canada giảm 1/3 visa du học, siết cấp phép lao động cho sinh viên quốc tế

mapususu

Senior Member

Canada giảm 1/3 visa du học, siết cấp phép lao động cho sinh viên quốc tế​

Canada đặt mục tiêu giảm khoảng 35% lượng sinh viên quốc tế trong năm 2024, xuống còn 364.000 người.

Canada sẽ tạm thời giảm 1/3 số giấy phép cấp cho sinh viên quốc tế trong năm 2024 so với năm 2023, bộ trưởng nhập cư nước này công bố hôm 22-1 - Ảnh: AFP
Canada sẽ tạm thời giảm 1/3 số giấy phép cấp cho sinh viên quốc tế trong năm 2024 so với năm 2023, bộ trưởng nhập cư nước này công bố hôm 22-1 - Ảnh: AFP​

Ngày 22-1, Chính phủ Canada đã công bố các biện pháp mới nhằm hạn chế và ngăn chặn việc lạm dụng chương trình sinh viên quốc tế thông qua thị thực du học đang được áp dụng tại quốc gia này.

Trong số các biện pháp mới, đáng chú ý là việc Canada sẽ hạn chế quyền tiếp cận giấy phép lao động đối với sinh viên nước ngoài và vợ/chồng của họ nhằm giảm tối đa việc lạm dụng chương trình giáo dục quốc tế của Canada.

Tại Canada, khi một người nước ngoài đã có gia đình đăng ký học tập tại đây, thì vợ/chồng của họ và ngay cả chính người đi học đều được cấp giấy phép lao động để có thể giúp họ giảm bớt chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập.

Các biện pháp mới này sẽ được thực hiện cùng quyết định giới hạn visa du học trong hai năm tới, với mục tiêu giảm khoảng 35% lượng sinh viên quốc tế trong năm 2024, xuống còn 364.000 người.

Dự kiến các biện pháp mới nói trên sẽ được thực hiện từ ngày 1-9 tới, trong đó cũng sẽ ngừng cả việc cấp giấy phép lao động sau tốt nghiệp cho các sinh viên quốc tế như hiện nay.
Tuy nhiên, các biện pháp quyết liệt mới của Chính phủ Canada sẽ không áp dụng đối với những trường hợp đang ở nước này và muốn gia hạn giấy phép du học.

Việc giới hạn thị thực du học sẽ chỉ áp dụng đối với sinh viên cao đẳng và đại học, không áp dụng với các trường hợp học thạc sĩ và tiến sĩ hoặc bậc học phổ thông.
Trước đó, Canada từng tăng gấp đôi tiền bảo lãnh đối với mỗi sinh viên quốc tế du học tại Canada từ 10.000 CAD (hơn 7.400 USD) lên hơn 20.000 CAD, với mong muốn các sinh viên nước ngoài sẽ được đảm bảo phần nào cuộc sống sinh hoạt đang ngày càng trở nên đắt đỏ tại quốc gia này.

Theo Bộ trưởng Bộ Nhập cư, Tị nạn và Quốc tịch Canada Marc Miller, việc áp dụng các biện pháp hạn chế thị thực du học là nhằm loại bỏ các cơ sở giáo dục không đủ tiêu chuẩn đang lợi dụng chương trình sinh viên quốc tế để tăng lượng sinh viên tiếp nhận và thu học phí cao trong khi nguồn lực về hạ tầng lại hạn chế.
Ước tính Ontario và British Columbia sẽ bị tác động nhiều nhất bởi những quy định mới vì phần lớn sinh viên quốc tế đều đang tập trung tại các cơ sở giáo dục ở hai tỉnh bang này, với tỉ lệ lần lượt là 50% và 20%.

Chương trình sinh viên quốc tế đang phát triển nhanh chóng và trở thành tâm điểm chú ý trong bối cảnh xuất hiện chiến dịch tuyển dụng rầm rộ của các chương trình du học sau trung học phổ thông. Ngày càng nhiều người nhập cư coi việc học tập tại Canada là con đường để kiếm việc làm và quy chế thường trú nhân.
Điều này đã tạo ra cuộc khủng hoảng về nhà ở và chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ do Canada chưa chuẩn bị kịp nguồn lực về hạ tầng cũng như tài chính để tiếp nhận số lượng người nhập cư tăng đột biến trong thời gian gần đây.

Gần 1 triệu sinh viên quốc tế ở Canada​

Năm 2023, dân số Canada đã tăng 1,25 triệu người, tương đương 3,2%, một tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ cuối những năm 1950, trong đó phần lớn là từ những người tạm trú như sinh viên và nhân công lao động thời vụ. Riêng lượng sinh viên quốc tế vào năm 2023 đã tăng lên gần 1 triệu người so với con số chỉ vào khoảng gần 300.000 của năm 2013.
Canada được coi là quốc gia phụ thuộc vào người nhập cư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dân số già hóa. Tuy nhiên, việc nhập cư tăng quá nhanh đã dẫn tới cuộc khủng hoảng nhà ở và chi phí sinh hoạt, trong đó phần lớn là do lao động nhập cư tạm thời và sinh viên quốc tế.
...
 
Canada siết,Úc thắt chặt.Lại béo cho Uncle Sam mà thôi, hợ hợ hợ hợ
Thằng Gia Nã Đại này nghe đồn còn cấm người nươc ngoài mua nhà nữa.Làm khó quá thì du hoc sinh có $ bọn no lai phắng hết qua Mỹ thôi.
 
:ah: Khoan hẵng siết mấy anh ơi
Mấy nước dân ít đất rộng như Úc, Gia Nã Dai này chính sách nhập cư luc thì on lúc thì off.Dân số 2 nước này chưa bằng dân số Cali nữa à
1 triệu du hoc sinh nươc ngoài tiềm năng với giáo duc Mỹ là 1 triêu con bò sữa tha hồ vắt $ luôn.Chưa kể du hoc sinh nước ngoài giàu có còn qua đây mua nhà mua xe tùm lum tá lả, đóng góp vô nền kinh tế Mỹ.Nên nói về độ thưc dụng thì Mỷ đế này số 2 thì không còn ai số 1 cả.
 
Canada siết,Úc thắt chặt.Lại béo cho Uncle Sam mà thôi, hợ hợ hợ hợ
Thằng Gia Nã Đại này nghe đồn còn cấm người nươc ngoài mua nhà nữa.Làm khó quá thì du hoc sinh có $ bọn no lai phắng hết qua Mỹ thôi.
Xv0BtTR.png
Đẩy nhanh tiến độ thui chứ đứa nào chả muốn phắn qua Mỹ
 
Canada siết,Úc thắt chặt.Lại béo cho Uncle Sam mà thôi, hợ hợ hợ hợ
Thằng Gia Nã Đại này nghe đồn còn cấm người nươc ngoài mua nhà nữa.Làm khó quá thì du hoc sinh có $ bọn no lai phắng hết qua Mỹ thôi.

Ối anh Tạch già, phải 2 năm rồi ko gặp, dạo này sao rồi, còn sức bưng phở không anh :)

Sent from Xiaomi MI MAX 2 using vozFApp
 
:sweat: Nhiều khi khó hiểu nhỉ. Bọn dhs này 1 là dạng có tiền, 2 là dạng chăm chỉ chịu khó qua cống hiến cho nước sở tại. Vậy mà chính sách việc làm, chính sách nhập cư so với bọn nhập cư lậu cứ như c*t với socola vậy. Nhiều khi thấy bất công vl :surrender:
 
:sweat: Nhiều khi khó hiểu nhỉ. Bọn dhs này 1 là dạng có tiền, 2 là dạng chăm chỉ chịu khó qua cống hiến cho nước sở tại. Vậy mà chính sách việc làm, chính sách nhập cư so với bọn nhập cư lậu cứ như c*t với socola vậy. Nhiều khi thấy bất công vl :surrender:
Canada thì tôi nghĩ nhâp cư lậu không nhiều đâu.Thứ 1 là biên giới nó xa so với Mexico.Thứ 2 đất rộng dân thưa mùa đông lạnh teo trym , Nói về cơ hội cho di dân thì Mỹ này không thiếu. 50 tiểu bang hơn 300 triêu dân.
 
Canada thì tôi nghĩ nhâp cư lậu không nhiều đâu.Thứ 1 là biên giới nó xa so với Mexico.Thứ 2 đất rộng dân thưa mùa đông lạnh teo trym , Nói về cơ hội cho di dân thì Mỹ này không thiếu. 50 tiểu bang hơn 300 triêu dân.
:sweat: Mình hiểu fency. Ý mình nói chung thôi, là cơ hội, thách thức của bọn dhs so với bọn nhập lậu, rồi bảo lãnh qua làm linh tinh,.. nó thật sự khác biệt vl. Kiểu cảm thấy hơi bất công cho bọn dhs
 
:sweat: Nhiều khi khó hiểu nhỉ. Bọn dhs này 1 là dạng có tiền, 2 là dạng chăm chỉ chịu khó qua cống hiến cho nước sở tại. Vậy mà chính sách việc làm, chính sách nhập cư so với bọn nhập cư lậu cứ như c*t với socola vậy. Nhiều khi thấy bất công vl :surrender:
Khủng hoảng nhà ở đó fen, dhs nền tảng tốt sẵn, lại chăm chỉ nên khả năng thuê nhà cao, làm tụi bản địa vốn lười hơn khó thuê được nhà, còn nhập lậu hay tị nạn thì lại có thêm nguồn lao động giá rẻ chứ khó cạnh tranh với bản địa
 
Mấy nước dân ít đất rộng như Úc, Gia Nã Dai này chính sách nhập cư luc thì on lúc thì off.Dân số 2 nước này chưa bằng dân số Cali nữa à
1 triệu du hoc sinh nươc ngoài tiềm năng với giáo duc Mỹ là 1 triêu con bò sữa tha hồ vắt $ luôn.Chưa kể du hoc sinh nước ngoài giàu có còn qua đây mua nhà mua xe tùm lum tá lả, đóng góp vô nền kinh tế Mỹ.Nên nói về độ thưc dụng thì Mỷ đế này số 2 thì không còn ai số 1 cả.

:sweat: Nhiều khi khó hiểu nhỉ. Bọn dhs này 1 là dạng có tiền, 2 là dạng chăm chỉ chịu khó qua cống hiến cho nước sở tại. Vậy mà chính sách việc làm, chính sách nhập cư so với bọn nhập cư lậu cứ như c*t với socola vậy. Nhiều khi thấy bất công vl :surrender:
ko phải đâu thím ơi. Ở trong chăn mới biết chăn có rận. Can siết là vì bọn Ấn đ* nó fake hồ sơ qua đây quá nhiều. Nói là qua du học nhưng qua đi làm kiếm tiền. Hiện tại minimum wage jobs toàn bọn nó ko. Bước vô cái quán McDonald mà 100% nhân viên ấn. Nhiều trường cao đẳng/đại học toàn bọn ấn, nhìn mà ngao ngán luôn.
Hồi trước thì vợ/chồng của du học sinh còn được cấp open work permit, thế là bọn nó làm kết hôn giả qua đây đông như quân nguyên. Giờ thì Can nó siết vụ này luôn, chỉ có bậc học master trở lên mới được dắt vợ/chồng theo.
Chăm chỉ chịu khó đâu không thấy, thấy qua làm trốn thuế, claim benefit, ở quá hạn, tự claim là refugee để có PR (đa phần bọn nó sẽ khai nó thuộc làng gốm bát tràng, ko thể về ấn, để chính phủ cấp refugee status).
Có đứa nó còn nói, bọn bên ấn nó cùng đường rồi, nó mới vay mượn các kiểu để qua Can. Nhiều cty bên ấn tư vấn qua đây khai báo như thế nào, làm gì etc luôn.
Nói chung dân bên này than dữ lắm.
Khủng hoảng nhà ở đó fen, dhs nền tảng tốt sẵn, lại chăm chỉ nên khả năng thuê nhà cao, làm tụi bản địa vốn lười hơn khó thuê được nhà, còn nhập lậu hay tị nạn thì lại có thêm nguồn lao động giá rẻ chứ khó cạnh tranh với bản địa
Khủng hoảng nhà cửa ở Can ko phải do DHS không nha thím. Khủng hoảng là do suốt 10 năm qua chính phủ để interest rate quá thấp, dân tình thấy ngon ăn mượn tiền mua nhà ầm ầm. Nhiều người đầu cơ tích trữ mua 2-3-4 căn nhà để cho thuê, mua đi bán lại ăn lời, góp phần làm thiếu nguồn cung, trong khi cầu thì tăng liên tục.
Một lý do khác là bọn cty xây dựng, xin giấy phép xây dựng các khu ngon ăn, xong để đó ko xây, đợi gần đủ 10 năm mới xây. Lúc đó giá đất đã tăng cao, xây toàn nhà luxury để lùa dân có tiền đầu cơ tích trữ, khiến dân trung bình ko đủ tiền mua.
Còn một số corruption của mấy cty xây dựng đi đêm với chính quyền tỉnh bang, thông qua các chính sách của thống đốc bang để giành mấy khu ngon ăn (ví dụ như Green belt của Ontario)

Nói chung về nhà cửa với nhập cư thì là như vậy, còn đào sâu thêm thì có nói cả ngày cũng ko hết.
 
ko phải đâu thím ơi. Ở trong chăn mới biết chăn có rận. Can siết là vì bọn Ấn đ* nó fake hồ sơ qua đây quá nhiều. Nói là qua du học nhưng qua đi làm kiếm tiền. Hiện tại minimum wage jobs toàn bọn nó ko. Bước vô cái quán McDonald mà 100% nhân viên ấn. Nhiều trường cao đẳng/đại học toàn bọn ấn, nhìn mà ngao ngán luôn.
Hồi trước thì vợ/chồng của du học sinh còn được cấp open work permit, thế là bọn nó làm kết hôn giả qua đây đông như quân nguyên. Giờ thì Can nó siết vụ này luôn, chỉ có bậc học master trở lên mới được dắt vợ/chồng theo.
Chăm chỉ chịu khó đâu không thấy, thấy qua làm trốn thuế, claim benefit, ở quá hạn, tự claim là refugee để có PR (đa phần bọn nó sẽ khai nó thuộc làng gốm bát tràng, ko thể về ấn, để chính phủ cấp refugee status).
Có đứa nó còn nói, bọn bên ấn nó cùng đường rồi, nó mới vay mượn các kiểu để qua Can. Nhiều cty bên ấn tư vấn qua đây khai báo như thế nào, làm gì etc luôn.
Nói chung dân bên này than dữ lắm.

Khủng hoảng nhà cửa ở Can ko phải do DHS không nha thím. Khủng hoảng là do suốt 10 năm qua chính phủ để interest rate quá thấp, dân tình thấy ngon ăn mượn tiền mua nhà ầm ầm. Nhiều người đầu cơ tích trữ mua 2-3-4 căn nhà để cho thuê, mua đi bán lại ăn lời, góp phần làm thiếu nguồn cung, trong khi cầu thì tăng liên tục.
Một lý do khác là bọn cty xây dựng, xin giấy phép xây dựng các khu ngon ăn, xong để đó ko xây, đợi gần đủ 10 năm mới xây. Lúc đó giá đất đã tăng cao, xây toàn nhà luxury để lùa dân có tiền đầu cơ tích trữ, khiến dân trung bình ko đủ tiền mua.
Còn một số corruption của mấy cty xây dựng đi đêm với chính quyền tỉnh bang, thông qua các chính sách của thống đốc bang để giành mấy khu ngon ăn (ví dụ như Green belt của Ontario)

Nói chung về nhà cửa với nhập cư thì là như vậy, còn đào sâu thêm thì có nói cả ngày cũng ko hết.
Phần nhà đất thấy giống nước X cortuption
 
Giờ Canada nó khó kinh khủng luôn. Mà đâu phải mới đây. Từ năm 2022 đến giờ rồi.

Điểm EE nó cao kịch kim. Đợt vừa rồi nó lấy 546. Trong khi sinh viên mới ra trường thì tầm 440 (+- 20).

Có nghĩa là để đạt được điểm 546 thì phải có 2 3 năm kinh nghiệm Canada, 2 3 năm kinh nghiệm ngoài Canada, Max điểm IELTS, và dưới 30 tuổi
 
Canada siết,Úc thắt chặt.Lại béo cho Uncle Sam mà thôi, hợ hợ hợ hợ
Thằng Gia Nã Đại này nghe đồn còn cấm người nươc ngoài mua nhà nữa.Làm khó quá thì du hoc sinh có $ bọn no lai phắng hết qua Mỹ thôi.
Uncle Sam còn bận xử lý mớ nhập cư BHP, thì các bạn nhập cư HP cứ ngồi mà chờ nhé.
Các bạn nhập cư HP không có chỗ ở thì có được ở khách sạn, hay đóng trường học lại để ở như mấy bạn BHP không?
 
Last edited:
Usa vẫn là khác bọt, anh thu nhận tất cả, có $ là OK.
Mấy thằng Can , úc thấy lâu lâu giống Đông lào, ko quản được là cấm.
 
Usa vẫn là khác bọt, anh thu nhận tất cả, có $ là OK.
Mấy thằng Can , úc thấy lâu lâu giống Đông lào, ko quản được là cấm.
USA cần gì xiền, cứ đi qua đường Mexico là được :). Thằng Can với Úc mới là có $ và kĩ năng nó mới nhận. Mà 2 thằng này có cấm đâu chỉ giảm chỉ tiêu xuống.
 
USA cần gì xiền, cứ đi qua đường Mexico là được :). Thằng Can với Úc mới là có $ và kĩ năng nó mới nhận. Mà 2 thằng này có cấm đâu chỉ giảm chỉ tiêu xuống.
Ah quên. Nhưng siết kiểu này thì còn mấy ai qua được, cũng chẳng khác gì cấm.. lựa toàn lựa tinh hoa.
Nhưng mặt khác, tinh hoa nó cũng muốn lựa,vd nếu được chọn giữa Căn và Mẽo, thì chắc nghiêng về Mẽo nhiều hơn.
 
Back
Top