thảo luận CB chống giật

Đầu bảng thì chỉ có Schneider, ABB, Eaton, Hager, Siemens, Legrand thôi.
Hạng hai thì có bọn China là CHINT với Delixi (liên doanh của Schneider)
Hạng ba thì các hãng còn lại.
Pana ko có số má gì cả trong thế giới điện, chẳng qua nó nổi ở VN vì tên tuổi với giá rẻ thôi. Mặt hàng chống giật của nó cũng chỉ là ELCB cùi bép.

Ở VN chưa quy định rõ tiêu chuẩn của MCB chống giật nên đầu bảng với cùi bắp đều chung chuẩn chống rò điện Type AC cổ lỗ (mà các nước đang dần loại bỏ hết, tiến lên Type A/F/B tốt hơn), độ bảo vệ đều bằng nhau. Anh bỏ nhiều tiền ra mua đầu bảng thì chỉ hơn dc độ bền (số lần đóng cắt cao hơn hàng rẻ tiền) và chịu tải ampere chập cao hơn (giá trị Icu/Icn) mà thôi. A đi sâu vào tiêu chuẩn điện sẽ hiểu rõ.
Tôi làm nhà chung cư vài năm trước đã lắp full chống giật Type AC rồi. Sắp tới tân trang lại nâng hết lên Type F/Type B cho nó an toàn.
View attachment 2363692
mõm oang oang như giàu lắm, ai ngờ xài hàng dạt, cái delixi với chint mới là hàng loại 3, đòi sánh với pana
h1kRuMc.jpg
 
mõm oang oang như giàu lắm, ai ngờ xài hàng dạt, cái delixi với chint mới là hàng loại 3, đòi sánh với pana
h1kRuMc.jpg
Cái nhà trong hình tôi làm từ 4 năm trước rồi quý anh. Mà ko biết nhà quý anh có gắn dc con chống giật chưa mà kêu ng khác "mõm" nhỉ :unsure: Hay là quý anh làm ở Pana Electric Works VN mà dựng hết cả lông lên vậy
Quý anh dám mở mồm kêu Pana hơn Delixi với CHINT chắc chưa đụng vào dc con nào của bọn kia nhỉ. Nhất là Delixi, quý anh mua thử 1 cái xem, công nghệ với build quality chuẩn ko kém Schneider vì bọn Schneider nắm 50% mà. Nhiều món/brand phụ của Schneider cũng do Delixi sản xuất cho (ví dụ Himel,....)
1709831281959.png
:unsure:
 
Last edited:
Xây nhà mới thì anh tham khảo sơ đồ ví dụ như dưới. Chi phí cao vì trang bị RCBO nhiều nhưng an toàn vì mỗi mạch được cách ly riêng bởi 1 con RCBO 30mA riêng, có nhảy cũng chỉ mất cục bộ mạch đấy.
View attachment 2364987

Đương nhiên có cách làm rẻ hơn, đó là dùng 1 con RCD/RCCB 100mA bảo vệ nguyên 1 tầng/phòng, thay vì lắp RCBO nhiều như trên. Cách này kém an toàn hơn, khó khoanh vùng hơn nếu bị nhảy nhầm, nhảy 1 chỗ là mất điện hết.
View attachment 2365001

Theo quan điểm của tôi, cách 2 hơi rủi ro vì ngưỡng ngắt cao quá, vượt mức nguy hiểm.

Thêm chút:
1. Phải tính dòng rò tự nhiên để chia mạch cho hợp lý, chia loại tải để tránh cả phòng/cả tầng tối um.
2. Có nhiều lớp dự phòng. Tôi đã từng test khoảng 500c, đủ các hãng, sau vài tháng sử dụng thì hỏng (không ngắt đúng ngưỡng dòng rò, thời gian ngắt) quá nửa.
3. Khoảng cách giữa tải và thiết bị ngắt không quá lớn, ảnh hưởng tới thời gian ngắt.
4. Bảo vệ mức cao hơn cho các tải có rủi ro cao: không có cách điện 2 lớp, dùng trong môi trường có rủi ro cao như nơi ẩm ướt.
5. Cần có tiếp địa bảo vệ.
6. Lắp đặt xong thì cần test. Thực tế sẽ khác lý thuyết đó.

Máy test tôi đang dùng đây:

1709865450666.png
 
Last edited:
Theo quan điểm của tôi, cách 2 hơi rủi ro vì ngưỡng ngắt cao quá, vượt mức nguy hiểm.

Thêm chút:
1. Phải tính dòng rò tự nhiên để chia mạch cho hợp lý, chia loại tải để tránh cả phòng/cả tầng tối um.
2. Có nhiều lớp dự phòng. Tôi đã từng test khoảng 500c, đủ các hãng, sau vài tháng sử dụng thì hỏng (không ngắt đúng ngưỡng dòng rò, thời gian ngắt) quá nửa.
3. Khoảng cách giữa tải và thiết bị ngắt không quá lớn, ảnh hưởng tới thời gian ngắt.
4. Bảo vệ mức cao hơn cho các tải có rủi ro cao: không có cách điện 2 lớp, dùng trong môi trường có rủi ro cao như nơi ẩm ướt.
5. Cần có tiếp địa bảo vệ.
6. Lắp đặt xong thì cần test. Thực tế sẽ khác lý thuyết đó.

Máy test tôi đang dùng đây:

View attachment 2371611
Em hỏi thêm là
1.tính thì mình tham khảo bảng nào hay thông số ở đâu đc thím nhỉ?
2. này chắc phù hợp nhà mới xây, chứ nhà cũ có sửa ở hộp là hết
3. chỗ này thím cho e xin ít từ khoá để nghiên cứu thêm với
4. bảo vệ cao hơn cho mức rủi ro cao tức là ví dụ như bình nóng lạnh thì chọn 10mA?
5. mấy con RCBO rẻ ko có chân tiếp địa thì chỉ tiếp địa tải có ok không
6. Thuê test thì chi phí tầm bao nhiêu thím nhỉ? chứ máy như kia kể cả mua được mà ko có trình độ thì cũng k test đc
 
Em hỏi thêm là
1.tính thì mình tham khảo bảng nào hay thông số ở đâu đc thím nhỉ?
2. này chắc phù hợp nhà mới xây, chứ nhà cũ có sửa ở hộp là hết
3. chỗ này thím cho e xin ít từ khoá để nghiên cứu thêm với
4. bảo vệ cao hơn cho mức rủi ro cao tức là ví dụ như bình nóng lạnh thì chọn 10mA?
5. mấy con RCBO rẻ ko có chân tiếp địa thì chỉ tiếp địa tải có ok không
6. Thuê test thì chi phí tầm bao nhiêu thím nhỉ? chứ máy như kia kể cả mua được mà ko có trình độ thì cũng k test đc


Mình chưa đủ trình độ để giải thích chi tiết cũng như tóm tắt rất nhiều vấn đề vào 1 post ngắn. Bro nên đọc ở đây: Protection against electric shocks and electrical fires - Electrical Installation Guide (electrical-installation.org)

Có vài điểm mình có thể trả lời ngắn gọn:
2. Nhiều lớp dự phòng có thể là nhiều RCD nối tiếp, nên sửa ở hộp điện vẫn được.
4. Có nhiều vấn đề, quan trọng nhất là điện trở cơ thể người khi da ướt sẽ giảm nên dòng ngắt định mức cần nhỏ đi tương ứng. Thêm nữa, trong post trước mình đã nói là tỷ lệ lỗi khá cao nên mình thường lắp nối tiếp >2 RCD cho các tải dạng này để giảm tần suất của rủi ro lỗi.
5. Tiếp địa bảo vệ là tiếp địa cho vỏ máy, bảo vệ khỏi rủi ro điện giật do tiếp xúc gián tiếp.
1709873034451.png

6. Dịch vụ test thì mình không rõ nhưng máy của mình dùng đơn giản. Vấn đề khó là giải quyết lỗi khi phát hiện ra.
 
Nghe anh khuyên lắp 30mA cho nguyên cái nhà tôi hãi luôn :unsure:
30mA nếu là nhà chung cư bình thường, đi dây âm chuẩn chặt đẹp ko hở thì lắp được bình thường mà bác. Nhà cao cửa rộng hoặc dây nối chằng chuộc, lòi lõi linh tinh thì mới lo nó nhảy liên tục.
 
30mA nếu là nhà chung cư bình thường, đi dây âm chuẩn chặt đẹp ko hở thì lắp được bình thường mà bác. Nhà cao cửa rộng hoặc dây nối chằng chuộc, lòi lõi linh tinh thì mới lo nó nhảy liên tục.
Anh nói vậy làm tôi phải quay video cái nhà tôi. Bình thường rò dòng dưới 10mA (quạt, TV,....), nhưng cắm 1 số món đặc biệt đảm bảo nhảy tằng tằng nhé quý anh nếu xài chỉ 1 con 30mA tổng.
:rolleyes: Quý anh xem giá trị mA (ở góc dưới phải của con sinometer)
 
5. mấy con RCBO rẻ ko có chân tiếp địa thì chỉ tiếp địa tải có ok không
RCBO cơ bản làm gì có tiếp địa bác?
Anh nói vậy làm tôi phải quay video cái nhà tôi. Bình thường rò dòng dưới 10mA (quạt, TV,....), nhưng cắm 1 số món đặc biệt đảm bảo nhảy tằng tằng nhé quý anh nếu xài chỉ 1 con 30mA tổng.
:rolleyes: Quý anh xem giá trị mA (ở góc dưới phải của con sinometer)
Thế thì nhà bác lắp thế nào chứ nhà em lắp 1 cái RCBO tổng cho cả nhà 30mA chẳng thấy nhảy bao giờ chứng tỏ là thiết bị ko bị rò như nhà bác.
 
Thế thì nhà bác lắp thế nào chứ nhà em lắp 1 cái RCBO tổng cho cả nhà 30mA chẳng thấy nhảy bao giờ chứng tỏ là thiết bị ko bị rò như nhà bác.
Đấy là tôi cắm cái nồi lẩu từ của bọn China vào để cho quý anh xem thôi. Ngoài kia có lắm thiết bị như vậy lắm, vẫn đạt chuẩn TCVN CE CCC ....(rò dưới >30mA). Ko lẽ mỗi lần quý anh mua đồ điện, gắn vào nó nhảy là quý anh vứt luôn mua cái khác cầu trời nó ko nhảy, hoặc vặt ra thay con chống giật giá trị cao hơn à? :unsure: Quy tắc làm hệ thống điện là luôn tính tới trường hợp xấu nhất, chứ ko có cái chuyện mong chờ mấy thằng làm đồ điện nó tử tế đâu.
 
Đấy là tôi cắm cái nồi lẩu từ của bọn China vào để cho quý anh xem thôi. Ngoài kia có lắm thiết bị như vậy lắm, vẫn đạt chuẩn TCVN CE CCC ....(rò dưới >30mA). Ko lẽ mỗi lần quý anh mua đồ điện, gắn vào nó nhảy là quý anh vứt luôn mua cái khác cầu trời nó ko nhảy, hoặc vặt ra thay con chống giật giá trị cao hơn à? :unsure: Quy tắc làm hệ thống điện là luôn tính tới trường hợp xấu nhất, chứ ko có cái chuyện mong chờ mấy thằng làm đồ điện nó tử tế đâu.
Nhà em cũng đủ thiết bị, nồi lẩu cũng có dùng thường xuyên, cũng tham khảo các nhà khác, kiểm tra lại dây dợ nhà mình thấy đủ OK mới lắp chứ ko phải tự nhiên mua về thử.
Nói chung mỗi nhà mỗi khác, nhưng bác bảo lắp cái 100mA tổng thì em ko đồng ý nên mới ví dụ thực tế cho các bác là 30mA vẫn đc và an toàn hơn. Lắp cái 100mA rồi hy vọng các thiết bị trong nhà rò điện tự nhiên đã gần ngưỡng 100 để khi người chạm điện sẽ ngắt thì quá may rủi, chưa kể chênh lệch giữa lúc bật nhiều thiết bị và lúc ko bật hoặc bật ít. Nếu thiết bị trong nhà rò điện ko đáng kể thì người chạm điện sẽ bị giật. Tính trường hợp xấu nhất phải lấy đối tượng là sự an toàn của người dùng chứ ko phải sự bất tiện (rcbo nhảy liên tục), nên phải giả sử ko thiết bị nào rò điện mà người dùng vẫn đc bảo vệ.
 
Anh nói vậy làm tôi phải quay video cái nhà tôi. Bình thường rò dòng dưới 10mA (quạt, TV,....), nhưng cắm 1 số món đặc biệt đảm bảo nhảy tằng tằng nhé quý anh nếu xài chỉ 1 con 30mA tổng.
:rolleyes: Quý anh xem giá trị mA (ở góc dưới phải của con sinometer)

Đấy là tôi cắm cái nồi lẩu từ của bọn China vào để cho quý anh xem thôi. Ngoài kia có lắm thiết bị như vậy lắm, vẫn đạt chuẩn TCVN CE CCC ....(rò dưới >30mA). Ko lẽ mỗi lần quý anh mua đồ điện, gắn vào nó nhảy là quý anh vứt luôn mua cái khác cầu trời nó ko nhảy, hoặc vặt ra thay con chống giật giá trị cao hơn à? :unsure: Quy tắc làm hệ thống điện là luôn tính tới trường hợp xấu nhất, chứ ko có cái chuyện mong chờ mấy thằng làm đồ điện nó tử tế đâu.

Do sóng hài từ mấy thiết bị đó chứ không phải dòng rò tự nhiên?
P.s TCVN CE CCC nào cho thiết bị rò tới 30mA nhỉ?
P.ss Con sinometer này có đáng tin không?
 
RCBO cơ bản làm gì có tiếp địa bác?

Thế thì nhà bác lắp thế nào chứ nhà em lắp 1 cái RCBO tổng cho cả nhà 30mA chẳng thấy nhảy bao giờ chứng tỏ là thiết bị ko bị rò như nhà bác.
nhà bạn chưa bị thôi, 1 tg sau tường nó ẩm hoặc mùa nồm nó nhảy suốt trc tôi đã phải tháo 1 lần r
mà các bác cho hỏi là tại sao dùng bếp từ người ta đều khuyến cáo đi qua RCBO vậy, nhà mình cũng đang lắp như thế
 
nhà bạn chưa bị thôi, 1 tg sau tường nó ẩm hoặc mùa nồm nó nhảy suốt trc tôi đã phải tháo 1 lần r
mà các bác cho hỏi là tại sao dùng bếp từ người ta đều khuyến cáo đi qua RCBO vậy, nhà mình cũng đang lắp như thế
Như em nói tùy nhà thợ đi dây có kín kẽ ko. Nhà em đã dùng qua mùa nồm ẩm rồi vẫn chưa bị nhảy lần nào. Tất nhiên theo thời gian hệ thống xuống cấp thì nó sẽ nhảy, lúc đó mình sẽ tìm chỗ rò mà sửa, đến lúc xuống cấp cũng nên tu bổ lại cho an toàn. RCBO tuy lắp thay MCB tổng nhưng đều có aptomat nhánh cho các phòng riêng nên cũng ko khó để khoanh vùng chỗ rò.
Bếp từ, bếp hồng ngoại, bình nóng lạnh các thứ rẽ dò gây giật nên để an toàn nên lắp qua RCBO. Riêng bình nóng lạnh hiện nay hầu hết đều trang bị sẵn ap chống giật theo bình rồi. Bếp từ thì hình như ít thấy có sẵn.
 
Muốn mua 1 cái cho nhà. Anh em cho xin link với loại nào tốt. Thanks
Rẻ có dòng Chint mới NB6LE. Loại 1P+N dòng rò tối đa 10ma. Loại 2P là 30ma.
Mấy con doko trên shopee rất rẻ rách, đừng mua.

T vừa làm mấy con NB6LE đây. Hôm nào hàng về test cho ae thực tế nó chống giật ở dòng bao nhiêu.
 
nhà bạn chưa bị thôi, 1 tg sau tường nó ẩm hoặc mùa nồm nó nhảy suốt trc tôi đã phải tháo 1 lần r
mà các bác cho hỏi là tại sao dùng bếp từ người ta đều khuyến cáo đi qua RCBO vậy, nhà mình cũng đang lắp như thế
Do đấu nối ở ổ điện là chính thôi. Thợ đấy nối kém thì hay lòi ra một vài sợi đồng hoặc hở đồng chạm vào phần tường hở trong hộp.
Đấu chuẩn, bấm cos đồng, bọc gel nhiệt, quấn thêm lớp pvc thì bao rò nhé.
Chứ nhà tôi dây trần tường ẩm xì mà có rò tí nào đâu, lắp chống giật ngon lành ko nhảy.
 
Rẻ có dòng Chint mới NB6LE. Loại 1P+N dòng rò tối đa 10ma. Loại 2P là 30ma.
Mấy con doko trên shopee rất rẻ rách, đừng mua.

T vừa làm mấy con NB6LE đây. Hôm nào hàng về test cho ae thực tế nó chống giật ở dòng bao nhiêu.
con này class C à sếp
 
1709997309723.png

mô hình điện nhà em như này thì lắp 1 con hay 3 con được các anh. với lại lắp loại bao nhiêu A cho phù hợp
 
View attachment 2374789
mô hình điện nhà em như này thì lắp 1 con hay 3 con được các anh. với lại lắp loại bao nhiêu A cho phù hợp
chỗ cầu dao nhét cái 63A vào
3 nhánh kia có điều kiện thì mỗi nhánh 1 cái tuỳ tải. như nhà chính thì 25A, bếp đun nhiều 32A, bơm nước nhà bthg chắc 2kw là thừa, làm con 16A thôi
 
chỗ cầu dao nhét cái 63A vào
3 nhánh kia có điều kiện thì mỗi nhánh 1 cái tuỳ tải. như nhà chính thì 25A, bếp đun nhiều 32A, bơm nước nhà bthg chắc 2kw là thừa, làm con 16A thôi
à mà em quên. cái ổn áp nhà em có 5Kw. nên nếu qua ổn áp hết thì chạy tầm 5K là ổn áp nhảy rồi. làm cái chống rò, chống giật thôi. vì có 1 lần nó rò điện mà không biết cháy khét hết dây mà ổn áp không nhảy
 
à mà em quên. cái ổn áp nhà em có 5Kw. nên nếu qua ổn áp hết thì chạy tầm 5K là ổn áp nhảy rồi. làm cái chống rò, chống giật thôi. vì có 1 lần nó rò điện mà không biết cháy khét hết dây mà ổn áp không nhảy
này là chập chứ đâu phải rò. Dòng rò nó đo độ lệch dòng giữa 2 dây. Lệch nhau nghĩa là có bị rò điện đâu đó (kiểu như bị hở điện và người chạm vào khiến 1 phần dòng chạy qua người xuống đất). Ô nào xui chạm cả 2 dây thì có chống giật vẫn toi
 
Last edited:
Back
Top