'Cha đẻ' bộ sách Hạt giống tâm hồn nộp đơn xin phá sản

GenerationZ

Senior Member

Công ty này có khối nợ khoảng 970 triệu USD và không có khả năng trả lương cho khoảng 1.000 nhân viên toàn thời gian và bán thời gian.


Bộ sách "Chicken Soup for the Soul" phổ biến với tên tiếng Việt "Hạt giống tâm hồn". Ảnh: Ebay.
hat_giong_tam_hon.jpg

Bộ sách "Chicken Soup for the Soul" phổ biến với tên tiếng Việt "Hạt giống tâm hồn". Ảnh: Ebay.


Theo Bloomberg, Công ty truyền thông Chicken Soup for the Soul Entertainment đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án ở Delaware (Mỹ). Công ty này có khối nợ khoảng 970 triệu USD trong khi giá trị tài sản chỉ là 414 triệu USD, tính đến hết tháng 3.
Việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản nói trên cho phép công ty tiếp tục hoạt động trong khi lên kế hoạch trả nợ. Các chủ nợ của họ gồm nhiều cái tên nổi tiếng, như Universal Studios Home Entertainment, Sony Pictures Home Entertainment, Warner Bros. Home Entertainment hay Paramount Pictures.
Chicken Soup for the Soul Entertainment gặp khó khăn tài chính sau khi mua lại công ty cho thuê đĩa DVD Redbox năm 2022. Sau thương vụ này, công ty phải gánh khối nợ 360 triệu USD. Chủ tịch William J. Rouhana Jr. cho biết vấn đề này lẽ ra đã có thể xử lý nếu họ tận dụng được làn sóng phim ra mắt sau đại dịch.
Hiện tại, chưa rõ liệu việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản của Chicken Soup for the Soul Entertainment có ảnh hưởng đến hoạt động của Redbox hay không.
Đơn vị này còn bị hạn chế bởi các cuộc đình công kép vào năm 2023 của người lao động. Điều này làm trầm trọng thêm tình trạng khó khăn của công ty khi hoạt động cho thuê đĩa vật lý đang liên tục sụt giảm. Một số nhà cung cấp và nhà làm phim cũng không được Chicken Soup for the Soul Entertainment trả lương và đã đệ đơn kiện.
Tình hình tài chính của công ty này ảm đạm đến nỗi không thể trả lương cho nhân viên. Công ty hiện có khoảng 1.000 nhân viên toàn thời gian và bán thời gian.
Chicken Soup for the Soul Entertainment dự định bán bớt mảng kinh doanh và tái cấu trúc phần còn lại. Đơn vị này hiện vẫn điều hành khoảng 24.000 kiosk cho thuê đĩa DVD thuộc Redbox trên toàn nước Mỹ. Họ cũng sở hữu Crackle - dịch vụ video streaming dựa hoàn toàn vào doanh thu quảng cáo để vận hành.
 
Vẫn nhớ hồi cấp 2 lên thư viện mượn mấy quả sách Hạt giống tâm hồn về đọc, nhà nghèo chetme nên toàn phải thuê chứ ko mua full bộ được
iPlS5ux.png
. Sau chán chuyển qua truyện chữ Percy Jackson đọc được mấy bộ đầu
 
Last edited:
Cái thời những năm 2000, khi đó đọc Báo hoa học trò, thi thoảng có quyển Mực Tím (trong SG thì phải), thì đọc series chicken soup này cũng thấy hay, dễ đọc. Học ngoại ngữ luôn, phù hợp với tuổi học trò mộng mơ.
Hình như có cả câu chuyện: Phép màu 1 đô la thì phải.
 
Thật ra nó cũng hay, nhưng đừng lậm quá thôi.
Hồi nhỏ tôi đọc cũng vài cuốn; sau này nó hình thành thói vị tha nhường nhịn, yêu chúng sinh đồng bào.
Nhưng đọc nhiều quá, mà lậm thêm các giá trị Tốt-ở-Ấn-Độ-nhưng-về-VN-bị-biến-tướng (VOZ không cho nhắc đến) thì thôi hư cả não.
 
Cái thời những năm 2000, khi đó đọc Báo hoa học trò, thi thoảng có quyển Mực Tím (trong SG thì phải), thì đọc series chicken soup này cũng thấy hay, dễ đọc. Học ngoại ngữ luôn, phù hợp với tuổi học trò mộng mơ.
Hình như có cả câu chuyện: Phép màu 1 đô la thì phải.
Về 1 đô thì tôi lại nhớ một truyện ngắn trên báo Mực Tím.
Nội dung là kể về một phi vụ lừa tiền thông qua nhật báo. Một mẩu tin ngắn gọn là "Nhận 1 đô la" đăng trên báo nhiều ngày đã làm nhiều người tò mò tìm đến và gởi tiền, đổi lại một tờ biên nhận nhỏ. Không có người giải thích, không có thoả thuận ràng buộc gì về trách nhiệm của người nhận tiền; chỉ có một văn phòng nhỏ và một thu ngân nhận tiền. Sau khi có hàng ngàn người, có cả rủ nhau, đến gởi tiền; thì bùm 1 cái "văn phòng 1 đô la" biến mất. Cái hay ở đây là không có hứa hẹn gì và giá trị cũng quá nhỏ để kiện cáo. Và cuối câu truyện là mẩu tin đó lại xuất hiện ở nhật báo một bang khác.
 
Hồi xưa lúc vô ĐH mua mấy cuốn sách dạng Hạt giống tâm hồn gồm mấy cuốn mỏng mỏng, hình như là tách ra từ bản gốc mà xuất bản lậu. Có nhiều chuyện đọc hay ghê.
Có thể sau này dòng đời nó thô ráp quá nên thấy nó sến sượng chứ lúc tuổi 18-20 đọc xong thấy tâm hồn mình cũng nhẹ nhàng, con người cũng ko có toxic.
 
Công nhận hồi xưa hồi c3 đọc thấy tâm hồn mình nó nhẹ nhàng vị tha thật,lâu dần cảm giác bản thân hơi nhu nhược đi.
Ảnh hưởng đến tính cách sau này
Đọc trọn bộ mới thấy mấy quyển này độc hại vãi cứt; lúc đầu thì đọc thấy hay, nhân văn, xúc động... Sau này mấy bộ sau viết láo, bôi chữ kiếm tiền; nhiều câu truyện lặp lại nhưng khác tên nhân vật với hoàn cảnh. Sau đó tự hiểu đa số câu truyện trong này toàn viết láo, thà kêu nói láo lúc đầu cho độc giả đỡ phải bỡ ngỡ; làm mình mất niềm tin vào những giá trị mà câu truyện đó mang lại. Cảm giác bị phản bội vkl.
 
Đọc trọn bộ mới thấy mấy quyển này độc hại vãi cứt; lúc đầu thì đọc thấy hay, nhân văn, xúc động... Sau này mấy bộ sau viết láo, bôi chữ kiếm tiền; nhiều câu truyện lặp lại nhưng khác tên nhân vật với hoàn cảnh. Sau đó tự hiểu đa số câu truyện trong này toàn viết láo, thà kêu nói láo lúc đầu cho độc giả đỡ phải bỡ ngỡ; làm mình mất niềm tin vào những giá trị mà câu truyện đó mang lại. Cảm giác bị phản bội vkl.
Đọc trọn bộ mới thấy mấy quyển này độc hại vãi cứt; lúc đầu thì đọc thấy hay, nhân văn, xúc động... Sau này mấy bộ sau viết láo, bôi chữ kiếm tiền; nhiều câu truyện lặp lại nhưng khác tên nhân vật với hoàn cảnh. Sau đó tự hiểu đa số câu truyện trong này toàn viết láo, thà kêu nói láo lúc đầu cho độc giả đỡ phải bỡ ngỡ; làm mình mất niềm tin vào những giá trị mà câu truyện đó mang lại. Cảm giác bị phản bội vkl.
Đúng là phải dùng từ nhân văn và cảm động là những cảm xúc mà nó mang lại,hồi ấy đọc cx tưởng đó là thật,thêm mấy mẩu chuyện trong hoa học trò vs mực tím nữa.
Nhưng mà dù sao cũng là một ký ức,kỷ niệm đẹp...
 
Hồi tôi còn nhỏ thì sữa Cô gái Hà Lan có chương trình mua 1 lốc sữa tươi 4 hộp tặng 1 quyển mỏng dính có 1 câu chuyện Hạt giống tâm hồn. Những cuốn này được đón nhận rất nhiệt tình nên sau đó nhiều đơn vị đua nhau dịch rồi in thành những cuốn dày với nhiều câu chuyện khác nhau. Nội dung là dạy con người cách yêu thương, sự vị tha, chứ không phải kiểu buff tinh thần, self help.


Tôi nhớ trong mấy cuốn của CGHL có 1 câu chuyện đại loại như sau: Một cậu bé rất hay nổi nóng và lớn tiếng với mọi người xung quanh. Một ngày bố cậu gọi đến, đưa cho túi đinh và bảo cậu mỗi lần nóng giận hãy đóng 1 chiếc đinh vào vách gỗ của trang trại. Ngày đầu tiên cậu bé đóng hơn 20 chiếc đinh. Những ngày sau đó, cậu dần cố gắng kiềm chế cơn giận vì nhận ra thà kiềm chế còn hơn phải đi đóng đinh. Một ngày cậu khoe với bố là cả ngày không đóng chiếc đinh nào. Bố cậu nói nếu hôm nào con không nổi giận thì con được gỡ một chiếc đinh ra. Mất rất lâu sau đó cậu mới gỡ hết đinh ra khỏi vách gỗ. Khi hoàn thành, bố cậu bé chỉ vào vách gỗ và nói: con thấy không, cơn giận của con rồi sẽ qua đi, nhưng những gì nó gây ra thì sẽ luôn ở lại. Vậy nên hãy cẩn thận với những gì con nói, những điều con làm khi giận dữ vì nó có thể gây ra những vết thương không bao giờ lành.

Câu chuyện này người lớn đọc vào chắc sẽ thấy bình thường, có khi còn thấy ngây ngô và đúng kiểu lừa trẻ con. Nhưng thời đó mọi thứ đều khó khăn (cả tỉnh tôi chỉ có 1 nhà sách bé tí và rất ít sách) nên tôi nghĩ bấy nhiêu là đủ để giáo dục nhân cách cho trẻ con. Tôi khi đó chưa đến 10 tuổi nên những câu chuyện đó cũng ảnh hưởng rất sâu sắc đến tính cách và ứng xử, bản thân không bao giờ tham gia vào những trò bắt nạt và luôn ứng xử lễ phép với người lớn.

Thời bây giờ có điều kiện nên con nít được tiếp cận nhiều thứ. Nhưng nhìn mớ nội dung trên youtube thì nói thật gia đình mà không quản lý thì không biết các cháu sẽ trở thành những người như thế nào.

Cơ bản tôi thấy nội dung mấy cuốn này không có vấn đề gì (khác xa thể loại self help), chỉ là hiện thực tàn khốc với chúng ta quá thôi :big_smile:
 
Last edited:
Về 1 đô thì tôi lại nhớ một truyện ngắn trên báo Mực Tím.
Nội dung là kể về một phi vụ lừa tiền thông qua nhật báo. Một mẩu tin ngắn gọn là "Nhận 1 đô la" đăng trên báo nhiều ngày đã làm nhiều người tò mò tìm đến và gởi tiền, đổi lại một tờ biên nhận nhỏ. Không có người giải thích, không có thoả thuận ràng buộc gì về trách nhiệm của người nhận tiền; chỉ có một văn phòng nhỏ và một thu ngân nhận tiền. Sau khi có hàng ngàn người, có cả rủ nhau, đến gởi tiền; thì bùm 1 cái "văn phòng 1 đô la" biến mất. Cái hay ở đây là không có hứa hẹn gì và giá trị cũng quá nhỏ để kiện cáo. Và cuối câu truyện là mẩu tin đó lại xuất hiện ở nhật báo một bang khác.
Theo như bác kể thì kết tôi thấy k hợp lý. Nếu lừa đảo mà vẫn còn đăng bài lừa tiếp thì người ta chẳng kéo đến lần nữa làm cho rõ ràng. Vì rõ ràng người ta đến 1 lần đc thì sẵn sàng đến những lần khác

via theNEXTvoz for iPhone
 
Thế thì đọc đi rồi nói. Ko phải self help đâu. :confuse:
Nói chung nói ẩm ương thì chắc phải 40-50% thế hệ 8x,9x đặc biệt là độc giả báo Hoa Học Trò, từng đọc ít nhất 1 mẩu truyện trong sách này.
Nó là sách self-help đó. Trên mọi tủ sách online đều xếp bộ này vào hàng self-help và bản thân công ty truyền thông này cũng khẳng định như vậy (nguồn, nguồn).

Sách self-help cũng chỉ là một loại sách, vấn đề nằm ở thái độ người đọc nó như thế nào thôi :doubt:
 
Bộ hạt giống tâm hồn thì ít đọc, nhưng quyển tâm hồn cao thượng của tác giả người Ý thì tôi thấy hay, hồi bé đọc suốt, nhân vật chính là gia đình cậu bé Enricco, cá nhân tôi thấy quyển sách này hay cho trẻ em đọc. 1 quyển nữa là kim chỉ nam của học sinh cũng hay cho trẻ em. Đang cố rèn cho 2 thằng con đọc 2 quyển này
 
Hồi tôi còn nhỏ thì sữa Cô gái Hà Lan có chương trình mua 1 lốc sữa tươi 4 hộp tặng 1 quyển mỏng dính có 1 câu chuyện Hạt giống tâm hồn. Những cuốn này được đón nhận rất nhiệt tình nên sau đó nhiều đơn vị đua nhau dịch rồi in thành những cuốn dày với nhiều câu chuyện khác nhau. Nội dung là dạy con người cách yêu thương, sự vị tha, chứ không phải kiểu buff tinh thần, self help.


Tôi nhớ trong mấy cuốn của CGHL có 1 câu chuyện đại loại như sau: Một cậu bé rất hay nổi nóng và lớn tiếng với mọi người xung quanh. Một ngày bố cậu gọi đến, đưa cho túi đinh và bảo cậu mỗi lần nóng giận hãy đóng 1 chiếc đinh vào vách gỗ của trang trại. Ngày đầu tiên cậu bé đóng hơn 20 chiếc đinh. Những ngày sau đó, cậu dần cố gắng kiềm chế cơn giận vì nhận ra thà kiềm chế còn hơn phải đi đóng đinh. Một ngày cậu khoe với bố là cả ngày không đóng chiếc đinh nào. Bố cậu nói nếu hôm nào con không nổi giận thì con được gỡ một chiếc đinh ra. Mất rất lâu sau đó cậu mới gỡ hết đinh ra khỏi vách gỗ. Khi hoàn thành, bố cậu bé chỉ vào vách gỗ và nói: con thấy không, cơn giận của con rồi sẽ qua đi, nhưng những gì nó gây ra thì sẽ luôn ở lại. Vậy nên hãy cẩn thận với những gì con nói, những điều con làm khi giận dữ vì nó có thể gây ra những vết thương không bao giờ lành.

Câu chuyện này người lớn đọc vào chắc sẽ thấy bình thường, có khi còn thấy ngây ngô và đúng kiểu lừa trẻ con. Nhưng thời đó mọi thứ đều khó khăn (cả tỉnh tôi chỉ có 1 nhà sách bé tí và rất ít sách) nên tôi nghĩ bấy nhiêu là đủ để giáo dục nhân cách cho trẻ con. Tôi khi đó chưa đến 10 tuổi nên những câu chuyện đó cũng ảnh hưởng rất sâu sắc đến tính cách và ứng xử, bản thân không bao giờ tham gia vào những trò bắt nạt và luôn ứng xử lễ phép với người lớn.

Thời bây giờ có điều kiện nên con nít được tiếp cận nhiều thứ. Nhưng nhìn mớ nội dung trên youtube thì nói thật gia đình mà không quản lý thì không biết các cháu sẽ trở thành những người như thế nào.

Cơ bản tôi thấy nội dung mấy cuốn này không có vấn đề gì (khác xa thể loại self help), chỉ là hiện thực tàn khốc với chúng ta quá thôi :big_smile:
Câu chuyện này tôi đã đọc, U20 thấy rất thú vị, ở tuổi U30 tôi thấy nó sến, đến U40 tôi lại thấy nó rất hay anh ạ 😌
 
Back
Top