Chất lượng bữa ăn bán trú học trò, bao giờ mới thôi những chuyện bê bối?

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Thay vì mỗi em được 1 gói mì tôm và 1 quả trứng, 11 học sinh phải tranh nhau hai gói mì tôm pha loãng. Đóng tiền ăn bán trú 40.000/suất nhưng chất lượng chưa tới 15.000 đồng...

1702957120303.png

Đoàn kiểm tra của Sở GD-ĐT Lào Cai và UBND huyện Bắc Hà làm việc tại Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Hoàng Thu Phố 1 ngày 17-12 - Ảnh: CTV

Hình ảnh 11 học sinh ở Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Hoàng Thu Phố 1 (Lào Cai) tranh nhau hai gói mì tôm pha loãng ở khu bán trú của trường khiến nhiều người bức xúc. Trong khi thực đơn được công khai thì mỗi em trong số 174 học sinh được ăn sáng với một gói mì tôm và một quả trứng.

Hỗ trợ học sinh vùng đặc biệt khó khăn

Theo quy định hiện hành, học sinh tiểu học, THCS đang học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú các xã, thôn đặc biệt khó khăn ở miền núi, hoặc bản thân, cha mẹ, người giám hộ có hộ khẩu thường trú ở vùng III đặc biệt khó khăn thì được hưởng 40% mức lương cơ sở trong không quá 9 tháng/năm; được hỗ trợ 15kg gạo/tháng không quá 9 tháng/năm.

Nghị định trên cũng quy định trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức nấu ăn cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn bằng 135% mức lương cơ sở/tháng với 30 học sinh. Số dư 15 học sinh trở lên được tính một lần định mức nhưng mỗi trường hưởng không quá năm lần định mức/tháng và không quá 9 tháng/năm.

Tháng 7-2023, trong dự thảo quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách, tiếp tục quy định hỗ trợ tiền ăn bữa chính, bữa phụ như sau: mỗi trẻ em nhà trẻ được hỗ trợ mỗi tháng 360.000 đồng không quá 9 tháng/năm học.

Hỗ trợ tiền ăn học sinh bán trú và học viên bán trú cấp tiểu học, THCS mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng 900.000 đồng không quá 9 tháng/năm học. Mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo không quá 9 tháng/năm học và một số khoản hỗ trợ khác.

Muôn hình vạn trạng chuyện cắt xén bữa ăn bán trú


Câu chuyện khẩu phần ăn không đủ dinh dưỡng không chỉ xuất hiện ở các trường vùng khó mà ở ngay các khu đô thị lớn. Ở khu vực này, kinh phí tổ chức bán trú nằm trong khung quy định của UBND các tỉnh, thành phố. Còn bữa ăn bán trú là do thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh. Các trường nắm nhu cầu của cha mẹ học sinh và có phương án tổ chức (tự nấu hay mời đơn vị bên ngoài).

Ngay trong năm học này, tại một trường THCS ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) cũng có tình trạng bữa ăn thiếu dinh dưỡng. Hình ảnh những suất ăn 35.000 - 40.000 đồng/suất do phụ huynh đóng tiền nhưng chất lượng không được 15.000 đồng/suất được lan tràn trên mạng xã hội. Ngay lập tức nhiều học sinh, phụ huynh nơi khác cũng đưa lên những hình ảnh bữa ăn thiếu chất. Thậm chí có suất ăn ở trường chất lượng cao được phụ huynh chi trả 50.000 - 70.000 đồng/suất nhưng trẻ vẫn đói.

Điều này cho thấy việc "ăn bớt" khẩu phần bán trú của học sinh xảy ra muôn hình vạn trạng. Và điều đáng nói là trẻ em, học sinh phải gánh chịu hành vi của người lớn. Ở một vấn đề khác, tình trạng các suất ăn bị mốc, ôi thiu, suất ăn có bọ, ruồi chết và tình trạng học sinh bị ngộ độc, thậm chí ngộ độc hàng loạt cũng xảy ra. Hiện trạng này cũng xuất phát từ quy trình lỏng lẻo trong việc kiểm soát nguồn thực phẩm, suất ăn, bảo quản và cung ứng cho học sinh.

Sở dĩ tình trạng bất ổn của bữa ăn bán trú ngày càng nhiều là do mức chế tài không nghiêm, việc xử lý truy tìm nguyên nhân để khắc phục không rốt ráo tới nơi tới chốn. Nhiều sự vụ bị giơ cao đánh khẽ theo hướng "rút kinh nghiệm". Hiếm khi một hiệu trưởng bị tạm đình chỉ công tác vì bữa ăn bán trú như trường hợp ở Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Hoàng Thu Phố 1.

.................
 
Giờ tôi có ý này, làm 1 cái web để check in bữa ăn hàng ngày cho các con, mỗi bữa có 1 cái mã riêng. Cán bộ phụ trách đến bữa thì chụp hình bữa ăn, kèm với 1 mảnh giấy ghi mã rồi up lên web. Ông nào không làm thì nhận kiểm điểm, xử phạt.
Như thế có thể khắc phục được hiện trạng ăn chặn này không?
Ko khả thi, nó nấu đúng 1 món ngon để chụp hình còn lại nấu như shjt thì sao.
Hơn nữa lại tốn tiền làm cái system check in :v
 
Giờ tôi có ý này, làm 1 cái web để check in bữa ăn hàng ngày cho các con, mỗi bữa có 1 cái mã riêng. Cán bộ phụ trách đến bữa thì chụp hình bữa ăn, kèm với 1 mảnh giấy ghi mã rồi up lên web. Ông nào không làm thì nhận kiểm điểm, xử phạt.
Như thế có thể khắc phục được hiện trạng ăn chặn này không?
Thế gắn thẳng mấy cái cam ở nhà bếp với phòng ăn đấy
À trường tư họ cho phụ huynh link để xem cam trong lớp của các bé đấy
Nhưng như vậy thì các anh sao đớp dc
 
Bao nhiều mảng, bao nhiêu vụ rồi, ai bảo do ... thì cũng chẳng cãi được. Chính sách ở trên thì tốt nhưng triển khai xuống địa bàn thì ăn cả dây, ăn dày nên số còn lại làm cho mục đích chẳng còn bao nhiêu.
 
Giờ tôi có ý này, làm 1 cái web để check in bữa ăn hàng ngày cho các con, mỗi bữa có 1 cái mã riêng. Cán bộ phụ trách đến bữa thì chụp hình bữa ăn, kèm với 1 mảnh giấy ghi mã rồi up lên web. Ông nào không làm thì nhận kiểm điểm, xử phạt.
Như thế có thể khắc phục được hiện trạng ăn chặn này không?
Tất nhiên là ko, hình ảnh ai kiểm soát được, thà lắp camera ngay chỗ các cháu ăn thì họa may
 
Back
Top