Chỉ 1,3% số người bị lừa đảo ở Việt Nam lấy lại được số tiền đã mất

Resius

Senior Member
Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (GASA) và Gogolook, tại Việt Nam, hơn 25% dân số đã gặp phải các vụ lừa đảo trên mạng xã hội. Các nền tảng đang bị đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo bao gồm email, mạng xã hội, SMS, ứng dụng nhắn tin tức thời, diễn đàn... Trong đó, chỉ 1,3% số người bị lừa đảo lấy lại được số tiền đã mất.

7-Lua-Dao-01.jpg

Theo khảo sát, 21,6% người Việt Nam bị lừa đảo do bị hấp dẫn bởi các ưu đãi. Ảnh: GASA
Rò rỉ dữ liệu diện rộng
Trong báo cáo tình trạng lừa đảo tại khu vực châu Á năm 2023, GASA và Gogolook đã thu thập dữ liệu trực tiếp từ gần 20.000 người từ 11 khu vực châu Á, bao gồm Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia.

Theo nội dung báo cáo, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, các chính phủ và doanh nghiệp trên toàn thế giới đã phải hứng chịu nhiều vụ rò rỉ dữ liệu trên diện rộng trong nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể hoạt động lừa đảo, đặc biệt là ở các khu vực Đông Nam Á, nơi vốn ít bị ảnh hưởng.

Theo thống kê từ Whoscall (một phần mềm nhận dạng số), số cuộc gọi và tin nhắn lừa đảo trung bình nhận được trên mỗi người ở châu Á đã tăng từ 8,9 lần vào năm 2020 lên 15 lần vào năm 2022, phản ánh tốc độ tăng trưởng gộp hằng năm là 29,8%.

Theo kết quả khảo sát, cuộc gọi điện thoại và SMS là kênh lừa đảo bị lợi dụng thường xuyên nhất trên khắp châu Á, chiếm hai vị trí hàng đầu ở 8/11 khu vực.

Trong số các khu vực này, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông (Trung Quốc) và Việt Nam có hơn 75% dân số nhận được cuộc gọi lừa đảo, trong khi Philippines, Hàn Quốc và Indonesia có hơn 75% số người nhận được tin nhắn SMS lừa đảo. Tại Đài Loan (Trung Quốc), Philippines, Singapore, Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia, hơn 25% dân số đã gặp phải các vụ lừa đảo trên mạng xã hội. Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines có 25% số người nhận được email lừa đảo.

Trong số 11 khu vực châu Á được nghiên cứu, tỉ lệ sẵn sàng báo cáo hoạt động lừa đảo trung bình cao nhất là ở Trung Quốc (55%), tiếp theo là Singapore (51,5%) và Đài Loan (Trung Quốc) (50%), Hàn Quốc (31,6%), Philippines (24,6%), Việt Nam (26%)... Tỉ lệ phục hồi tài chính sau lừa đảo, Singapore đứng đầu với 9,4% số người được hỏi đã phục hồi thành công tài sản bị mất. Trong khi đó, tỉ lệ này ở Việt Nam là 1,3%.
............
 
Vụ dùng máy đo nồng độ cồn giả có tính là lừa đảo ko mấy fen? Vụ đó ko bik có dc đền bù tiền phạt và chi phí cơ hội ko nữa
 
Back
Top