Chi hàng nghìn USD tìm việc trên mạng, thanh niên Trung Quốc 'lọt hố' lừa đảo

GloryJack

Senior Member

Khi tỷ lệ thanh niên không có việc làm gia tăng, nhiều người trẻ khao khát tìm việc ở Trung Quốc đang trở thành những 'con mồi béo bở' cho các vụ lừa đảo trực tuyến vì tin vào lời hứa hẹn có công việc nếu chịu chi những khoản phí 'khổng lồ'.​


 Chật vật tìm việc làm, thanh niên Trung Quốc mắc bẫy lừa đảo trên mạng.

Chật vật tìm việc làm, thanh niên Trung Quốc mắc bẫy lừa đảo trên mạng.

Những "con mồi" hoàn hảo

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc trong độ tuổi từ 16-24 tuổi, không bao gồm sinh viên, là 14,9% vào tháng 12/2023.

Dữ liệu được công bố sau khi Cục Thống kê Trung Quốc đình chỉ công bố dữ liệu này trong 5 tháng. Vào tháng 6/2023, dữ liệu gần đây nhất trước khi tạm dừng, con số này là 21,3%.

Số người đăng ký thi tuyển vào ngành công vụ năm 2024, được coi là một trong những nơi sử dụng lao động ổn định nhất Trung Quốc, đạt mức kỷ lục 2,83 triệu, nhiều hơn 330.000 so với năm trước.

Rõ ràng, thực tế khốc liệt rằng người trẻ ngày càng khó tìm được một công việc phù hợp và ổn định đã khiến những bài đăng tuyển dụng trên mạng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Kết quả là không thiếu người trẻ chịu chi những khoản phí dịch vụ không nhỏ để có một công việc với tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, đây cũng là tư duy khiến nhiều người trẻ Trung Quốc "sập bẫy" lừa đảo trên mạng.

Những cơ hội "báu bở" bất ngờ...

Theo báo cáo của hãng truyền thông Trung Quốc Sina Tech vào tháng 2/2024, trên các trang tuyển dụng và nền tảng truyền thông xã hội nước này giờ đang đầy rẫy những kế hoạch lừa đảo và bất hợp pháp.

Theo đó, những kẻ lừa đảo cải trang thành các công ty tư vấn việc làm và đăng thông tin chi tiết về các cơ hội việc làm được trả lương cao, đôi khi là ở các doanh nghiệp nhà nước. Những người quan tâm tới những công việc này và muốn ứng tuyển sẽ phải trả một khoản phí "dịch vụ". Mức phí khác nhau tùy thuộc vào công việc được quảng cáo và loại hình công ty.

Ví dụ, một vị trí ở một công ty tư nhân lớn có thể khiến người tìm việc phải trả 10.000 NDT (1.400 USD - hơn 34 triệu VNĐ), trong khi mức phí cho một vị trí ở một công ty nhà nước có thể lên tới 200.000 NDT (28.100 USD - gần 700 triệu VNĐ).

Nếu một bài đăng tuyển dụng vị trí tại một công ty nhà nước có kèm theo biên chí (trong tiếng Trung là "bian zhi" - biên chí hoặc biên chế, tức là một công việc ổn định, có trợ cấp về nhà ở, lương hưu tốt), mức phí có thể lên tới hơn 450.000 NDT (63.300 USD - hơn 1,5 tỷ VNĐ).

Những vị trí việc làm đầy hấp dẫn như vậy đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người trẻ Trung Quốc. Dưới mỗi bài đăng trên mạng về những công việc có biên chế, người ta dễ dàng thấy hàng loạt tài khoản vào hỏi thăm và ứng tuyển.

Còn ứng tuyển thế nào, trúng tuyển ra sao, lại là một quy trình "kín" khác.

Hóa ra là "bẫy rập"

Theo SCMP, trong một thông báo tuyển dụng cho một công ty ở Cát Lâm (Trung Quốc), với mức lương hàng tháng từ 5.000-8.000 NDT (hơn 1.000 USD), cao hơn so với mức lương trung bình của thủ đô Bắc Kinh.

Theo quảng cáo, người tuyển dụng này hứa hỗ trợ người ứng tuyển vượt qua vòng thi viết đầu tiên và tiến vào vòng phỏng vấn thứ 2 - được cho là một vòng thi "dễ dàng vượt qua".

Tuy nhiên, sau khi đã mất phí ứng tuyển, nhiều ứng viên mới "ngã ngửa" vì bị lừa. Bởi lẽ, sau khi vượt qua vòng sơ tuyển, ứng viên bị buộc phải trả toàn bộ phí dịch vụ trong vòng 48h trước khi tiến vào vòng phỏng vấn, chỉ đổi lại câu trả lời từ người đăng tin rằng “không đưa ra bất kỳ lời hứa nào về kết quả của các cuộc phỏng vấn”.

Điều này nghĩa là ứng viên có thể vừa mất tiền, mà không thể chắc chắn sẽ kiếm được việc. Hoặc đơn giản, ngay từ đầu đã không hề có công việc nào ở đây, mà chỉ là chiêu trò của những kẻ lừa đảo trên mạng, nhằm chiếm đoạt lòng tin và tiền bạc của những người "nhẹ dạ cả tin".

 
Back
Top