Cho xã mượn đất, 40 năm khổ sở đi đòi

NíchThật*

Senior Member
Cho chính quyền xã mượn đất để làm trụ sở với lời hứa sẽ trả lại đất sau khi các cơ quan này được di dời. Vậy mà sau hơn 40 năm, chính quyền địa phương chối bỏ lời hứa này.
Theo ông Trình, sau năm 1975, gia đình ông về phần đất của cha ông ở ấp Bảy Chợ (xã Đông Thái, huyện An Biên) cất nhà để ở. Do việc trồng lúa kém hiệu quả nên các anh chị của ông bỏ đi nơi khác tìm kế sinh nhai, phần đất được giao lại cho hai mẹ con ông quản lý.

Ngày 19-2-1983, ông Huỳnh Thanh Long (khi đó là bí thư Đảng ủy xã Đông Thái) và ông Trần Cầm (khi đó là trưởng Công an xã Đông Thái) đến gặp gia đình ông và thông báo rằng huyện chuẩn bị tách làm hai, cho nên Huyện ủy chỉ đạo xã Đông Thái quy hoạch để chuẩn bị di dời các cơ quan của xã.

"Chính quyền xã Đông Thái ngỏ ý mượn đất của gia đình tôi để xây dựng trụ sở, sau này xã dời đi chỗ khác sẽ trả đất lại. Sau khi bàn bạc thì gia đình tôi đồng ý ngay", ông Trình nhớ lại.

Việc mượn đất này được thể hiện bằng giấy mượn đất do ông Trần Cầm được phân công viết và ký tên.

Giấy mượn đất được giao cho gia đình ông Trình lưu giữ cho đến tận bây giờ. Nội dung tờ giấy này thể hiện đầy đủ nguyên nhân của việc mượn đất, lời cam kết của chính quyền xã và sự thống nhất đồng ý của bốn mẹ con ông Trình.
Cho mượn đất xong, ông Trình và mẹ phải dọn đi sinh sống ở một phần đất khác của gia đình, nhưng rồi phần đất cuối cùng này cũng phải bán đi để chạy chữa bệnh tật cho mẹ ông những ngày cuối đời.

Gánh nặng cơm áo buộc ông Trình phải rời xa vợ con, trôi dạt làm thuê trên tàu cá ở miệt Hà Tiên. Nhưng cuộc sống lênh đênh trên biển vốn không êm ả, tai họa bất ngờ tìm đến, cuối năm 2004 hai bàn tay ông Trình bị cuốn vào chân vịt tàu biển làm đứt lìa tám ngón.

Mất khả năng lao động, ông Trình trở về lại quê nhà ở xã Nam Thái (huyện An Biên) và cất tạm căn nhà để ở trên phần đất của đứa con rể. Ông kể: "Trong một lần tôi về xã Đông Thái đi đám giỗ thì hay tin ủy ban xã đã dời đi chỗ khác nhưng không ai thông báo cho tôi biết.

Tôi đến xã hỏi thì họ bảo mất hồ sơ rồi đề nghị tôi làm văn bản gửi huyện, tôi làm đơn gửi UBND huyện An Biên xong thì phải đến khoảng một năm sau (giữa năm 2022) tôi mới được mời đến UBND xã Đông Thái để tiếp xúc, trao đổi".

Đến cuối năm 2022, UBND huyện An Biên có văn bản trả lời yêu cầu của ông Trình do ông Tô Thanh Đoàn - phó chủ tịch UBND huyện - ký.

Theo UBND huyện An Biên, phần diện tích đất ông Trình yêu cầu trả đã được thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước từ năm 1983 cho đến nay, là diện tích đất xây dựng trụ sở các cơ quan và khuôn viên UBND xã Đông Thái cũ (nay là cơ quan Đội cảnh sát PCCC và CNCH vùng U Minh Thượng).

Mặt khác, từ năm 1983 cho đến nay, ông Trình cũng không có quá trình sử dụng đối với diện tích đất này.

"Việc yêu cầu đòi lại đất cũ của ông Trương Văn Trình là không phù hợp với quy định tại khoản 2 điều 2 Luật Đất đai năm 1993; khoản 2 điều 10 Luật Đất đai năm 2003; khoản 5 điều 26 Luật Đất đai năm 2013. Do đó, nội dung yêu cầu của ông Trình không có cơ sở xem xét giải quyết" - trích văn bản trả lời của UBND huyện An Biên.

Không đồng tình với kết quả trả lời trên, ông Trình tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến UBND tỉnh Kiên Giang thì ngày 8-11-2023 nhận được... đơn hướng dẫn.

Cụ thể, UBND tỉnh Kiên Giang cho rằng khiếu nại của ông Trình thuộc thẩm quyền giải quyết của chủ tịch UBND huyện An Biên. Ông Trình tiếp tục gửi đơn theo hướng dẫn nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi nào.
 
Con kiến kiện củ khoai à
ghXpJrI.gif


via theNEXTvoz for iPhone
 
Kinh nghiệm đừng cho mượn nhà đất đến khi cắm rễ khó mà đòi được . Kiện cáo toàn vài chục năm chưa xong .
bà cô tôi quốc tịch mẽo về VN mua nhà xong nhờ thằng em rễ nó đứng tên dùm cái nó bán hơn trăm cây vàng lun =]], 2 vk ck nó dẻo mỏ thôi rồi lun, bán xong đề bài đá gà bay sạch sẽ
 
Last edited:
Nội tôi có miếng đất nn làm đường bị xẻ làm đôi tự nhiên lòi ra thằng gần đó xí luôn miếng bên kia đường dù có hẳn sổ cũ cấp hồi xưa. Vật nhau chục năm rồi vẫn là đất đang tranh chấp, chán đéo thèm chửi :haha:
 
Back
Top