Chủ thẻ tín dụng nợ 8,8 tỷ có bị ngân hàng thu tài sản khác để siết nợ

Bing AI

Senior Member

Theo luật sư, trong vụ việc chủ thẻ tín dụng nợ 8,5 triệu đồng, sau 11 năm thành 8,8 tỷ, nếu không có quyết định của tòa án, ngân hàng sẽ không được siết tài sản để thu hồi nợ.

Vụ việc một khách hàng tại Quảng Ninh nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng, sau 11 năm "quên trả" bị ngân hàng đòi nợ hơn 8,8 tỷ đồng đang gây xôn xao dư luận. Theo luật sư, trong thực tế các giao dịch phát sinh dư nợ quá hạn, không phải trường hợp nào cách tính lãi của ngân hàng cũng được tòa án công nhận.
Chia sẻ với Tri thức - Znews, tiến sĩ, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, cho biết trong trường của chủ thẻ tín dụng kể trên, cần phải lập tức xem lại mức lãi suất ngân hàng áp dụng đối với khoản nợ thẻ tín dụng và hợp đồng mở thẻ đã đúng với quy định của pháp luật hay chưa.

Xem lại lãi suất quá hạn của thẻ tín dụng​

Theo ông Thái, với hợp đồng tín dụng nếu lãi suất không đúng, vượt quá mức cho phép của cơ quan quản lý thì có thể xem xét đến yếu tố hình sự do hình thức cho vay quá lãi suất quy định, trở thành dạng cho vay nặng lãi.
Vị luật sư dẫn quy định tại Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 201 Bộ Luật Hình sự 2015 và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự định nghĩa cho vay lãi nặng là trường hợp bên cho vay tiền với mức lãi suất gấp 5 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015.
"Theo đó, lãi suất tối đa được quy định tại Khoản 1, Điều 468, Bộ Luật Dân sự 2015 là không vượt quá 20%/năm, tức 1,66%/tháng. Trong trường hợp cho vay với mức lãi suất gấp 5 lần mức này trở lên thì được coi là cho vay nặng lãi”, luật sư Nguyễn Hồng Thái trích dẫn.
Với số tiền gần 9 tỷ đồng trong vụ việc của khách hàng tại Quảng Ninh và Eximbank, theo vị luật sư, nếu chia ra thì mỗi năm phía khách hàng phải trả hơn 818 triệu đồng bao gồm cả gốc và lãi, vượt quá 20%/năm theo quy định, và có dấu hiệu cho vay nặng lãi.

Tiến sĩ, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. Ảnh: NVCC.
the tin dung anh 1

the tin dung anh 1
Tiến sĩ, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. Ảnh: NVCC.


Mặt khác, luật sư Thái cho biết hiện tại chưa có mức trần về việc áp dụng lãi suất trong hợp đồng tín dụng nhưng trong Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP có quy định lãi suất trong hợp đồng tín dụng phải phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn liên quan tại thời điểm xác lập hợp đồng và thời điểm tính lãi suất.
"Căn cứ vào những quy định trên, các bên khi vay mượn sẽ tự thỏa thuận lãi suất, nhưng tối đa không được quá 20%/năm, hay 1,66%/tháng. Nếu như bên cho vay lấy lãi suất cao quá 5 lần mức này, thì là hành vi cho vay lãi nặng", ông Thái nói.
Với trách nhiệm của người vay - trong trường hợp này là chủ thẻ tín dụng - nếu quá thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng mà không trả tiền thì phải chịu thêm khoản lãi phát sinh theo hợp đồng 2 bên đã ký. Trường hợp không thực hiện theo hợp đồng có thể bị truy cứu về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017).
Trong đó, mức xử lý cao nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm (nếu số tiền trong khoảng 4-50 triệu đồng).
"Tóm lại, chủ thẻ tín dụng cần xem lại hợp đồng và phần lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng, trường hợp có dấu hiệu của tội cho vay nặng lãi và phần lãi quá hạn trái quy định của pháp luật có thể bị hủy bỏ", luật sư Nguyễn Hồng Thái phân tích.

Không phải cách tính lãi nào của ngân hàng cũng được tòa án chấp nhận​

Về việc cách tính lãi của Eximbank có phù hợp trong trường hợp này, khi khoản dư nợ thẻ tín dụng ban đầu chỉ là 8,5 triệu đồng, nhưng sau 11 năm nợ gốc và lãi phát sinh đã lên tới hơn 8,8 tỷ, vị luật sư cho biết không phải trường hợp nào cách tính lãi của ngân hàng cũng được tòa án chấp nhận.
Chúng ta đều cho rằng các giao dịch liên quan tới tiền thì ngân hàng là đơn vị nắm rất rõ và xử lý chính xác, nhưng tôi cho đấy là khái niệm đã cũ
Luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp
“Chúng ta đều cho rằng các giao dịch liên quan tới tiền thì ngân hàng là đơn vị nắm rất rõ và xử lý chính xác, nhưng tôi cho đấy là khái niệm đã cũ. Tôi đã từng xử lý 2 vụ kiện của ngân hàng liên quan đến vấn đề lãi phát sinh từ nợ quá hạn và kết quả là tòa án đều đã hủy cách tính lãi của ngân hàng”, luật sư Thái nói và cho rằng đây là một kinh nghiệm thực tiễn.
Ngoài ra, trong trường hợp khách hàng không trả được nợ lãi phát sinh từ thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ phải khoanh vùng nợ.
Tức là trường hợp khách hàng không có tài sản đảm bảo để thực hiện được việc trả nợ thì ngân hàng buộc phải khoanh nợ “để đấy", và khoản nợ này trở thành nợ xấu, ngân hàng sẽ có thời hạn cho việc khoanh nợ và xóa nợ sau này.

Theo vị luật sư, trường hợp của chủ thẻ tín dụng kể trên và Eximbank vẫn đang thuộc giao dịch dân sự, chứ không phải giao dịch lừa đảo. Do đó, tùy theo hợp đồng tín dụng mà khách hàng này ký với ngân hàng, nhưng trường hợp muốn siết tài sản của khách hàng để thu hồi nợ, ngân hàng phải có quyết định của tòa án.
 
xài thẻ tín dụng tốt nhất nên xài bank nước ngoài. uy tín cao ngời ngời.
Cá nhân xài HSBC hơn 10 năm, bị fraud 3 lần, total khoảng 60 củ, cả 3 lần đều trả đủ và hủy thẻ cấp thẻ mới. cá biệt còn có giao dịch bị chặn do nghi ngờ fraud.
Còn thằng TPbank bị fraud 2 lần có 2 củ bạc nó kêu ra công an đi :oops:. rồi mấy vụ phốt bank nội địa tốt nhất nghỉ chơi.
 
Móe đã gọi là tín dụng không thế chấp thì chỉ có siết uy tín mà trừ nợ thôi, cho vào blacklist ,đòi siết tài sản nữa thì có mà ngang với ăn cướp :eek:
mình hỏi con bạn làm bank rồi. đây là dg dân sự bank ko siết và tòa cũng ko ra lện ( chưa từng) ra lệnh thi hồi ts khác để thu hồi công nợ. 100% luôn.
edit chính xác là cho vay tín chấp.
bạn tui ko phải con ô cháu cha đi lên từ bộ phận tín dụng cò con của bank . nó sure luôn
 
Last edited:
xài thẻ tín dụng tốt nhất nên xài bank nước ngoài. uy tín cao ngời ngời.
Cá nhân xài HSBC hơn 10 năm, bị fraud 3 lần, total khoảng 60 củ, cả 3 lần đều trả đủ và hủy thẻ cấp thẻ mới. cá biệt còn có giao dịch bị chặn do nghi ngờ fraud.
Còn thằng TPbank bị fraud 2 lần có 2 củ bạc nó kêu ra công an đi :oops:. rồi mấy vụ phốt bank nội địa tốt nhất nghỉ chơi.
bảo hộ thẻ tín dụng của bank vn ncc thật.bị vấn đề gì nó bắt ra công an hết.trong khi bên bank nước ngoài báo 1 phát là nó tự làm việc với bên charge thẻ để hoàn tiền ngay

via theNEXTvoz for iPhone
 
Ôi mẹ ông luật sư. "Khoản 1, Điều 468, Bộ Luật Dân sự 2015 là không vượt quá 20%/năm" sau đó còn dấu phẩy "NGOẠI TRỪ TRƯỜNG HỢP PHÁP LUẬT KHÁC CÓ QUY ĐỊNH KHÁC" nữa ông nội ơi. Luật khác là luật các TCTD đó, có có ghi TCTD được quyền cho vay lãi suất theo thỏa thuận, NH muốn cho vay theo thỏa thuận 1 tỷ %/năm cũng được. NH nó vi phạm luật ở chổ là tự ý gộp phí phạt hàng tháng, lãi phạt vô nợ gốc -> giống như tự ý cho vay để thanh toán tiền phạt, mà cứ gộp liên tục hàng tháng, cái này cho vay app đen hay ông cố của lãi kép còn phải gọi bằng cụ. Vay thì phải còn trong thời hạn hợp đồng và có sự yêu cầu giải ngân thông qua thanh toán hàng hóa/ ký nhận nợ/hợp đồng có ghi rõ mục đích của người vay, chứ ai cho phép NH tự ý gộp phí phạt vào khoản vay.
 
mình hỏi con bạn làm bank rồi. đây là dg dân sự bank ko siết và tòa cũng ko ra lện ( chưa từng) ra lệnh thi hồi ts khác để thu hồi công nợ. 100% luôn.
Ừ ý tôi là dùng uy tín cá nhân để quỵt bank thì bank sẽ lấy cái uy tín đó đi, tức là cho vào danh sách nợ xấu CIC ấy, chứ sao mà siết tài sản được á.
 
xài thẻ tín dụng tốt nhất nên xài bank nước ngoài. uy tín cao ngời ngời.
Cá nhân xài HSBC hơn 10 năm, bị fraud 3 lần, total khoảng 60 củ, cả 3 lần đều trả đủ và hủy thẻ cấp thẻ mới. cá biệt còn có giao dịch bị chặn do nghi ngờ fraud.
Còn thằng TPbank bị fraud 2 lần có 2 củ bạc nó kêu ra công an đi :oops:. rồi mấy vụ phốt bank nội địa tốt nhất nghỉ chơi.
xài thằng sacom , bị thằng nào hack gd google 5 6tr gì đó lúc 3 4h sáng , có ông bên sacom lúc 5h sáng gọi ngay liền để chặn . khá cảm tình với sacom . buổi sáng vào giờ làm việc họ còn gọi lại hướng dẫn hủy thẻ , lên ngân hàng để làm việc
 
nghe bảo vụ này là thằng nv bank làm bậy, chôm luôn thẻ không giao cho khách.
bank không gủi thông báo về sđt/ địa chỉ cho chủ thẻ.
bank nó đang cứng họng rồi, còn chủ thẻ thì ngập mồm CIC :)
Thằng có dấu hiệu lừa đảo là thằng nv tín dụng, đó là việc giữa 2 cá nhân.
Còn đối với bank nó ghi nhận chủ thẻ và phát sinh giao dịch là của ông này.
Lãi của nó cũng tính đúng theo hợp đồng tín dụng gồm lãi suất + phí phạt quá hạn, lãi gốc + dồn thì 11 năm vừa đúng hơn 8 tỷ.
Chưa thấy bank cứng họng chỗ nào. Tốt nhất vẫn nên chờ kết quả cuối cùng từ conan hoặc tòa án, giờ chỉ là lời từ 2 phía nói với báo chí nên cũng chưa rõ ràng.
Xích được thằng tín dụng năm xưa thì sẽ rõ.
 
cha ls trả lời ko đâu vào đâu cả, gây hoang mang thêm. Vụ này coi như án điểm để xem tòa xử ntn. Cơ mà hình như chưa có ai kiện ra tòa thì phải, mấy này toàn thấy nói mồm trên báo thôi
 
mình hỏi con bạn làm bank rồi. đây là dg dân sự bank ko siết và tòa cũng ko ra lện ( chưa từng) ra lệnh thi hồi ts khác để thu hồi công nợ. 100% luôn.
Tui ko rành lắm nên cho hỏi, trường hợp này bank cùng lắm là lấy lại gốc + lãi kép thôi phải không, vì phần phí phạt kia bank cũng đâu mất gì
 
xài thẻ tín dụng tốt nhất nên xài bank nước ngoài. uy tín cao ngời ngời.
Cá nhân xài HSBC hơn 10 năm, bị fraud 3 lần, total khoảng 60 củ, cả 3 lần đều trả đủ và hủy thẻ cấp thẻ mới. cá biệt còn có giao dịch bị chặn do nghi ngờ fraud.
Còn thằng TPbank bị fraud 2 lần có 2 củ bạc nó kêu ra công an đi :oops:. rồi mấy vụ phốt bank nội địa tốt nhất nghỉ chơi.
đùa nhau à, anh chắc gặp con nhân viên tới tháng rồi, chứ nó có nghiệp vụ rà soát mà.
Với éo phải mình tiêu thì sợ cái quần.
 
Back
Top