[Có hình]Review đi làm việc, công tác ở các nước ĐNA, Nam Á

Đọc những thông tin này có phải bổ ích ko. Suốt ngày thằng em, ông anh, loser cắm sừng xăm trổ *** bọp...chán
 
Có review đi Đức ko mai phen
tNx0hvf.gif


Gửi từ Xiaomi Redmi K20 Pro bằng vozFApp
 
TRUNG QUỐC

Viết loanh quanh Asean cũng chán, lần này mình chen vào một nước ngoài khu vực để thú vị hơn. Mình biết cũng có nhiều vozer đã review cuộc sống, trải nghiệm đi buôn theo đường tiểu ngạch ở Trung Quốc, nên mình cũng sẽ không nói quá nhiều về những thông tin ai cũng biết rồi. Thay vào đó sẽ là các mẫu chuyện. một số thông tin, cảm nhận của mình với Trung Quốc và sức ảnh hưởng của quốc gia này trong ngành sản xuất.

Mình còn nhớ cách đây khoảng hai năm trong chuyến công tác ở Trung Quốc, bên công ty mình có ký hợp đồng mua áo lạnh thông qua một vendor Nhật Bản gọi là E, bên xưởng sản xuất là M tại Trung Quốc. Sau buổi sáng đi thực địa kiểm tra một số vấn đề liên quan và buổi trưa chốt hợp đồng thì buổi chiều có bữa ăn giao lưu. Vì họp xong còn khá sớm nên mọi người quyết định ai về phòng nấy nghỉ ngơi sau đó tập hợp đi ăn. Đột nhiên trường phòng sale công ty E là Watanabe khi đi chung thang máy với mình lại rủ mình sang phòng nói chuyện riêng. Công ty E cũng là một tên tuổi lâu đời trong mảng riêng của mình, lần đó là chuyến công tác cuối cùng của ông Watanabe trước khi về hưu, ông có một căn biệt thự ở Chiba, ngoại ô Tokyo, tích cóp được sau 30 làm sale. Dù tuổi tác cách biệt lại mới gặp lần đầu gặp, do cũng đi công tác nhiều nơi nên mình và ông Watanabe nói chuyện rất hợp. Sau khoảng 10p, đột nhiên ông Watanabe thú nhận “Công nhận là ghét làm việc với Trung Quốc thật” . Sau đó ông buông một tràng dài các câu chuyện các đối tác Trung Quốc đã lừa gạt, lươn lẹo, để kiếm lời như thế nào, công ty M nếu không để ý sẽ giảm chất lượng như thế nào, các chi tiết mà phía M hay cắt giảm để giảm giá thành,… Lúc đó mình chỉ đứng hình ngồi nghe vì không hiểu được ý đồ của ông Watanabe là gì khi tự vạch áo cho nhân viên công ty khách hàng nghe như thế, lại nói chính về đối tác mà ông vừa. Ông Watanabe cứ thế nói liên tục đến giờ tập hợp đi ăn, ở bàn tiệc ông lại vui vẻ bắt tay, nhờ cậy bên M tiếp tục giữ vững mối quan hệ với công ty E, đồng thời nhờ nhân viên bên M giúp đỡ cho thuộc cấp của ông. Sau này mình chỉ có dịp chào hỏi ông Watanabe một lần nữa, ông khoe hình sàn gỗ mới lát ở căn biệt thự của mình và tuyệt nhiên không nhắc gì đến buổi nói chuyện khi xưa.



Thật khó để sản xuất một sản phẩm nào đó mà hoàn toàn không liên quan đến Trung Quốc. Công nhân Trung Quốc tay nghề cao, quy trình sản xuất cũng đã chuẩn hóa nhờ học hỏi các nước Âu mỹ, Hàn, Nhật,.. Ngoại trừ các sản phẩm điện tử công nghệ, các ngành giá rẻ như chế biến thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo công nhân chủ yếu là người lớn tuổi trên 40- 50. Với các đặc điểm đó, dễ dàng nhận ra các dây chuyền sản xuất Trung Quốc có số công nhân ít, tận dụng tối đa, thích hợp cho những đợt sản xuất với lot nhỏ, nhiều mã hàng,…
1610454298138.png
1610454308287.png

Ở các bài trước mình hay viết về ngành may mặc ở Asean, nhưng thật tế là số lượng hàng gia công cắt may với nguyên liệu vải nhập từ Trung Quốc vẫn chiếm một số lượng lớn. Thậm chí với một số nước có thể tự sản xuất vải chất lượng cao như Việt Nam, Thái,.. thì nhiều công ty thương mại vẫn lựa chọn mua vải ở Trung quốc và cắt may ở Asean. Nếu tính theo đơn giá thì, các mặt hàng mùa hè nếu sản xuất ở ĐNÁ có rẻ hơn chút đỉnh nhưng các mặt hàng mùa đông với nhiều phụ kiện thì đơn giá tại Trung Quốc vẫn ngang bằng hoặc rẻ hơn. Với các nước có xu hướng mua sắm thay đổi theo 4 mùa liên tục thì hiệu quả nhất vẫn là đặt hàng số lượng lớn ở Asean cho đầu mùa và đặt hàng số lượng nhỏ bổ sung gấp giữa mùa với các đối tác Trung Quốc vẫn là hợp lý nhất. Thật vậy, các công ty Trung Quốc có thể đối ứng sản xuất các đơn hàng cực nhỏ chỉ vài trăm chiếc gửi gấp qua đường hàng không chỉ trong vòng 1 tuần từ khi đặt. Các công ty có tìm đến các nước nhân công giá rẻ như Bangladesh, Pakistan, Jordan thì vẫn sẽ có một lượng hàng made in China nhất định, và thỉnh thoảng ở các cửa hàng bạn sẽ bắt gặp một sản phẩm có khi xuất xứ ở nước này nhưng vài tháng sau lại sản xuất ở Trung Quốc.

Và đừng quên rằng các mặt hàng giá rẻ made in Asean cũng có bóng dáng các công ty vốn Trung Quốc đứng sau. Việc di dời nhà xưởng sản xuất, dây chuyền máy móc đã trở thành quá đơn giản với việc toàn cầu hóa, các công ty Trung Quốc sẵn sàng mở các dây chuyền hàng ngàn người ở ĐNA sau đó dời đi khi mức lương công nhân bắt đầu tăng. Luôn có nước nghèo hơn và mức chênh lệch vài chục $ là quá đủ để các chủ doanh nghiệp Trung Quốc đóng cửa công ty tại Asean để bán lại cho các nước khác như Hàn, Nhật, hoặc đổi tên và chủ “mới” để làm mới lại bảng lương….

Với các sản phẩm điện tử, công nghệ cao mọi chuyện còn phức tạp hơn. Mình còn nhớ đầu những năm 2010 ở Việt Nam cũng đã cung cấp một số linh kiện cho Iphone nhưng số lượng ít vì không thể cạnh tranh lại. Với lý do xưởng lắp ráp cũng nằm ở Trung Quốc, các nhà máy linh kiện Trung Quốc cũng có lợi thế hơn nhiều so với đối thủ. Apple để tạo cạnh tranh giữa các supplier thường chỉ công bố spec và lựa chọn đặt hàng số lượng nhiều với các supplier có % yield hàng tốt cao. Hàng điện tử cần thay đổi thông số liên tục với các đợt sản xuất hàng mẫu dầy đặt nên việc nhà máy linh kiện ở gần nhà máy lắp ráp là lợi thế không nhỏ. Mình còn nhớ khi đó công ty cũ mình là tăng ca ngày đêm, làm xong hàng mẫu là sếp bỏ vào valy xách tay qua Trung Quốc, nhưng rốt cuộc đối thủ do ở gần xưởng lắp ráp nên luôn đi trước về chất lượng do liên tục có các feedback cải thiện nhanh. Sau này thì Apple cũng chuyển hẳn việc mua linh kiện này với các supplier Trung Quốc khác. Dây chuyền ở Việt Nam với hơn ngàn công nhân hoạt động không nghỉ 3 ca cũng giải tán

Ở phần sau mình sẽ viết nhiều hơn về trải nghiệm đi công tác.
 
Back
Top