Cơ hội ngành điện tử viễn thông

Đi tham khảo người quen học khoá trước đi làm mấy năm gần đây coi học đtvt có nhiều người ra làm app pc/mobi với web ko nhé 😂 t thì thấy có kha khá đấy
Đtvt có một số môn học liên quan đến những cái app cho lĩnh vực hẹp hơn. Vd như search VSA pathwave của keysight, ngoài design/code app thì nó còn cần rất nhiều kiến thức của đtvt vào để làm xlth.
Ở đây t ko nói là học đtvt hơn hay kém cntt, mà xem cái nào thích hợp với bản thân hơn. Suy nghĩ cho kĩ trước khi lựa chọn, vì chọn rồi khó thay đổi. Việc đi học cntt làm web/app hiện tại của b có thể là 1 cái suy nghĩ theo cảm tính. Lúc sau đi học rồi biết đâu lại khám phá ra cái mình thực sự thích rồi bỏ cái hiện tại thì sao.
Mình thích là 1 chuyện còn mình có đi hết được con đường hay không là 1 chuyện khác. Khi bắt đầu, nên nghĩ xem là tại sao mình muốn làm cái này.
Bạn bè, người quen/thân bảo dễ làm, dễ kiếm tiền -> hỏi họ xem tỉ lệ cạnh tranh việc làm cao không, thu nhập của họ có cao không và so với mặt bằng chung thì ntn. Khảo sát thì cần trên số lượng kha khá, vd chục người chẳng hạn, chứ đừng nghe từ 1 2 người.
Bản thân mình đam mê cntt -> trong cntt mình chưa biết nó có những cái gì, cần những gì -> có thể chưa phải là đam mê mà rất có thể mình đang ngộ nhận theo số đông là cứ vào ngành hot là đam mê
T đi làm rồi nên nghĩ thực dụng vậy :beat_brick:
Ngày xưa t thi cả A và B, B thiếu 1đ vào y đa khoa, lúc đấy là target lớn nhất, vào bs đa khoa sau kiếm được nhiều $ :sexy_girl: A cộng điểm thì đỗ BK nhóm 2 -> đi học bk, lúc còn bé tính cả robocon -> đi học ko đủ điểm đại cương vào cntt1 với tự động hoá, nv3 trúng đtvt. H t đi làm nghề đúng chuyên môn đtvt t học (7 năm rồi) :beat_brick: tự nhận là ngoài mảng cơ khí với cơ khí động lực thì những phần còn lại của con robo đi thi t đều có khả năng làm được. Nhưng nếu mình làm xong thì mình sẽ được cái gì cho hiện tại, tốn tiền, tốn time, làm xong có khi lại có 1 đám nhảy vào chửi đi so sánh với mấy thằng sinh viên
-> kết luận là động lực của mình lớn đến mức nào để mình sẵn sàng tìm hiểu rồi đánh đổi những thứ khác. Rồi mình có đủ kiên định để bỏ qua những cái cám dỗ trên đường mình đi hay không. Động lực lớn -> kiên định hơn. :sad:

via theNEXTvoz for iPhone
Bác làm đúng chuyên ngành là bên mảng vi mạch hay viễn thông, em cũng đồng môn BK đtvt có gì xin đc chỉ giáo thêm về các chuyên ngành của ngành này ạ.(VD Độ khó của chuyên ngành, nhu cầu việc làm, mức thu nhập, lộ trình phát triển, ...)
 
Bác làm đúng chuyên ngành là bên mảng vi mạch hay viễn thông, em cũng đồng môn BK đtvt có gì xin đc chỉ giáo thêm về các chuyên ngành của ngành này ạ.(VD Độ khó của chuyên ngành, nhu cầu việc làm, mức thu nhập, lộ trình phát triển, ...)
t làm việc liên quan đến mảng viễn thông thôi chứ ko thuần viễn thông. H kĩ năng chính của t là thiết kế hệ thống cho FPGA, mỗi mảng HW, SW, DSP t biết một ít kiến thức chứ kĩ năng sâu vào từng cái thì ko mạnh như đội làm sâu.
 
Mảng HW - nhóm 1: mạch nguồn công suất DC-DC, AC-DC
Nhóm này thì t đánh giá là có những công việc có độ khó từ 1 đến 7 trên thang 10

1.1 Nhóm nguồn công suất cho đồ dân dụng, gia dụng thì ai cũng có máy tính, laptop, phone, .... mỗi con này có một cái adapter chuyển điện AC 220V sang DC 5V - phone hay 12V 14V 18.5V - laptop, nguồn PC thì 220V - 3.3V, 5V, 12V, 24V. Các thiết bị đèn chiếu sáng led thì khá đa dạng.
Những củ sạc nhanh bây h công suất cao (20W 25W, ...) nhưng kích thước chỉ lớn hơn củ sạc thông thường 1 chút (5W) -> tiền nào của đấy, công trả cho cái mạch thiết kế ra cũng tương tự. Nhóm này hay sử dụng IC nguồn có sẵn loại linear hoặc switching. Nguyên lí của module nguồn có kèm theo IC hết rồi. Độ khó của nhóm này từ 1 đến 3. Tỉ lệ việc này khá thấp và lương thấp vì việc đơn giản, tay to làm sản xuất mới làm đến.

1.2 Nhóm nguồn công suất cho thiết bị cần đảm bảo điện áp (bí từ quá nên không nghĩ ra cái tên khác được) - nhóm này thì hình dung là làm các thiết bị như UPS cho server hay sạc pin dự phòng. Đặc trưng của nhóm này là có 1 module nạp cho pin/acquy và 1 module trích điện từ pin/acquy ra ngoài cho thiết bị khác. Với thằng UPS thì cần đáp ứng yêu cầu về thời gian chuyển mạch nhỏ để không bị gián đoạn hoạt động của thiết bị nếu phía nguồn điện bị đóng cắt. Độ khó nhóm này từ 2 đến 4, cơ hội việc làm như nhóm 1.1

1.3 Nhóm nguồn cho thiết bị có nguồn điện cung cấp không liên tục (cũng bí từ). Tỉ lệ việc khá hơn nhóm 1.1, thường là một số nhóm nghiên cứu thiết bị IoT dùng module nạp/xả pin ra cho các module khác dùng. Đặc trưng là cần tiêu hao ít điện và hiệu suất nguồn cao. VD các trạm cảm biến/quan trắc/truyền tin trong rừng, mái nhà, ... dùng năng lượng mặt trời. Nhóm này thường cũng có IC nguồn rồi. Độ khó 2 đến 4

1.4 Nhóm nguồn inverter (12V/24V DC sang 220V AC). Nhóm này chắc học đh xong ko có cửa đi làm so với những ông thợ điện tử lâu năm. Mấy ông ý làm có kinh nghiệm rồi còn tốt hơn mình làm.

1.5 Nhóm nguồn cho thiết bị điện tử - viễn thông. Tỉ lệ việc nhiều trong các cty R&D thiết bị. Đặc trưng của nguồn này thì thường được dùng cho các module mạch điện tử yêu cầu điện áp và công suất rất ổn định và có sai số thấp, hiệu suất cao. VD cho mạch ADC/DAC. IC thường cũng có sẵn rồi nhưng IC có thêm các chân để đọc, giám sát thông tin về điện áp qua I2C/SPI, một số còn có thể điều khiển điện áp. Độ khó từ 3 đến 7, phụ thuộc vào mật độ tích hợp mạch, thời gian, khả năng tản nhiệt.

NOTE: Nhóm này thường ít khi đi làm việc độc lập mà sẽ là phần bổ trợ cho các nhóm HW khác, một người kiêm nhiều kĩ năng HW -> lộ trình cái này để post khác.
Tuy nhiên vẫn có các cty tuyển kĩ sư DC-DC nhóm 1.5 như SS, ACE, ... các cty này tuyển riêng cho nhóm thiết bị viễn thông -> max là lên được làm leader một nhóm có vài mạng thôi. Lên cao hơn nữa thì phải chuyển kĩ năng.

Start game học sử dụng Proteus để mô phỏng với vẽ layout. Trình lên cao rồi thì đọc datasheet IC rồi vẽ trên Altium. Nhóm này làm vài cái mạch ra là có kĩ năng cơ bản rồi, nhưng đóng học phí kha khá vì IC càng hiện đại thì càng đắt
 
Mảng HW - nhóm 2: mạch điều khiển
Nhóm này thì t đánh giá là có những công việc có độ khó từ 3 đến 7 trên thang 10

2.1 Nhóm điều khiển thiết bị dân dụng. Thường sử dụng mạch có 1 hay vài MCU để điều khiển, giám sát các cụm module. VD cái máy giặt điều khiển đóng mở nước, mô tơ để quay trục máy giặt nửa vòng để đảo quần áo, quay nhanh để vắt, hiển thị thông số lên bảng hiển thị, ... -> cơ bản là mix module nguồn cho động cơ, module nguồn điều khiển, module hiển thị, module điều khiển. Hay vd khác là cái bếp từ/hồng ngoại, nhận thông tin về chế độ từ nút bấm, điều chỉnh công suất đốt nóng, hiển thị thông số, điều khiển quạt làm mát thiết bị -> mix module nguồn cho phần nhiệt, module nguồn điều khiển, module phím bấm, module hiển thị, module điều khiển. Cơ hội nghề nghiệp -> thường là các hãng thiết bị gia dụng lớn cần, từ mức mua module về lắp đến tự nghiên cứu. Theo đánh giá của t là ko có quá nhiều cty tuyển dụng về nghiên cứu. Cty thiết bị gia dụng thông thường mua về dùng ghép cho nhanh với an toàn hơn, đỡ tốn công thử nghiệm -> thường 1 cty nhỏ đến vừa cần 2 3 mạng cho một dòng sản phẩm để quản lí sản xuất với thử nghiệp ghép.

2.2 Nhóm điều khiển thiết bị trong công nghiệp (bí từ quá) như mấy cái băng chuyền sản xuất, thang máy -> thường là giống nhóm 2.1 nhưng module điều khiển họ dùng PLC và dây cắm. Việc này thường mấy ông học tự động hóa thiết kế với lập trình, ko phải thế mạnh của điện tử

2.3 Nhóm thiết bị IoT dân dụng. Nhóm này thường giống nhóm 2.1 nhưng module điều khiển h hay sử dụng ESP8266/ESP32 để có wifi hoặc bluetooth hoặc MCU kết hợp zigbee, lora để lấy giao tiếp mạng không dây hoặc một số ghép với module ethernet 10/100/1000. Đây là một hướng đi khá tốt cho sinh viên mới ra trường, các cty hay tuyển như khối 3 của VHT của viettel, mấy cty chuyên làm về IoT và các startup, prj outsource cũng khá nhiều từ nước ngoài hoặc trong nước. Độ khó của cái này đa dạng, theo prj và nhóm ứng dụng

2.4 Nhóm thiết bị quan trắc (cũng bí từ luôn), giống nhóm 2.3 nhưng là các dự án nhà nước được một số lab/giảng viên xin đề tài nghiên cứu. VD thiết bị đo lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ tại các vùng, h không có ông nào đi đo bằng tay rồi ghi lại và nhập số liệu vào máy tính. Làm các thiết bị với chi phí rẻ, đổ thông tin về server qua internet rồi chỉ việc kết xuất dữ liệu thôi. Thường vùng đông dân, khu đô thị -> sử dụng nguồn điện lưới, vùng núi hay xa xôi -> pin mặt trời, dùng module cảm biến và module truyền tin zigbee/esp, .... Hướng đi này thích hợp cho sinh viên chủ động đi tìm hoặc là ai có quan hệ tốt + kĩ năng tốt rồi -> có người tự tìm đến. Độ khó 3-4.

2.3 và 2.4, các module với nguyên lí thì có nhiều rồi, chủ yếu là xem kĩ sư với chủ nhiệm dự án muốn hoàn thiện sản phẩm đến mức độ nào.
  • Mức độ nghiên cứu cho có sản phẩm thì thường như t kể trên, chỉ có phần nguồn, điều khiển, cảm biến và thực thi.
  • Mức độ thương mại -> có thêm module calibrate, debug, zig test, ....

Start game học sử dụng Proteus để mô phỏng MCU/Arduino với vẽ layout. Trình lên cao rồi thì đọc datasheet IC/module -> vẽ trên Altium. Prj IoT kĩ sư HW thường làm được cả một vài phần SW nhúng để test hoặc làm được theo code hướng dẫn luôn. Học phí của 1 cái prj tự làm mức sinh viên thì đâu đó 200 - 300k là có rồi. Làm 3 4 cái theo project môn học rồi đập vào CV ngon là đi xin việc dễ, được đánh giá cao vì có sản phẩm thực tế.
 
Em chuẩn bị vào đại học
Đỗ 2 trường
Đtvt trường Công nghệ giao thông vận tải
Cntt trường Phương đông
Em định vào trường cngtvt vì nó là dân lập nhưng em lại hứng thú với lập trình phần mềm hơn :((( anh cho em lời khuyên với ạ
nói lại bảo khinh thường chứ chỗ mình nó coi cái cngtvt kiểu gì ấy, từ ông già 6, 70 đến cô chú cô bác rồi bọn cấp 3
mặc dù có những năm điểm cx gần gần gtvt nhưng ra đường k đứa nào bảo cháu học gtvt triều khúc
ps: mình có vài thg bạn cx học trg ý, bỏ học hết sạch, đứa làm công nhân, đứa làm thợ hàn xì, sửa xe hết r
 
Mảng HW - nhóm 3: mạch điện tử tương tự
Nhóm này thì t đánh giá là có những công việc có độ khó từ 3 đến 8 trên thang 10

3.1 Nhóm mạch lấy mẫu Gain/ADC tốc độ thấp (vài chục KSps đến 1MSps). Nhóm mạch này tương đối đơn giản về mặt thiết kế nguyên lý, ứng dụng lấy mẫu cho các sensor của lĩnh vực y sinh -> điện tim, điện não, ..., sensor quang phổ -> máy phổ. Sensor quang trở -> Hướng sáng để quay tấm pin, ..., thu âm thanh từ mic, ...., nhiều ứng dụng khác, mảng IoT cũng cần có module này cho một số ứng dụng. Gain hay sử dụng OPAM và mạch lọc RC, thường kết hợp thêm MCU để xử lý dữ liệu hoặc truyền đến PC qua USB hay Ethernet. H hay thấy ở một số cty startup, với chủ đầu tư là một số tiến sĩ học bên nước ngoài về, h muốn tối ưu chi phí nghiên cứu -> rủ sinh viên làm và một số kĩ sư HW có kĩ năng cứng rồi. Cty thì t mới biết có chỗ Intins (cty Hàn) làm máy quang phổ, mấy chỗ startup khác ko biết còn sống ko. Độ khó 3 - 4 nhưng đòi hỏi có một chút kiến thức về xử lí tín hiệu.

3.2 Nhóm mạch lấy mẫu tầm trung (1MSps - 20MSps). Nhóm mạch này bắt đầu phức tạp ở các bộ lọc và cũng cần quan tâm đến đáp ứng tần số. Ứng dụng trong một số mạch radio, RF, mấy cái ứng dụng khác thì t ko biết. Nhưng h nó có khá là nhiều IC thay thế, tham khảo thiết bị thu sóng RTLSDR. Phân khúc này nghèo việc làm.

3.3 Nhóm mạch lấy mẫu tầm cao ( >25MSps). Nhóm mạch này cần quan tâm đến phối hợp trở kháng tương tự, mạch lọc RLC, Saw filter, nguồn có điện áp chuẩn và ổn định, biết các chuẩn phối hợp trở kháng, mô phỏng và layout mạch high speed với DSP/FPGA. Ứng dụng thường là các mạch viễn thông 3G/4G/5G, thiết bị thu tín hiệu băng rộng như máy đo VSG, rada, .... Một số thiết kế của các hãng lớn như Erricson với SS vẫn có các module lấy mẫu này kiểu RF/IF, Viettel, các hãng lớn khác thì t ko có info. Còn lại thì thường dùng transceiver RF-BaseBand - cái này thì liên quan đến phần mạch high speed và mạch RF sẽ đề cập ở bài khác. Độ khó của nhóm này tăng theo dải tần và bandwidth, tốc độ mẫu. Nhu cầu tuyển dụng của kĩ sư nhóm này lớn (từ các tay to kể trên)

Start game của nhóm này nên học công cụ của keysight, họ có document và software pathwave để mô phỏng. Search pathwave ADS để download tool và document. Sinh viên nếu muốn theo thì nên xin vào các lab y sinh, lab cao tần

NOTE: Nhìn thì ngon ăn đấy nhưng đây là GAME CỦA NHÀ GIÀU. Mạch làm có thể không đắt nhưng thiết bị đo kiểm thì đắt :beat_brick: Kĩ sư nhóm này ra khá có giá vì training on job tốn kha khá tiền. Còn không thì thường chỉ đi làm giám sát rồi tìm lỗi ở nhà máy sản xuất
 
Last edited:
Mảng HW - nhóm 4: mạch high-speed
Nhóm này thì t đánh giá là có những công việc có độ khó từ 4 đến 10 trên thang 10

4.1 Nhóm mạch high-speed không có phần lấy mẫu tín hiệu tương tự. Thường thấy là mainboard máy tính, VGA, SSD, RAM. Đặc trưng nhóm này là các chuẩn giao tiếp PCIe, DDR và socket CPU ở các thiết bị có chuẩn cắm, chip <--> chip set, chip set <- -> ram onboard, ..., Mạch FPGA/DSP xử lí số, mạch switch 10G/25G/40G/50G, CPRI, Aurora, ... và card nối pcie cho các chuẩn này. Nhóm này vẫn có các module nguồn, low-speed và các đường bus dữ liệu, clock high speed. Kĩ sư nhóm này còn thường phải quan tâm đến các mạch tạo clock (PLL), RTC, ...., chống nhiễu EMC/EMI, tản nhiệt cho các chip và PLL. Thiết kế xong schematic -> layout -> simulation speed, trở kháng của bus dữ liệu high speed trên mạch. Độ khó 4 đến 9, làm được thì đi đâu cũng có việc, có cơ hội tốt thì deal lương cao được, còn tối thiểu thì sống cũng dư dả
Nhóm này start game cho các kĩ sư HW nhóm 1 2 làm vài năm rồi chuyển sang -> start game thì dùng altium và HDS pathwave của Keysight.

4.2 Nhóm mạch high-speed có lẫy mẫu tín hiệu tương tự -> nhóm này giống nhóm 4.1 nhưng còn phải kẹp thêm các vấn đề module lấy mẫu, rồi clock từ PLL cho module lấy mẫu, chống nhiễu clock leak sang phần nguồn và clock module lấy mẫu, thiết kế các mạch chặn tần số leak sang các module khác. Chống nhiễu EMC/EMI cũng đòi hỏi phức tạp hơn. Tản nhiệt của chip phức tạp, .... nhiều vấn đề khác. Module lấy mẫu còn phải tách ra mô phỏng phối hợp trở kháng RF. Độ khó đến 10.

Start game tương tự nhóm 4.1 nhưng còn phải kẹp thêm cả ADS pathwave.

NOTE: Nhóm này thường được tay to nuôi để học và làm luôn, thường không dành cho người mới. Đa phần là phải teamwork và review chéo rất nhiều
 
Mảng HW - nhóm 5: mạch thu phát sóng vô tuyến
Nhóm này thì t đánh giá là có những công việc có độ khó từ 3 đến 10 trên thang 10

5.1 Nhóm mạch RF Free-Band: 315MHz, 433MHz, 2.4GHz/5GHz của wifi/bluetooth,.... Nhóm này dùng trong các thiết bị wifi thì không nói, còn đa phần dùng trong các thiết bị cầm tay truyền tin dân dụng: tìm xe, bật máy bơm từ xa, có thể là một số thiết bị bộ đàm. Độ khó 3 đến 5. Đặc trưng -> ngon bổ rẻ (chi phí làm khoảng 200-400 một thiết kế), hoạt động hay không là kiểm tra được ngay, tốt nhất vẫn nên mô phỏng ADS hoặc công cụ RF khác cho đỡ tốn tiền làm, sinh viên có thể làm được để lấy kinh nghiệm đi xin việc cho các nhóm ở dưới đây hoặc xin vào các cty làm về IoT, VT thì xin vào khối 3, trung tâm IoT.

5.2 Nhóm mạch RF/IF band HF/VHF - dải tần số từ vài KHz đến khoảng 300MHz. Nhóm này thường sử dụng trong các đài thu phát sóng, thiết bị quân sự. Đặc trưng là công suất phát lớn đến rất lớn (vài chục KW và có thể cao hơn), công suất tín hiệu thu được thì nhỏ đến rất nhỏ. -> khó khăn ở đây là các bộ gain, PA, bảo vệ RX từ TX, chống tràn công suất, bảo vệ phần feedback của tuyến phát. Thiết bị cầm tay, vác vai thì còn phải nghiên cứu tối ưu công suất từ pin/acquy. Thiết bị trên xe phải lo ổn định dòng và áp từ củ phát điện nối với động cơ vì xe có thể chạy nhanh chạy chậm -> tần số điện tạo ra bị biến động, công suất vào cũng biến động. Ngoài ra còn có các vấn đề về phối hợp trở kháng RF giữa PA và antenna, tản nhiệt, .... Rồi ông nào phải đi test phát sóng thì phê lắm.
Game này giành cho TAY TO NHÀ GIÀU VÀ CÓ QUYỀN LỰC. Bro nào muốn trải nghiệm thì đăng kí vào khối 1 VHT và VTX của VT, nước ngoài chắc khó kiếm trừ khi đi onsite. Thu nhập thì ko cần phải bàn đâu. Độ khó phụ thuộc vào công suất lớn và dải tần rộng hay không nhưng nhìn chung là khó từ 7 trở lên. Nhu cầu tuyển dụng 1 năm đâu đó

5.3 Nhóm mạch RF/IF band UHF trở lên (từ 300MHz). Nhóm này thường là các thiết bị viễn thông 2G/3G/4G/5G và các thiết bị rada. Công suất phát khá là đa dạng, công suất thu được nhỏ. Khó khăn tương tự nhóm 5.2 nhưng công suất thì không cao bằng. Ngoài ra còn phải thiết kế chống nhiễu EMC/EMI phức tạp, chặn, lọc nhiễu intermodulation, spur, hài bậc. Cùng lắm là vài KW thôi ( >64 antenna x 30W = 1.8KW) Test mạch nhóm này nhẹ nhàng hơn, có thiết bị suy hao để chặn, hạn chế sóng, chamber các li, .... Game giành cho nhà giàu trong và ngoài nước. Độ khó thì thôi cũng chả cần nói. Cứ làm xong 1 cái prj đi xin việc dễ lắm. Nhu cầu tuyển dụng khá nhiều

5.4 Nhóm mạch RF/IF full band. Chập cái thằng 5.2 với 5.3 lại thôi nhưng thường là các thiết bị giám sát băng tần, VSA, VSG. Làm được thì thôi, cũng ko cần bàn

NOTE: Cần mô phỏng và phối hợp trở kháng tốt, layout mạch cũng là một vấn đề. Linh kiện 5.2 5.3 đắt
 
Mảng HW - nhóm 6: Sale/FAE
Làm vài năm thiết kế HW -> chán làm kĩ sư thì có thể chuyển sang làm FAE cho các nhà phân phối nước ngoài có trụ sở ở VN. Đòi hỏi có kinh nghiệm làm rồi và có kĩ năng để support khách hàng. Đặc trưng -> hay đi ăn nhậu, thời gian tự do nhưng vài bữa chắc là chán vì sức khỏe đi xuống. Áp lực đi tìm kiếm khách hàng, gặp khách hàng. Rồi có thể gặp thằng đồng nghiệp cũ là khách hàng, phải khúm núm nịnh nọt
 
bác có chỗ nào tuyển fresher network, system không ạ
e có
bằng khá đtvt
skill: CCNA, linux( centos, ubuntu), VMWare, english đọc hiểu.
kinh nghiệm NOC 6 tháng, sửa mạng fpt 6 tháng, cty camera 4 tháng :D
trụ được 6th ở fpt cơ à thím tôi trụ được 1 năm đủ các màu như ktv và nvkt chính sách mới ối rồi ôi quá nghỉ luôn
 
Mảng SW nhúng - nhóm 1: lập trình Vi điều khiển (MCU)

Nhóm 1.1: Thiết bị dân dụng không IoT. Nhóm này thường làm phần nhận tín hiệu điều khiển và thực thi trên các cơ cấu điện, cơ trong thiết bị. VD như cái quạt bật tắt, chỉnh tốc độ, quay từ điều khiển từ xa. Sau đó, xuất các tín hiệu logic để bật/tắt rơ le nguồn cho động cơ, điều khiển độ rộng xung hay chân logic để thay đổi điện áp vào động cơ để thay đổi tốc độ, quay hay không. To hơn thì có điều hòa được điều khiển từ xa, cả điều khiển và cục điều hòa đều có MCU. Ngày nay ít dần các thiết bị này rồi. Mình không bàn thêm về cái này nhiều nữa.

Nhóm 1.2: Thiết bị dân dụng IoT trong nhà. Nhóm này thường điều khiển MCU và module truyền thông hoặc esp32/8266 kết nối wifi liên tục. VD như cái công tắc đèn IoT hay bình nóng lạnh được bật tắt, hẹn giờ qua điện thoại. Hay cái máy giặt được cấu hình chương trình giặt, bật tắt, hẹn giờ chạy, chế độ. MCU được cung cấp các thư viện để hỗ trợ kĩ sư kết nối vào mạng, điều khiển/đọc logic các chân tín hiệu, các chuẩn giao tiếp dữ liệu. Ngoài ra còn có các thư viện kết nối đến các server dịch vụ và có trả phí/miễn phí. Độ khó phụ thuộc vào tốc độ mà chương trình phải đáp ứng, chip to hay bé -> cần tối ưu code hay không, tối ưu quá mà non tay thì chương trình không ổn định, dễ lỗi. Ưu điểm là chi phí đầu tư học rẻ, công cụ và thư viện có sẵn nhiều. Thích hợp cho sinh viên start game.

Nhóm 1.3: Thiết bị IoT ngoài trời. Nhóm này thường dùng MCU/Esp32/8266 kết hợp LORA, zigbee hoặc bluetooth để truyền dữ liệu về server ở xa. Hay dùng để thu thập dữ liệu từ cảm biến, đặc biệt các thiết bị này được xây dựng một cơ chế đồng bộ thời gian và cần có các để đặt ID để tránh bị trùng ID. Đa phần là những ông có kinh nghiệm nhận được và dự án nhà nước/tổ chức nên ko bàn đến nữa.

Nhóm 1.4: Evaluation Board (Các cái board sample cho các IC chuyên dụng VD ADC/DAC/PLL) MCU sẽ có tác dụng khởi động các IC theo chu trình được định sẵn, tự động hoặc nhận cấu hình từ USB/Ethernet cấu hình thanh ghi trong IC, theo dõi trạng thái, .... Thường các hãng lớn về linh kiện điện tử/IC hoặc cty phân phối linh kiện cho các vùng sẽ làm các board sample này để cho khách dùng thử.

Nhóm 1.5: Nhóm sensor ô tô, các hệ thống cảm biến, điều khiển. Thường giao tiếp với nhau bằng bus CAN, LIN. Thường sẽ có những con MCU có nhiệm vụ đọc sensor và có MCU làm nhiệm vụ xử lí các tín hiệu thu được. T chưa làm mảng này nên ko có hiểu biết sâu. Sợ mấy ông làm mảng automative vào đấm

Nhóm 1.6: Watch dog timer. Các hệ thống lớn như trạm viễn thông, trạm rada treo tít trên cao, hệ thống xử lí mà treo thì ko có ông nào leo cột lên reboot lại được -> vì vậy họ sinh ra những con MCU chỉ theo dõi trạng thái xung của các phần tử khác bắn đến, 2 3s mà không có gì -> tèo -> reboot. Ngoài ra còn có chức năng bảo vệ nguồn. Nguồn điện khi mới setup các trạm này chưa chắc ổn định, nó sẽ khóa nguồn vào hệ thống để bảo vệ linh kiện. Sau khi ổn định rồi thì người lắp đặt mới bấm bật trở lại được
 
nói lại bảo khinh thường chứ chỗ mình nó coi cái cngtvt kiểu gì ấy, từ ông già 6, 70 đến cô chú cô bác rồi bọn cấp 3
mặc dù có những năm điểm cx gần gần gtvt nhưng ra đường k đứa nào bảo cháu học gtvt triều khúc
ps: mình có vài thg bạn cx học trg ý, bỏ học hết sạch, đứa làm công nhân, đứa làm thợ hàn xì, sửa xe hết r
Em đặt nguyênvọng trường khác rồi ạ may thế hehe
 
Back
Top