Cơ hội ngành điện tử viễn thông

Nhóm hw 1 đấy chú. Nếu ở HN thì bữa sau có thể đến xin intern ở samsung srv cho trung tâm hw network. Làm về thiết bị viễn thông

via theNEXTvoz for iPhone
Em thì đang học đại học, hướng này được trong ngành tự động hoá thì có khác với điện tử không ạ. Em thấy đa số các thầy đều làm mấy cái bộ mấy nghìn oát, không biết anh có thông tin gì không ạ
 
Em thì đang học đại học, hướng này được trong ngành tự động hoá thì có khác với điện tử không ạ. Em thấy đa số các thầy đều làm mấy cái bộ mấy nghìn oát, không biết anh có thông tin gì không ạ
Khác nhau chủ yếu là phần linh kiện với công suất chứ nguyên lí hoạt động thì không khác biệt nhiều lắm đâu. Vd biến đổi điện áp thì thường dùng ic nguồn xung hoặc tuyến tính, có dùng biến áp cao tần hay không hay là dùng biến áp lõi sắt truyền thống, ... rồi truyền điện hay điện từ (một số thằng đt có bộ sạc không dây dùng cơ chế này rồi)
 
Mảng SW nhúng- nhóm 2: lập trình xử lý tín hiệu

Nhóm 2.1: Lập trình xử lý tín hiệu trên chip DSP. Thông thường dòng chip DSP hay được sử dụng trong các phần xử lý âm thanh, xử lí RF bandwidth nhỏ như AM/FM hay đến các bandwidth lớn hơn, xử lý ma trận, bóc tác và chèn dữ liệu cho packet data. Thường sử dụng chip của TI và một số hãng khác. NNLT hay sử dụng là C và Assembly, thư viện XLTH, thư viện Ethernet và protocol, một số API để sử dụng các module tăng tốc độ tính toán bằng phần cứng của chip. Mảng này là một mảng cốt lõi trong tương lai, hiện tại thì vẫn chưa có nhiều việc ở các cty phổ thông. Làm mảng này với các thầy thì có thể xin viết báo và đi học. Nhóm 2.1 có tư duy lập trình và thiết kế khá phổ thông và cơ bản so với các nhóm XLTH khác. DSP có thể coi là 1 nền tảng để implement. Kĩ sư làm tốt mảng này thường sẽ cần hiểu về kiến trúc máy tính và kiến trúc hoạt động của chip DSP, tổ chức dữ liệu trên RAM.

Nhóm 2.2: Lập trình xử lý tín hiệu song song (chip CPU, GPU). Idea khá tương tự nhóm 2.1 nhưng hay dùng cho ma trận và mảng, packet data cho lĩnh vực xử lý ảnh, trí tuệ nhân tạo. Thường là có thư viện cơ bản và cộng đồng làm khá lớn, có API và thư viện hỗ trợ DMA (truyền nhận dữ liệu) giữa CPU - GPU và RAM. Yêu cầu cũng tương tự nhóm 2.1.

Nhóm 2.3: Lập trình xử lý tín hiệu trên ARM. Idea khá tương tự nhóm 2.1, làm về các ma trận và mảng, packet data. Thường là có kiến trúc tương tự như 2.2 về số lượng core xử lý (tạm gọi là CPU), ngoài ra có thêm 1 cái hay nữa là cấu trúc SIMD (Single Instruction, Multi Data) để xử lý dữ liệu. Cái này có thể hình dung là 1 lệnh Assembly cộng 2 phần tử thông thường xử lý được A + B = C chẳng hạn, SIMD cho thực hiện A[0] + B[0], A[1] + B[1], ... A[N] + B[N] với 1 lệnh ASM). Kiến trúc này có thể tìm thấy ở chip Zynq FPGA và Zynq Ultrascale+ FPGA. Ngoài ra trên FPGA còn có thể tạo ra nhiều nhân soft ARM, những con này có thể tương tác dữ liệu và tín hiệu điều khiển với nhau.

Nhóm 2.4: Lập trình xử lý tín hiệu trên FPGA. Idea về mặt thuật toán của những nhóm này thì chung nhau này. Nhưng khác ở cách Implement và tích hợp. Các implement của FPGA thì có mấy loại, VD như Xilinx FPGA thì có loại 1 dùng thuần RTL code (VHDL/Verilog) ra core. Loại 2 dùng System generator/Model composor được xây dựng trên nền tảng của simulink, công cụ sẽ gọi đến các module có sẵn của xilinx và các thành phần khác, mix code của matlab vào -> tổng hợp ra core, thường dùng cho xlth radio/image. Loại 3 dùng HLS - base là code C và có thêm các prefix, preamble để cho tool generate core vận hành theo ý mình. Loại 4 dùng thuần Matlab Simulink để mô phỏng toán và generate ra code RTL để tạo core. Mình sẽ nói sâu hơn ở trong phần FPGA.

Nhóm 2.5: Lập trình xử lý tín hiệu trên MCU. Tương tự như trên nhưng tài nguyên về tần số (tốc độ xử lý )và RAM hạn chế nhưng vẫn đòi hỏi phải xử lý được nhiều thứ. VD có thể coi con ESP32 detect được đối tượng trong ảnh lấy từ CAM và truyền về web server. Chúng ta thấy là có 2 phần, xử lý ảnh và xử lý web server. Hay như 1 con MCU đọc ADC cho cảm biến cân nặng, sai số nó nhảy nhót liên tục nhưng khi hiển thị phải có cách nào cho nó ổn định, chứ nhảy liên tục người dùng nhìn sao được.

Để tham gia mảng này thì nên có kiến thức về toán cao cấp hoặc có khả năng quan sát và suy luận tốt và kĩ năng đọc tài liệu, sử dụng matlab.

Bài toán đặt ra ở đây là từ cái dữ liệu và chưa có hướng xử lý -> tạo ra hướng xử lý. Như vậy là đang đi tạo ra 1 cái thuật toán hoặc giải thuật.
Sau đó, từ thuật toán và giải thuật (đã có hoặc vừa nghiên cứu được ở trên) triển khai lên 1 nền tảng, cần phải thực hiện đúng yêu cầu, đánh giá được tỉ lệ sai số, khác biệt với xử lý số thực trên matlab. Tinh chỉnh dữ liệu, cơ chế xử lý theo nền tảng chip và yêu cầu của ứng dụng. Ngoài đáp ứng được chức năng xử lý, còn cần đáp ứng về mặt tài nguyên RAM/Core xử lý và thời gian xử lý.
Khi đã có kĩ năng cao rồi thì có thể chuyển sang làm thêm mảng kiến trúc hệ thống, quan tâm đến khả năng mở rộng thuật toán, giải thuật, khả năng mở rộng xử lý song song trên nhiều con chip, ....

Cơ hội cho mảng này nhiều cả về việc làm và đi học ThS, TS nước ngoài. Việc làm thì khá nhiều, VT, Samsung, Bosch, các cty outsource, startup
 
Mảng SW nhúng- nhóm 3: lập trình xử lý tín hiệu FPGA

Bài viết này t sẽ nói sâu hơn vào các yêu cầu và triển vọng của phần XLTH trên FPGA

Nhóm 3.1: System Generator / Model Composal dùng cho chip Xilinx, được xây dựng dựa trên cơ sở Simulink của matlab và các IP Core của Xilinx. Trong công cụ này, các ip core sẽ được tối ưu các chân kết nối và clock (hiểu đơn giản thì nó sẽ chỉ cho thiết kế IP Core theo 1 nguồn clock). Chúng ta có thể import full code matlab vào trong dưới dạng file mcode và chỉ định nghĩa các chân vào/ra cho dữ liệu. Sau đó có thể thay thế dần các IP của Xilinx vào và mô phỏng để tạo ra core. Có thể sử dụng các module của Simulink để tạo/view dữ liệu hoặc import/export data từ workspace của matlab để xử lý. Đây là 1 công cụ hỗ trợ mạnh cho các thiết kế xử lý tín hiệu RF khi có khả năng dự define độ rộng bit dữ liệu, kiểu dữ liệu, .... Có thể sử dụng cho sinh viên học kĩ năng và chuyển hướng đi sang thuần XLTH hoặc FPGA.

Nhược điểm: Bị giới hạn ở nền tảng của FPGA xilinx. Ở VN chắc có mỗi mấy trung tâm nghiên cứu của VT sử dụng hoặc một số prj freelance, các cty khác không dùng.

Nhóm 3.2: HDL Coder của matlab, công cụ này là một toolbox mở rộng của matlab, chỉ sử dụng component trong simulink để tạo luồng xử lý dữ liệu, sau đó có thể generate ra code rtl hoặc rtl kèm theo ip core của xilinx, t chưa thử với altera. Ưu điểm của cách này là hiểu biết về matlab thuần có thể tạo ra luồng xử lý đúng ngay. Sau đó thay đổi, cải tiến cấu trúc dần để generate ra code rtl chính xác.
Nhược điểm: cần phải trả phí thêm cho toolbox, code tạo ra phải tinh chỉnh nhiều lần, tài nguyên sử dụng không tối ưu.

Nhóm 3.3: HLS của xilinx. Đây là công cụ của xilinx hỗ trợ những người giỏi code C và hiểu kha khá thuật toán để triển khai sang code C. Sau đó từ code C generate ra core có rtl và ip core của xilinx. Nhược điểm của công cụ này là bị giới hạn ở nền tảng của xilinx, là 1 công cụ đang được phát triển nên có nhiều chỗ tạo ra không được tối ưu. Theo như t đánh giá thì những cái phần xử lý mà cần có feedback (dữ liệu hay kết quả tạo ra được giữ lại 1 phần đề xử lý cho các chu trình sau) thường ra cấu trúc tệ. T chưa làm nhiều bằng công cụ này nhưng vài lần sử dụng thấy nản quá nên không dùng vì không hỗ trợ nhiều về xử lý RF. Nhiều kĩ sư sử dụng để phát triển phần xử lý ảnh.

Nhóm 3.4: RTL code. Cách truyền thống của FPGA, từ code trình biên dịch sẽ tạo ra kiến trúc sử dụng được trên chip FPGA, có thể sử dụng trên nhiều nền tảng chip khác nhau. Cách sử dụng được nhiều nền tảng thì sẽ có nhiều loại chip khó tối ưu và không thể triển khai (Do mức độ phức tạp của code chẳng hạn). Cách làm này đòi hỏi có người đọc hiểu toán để nắm rõ các bước triển khai thuật toán. Sau đó đưa ra các lưu đồ thuật toán, chia nhỏ các chức năng ra -> định nghĩa dữ liệu vào ra với độ rộng bit -> rồi code.

Có thể có một vài cách khác nhưng t ko biết. T hay làm nhiều với nhóm 3.4
 
Mảng SW nhúng - nhóm 1: lập trình Vi điều khiển (MCU)

Nhóm 1.1: Thiết bị dân dụng không IoT. Nhóm này thường làm phần nhận tín hiệu điều khiển và thực thi trên các cơ cấu điện, cơ trong thiết bị. VD như cái quạt bật tắt, chỉnh tốc độ, quay từ điều khiển từ xa. Sau đó, xuất các tín hiệu logic để bật/tắt rơ le nguồn cho động cơ, điều khiển độ rộng xung hay chân logic để thay đổi điện áp vào động cơ để thay đổi tốc độ, quay hay không. To hơn thì có điều hòa được điều khiển từ xa, cả điều khiển và cục điều hòa đều có MCU. Ngày nay ít dần các thiết bị này rồi. Mình không bàn thêm về cái này nhiều nữa.

Nhóm 1.2: Thiết bị dân dụng IoT trong nhà. Nhóm này thường điều khiển MCU và module truyền thông hoặc esp32/8266 kết nối wifi liên tục. VD như cái công tắc đèn IoT hay bình nóng lạnh được bật tắt, hẹn giờ qua điện thoại. Hay cái máy giặt được cấu hình chương trình giặt, bật tắt, hẹn giờ chạy, chế độ. MCU được cung cấp các thư viện để hỗ trợ kĩ sư kết nối vào mạng, điều khiển/đọc logic các chân tín hiệu, các chuẩn giao tiếp dữ liệu. Ngoài ra còn có các thư viện kết nối đến các server dịch vụ và có trả phí/miễn phí. Độ khó phụ thuộc vào tốc độ mà chương trình phải đáp ứng, chip to hay bé -> cần tối ưu code hay không, tối ưu quá mà non tay thì chương trình không ổn định, dễ lỗi. Ưu điểm là chi phí đầu tư học rẻ, công cụ và thư viện có sẵn nhiều. Thích hợp cho sinh viên start game.

Nhóm 1.3: Thiết bị IoT ngoài trời. Nhóm này thường dùng MCU/Esp32/8266 kết hợp LORA, zigbee hoặc bluetooth để truyền dữ liệu về server ở xa. Hay dùng để thu thập dữ liệu từ cảm biến, đặc biệt các thiết bị này được xây dựng một cơ chế đồng bộ thời gian và cần có các để đặt ID để tránh bị trùng ID. Đa phần là những ông có kinh nghiệm nhận được và dự án nhà nước/tổ chức nên ko bàn đến nữa.

Nhóm 1.4: Evaluation Board (Các cái board sample cho các IC chuyên dụng VD ADC/DAC/PLL) MCU sẽ có tác dụng khởi động các IC theo chu trình được định sẵn, tự động hoặc nhận cấu hình từ USB/Ethernet cấu hình thanh ghi trong IC, theo dõi trạng thái, .... Thường các hãng lớn về linh kiện điện tử/IC hoặc cty phân phối linh kiện cho các vùng sẽ làm các board sample này để cho khách dùng thử.

Nhóm 1.5: Nhóm sensor ô tô, các hệ thống cảm biến, điều khiển. Thường giao tiếp với nhau bằng bus CAN, LIN. Thường sẽ có những con MCU có nhiệm vụ đọc sensor và có MCU làm nhiệm vụ xử lí các tín hiệu thu được. T chưa làm mảng này nên ko có hiểu biết sâu. Sợ mấy ông làm mảng automative vào đấm

Nhóm 1.6: Watch dog timer. Các hệ thống lớn như trạm viễn thông, trạm rada treo tít trên cao, hệ thống xử lí mà treo thì ko có ông nào leo cột lên reboot lại được -> vì vậy họ sinh ra những con MCU chỉ theo dõi trạng thái xung của các phần tử khác bắn đến, 2 3s mà không có gì -> tèo -> reboot. Ngoài ra còn có chức năng bảo vệ nguồn. Nguồn điện khi mới setup các trạm này chưa chắc ổn định, nó sẽ khóa nguồn vào hệ thống để bảo vệ linh kiện. Sau khi ổn định rồi thì người lắp đặt mới bấm bật trở lại được
1.5 từng làm vài tháng :haha: , mảng Automotive này ở VN có Bosch với Fpt, Vin làm, đặc biệt Fpt là nơi trung đào tạo trung chuyển nhân viên đánh thuê dự án cho các cty còn lại
 
Mảng SW nhúng- nhóm 4: lập trình hệ thống FPGA

Trong nhóm này thì cái kĩ năng phải có của các nhóm trên mỗi thứ một phần cho từng project cụ thể.
VD hiểu được schematic của HW để xem cấu hình, theo dõi trạng thái, nhận dữ liệu ntn. Phần mềm cần gửi dữ liệu đi đâu, thời gian truyền đi ntn. Rồi XLTH cần những cái gì ở trong đấy, cân đối tài nguyên trong con chip ntn. Đưa ra các interface ghép nối giữa các module, core, ....
-> vẽ ra kiến trúc của hệ thống rồi đưa ra chu trình hoạt động, cấu hình cho SW ntn
-> test hệ thống cần biết cả dùng máy đo, các công cụ matlab, wireshark, ....
-> bị ăn đấm thì thằng làm system là thằng bị đấm -> đòi hỏi phải cẩn thận và đi nghiên cứu kĩ các yêu cầu, kiểm tra, ghép nối
 
Em vừa kết thúc năm nhất ngành ĐTVT ở HUST, em đang băn khoăn chuyện chọn hướng đi cho những năm tới:
  • Bằng đại học có giá trị không, em đang có cpa 3.4 và đang hướng đến bằng giỏi hoặc xuất sắc.
  • Em băn khoăn 3 hướng: thiết kế vi mạch, nhúng, code web (em khá thích hardware nhưng chưa được thực hành nhiều, còn software em chỉ gọi là ổn nếu so sánh với IT chỉ phần code).
  • Có nên vào lab ngay từ năm 2 hay dành thời gian đi làm thêm (điều kiện kinh tế em không tốt).
  • Nếu du học hoặc xuất ngoại thì nước nào là ổn nhất (em đang cân nhắc Sing hoặc Hàn).
Các bác đi trước cho em xin lời khuyên, đặc biệt nếu là huster khoá trước thì các tốt ạ.
 
Tôi không học bách khoa, nhưng cũng có lấy tấm bằng kỹ sư công nghệ thông tin lót lưng, và tiện đang làm IT Server/Network Admin ở công ty điện tử được hơn 5 năm nên có ít thông tin cung cấp cho fence.
1. Có, bên này 4 ông nhúng bằng đại học, 2 thiết kế vẽ mạch cũng đại học nốt, 1 ông lead thạc sỹ + bằng tiếng Trung, Anh.
2. Tuyển Website developer thì ưu tiên tuyển CNTT, cơ mà ngoài biết làm web ra thì bây giờ phải làm được cả App android / ios mới ăn tiền, và dev bên tôi nhảy việc rất nhanh, lương fresher 8 củ, senior 12 củ mà chúng nó cũng chả mặn mà gì, thàng làm cao lắm tính đến giờ là 2 năm, chủ yếu là vô lấy kinh nghiệm viết vô CV rồi nhảy qua mấy cty gia công phần mềm lương cao hơn nhiều :burn_joss_stick:
4. Không có điều kiện kinh tế thì xuất ngoại kiểu gì, có ưu tú đến mức được học bổng không ? :doubt:, được thì đi, không thì trước mắt phải tập trung lấy cho được cái bằng đại học đã rồi tính tiếp. Tôi quen 2 thàng cũng đang học năm nhất, năm hai tiếng anh còn chưa sỏi mà đùng cái là làm hồ sơ bay sang canada du học và đi luôn không thấy về, không biết học hành ra sao chứ kiểu này thì có mùi gia đình có điều kiện, người thân bên đó bảo lãnh cho trốn dài hạn qua 27t rồi về ăn chơi thôi chứ học hành quái gì :sure:
 
Em vừa kết thúc năm nhất ngành ĐTVT ở HUST, em đang băn khoăn chuyện chọn hướng đi cho những năm tới:
  • Bằng đại học có giá trị không, em đang có cpa 3.4 và đang hướng đến bằng giỏi hoặc xuất sắc.
  • Em băn khoăn 3 hướng: thiết kế vi mạch, nhúng, code web (em khá thích hardware nhưng chưa được thực hành nhiều, còn software em chỉ gọi là ổn nếu so sánh với IT chỉ phần code).
  • Có nên vào lab ngay từ năm 2 hay dành thời gian đi làm thêm (điều kiện kinh tế em không tốt).
  • Nếu du học hoặc xuất ngoại thì nước nào là ổn nhất (em đang cân nhắc Sing hoặc Hàn).
Các bác đi trước cho em xin lời khuyên, đặc biệt nếu là huster khoá trước thì các tốt ạ.

  • đánh game thực sự sợ những thanh niên đặt tên expert, no 1, vip, pro, ....
  • Bằng ĐH không có giá trị thì người ta đi học để làm gì. Thử đi xin việc vào các cty công nghệ không có bằng nó trả ntn. Chúng nó mở mồm ra là không cần bằng ĐH vẫn tuyển dụng nhưng lương, thu nhập là chuyện khác. Có cùng bằng ĐH thì tùy từng vị trí công việc mà người ta xét bằng ĐH hay xét các prj đã làm, kiến thức đã có. Một số vị trí nghiên cứu thì ưu tiên bằng giỏi, xuất sắc, còn đa phần ưu tiên sinh viên có nhiều kinh nghiệm, kĩ năng.
  • Vi mạch và nhúng là 2 chuyên môn hẹp, vi mạch ở VN hiện tại đa phần là vẽ các cell hoặc là verification, chắc ít cơ hội làm dev/design. Nên cân nhắc thận trọng chọn hướng đi nhúng hay vi mạch vì nó cũng là công việc lập trình bậc thấp (ko phải là trình thấp), nhưng thị trường lại nhiều công việc lập trình bậc cao. Hướng web thì có quá nhiều người chọn, tự cân nhắc tiếp.
  • Không có hướng đi thì tốt nhất chọn 1 lab để được thông não, đừng vì mấy năm đi học sống dư dả hay đủ ăn mà đi làm thêm. T khuyên nếu nhà vẫn đáp ứng được điều kiện sinh hoạt cơ bản với học phí.
  • NOTE: Các lab có nhiều cơ hội xin học bổng hơn nếu tự đi cày và đi kiếm. lương trả sinh viên đi học ths nước ngoài bản chất là trường tài trợ học phí và giảng viên trả tiền công nghiên cứu, làm việc. Muốn xin đi học thì tìm hiểu các lab hay làm nghiên cứu và viết báo KH. Đi xin học ở Hàn bây h có vẻ đang là dễ thở nhất trong các chương trình có thể xin.
XKLĐ kĩ sư ở viện ĐTVT tìm thầy Nguyễn Hoàng Dũng, lab của thầy có nhiều liên hệ với một số nghiệp đoàn bên Nhật, ra trường được học free JAV language 6 tháng - 1 năm hoặc học nhanh hơn thì được sang đó làm sớm hơn, không mất phí làm visa hay thủ tục sang nhật, các cty nhật tự thanh toán. Thu nhập cái này rất ổn mấy năm trước, h đang bị ảnh hưởng tỉ giá, sau 2 3 năm nữa chắc là có cải thiện.
 
  • đánh game thực sự sợ những thanh niên đặt tên expert, no 1, vip, pro, ....
  • Bằng ĐH không có giá trị thì người ta đi học để làm gì. Thử đi xin việc vào các cty công nghệ không có bằng nó trả ntn. Chúng nó mở mồm ra là không cần bằng ĐH vẫn tuyển dụng nhưng lương, thu nhập là chuyện khác. Có cùng bằng ĐH thì tùy từng vị trí công việc mà người ta xét bằng ĐH hay xét các prj đã làm, kiến thức đã có. Một số vị trí nghiên cứu thì ưu tiên bằng giỏi, xuất sắc, còn đa phần ưu tiên sinh viên có nhiều kinh nghiệm, kĩ năng.
  • Vi mạch và nhúng là 2 chuyên môn hẹp, vi mạch ở VN hiện tại đa phần là vẽ các cell hoặc là verification, chắc ít cơ hội làm dev/design. Nên cân nhắc thận trọng chọn hướng đi nhúng hay vi mạch vì nó cũng là công việc lập trình bậc thấp (ko phải là trình thấp), nhưng thị trường lại nhiều công việc lập trình bậc cao. Hướng web thì có quá nhiều người chọn, tự cân nhắc tiếp.
  • Không có hướng đi thì tốt nhất chọn 1 lab để được thông não, đừng vì mấy năm đi học sống dư dả hay đủ ăn mà đi làm thêm. T khuyên nếu nhà vẫn đáp ứng được điều kiện sinh hoạt cơ bản với học phí.
  • NOTE: Các lab có nhiều cơ hội xin học bổng hơn nếu tự đi cày và đi kiếm. lương trả sinh viên đi học ths nước ngoài bản chất là trường tài trợ học phí và giảng viên trả tiền công nghiên cứu, làm việc. Muốn xin đi học thì tìm hiểu các lab hay làm nghiên cứu và viết báo KH. Đi xin học ở Hàn bây h có vẻ đang là dễ thở nhất trong các chương trình có thể xin.
XKLĐ kĩ sư ở viện ĐTVT tìm thầy Nguyễn Hoàng Dũng, lab của thầy có nhiều liên hệ với một số nghiệp đoàn bên Nhật, ra trường được học free JAV language 6 tháng - 1 năm hoặc học nhanh hơn thì được sang đó làm sớm hơn, không mất phí làm visa hay thủ tục sang nhật, các cty nhật tự thanh toán. Thu nhập cái này rất ổn mấy năm trước, h đang bị ảnh hưởng tỉ giá, sau 2 3 năm nữa chắc là có cải thiện.
Anh thật là đẳng cấp :v
 
Mảng HW - nhóm 5: mạch thu phát sóng vô tuyến
Nhóm này thì t đánh giá là có những công việc có độ khó từ 3 đến 10 trên thang 10

5.1 Nhóm mạch RF Free-Band: 315MHz, 433MHz, 2.4GHz/5GHz của wifi/bluetooth,.... Nhóm này dùng trong các thiết bị wifi thì không nói, còn đa phần dùng trong các thiết bị cầm tay truyền tin dân dụng: tìm xe, bật máy bơm từ xa, có thể là một số thiết bị bộ đàm. Độ khó 3 đến 5. Đặc trưng -> ngon bổ rẻ (chi phí làm khoảng 200-400 một thiết kế), hoạt động hay không là kiểm tra được ngay, tốt nhất vẫn nên mô phỏng ADS hoặc công cụ RF khác cho đỡ tốn tiền làm, sinh viên có thể làm được để lấy kinh nghiệm đi xin việc cho các nhóm ở dưới đây hoặc xin vào các cty làm về IoT, VT thì xin vào khối 3, trung tâm IoT.

5.2 Nhóm mạch RF/IF band HF/VHF - dải tần số từ vài KHz đến khoảng 300MHz. Nhóm này thường sử dụng trong các đài thu phát sóng, thiết bị quân sự. Đặc trưng là công suất phát lớn đến rất lớn (vài chục KW và có thể cao hơn), công suất tín hiệu thu được thì nhỏ đến rất nhỏ. -> khó khăn ở đây là các bộ gain, PA, bảo vệ RX từ TX, chống tràn công suất, bảo vệ phần feedback của tuyến phát. Thiết bị cầm tay, vác vai thì còn phải nghiên cứu tối ưu công suất từ pin/acquy. Thiết bị trên xe phải lo ổn định dòng và áp từ củ phát điện nối với động cơ vì xe có thể chạy nhanh chạy chậm -> tần số điện tạo ra bị biến động, công suất vào cũng biến động. Ngoài ra còn có các vấn đề về phối hợp trở kháng RF giữa PA và antenna, tản nhiệt, .... Rồi ông nào phải đi test phát sóng thì phê lắm.
Game này giành cho TAY TO NHÀ GIÀU VÀ CÓ QUYỀN LỰC. Bro nào muốn trải nghiệm thì đăng kí vào khối 1 VHT và VTX của VT, nước ngoài chắc khó kiếm trừ khi đi onsite. Thu nhập thì ko cần phải bàn đâu. Độ khó phụ thuộc vào công suất lớn và dải tần rộng hay không nhưng nhìn chung là khó từ 7 trở lên. Nhu cầu tuyển dụng 1 năm đâu đó

5.3 Nhóm mạch RF/IF band UHF trở lên (từ 300MHz). Nhóm này thường là các thiết bị viễn thông 2G/3G/4G/5G và các thiết bị rada. Công suất phát khá là đa dạng, công suất thu được nhỏ. Khó khăn tương tự nhóm 5.2 nhưng công suất thì không cao bằng. Ngoài ra còn phải thiết kế chống nhiễu EMC/EMI phức tạp, chặn, lọc nhiễu intermodulation, spur, hài bậc. Cùng lắm là vài KW thôi ( >64 antenna x 30W = 1.8KW) Test mạch nhóm này nhẹ nhàng hơn, có thiết bị suy hao để chặn, hạn chế sóng, chamber các li, .... Game giành cho nhà giàu trong và ngoài nước. Độ khó thì thôi cũng chả cần nói. Cứ làm xong 1 cái prj đi xin việc dễ lắm. Nhu cầu tuyển dụng khá nhiều

5.4 Nhóm mạch RF/IF full band. Chập cái thằng 5.2 với 5.3 lại thôi nhưng thường là các thiết bị giám sát băng tần, VSA, VSG. Làm được thì thôi, cũng ko cần bàn

NOTE: Cần mô phỏng và phối hợp trở kháng tốt, layout mạch cũng là một vấn đề. Linh kiện 5.2 5.3 đắt
Anh cho em hỏi, em có chút kĩ năng về RF,thiết kế được mạch PA, anten, biết đôi chút về mô phỏng app... Mà tìm intern/fresher mỏi mắt ko có. Tiếng anh em cũng tốt (800-900+ Toeic, lâu rồi ko thi lại nhưng đảm bảo tầm đó). Công ty chuyên về RF thì em ko thấy có mấy ở VN, cũng ko ai đăng tuyển. Em lỡ ra trường muộn vì covid nên nghỉ để đi làm nên GPA không phải loại giỏi thì có xin được intern ở đâu không ạ?. Em tìm mỏi mắt gần tháng nay ko có chỗ tuyển
 
Last edited:
Anh cho em hỏi, em có chút kĩ năng về RF,thiết kế được mạch PA, anten, biết đôi chút về mô phỏng app... Mà tìm intern/fresher mỏi mắt ko có. Tiếng anh em cũng tốt (800-900+ Toeic, lâu rồi ko thi lại nhưng đảm bảo tầm đó). Công ty chuyên về RF thì em ko thấy có mấy ở VN, cũng ko ai đăng tuyển. Em lỡ ra trường muộn vì covid nên nghỉ để đi làm nên GPA không phải loại giỏi thì có xin được intern ở đâu không ạ?. Em tìm mỏi mắt gần tháng nay ko có chỗ tuyển
Sắp bảo vệ đồ án tốt nghiệp phải không. Tháng 11 samsung tuyển intern 1 tháng rồi kí chính thức, cho nợ bằng đh 6 tháng nhé. Đang tìm mỏi mắt không thấy mạng nào sắp bảo vệ ĐATN để tuyển đợt intern tháng 11
 
Sắp bảo vệ đồ án tốt nghiệp phải không. Tháng 11 samsung tuyển intern 1 tháng rồi kí chính thức, cho nợ bằng đh 6 tháng nhé. Đang tìm mỏi mắt không thấy mạng nào sắp bảo vệ ĐATN để tuyển đợt intern tháng 11
Vâng, em tưởng đợt này là hết rồi chứ,
Xê ra chỗ khác chơi đi mầy.

@all: phần tử Tạo này làm FAE cho KeySight nhé, ai cần hỏi gì về FAE thì cứ hỏi hắn
Cách đây độ một tháng, em có gửi CV qua web tuyển dụng cho keysight về Field Service Engineer, Entry xong họ mail từ chối luôn, ghi là vì đủ người rồi :V
 
Back
Top