Có phải học khối ngành khoa học xã hội là kém cỏi?

Trannam.Sales

Senior Member

Nhiều bạn trẻ học khối ngành khoa học xã hội ta thán việc họ hay bị so sánh với những người học khối ngành khoa học tự nhiên. Họ bị mặc định là kém cạnh hơn khi thiếu tư duy, thiếu sự thông minh, chỉ cần siêng năng học thuộc bài. Nhưng liệu mặc định ấy có đúng?​



Không chỉ đơn giản là học thuộc lòng​

Khối ngành khoa học xã hội (KHXH) bao gồm các môn: Ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân… còn khối ngành khoa học tự nhiên (KHTN) thì bao gồm các môn như: Toán, vật lý, hóa học, sinh học. Và từ trước đến nay luôn tồn tại sự so sánh giữa học sinh, sinh viên của hai khối ngành này.

‏Nhớ lại thời học ở bậc THPT khi phải chọn học giữa lớp thuộc khối KHXH và KHTN, Đặng Thị Thùy Trâm, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM kể từng bị ba mẹ ngăn cản không cho theo học lớp KHXH vì cho rằng những môn KHTN sau này sẽ có tương lai hơn.
Trâm cho biết: "Quan điểm của gia đình mình là các môn KHTN luôn quan trọng và cần thiết hơn, còn KHXH là những môn phụ, chỉ cần học cho biết. Vì vậy, ba mẹ mình cứ mặc định học KHTN mới là giỏi còn các môn KHXH thì ai học cũng được".‏
‏Là thủ khoa khối C của trường trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021 nhưng trước đó Huỳnh Thị Thanh Cúc, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM chịu rất nhiều những lời chê bai khối ngành mà mình theo đuổi.
"Không chỉ bị các bạn học tự nhiên coi thường mà ngay cả giáo viên dạy các môn tự nhiên cũng không xem trọng học sinh khối ngành xã hội. Mình vẫn nhớ như in một giáo viên nói với mình rằng học toán, lý, hóa mới học chứ sử, địa mà học làm cái gì. Ai cũng nghĩ các môn xã hội chỉ cần học vẹt chứ chả cần phải tư duy nên cứ mặc định học khối ngành xã hội là không giỏi bằng khối ngành tự nhiên‏‏", Thanh Cúc kể lại.
'Giải oan' cho người trẻ học khối ngành khoa học xã hội - Ảnh 2.
Bất kể môn học nào cũng đòi hỏi người học cần phải có tư duy logic
THẢO PHƯƠNG

‏Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1 (TP.HCM) cho biết: ‏‏"Tôi khẳng định quan điểm các môn thuộc khối ngành KHXH chỉ dành cho những học sinh giỏi học thuộc lòng, không có khả năng tư duy logic là quan điểm cũ và hoàn toàn sai lầm. Bất cứ môn học nào cũng có yếu tố khoa học và tư duy ở trong đó, kể cả các môn lịch sử, địa lý hay giáo dục công dân. Chương trình học, kiến thức là sản phẩm trí tuệ của nhân loại, rất đa chiều và có góc độ khoa học. Ngày nay, khuynh hướng ra đề hay giảng dạy của thầy cô là hướng học sinh đến việc phân tích và tư duy một vấn đề để các em hiểu sâu chứ không chỉ đơn giản là học thuộc lòng". ‏

Mỗi người đều có một sở trường và lợi thế riêng​

‏Việc quy chụp những bạn trẻ học khối KHXH là học kém, không có năng lực học các môn KHTN là không đúng. Từng dự định sẽ thi đại học khối A hoặc D nhưng vào cuối năm lớp 11, sau khi quyết định thay đổi ngành học, Hồ Lê Khánh Uyên, học sinh lớp 12, Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP.HCM) đã chuyển hướng thi khối C.
"Vì có nguyện vọng theo học ngành công tác xã hội của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn nên mình đã chuyển mục tiêu sang khối C. Mình học khối C không phải vì không học được toán, lý, hóa mà vì đó là khối mà ngành mình muốn học xét tuyển được", Khánh Uyên cho biết.
'Giải oan' cho người trẻ học khối ngành khoa học xã hội - Ảnh 3.
Mỗi người đều có sở trường và lợi thế riêng nên học khối tự nhiên hay xã hội cũng đều có thể theo đuổi ước mơ
THẢO PHƯƠNG
‏Mặc dù theo học các môn tự nhiên nhưng Trần Đức Khánh, cựu học sinh lớp chuyên toán Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (tỉnh Quảng Nam), hiện đang là du học sinh của Trường ĐH Simon Fraser (Canada) chưa bao giờ xem thường những bạn học khối ngành KHXH.

"Mình nghĩ tự nhiên hay xã hội gì cũng giống nhau cả, đều có những nguyên tắc, logic riêng. Những bạn học xã hội thông minh theo cách mà những người học tự nhiên như mình không thể hiểu được. Cho nên mình rất ngưỡng mộ và tò mò về các bạn học KHXH".‏
‏Khánh cũng cho biết bản thân từng làm việc chung với các bạn học khối ngành KHXH và nhận thấy mọi người đều rất có năng lực và tư duy nhạy bén. ‏‏"Mỗi người đều có một sở trường và lợi thế riêng. Cái quan trọng là biết điểm mạnh của mình ở đâu để phát huy và định hướng tương lai cho phù hợp. Cho nên, học khối tự nhiên hay xã hội cũng đều có thể theo đuổi được ước mơ và đam mê", Khánh cho biết.‏
‏Ông Huỳnh Thanh Phú, cũng cho rằng không có khối ngành nào là tầm thường hơn, vấn đề là ở sở trường và sở thích của mỗi người. "Trong bất kỳ môn học gì cũng cần có tư duy logic thì mới đạt điểm cao. Cho nên điều quan trọng là phải biết thế mạnh của mình là gì, thích môn gì, từ đó theo đuổi và phát triển để sau này tìm được cho mình một ngành nghề phù hợp", ông Phú cho hay. ‏
‏Ông Phú cũng đưa ra lời khuyên: "Các môn học luôn bổ trợ cho nhau, kiến thức tổng hợp của các môn giúp ích rất nhiều trong cuộc sống và trong công việc. Do đó, các em học sinh cần lưu ý rằng ưu tiên học các môn thế mạnh để thi vào đại học nhưng không được bỏ qua các môn học còn lại vì kiến thức nền tảng ở mỗi người cần phải có".
Nguồn: https://thanhnien.vn/co-phai-hoc-khoi-nganh-khoa-hoc-xa-hoi-la-kem-coi-185230522030941984.htm
 
IQ cao nước ta đa phần toàn học khối ngành xã hội không đấy. Kém là kém thế nào ?
zFNuZTA.gif


via theNEXTvoz for iPhone
 
Ở đâu chứ xứ này thì đúng cmnr, toàn tụi không học nổi khối tự nhiên phải chui vô khối XH. Không phải bản thân khối XH dở mà là nó không hút được nhân tài vì khối này học ra xong thì đa số chết đói ở VN. (tất nhiên là trừ tầng lớp ở đợ)

Còn ở mấy quốc gia phát triển như Tây, Hàn, Nhật thì khối XH ngang ngửa khối tự nhiên, đặc biệt tụi Hàn cuồng mấy nghề liên quan tới luật như luật sư, công tố viên bla bla. Còn Mỹ thì khỏi nói, nghề luật ở những quốc gia này được xếp ngang bác sĩ.
 
Ở đâu chứ xứ này thì đúng cmnr, toàn tụi không học nổi khối tự nhiên phải chui vô khối XH. Không phải bản thân khối XH dở mà là nó không hút được nhân tài vì khối này học ra xong thì đa số chết đói ở VN. (tất nhiên là trừ tầng lớp ở đợ)

Còn ở mấy quốc gia phát triển như Tây, Hàn, Nhật thì khối XH ngang ngửa khối tự nhiên, đặc biệt tụi Hàn cuồng mấy nghề liên quan tới luật như luật sư, công tố viên bla bla. Còn Mỹ thì khỏi nói, nghề luật ở những quốc gia này được xếp ngang bác sĩ.
Luật sư với kiểm sát VN cũng ngon mà, thấy ai làm luật sư cũng giàu hết. tất nhiên là không giàu bằng Hàn với Mỹ nhưng so với Việt Nam thì cũng giàu rồi.
 
Khối xã hội là luật, kinh tế, tài chính, chính sách công,....toàn làm sếp to thì kém là kém thế nào, chỉ kém đối với mấy ngành chả ma nào học như khảo cổ, văn học, lịch sử,...

Khối tự nhiên cũng đầy ngành điểm xét tuyển thấp trũng như toán học, công nghiệp thực phẩm, thú y, chăn nuôi, thủy sản, địa chất, nông nghiệp,...chứ có phải ngành nào cũng cao như IT đâu
 
2 khối này nó phân tư tưởng khác bọt vl
vd bên tự nhiên là GS Châu

Sent from Samsung SM-N985F using vozFApp
 
Do thời thế cả, khối tự nhiên có nhiều ngành hot và kiếm tiền tốt hơn, khối xã hội có ngành sáng sủa nhất là luật sư thì ở Việt Nam...
GIZ2M2E.png
 
Khối xã hội là luật, kinh tế, tài chính, chính sách công,....toàn làm sếp to thì kém là kém thế nào, chỉ kém đối với mấy ngành chả ma nào học như khảo cổ, văn học, lịch sử,...

Khối tự nhiên cũng đầy ngành điểm xét tuyển thấp trũng như toán học, công nghiệp thực phẩm, thú y, chăn nuôi, thủy sản, địa chất, nông nghiệp,...chứ có phải ngành nào cũng cao như IT đâu
Kinh tế tài chính khối xã hội ?tư duy của a thật xã hội
 
Để bước chân vào hàng ngũ iqcow, thượng đẳng buộc phải học các ngành XH. Ở nơi chỉ có tầng lớp “công nhân, nông dân” mới lên lãnh đạo được thì có nhà khoa học, nghiên cứu, sản xuất chỉ là dbrr
 
Anh học khối C thuần vô làm mấy bài nguyên lí kế toán, vi mô, vĩ mô, kinh tế lượng hộ tôi cái. Kinh tế là ngành khoa học xã hội nhưng tuyển sinh kiểu gì cũng phải có môn Toán trong bộ môn thi.
Kinh tế là khoa học xã hội đúng rồi, khoa học xã hội và khoa học tự nhiên chứ có phải khối C với khối A đâu
WXblubE.png

Lấy tạm wiki
1684840105701.png
 
Back
Top