Con kiểm tra học kỳ, cha mẹ bấn loạn

Cryolite C

Senior Member

Hai tuần trở lại đây, ngày nào anh Hưng cũng bấn loạn với đống bài ôn tập kiểm tra học kỳ 1 của cậu con trai đang học lớp 7, tới tận 11, 12h đêm.

Một học sinh ở TP.HCM “quay cuồng” với các đề ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ 1 - Ảnh: SƠN NAM

Một học sinh ở TP.HCM “quay cuồng” với các đề ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ 1 - Ảnh: SƠN NAM

Học sinh cả nước đang kiểm tra học kỳ 1 năm học 2023 - 2024. Tưởng rằng với việc thực hiện chương trình mới, việc thi cử, đánh giá cũng sẽ "mới", theo hướng nhẹ nhàng, chủ yếu đánh giá sự tiến bộ, coi trọng việc động viên, khuyến khích học sinh, tuy nhiên thực tế thì khác.

Dù muốn đổi mới nhưng nhiều thầy cô, nhà trường cho biết nhiều áp lực bủa vây khiến việc thi cử, kiểm tra vẫn "lối cũ ta về".

"Núi" bài tập ôn kiểm tra học kỳ​

Hai tuần trở lại đây, ngày nào anh Hưng cũng bấn loạn với một loạt bài ôn tập kiểm tra học kỳ 1 của con, đang là học sinh lớp 7 tại TP.HCM. Tối nào cha con anh cũng vật lộn với các bài ôn tập của con đến 11h - 12h đêm vẫn chưa xong.

Trường THCS nơi K., con anh Hưng, đang theo học đã bắt đầu ra bài ôn tập cho học sinh cách đây gần một tháng.

Mỗi môn học (khoảng 7 - 8 môn lấy điểm) đều được nhà trường cho đề cương ôn tập với số lượng bài vở rất lớn. Các bài ôn tập này đều được giáo viên gửi để phụ huynh in ra cho con ôn tập.

Anh Hưng kể có những môn học giáo viên cho đến năm bài ôn tập dài và một số đề rất khó, con anh không hiểu đề, không hiểu cách làm nên về hỏi cha mẹ.

Với K. là một học sinh sáng dạ, nhanh nhẹn nhưng với số lượng bài vở ôn tập nhiều như vậy lại toàn ghi nhớ, học thuộc nên rất nhiều bài em không thể làm được.

"Nhất là đề văn, nhiều đề con tôi không hiểu. Đi làm đã mệt, về nhà tôi lại phải cùng con soạn bài ôn tập, giảng giải cho con rất nhiều vấn đề của bài học.

Thậm chí có những bài tôi còn phải làm giúp vì con không hiểu gì, không làm được. Tôi không biết trên trường giáo viên dạy thế nào mà con không hiểu bài. Sau đó, con phải học thuộc những bài rất dài mà hai cha con đã cùng soạn ra đó", anh Hưng bộc bạch.

Anh Hưng cũng cho biết thêm nhiều lúc cũng muốn để con tự học bài, tự làm bài nhưng với khối lượng bài ôn tập quá nhiều, môn học nào cũng phải ôn tập như vậy nên không xuể. Hơn nữa, nếu con không hiểu bài thì điểm thi sẽ thấp, con phải đi học phụ đạo.

Trong những ngày ôn thi chuẩn bị cho học kỳ 1, con anh thường xuyên phải học bài muộn, phải đi học thêm một số môn học nên giấc ngủ của con rất thất thường.

"Con ngủ không được, tôi ngủ không được. Tôi không hiểu sao trường bắt thuộc cả những bài thơ dài ngoằng, cho nhiều bài như vậy để làm gì", anh Hưng mệt mỏi ta thán.


Phải học thuộc lòng​

Chị Bình có ba con đang học ba cấp học gồm: tiểu học, THCS, THPT và đều đang theo học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại các trường công lập ở TP.HCM.

Trong khi bậc THPT đã kiểm tra học kỳ 1 xong rồi, bậc THCS đang còn thi một số môn nữa mới hết thì bậc tiểu học đang trong giai đoạn ôn tập, chuẩn bị thi.

"Tôi tá hỏa với việc các con mang đề ôn tập về nhà để ôn thi như vậy. Các con đều phải học thuộc lòng rất nhiều dù hình thức thi là thế nào.

Có vẻ càng ngày học sinh càng phải học thuộc nhiều hơn vì kiến thức bây giờ không chỉ nằm trong sách giáo khoa nữa", chị Bình lo lắng nói.

Tương tự, chị Hạnh, phụ huynh có con năm nay học lớp 4 tại một trường tiểu học ở TP.HCM, kể năm nay để ôn thi cho học kỳ 1, như môn lịch sử, có hôm con mang về nhà 17 câu hỏi để "học thuộc".

Con chị cứ cầm tờ ôn tập đó học thuộc theo ý của giáo viên. Lên lớp giáo viên sẽ kiểm tra việc học thuộc của học sinh. "Tất nhiên, không phải một ngày cô yêu cầu thuộc luôn 17 câu mà 17 câu đó sẽ phải thuộc trong 3 - 4 ngày, mỗi ngày cô sẽ kiểm tra khoảng 5 câu", chị Hạnh tâm sự.

Có con đang học lớp 7, anh Nguyên kể rằng anh cũng "rầu lắm" vì việc ôn thi học kỳ của con anh. "Đi học về tắm rửa, ăn cơm là con vào ngay bàn học nhưng hôm nào 12h hơn vẫn chưa được đi ngủ, có ngày học đến 1h - 2h sáng.

Như môn văn, giờ thầy cô nói không thi những ngữ liệu có trong sách giáo khoa nên cho một loạt bài văn, bài thơ yêu cầu về học thuộc trích đoạn hoặc thuộc cả bài. Môn khoa học cũng thế, thuộc rất nhiều...

Tôi thấy bản thân mình mà học vậy cũng không học nổi, thương con quá mà không biết phải làm thế nào", anh tâm sự.

Một học sinh lớp 11 tại một trường THPT ở TP.HCM kể với Tuổi Trẻ rằng bình thường việc học tập và làm bài trên trường đã rất nhiều, trong những ngày ôn thi học kỳ bài ôn tập còn nhiều hơn rất nhiều.

"Em phải uống cà phê mới có thể tỉnh táo để học tiếp. Buổi ngày lên trường thấy buồn ngủ, uể oải lắm", em học sinh này than.

...
 
Tưởng rằng với việc thực hiện chương trình mới, việc thi cử, đánh giá cũng sẽ "mới", theo hướng nhẹ nhàng, chủ yếu đánh giá sự tiến bộ, coi trọng việc động viên, khuyến khích học sinh, tuy nhiên thực tế thì khác.

ct mới cấp 3 nó na ná giống đại cương ở đại học rồi
 
Nhớ năm cấp 3, bà cô chủ nhiệm éo soạn đề cương cho cả lớp mà giao cho mấy đứa học sinh làm mới vl, trong đó có tôi :surrender:
Hồi đó cứ nghĩ mình được cô giáo tin tưởng này kia, tự hào các kiểu... xong giờ nghĩ lại mới biết bả lười éo làm nên mới kêu mình làm :what:
 
Giờ nên phân rõ ràng .
Thằng nào làm culi thì cho nó học nhẹ nhàng thôi..
Còn đã xác định làm việc tri thức thì cần cho bọn nó biết thế nào là cạnh tranh..
Giờ t đi làm cũng cạnh tranh bỏ mẹ, giờ chủ yếu là thiếu thời gian..nghĩ tiếc tuổi trẻ chỉ biết chơi mà chửi nền giáo dục, rồi cái văn học dốt thì lại làm to..
 
Cố cho con nó xoá mù chữ, tốt nghiệp cấp 3 xong rồi tính tiếp.
Bản thân mình nhiều lúc vẫn nuối tiếc nhớ nhung quãng thời gian còn là học trò cấp 2 cấp 3.
Nhưng khi nhớ đến đống bài tập và đề thi học kỳ thì lại toát mồ hôi.
thỉnh thoảng còn mơ đi thi mà đọc đề méo hiểu cái gì rồi giật mình tỉnh giấc
h0Fstf1.png
 
Tưởng rằng với việc thực hiện chương trình mới, việc thi cử, đánh giá cũng sẽ "mới", theo hướng nhẹ nhàng, chủ yếu đánh giá sự tiến bộ, coi trọng việc động viên, khuyến khích học sinh, tuy nhiên thực tế thì khác.

ct mới cấp 3 nó na ná giống đại cương ở đại học rồi
Nhẹ nhàng, động viên, khuyến khích :LOL:
 
Do một phần cơ chế nữa. Như trước, cho con chơi 3 năm 1,2,3 được, lớp 4,5 học không muộn, vẫn thi vào các trường điểm được. Giờ nó xét cmn học bạ, 1.2.3 đéo ngon thì đéo dc thi => áp lực từ mới đi học. Còn nếu bảo 12 năm đéo cần học, trường nào lớp nào cũng thế thì thôi, bỏ qua luôn cũng dc :)
 
Tôi cũng dạy mấy đứa nhỏ, tôi thấy đúng là các bố, các mẹ đang cuống cuồng lên thật. Chỉ sợ con bị điểm thấp thôi. Mình thì cũng không tiện nói, nhiều đứa học không tốt, chỉ ở mức trung bình. Nhưng mọi năm cô cho đề cương, về nhà làm hết là đi thi sẽ được điểm cao. Nếu ba mẹ nào quan tâm con thì sẽ biết thực sự mức học của con ở đâu để đưa đi học thêm cho phù hợp. Chứ ba mẹ ảo tưởng điểm là vài năm sau con chết dí luôn.
Có trường hợp đưa đến nhà tôi, cha mẹ cứ khen mãi là học tốt lắm. Nhưng tôi test thì lại ở mức trung bình, hổng kiến thức rất nhiều. Mình nhận xét thật là cháu học ở mức trung bình thôi. Có phụ huynh nhìn nhận được thì đồng ý cho ở lại dạy, có phụ huynh tự ái thì không cho con đến nữa. Nhưng tôi chẳng quan tâm, vì tôi dạy không lấy 1 đồng nào cả. Đứa nào ở lại tôi dạy chi tiết tỉ mỉ, phương pháp của tôi không chú trọng ngay tại năm nay mà lấy lại hoàn toàn căn bản cho các cháu. Nó rất chậm, nhiều bố mẹ sốt ruột cũng lại chuyển cho con đi chỗ khác vì nghĩ dạy free nên chất lượng chẳng ra gì. Phân nửa còn ở lại, trong phân nửa đó thì lại có phân nửa của phân nửa là con nhà nghèo không có điều kiện học nơi khác nên ở lại. Nhưng sau 2 năm kèm cặp thì các cháu đã vững vàng thấy rõ, chỉ có một trường hợp mất gốc rất sâu là học lớp 5 nhưng không biết 2+1 bằng mấy là còn phải đường dài. Còn đa phần hiện tại đã vào đội tuyển của trường.
Thế nên, tôi khuyên vozer đã làm cha làm mẹ thì hãy tính đường dài cho con chứ đừng quá chú trọng đến những kỳ thi cuối kỳ. Nó chỉ là cái tham khảo thôi, không có vấn đề gì đâu. Dù phương pháp học có thay đổi như nào thì vẫn phải nắm vững kiến thức. Kiến thức không thể ngày 1 ngày 2 mà phải là 1 cả quá trình kiên nhẫn.
Nếu lớp 11 hoặc lớp 12 bị mất gốc mới thực sự đáng lo ngại, vì thời gian không còn nữa. Tôi buộc lòng phải dạy các cháu cách ăn xổi, đối phó với đề chứ không còn thời gian dạy nguyên lý nữa.
 
Giờ nên phân rõ ràng .
Thằng nào làm culi thì cho nó học nhẹ nhàng thôi..
Còn đã xác định làm việc tri thức thì cần cho bọn nó biết thế nào là cạnh tranh..
Giờ t đi làm cũng cạnh tranh bỏ mẹ, giờ chủ yếu là thiếu thời gian..nghĩ tiếc tuổi trẻ chỉ biết chơi mà chửi nền giáo dục, rồi cái văn học dốt thì lại làm to..
Chứ nền giáo dục bắt học sinh học thuộc lòng cả đống thơ này văn nọ thì k đáng bị chửi à ?
 
Giờ nên phân rõ ràng .
Thằng nào làm culi thì cho nó học nhẹ nhàng thôi..
Còn đã xác định làm việc tri thức thì cần cho bọn nó biết thế nào là cạnh tranh..
Giờ t đi làm cũng cạnh tranh bỏ mẹ, giờ chủ yếu là thiếu thời gian..nghĩ tiếc tuổi trẻ chỉ biết chơi mà chửi nền giáo dục, rồi cái văn học dốt thì lại làm to..
Khốn nỗi bố mẹ đéo chấp nhận cho con culi thôi, chứ để tốt nghiệp cấp 3 xong đi làm công nhân có khó gì.
Nên nhớ 99% học sinh thpt đỗ tốt nghiệp :boss:
 
Chứ nền giáo dục bắt học sinh học thuộc lòng cả đống thơ này văn nọ thì k đáng bị chửi à ?
Thuộc lòng là cái cơ bản nhất của việc học.
Thơ không thuộc, văn không thuộc cốt truyện thì học môn văn làm gì ??
Khác gì môn khác không thuộc công thức ??
 
Tưởng rằng với việc thực hiện chương trình mới, việc thi cử, đánh giá cũng sẽ "mới", theo hướng nhẹ nhàng, chủ yếu đánh giá sự tiến bộ, coi trọng việc động viên, khuyến khích học sinh, tuy nhiên thực tế thì khác.

ct mới cấp 3 nó na ná giống đại cương ở đại học rồi
Con mình lớp 5 mà học đủ thứ trong chương trình cấp 2 hồi xưa mình học này. Giảm nhẹ bằng cách dồn kiến thức, mỗi thứ học 1 tí rồi luyện tấp 1 tí. Chả hiểu mấy ông bộ dục làm gì nữa
 
Con mình lớp 5 mà học đủ thứ trong chương trình cấp 2 hồi xưa mình học này. Giảm nhẹ bằng cách dồn kiến thức, mỗi thứ học 1 tí rồi luyện tấp 1 tí. Chả hiểu mấy ông bộ dục làm gì nữa
chương trình C1 giờ dễ chán so với chương trình trường thực nghiệm cách đây 20 năm
 
Chứ nền giáo dục bắt học sinh học thuộc lòng cả đống thơ này văn nọ thì k đáng bị chửi à ?
thơ và văn thì vẫn phải thuộc lòng, chỉ là khối lượng nó lớn quá, chỉ nên tập trung vào vài câu hoặc vài đoạn văn tiêu biểu thay vì cả một bài mấy chục dòng.

Sau này ra đời đi làm còn phải thuộc lòng từng câu từng chữ của sếp nói. Làm về luật hay văn thư thuộc từng cái biên bản, đơn từ, thông báo, thông tư, quyết định, nghị định, nội quy... còn khó hơn kìa.
 
Back
Top