Con người chỉ dùng 10% não bộ?

bandbu2

Junior Member
Chào các thím, em làm Data scientist bên mảng healthcare, dạo này có việc nên em phải nghiên cứu tâm lý học, đặc biệt là phân tâm học và các nghiên cứu về não (cái này thì em chưa bắt đầu nhiều, do đang chết chìm trong mớ phân tâm học, sách chuyên ngành khó đọc quá các thím ạ) nhưng sơ sơ thì em có kết luận thế này, có thím nào rành thì vào thảo luận cho vui.
1. Con người đã sử dụng 100% bộ não nhưng thực tế chỉ nhận biết (tức là vùng có ý thức được) chỉ 10% thôi, 90% còn lại là điều khiển các hành động vô thức, như hoạt động của nội tạng, lỗ chân lông, các phản ứng với môi trường.
2. Nhưng khi nghiên cứu về phân tâm học (chỉ phân tâm học thôi nhé, do em không có đọc các môn phái khác, tâm lý học rộng lắm, mà do công việc nên em chỉ đang đọc phân tâm học) thì phát hiện ra phần 90% này cũng có bộ nhớ, nhận biết môi trường bên ngoài thông qua các giác quan, thậm chí là có tư duy riêng và nhận định riêng. Chính vì vậy khi các bác gặp một vấn đề các bác thường nghĩ nó là A nhưng trong nhiều trường hợp dù chắc chắn là A nhưng trong thâm tâm các bác vẫn nói có gì đó không đúng, không chắc chắn nên chọn B, thì đó chính là cái 90% nó hoạt động và nó báo kết quả confilct với kết quả tư duy của 10%. Hoặc đơn giản như các môn thể thao đòi hỏi sự chính xác, khi các bác cầm đồ lên không dùng não mà bắn thì nó sẽ có độ chính xác cao hơn là ngồi suy nghĩ chỉnh đi chỉnh lại (đó là trí nhớ cơ bắp, và phản xạ nhưng cũng xuất phát từ não điều khiển trong vô thức nên cũng có thể hiểu nó chính là vùng 90%)
3. Ngoài ra, các thím chắc cũng nghe đến tâm lý bầy đàn, khi vào bầy thì con người ta sẽ mất hết các tư duy cá nhân và thống nhất tư duy với bầy, đây là một bản năng nhưng đồng thời cũng hiểu rằng trong tình huống bầy đàn phần 10% sẽ bị che mờ và bị controlled, từ đó có thể nói chính lúc này phần 90% là cái che mờ phần 10%. Và từ đó suy ra phần 90% não đó có khả năng đồng bộ với các 90% của những người khác để tạo ra tâm lý bầy đàn.
Các thím thì sao? các thím có tin có một "thím khác" ở sâu trong các thím với khả năng điều khiển cơ thể đa dạng hơn và các bệnh tâm lý đa phần đến từ việc mâu thuẫn quá nhiều giữa 10 và 90, hoặc đơn giản hơn là 90 đang hoạt động sai khiên cho 10 cảm thấy mâu thuẫn không?
 
nghe nói 1 thuyết bảo là thật ra bộ não đc sử dụng 100%, nhưng trong cùng 1 thời điểm thì chỉ dùng đc tầm 10% do k đủ năng lượng.
vấn đề tiềm thức và bản năng như thím nói thì t nghĩ là hoàn toàn bình thường. kiểu lập trình sẵn ấy. mọi loại nó đều có. một số con vật sinh ra nó đã biết làm thế r. hay đơn giản như con ng lớn lên thấy khác giới là động dục.
riêng phần phân tâm học thì t hoàn toàn tin là có nhé. theo có tìm hiểu về psychedelic (thức thần) thì đa số họ đều trải qua trạng thái song ngã (tức là 2 cái tôi) đấu tranh nhau, thậm chí là đa ngã. và dù ở trạng thái high, hay có thể là ngáo, vẫn còn 1 cái ngã rất là tỉnh táo. điển hình cái ngã đó sẽ nói cho họ là, uh đang high nè, trạng thái này là có gặp trước r, bla bla bla.
tuy nhiên theo quan điểm tôn giáo thì mình cho là cái bộ não mình cũng là 1 phần vọng tưởng thôi, còn cái ngã giúp mình luôn tỉnh đó là cái chân tâm, và tách rời với cả cơ thể, kể cả bộ não.
nếu quan tâm vấn đề này thì có lẽ thím nên tìm hiểu về thức thần và tu thiền. thật ra việc có thể làm một số thứ siêu nhiên là do 100% não hay do nhận thức đc chân tâm vẫn là chưa rõ. có thể là bộ não 100% thì sẽ tiếp thu, process thông tin nhanh hơn thôi, chứ điều khiển vật này kia hay nhìn thấy tất cả trong suốt cũng chưa hẳn.
một trong những ứng dụng của việc dùng thêm não, và có thể lấy ý thức điều khiển phần bản năng, chính là việc tự điều khiển cơ thể để heal. nếu được sẽ là nhảy vọt của y học, chẳng hạn ung thư có thể tự chữa bằng việc điều chỉnh tốc độ tăng trưởng của tế bào u.
 
Thực ra cái mà con người nghĩ mình đang dùng não suy nghĩ là do được lập trình hết rồi, thực ra ko sử dụng tí nào cả
 
Anh phải hiểu là về mặt tiến hoá, tất cả các loài được tiến hoá để tối ưu hoá năng lượng. Tức là nếu không có áp lực sống còn thì não chỉ dùng 10% là hợp lý. Có điều tụi lùa gà hay vin vào vấn đề này để khai phá phần 90% kia, vấn đề đặt ra là con người hiện tại có bộ não nhỏ hơn so với thời tiền sử, và có bằng chứng cho thấy con người hiện tại ngu hơn thời tiền sử, vậy thì nâng cao con số 10% kia để làm gì.
 
Chào các thím, em làm Data scientist bên mảng healthcare, dạo này có việc nên em phải nghiên cứu tâm lý học, đặc biệt là phân tâm học và các nghiên cứu về não (cái này thì em chưa bắt đầu nhiều, do đang chết chìm trong mớ phân tâm học, sách chuyên ngành khó đọc quá các thím ạ) nhưng sơ sơ thì em có kết luận thế này, có thím nào rành thì vào thảo luận cho vui.
1. Con người đã sử dụng 100% bộ não nhưng thực tế chỉ nhận biết (tức là vùng có ý thức được) chỉ 10% thôi, 90% còn lại là điều khiển các hành động vô thức, như hoạt động của nội tạng, lỗ chân lông, các phản ứng với môi trường.
2. Nhưng khi nghiên cứu về phân tâm học (chỉ phân tâm học thôi nhé, do em không có đọc các môn phái khác, tâm lý học rộng lắm, mà do công việc nên em chỉ đang đọc phân tâm học) thì phát hiện ra phần 90% này cũng có bộ nhớ, nhận biết môi trường bên ngoài thông qua các giác quan, thậm chí là có tư duy riêng và nhận định riêng. Chính vì vậy khi các bác gặp một vấn đề các bác thường nghĩ nó là A nhưng trong nhiều trường hợp dù chắc chắn là A nhưng trong thâm tâm các bác vẫn nói có gì đó không đúng, không chắc chắn nên chọn B, thì đó chính là cái 90% nó hoạt động và nó báo kết quả confilct với kết quả tư duy của 10%. Hoặc đơn giản như các môn thể thao đòi hỏi sự chính xác, khi các bác cầm đồ lên không dùng não mà bắn thì nó sẽ có độ chính xác cao hơn là ngồi suy nghĩ chỉnh đi chỉnh lại (đó là trí nhớ cơ bắp, và phản xạ nhưng cũng xuất phát từ não điều khiển trong vô thức nên cũng có thể hiểu nó chính là vùng 90%)
3. Ngoài ra, các thím chắc cũng nghe đến tâm lý bầy đàn, khi vào bầy thì con người ta sẽ mất hết các tư duy cá nhân và thống nhất tư duy với bầy, đây là một bản năng nhưng đồng thời cũng hiểu rằng trong tình huống bầy đàn phần 10% sẽ bị che mờ và bị controlled, từ đó có thể nói chính lúc này phần 90% là cái che mờ phần 10%. Và từ đó suy ra phần 90% não đó có khả năng đồng bộ với các 90% của những người khác để tạo ra tâm lý bầy đàn.
Các thím thì sao? các thím có tin có một "thím khác" ở sâu trong các thím với khả năng điều khiển cơ thể đa dạng hơn và các bệnh tâm lý đa phần đến từ việc mâu thuẫn quá nhiều giữa 10 và 90, hoặc đơn giản hơn là 90 đang hoạt động sai khiên cho 10 cảm thấy mâu thuẫn không?
hình như có sự tương đồng với quyển phi lý trí
 
Chào các thím, em làm Data scientist bên mảng healthcare, dạo này có việc nên em phải nghiên cứu tâm lý học, đặc biệt là phân tâm học và các nghiên cứu về não (cái này thì em chưa bắt đầu nhiều, do đang chết chìm trong mớ phân tâm học, sách chuyên ngành khó đọc quá các thím ạ) nhưng sơ sơ thì em có kết luận thế này, có thím nào rành thì vào thảo luận cho vui.
1. Con người đã sử dụng 100% bộ não nhưng thực tế chỉ nhận biết (tức là vùng có ý thức được) chỉ 10% thôi, 90% còn lại là điều khiển các hành động vô thức, như hoạt động của nội tạng, lỗ chân lông, các phản ứng với môi trường.
2. Nhưng khi nghiên cứu về phân tâm học (chỉ phân tâm học thôi nhé, do em không có đọc các môn phái khác, tâm lý học rộng lắm, mà do công việc nên em chỉ đang đọc phân tâm học) thì phát hiện ra phần 90% này cũng có bộ nhớ, nhận biết môi trường bên ngoài thông qua các giác quan, thậm chí là có tư duy riêng và nhận định riêng. Chính vì vậy khi các bác gặp một vấn đề các bác thường nghĩ nó là A nhưng trong nhiều trường hợp dù chắc chắn là A nhưng trong thâm tâm các bác vẫn nói có gì đó không đúng, không chắc chắn nên chọn B, thì đó chính là cái 90% nó hoạt động và nó báo kết quả confilct với kết quả tư duy của 10%. Hoặc đơn giản như các môn thể thao đòi hỏi sự chính xác, khi các bác cầm đồ lên không dùng não mà bắn thì nó sẽ có độ chính xác cao hơn là ngồi suy nghĩ chỉnh đi chỉnh lại (đó là trí nhớ cơ bắp, và phản xạ nhưng cũng xuất phát từ não điều khiển trong vô thức nên cũng có thể hiểu nó chính là vùng 90%)
3. Ngoài ra, các thím chắc cũng nghe đến tâm lý bầy đàn, khi vào bầy thì con người ta sẽ mất hết các tư duy cá nhân và thống nhất tư duy với bầy, đây là một bản năng nhưng đồng thời cũng hiểu rằng trong tình huống bầy đàn phần 10% sẽ bị che mờ và bị controlled, từ đó có thể nói chính lúc này phần 90% là cái che mờ phần 10%. Và từ đó suy ra phần 90% não đó có khả năng đồng bộ với các 90% của những người khác để tạo ra tâm lý bầy đàn.
Các thím thì sao? các thím có tin có một "thím khác" ở sâu trong các thím với khả năng điều khiển cơ thể đa dạng hơn và các bệnh tâm lý đa phần đến từ việc mâu thuẫn quá nhiều giữa 10 và 90, hoặc đơn giản hơn là 90 đang hoạt động sai khiên cho 10 cảm thấy mâu thuẫn không?
Làm gì có chuyện 10% hay 100% :)
https://vnexpress.net/nhung-nguoi-song-khong-can-nao-2267687.html
 
Chính vì vậy khi các bác gặp một vấn đề các bác thường nghĩ nó là A nhưng trong nhiều trường hợp dù chắc chắn là A nhưng trong thâm tâm các bác vẫn nói có gì đó không đúng, không chắc chắn nên chọn B,
Cái này thì hơi vớ vển rồi, "chắn chắn" nhưng vẫn "ngợ ngợ" thì đó là do không chắc chắn. Ý bác nói chắc là trong quyển "Blink: The Power of Thinking Without Thinking" của Malcom Gladwell, nó đến từ kinh nghiệm làm việc hàng nghìn giờ dẫn đến thói quen nên mới có sự "ngờ ngợ" chứ làm gì có cái tôi thứ 2 thông minh hơn cái tôi thật ở đây.
 
Anh phải hiểu là về mặt tiến hoá, tất cả các loài được tiến hoá để tối ưu hoá năng lượng. Tức là nếu không có áp lực sống còn thì não chỉ dùng 10% là hợp lý. Có điều tụi lùa gà hay vin vào vấn đề này để khai phá phần 90% kia, vấn đề đặt ra là con người hiện tại có bộ não nhỏ hơn so với thời tiền sử, và có bằng chứng cho thấy con người hiện tại ngu hơn thời tiền sử, vậy thì nâng cao con số 10% kia để làm gì.
mình tò mò bằng chứng gì mà chứng minh hiện tại ngu hơn tiền sử vậy bạn ?
 
NGỘ NHẬN : Hầu hết mọi người chỉ sử dụng 10% khả năng bộ não của mình

Bất cứ khi nào những người nghiên cứu não mạo hiểm ra khỏi nơi ẩn dật của mình để trả lời phỏng vấn hoặc diễn thuyết nơi công cộng, thì câu hỏi thường gặp phải là: “Có đúng là ta chỉ sử dụng 10% khả năng bộ não của mình không?”. Sự thất vọng thường xuất hiện khi ta trả lời: “Xin lỗi, tôi e là điều này không đúng”, cho thấy rằng “Ngộ nhận 10%” là một trong những thực tế khó từ bỏ chỉ vì người ta sẽ cảm thấy tốt hơn nếu điều này là đúng. Thực tế là, ngộ nhận này rất phổ biến, ngay cả trong thế giới của những sinh viên ngành tâm lý học và những người có trình độ học vấn cao khác. Trong một cuộc khảo sát, khi được hỏi “Các bạn nghĩ rằng mọi người sử dụng bao nhiêu phần trăm khả năng bộ não của mình?”, thì khoảng 1/3 sinh viên chuyên ngành tâm lý học trả lời là 10%. 59% sinh viên cao đẳng ở Brazil cũng tin rằng mọi người chỉ sử dụng 10% khả năng bộ não của mình. Ngạc nhiên thay, cuộc khảo sát này cũng phát hiện ra 6% trong số những chuyên gia thần kinh học tán thành với khẳng định này!

Đương nhiên, không ai trong chúng ta có thể sử dụng hết khả năng bộ não của mình. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi những người quảng cáo nắm bắt được tâm lý muốn có được sự cải thiện thần tốc của công chúng không ngừng đưa ra những chiến dịch quảng cáo tận dụng “Ngộ nhận 10%” này. Luôn lợi dụng tâm lý thích những câu chuyện hay, các phương tiện truyền thông đã đóng một vai trò lớn trong việc giữ cho ngộ nhận lạc quan này tồn tại. Vô số những mẫu quảng cáo cho nhiều sản phẩm vẫn coi “Ngộ nhận 10%” là thực tế, thường được áp dụng trong những chiến dịch tâng bốc khách hàng tiềm năng, là những người luôn thấy bản thân mình nổi trội trên những giới hạn của bộ não. Ví dụ, trong cuốn sách Làm thế nào để trở nên thông minh gấp đôi nổi tiếng của mình, Scott Witt đã viết: “Nếu bạn cũng giống như hầu hết những người khác, thì bạn chỉ đang dùng 10% khả năng của bộ não mình.” Năm 1999, một hãng hàng không X cố gắng thu hút những khách hàng tiềm năng bằng cách thông báo rằng: “Người ta nói rằng ta chỉ sử dụng 10% khả năng của bộ não mình. Tuy nhiên, nếu bạn đi máy bay của hãng hàng không X thì bạn sẽ sử dụng khả năng của bộ não mình nhiều hơn.”

Nhưng một chuyên gia hội thẩm được triệu tập bởi Ủy ban Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ đã kết luận về ngộ nhận này, cũng như những tuyên bố giúp cải thiện ly kỳ khác, rằng chẳng có sự thay thế nào tốt hơn là làm việc chăm chỉ khi muốn nổi trội trong cuộc sống. Tin tức không được trông đợi này đã khiến cho hàng triệu người từng tự an ủi mình với niềm tin rằng con đường tắt đến với những giấc mơ của mình nằm ở thực tế mình chưa theo kịp được bí quyết tận dụng hết khả năng của bộ não mình, thất vọng. Những người bán những phương thuốc thần kỳ cho não bộ nói rằng chính điều đó đã sản sinh tác giả của những cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất đang tiềm ẩn trong bạn.

Thậm chí còn khó hiểu hơn là những lời đề nghị của nhiều doanh nhân thời hiện đại về việc rèn luyện những kỹ năng tâm linh mà tất cả chúng ta đều có cho bộ não. Uri Geller, người tự xưng là nhà tâm linh học đã tuyên bố rằng: “Nếu thế, hầu hết chúng ta chỉ sử dụng 10% khả năng của bộ não mình”. Những người khởi xướng như Geller nhấn mạnh rằng khả năng tâm linh tiềm ẩn trong 90% khả năng của bộ não mà người bình thường vẫn chưa tận dụng được.

Tại sao một nhà nghiên cứu não lại nghi ngờ rằng 90% khả năng bộ não của người bình thường lại không được tận dụng?
Có một vài lý do.
Trước tiên, bộ não của chúng ta được hình thành bởi sự chọn lọc tự nhiên. Việc cấy và mổ xẻ các mô thần kinh ở não rất tốn kém; nó chỉ bằng khoảng 2-3% trọng lượng cơ thể, nhưng não sử dụng hơn 20% lượng ôxy mà chúng ta thở. Có vẻ không hợp lý khi cho rằng sự tiến hóa đã khiến cho những khả năng tuyệt vời của cơ quan này bị lãng phí. Hơn nữa, nếu việc có một bộ não lớn hơn góp phần vào sự linh hoạt thúc đẩy quá trình tồn tại và tái sinh (là điểm mấu chốt của sự chọn lọc tự nhiên) thì thật khó để tin rằng bất cứ sự gia tăng nhẹ nào trong quá trình xử lý khả năng sẽ không được nắm bắt ngay tức thời bởi những hệ thống đã tồn tại trong não để làm tăng cơ hội cho người sở hữu trong việc tiếp tục nỗ lực để phát triển và sinh sản.

Những hoài nghi về con số 10% còn được củng cố thêm bởi những chứng cớ từ ngành thần kinh học và tâm lý thần kinh học, hai ngành khoa học nhắm đến mục tiêu là hiểu và làm giảm đi những tác động của tổn thương não. Việc mất đi 90% khả năng của bộ não do tai nạn hoặc bệnh tật hầu như đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ, hãy nhìn vào sự kiện gây tranh cãi xung quanh trạng thái hôn mê và cuối cùng dẫn đến cái chết của Terri Schiavo, một phụ nữ trẻ ở Florida, người đã sống đời sống thực vật kéo dài suốt 15 năm. Sự thiếu hụt ôxy cùng với tình trạng tim ngừng đập năm 1990 đã phá hủy khoảng 50% bộ não của cô, phần trên của bộ não chịu trách nhiệm cho sự nhận biết của ý thức. Khoa học thần kinh hiện đại lập luận rằng “trí óc” cũng ngang bằng với chức năng của não. Vì thế, những bệnh nhân như cô Schiavo đã vĩnh viễn mất đi khả năng của ý nghĩ, nhận thức trí nhớ và cảm xúc vốn rất cần thiết của con người. Mặc dù một số người khẳng định rằng mình đã thấy những dấu hiệu tỉnh lại của Schiavo, nhưng hầu hết chuyên gia đã không tìm ra bất kỳ bằng chứng nào khác ngoài việc ý thức của cô đã hoàn toàn tê liệt. Nếu 90% bộ não thật sự không cần thiết, thì trường hợp này không phải là thực tế.

Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng không bộ phận nào của não có thể bị tổn thương bởi đột quỵ hoặc chấn thương đầu mà không để lại cho bệnh nhân những khiếm khuyết nghiêm trọng về chức năng của nó. Tương tự, sự kích thích điện vào một số vùng của bộ não trong suốt quá trình phẫu thuật não cũng không tìm ra được bất cứ “vùng tĩnh lặng nào”, mà ở đó, một người không hề có nhận thức, cảm xúc, hay cử động sau khi những bác sĩ phẫu thuật thần kinh sử dụng những dòng điện nhỏ (những bác sĩ phẫu thuật não có thể kết hợp phương pháp này với những bệnh nhân tỉnh táo trong trạng thái gây tê vì bộ não không nhận được những tín hiệu đau đớn nào cả).

Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự phát triển của những kỹ thuật tinh vi để khám phá hoạt động của não bộ. Với sự hỗ trợ từ những khám phá ra hình ảnh của bộ não, như điện não đồ (EEG), kỹ thuật chụp cắt lớp (PET), máy chụp cộng hưởng từ (MRI), những nhà nghiên cứu đã thành công trong việc xác định được vô số những chức năng thuộc tâm lý học ở một số vùng nhất định của bộ não. Ở động vật, và đôi khi ở những người đang được điều trị thần kinh, những nhà nghiên cứu có thể gắn những máy dò cực nhỏ vào bộ não. Mặc dù, những máy này có thể cho thấy một sơ đồ chi tiết của bộ não, nhưng các nhà khoa học vẫn không phát hiện thấy những vùng tĩnh lặng. Thực tế là, ngay cả một nhiệm vụ đơn giản nhất cũng cần đến sự cộng tác của nhiều bộ phận nằm rải rác trong toàn bộ não.

Hai nguyên tắc khác của thần kinh học cũng gây ra nhiều vấn đề nan giải cho “Ngộ nhận 10%”. Những vùng không được sử dụng của bộ não vì chấn thương hay bệnh tật thường có khuynh hướng làm một hay hai việc. Chúng có thể bị tê liệt vĩnh viễn, hay theo như những nhà thần kinh học gọi là “thoái hóa”, hoặc chúng có thể bị xâm lấn bởi những bộ phận gần đấy, vốn luôn tìm kiếm những vùng không được sử dụng để đánh chiếm làm lãnh thổ cho mục đích của riêng mình. Dù bằng cách nào đi nữa, thì những mô thần kinh không sử dụng của bộ não cũng không thể tồn tại quá lâu.

Những bằng chứng nghiên cứu đã cho thấy rằng không có phần bỏ phí nào của bộ não chờ đợi để được tận dụng với sự giúp đỡ từ những ngành dịch vụ cả. Vì thế, nếu “Ngộ nhận 10%” này không được thừa nhận, tán thành phổ biến, thì làm thế nào nó có thể tồn tại chứ? Những nỗ lực tìm kiếm nguồn gốc của ngộ nhận này cũng chẳng đem lại chứng cớ thuyết phục nào, nhưng một vài manh mối đã được cụ thể hóa. Hãy quay trở về với thời kỳ của William James, nhà tâm lý học Mỹ ở cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Trong một trong những bài viết của mình dành cho công chúng, James nói rằng một người bình thường sử dụng nhiều hơn 10% khả năng trí tuệ của họ. James luôn nói bằng những thuật ngữ của tiềm năng chưa được phát triển, chứ không bao giờ gắn kết nó với kích cỡ của bộ não. Nhiều người uy tín có lối “suy nghĩ tích cực” sau đó mặc dù cũng đi theo xu hướng này, nhưng lại cho rằng “10% khả năng của chúng ta” dần trở thành “10% bộ não của chúng ta”. Chắc chắn, những chiến dịch quảng cáo lớn nhất của những doanh nhân xuất hiện khi Lowell Thomas, một nhà báo, gán lời khẳng định 10% bộ não với William James. Thomas cũng làm điều đó trong mục lời nói đầu của một trong những cuốn sách tự tham khảo bán chạy nhất của Dale Carnegie, có tên là Làm thế nào để vượt trội hơn bạn bè và Những người nổi tiếng. Ngộ nhận này kể từ khi ấy không hề bị thủ tiêu.

Sự phổ biến của “Ngộ nhận 10%” cũng một phần bắt nguồn từ nhận thức sai của một số tác giả về những tài liệu khoa học từ những nhà nghiên cứu não trước đây. Trong quá trình đánh thức phần tĩnh lặng bên ngoài của bán cầu não con người, những nhân viên điều tra có lẽ đã củng cố thêm cho nhận thức sai lầm khi cho rằng cái mà những nhà khoa học hiện nay gọi là “vỏ não liên kết” không có chức năng nào cả. Như chúng ta biết, vỏ não liên kết rất quan trọng đối với ngôn ngữ, khả năng suy nghĩ trừu tượng, thể hiện những cảm xúc phức tạp của mình. Trong các cuộc nghiên cứu tương tự, những nhà nghiên cứu trước đây đã thừa nhận rằng họ không hề biết rằng những gì mà 90% bộ não làm lại có liên quan đến ngộ nhận là nó chẳng làm gì cả. Một nguồn gốc khác của sự lầm tưởng này là nhận thức sai của những người không chuyên về vai trò của những tế bào thần kinh đệm, tế bào não chiếm phần lớn tế bào thần kinh. Mặc dù những tế bào thần kinh là chuỗi hành động của ý nghĩ và những hành động khác của trí óc, nhưng những tế bào thần kinh đệm cũng có những chức năng hỗ trợ quan trọng cho những tế bào thần kinh thực hiện những động tác phức tạp. Cuối cùng, những người tìm kiếm nguồn gốc của “Ngộ nhận 10%” thường xuyên tuyên bố rằng Albert Einstein từng giải thích về tài năng thiên bẩm của mình bằng sự liên kết với ngộ nhận này. Tuy nhiên, một cuộc nghiên cứu thận trọng về Albert Einstein của một nhân viên ưu tú với tư cách là đại diện cho chúng tôi đã không xác nhận có được sự bất kỳ lời khẳng định nào như thế của ông. Thường thì những chuyên gia quảng cáo của “Ngộ nhận 10%” này đơn giản chỉ lợi dụng uy tín của Einstein để phục vụ cho mục đích của mình.

Chắc chắn, “Ngộ nhận 10%” đã khuyến khích mọi người đấu tranh vì sự sáng tạo và khả năng vượt trội hơn trong cuộc sống của mình, và đó đương nhiên không phải là điều xấu xa.

Sự khuyến khích, hy vọng mà “Ngộ nhận 10%” đem lại chắc chắn giúp giải thích được về sự tồn tại lâu đời của nó. Nhưng, như Carl Sagan từng nhắc nhở ta rằng nếu có một cái gì có vẻ như quá tốt đẹp đến nỗi không thể trở thành sự thật, thì đó có thể chỉ là quảng cáo, phóng đại.
 
Back
Top