thảo luận Cộng đồng người dùng MikroTik Router

Cho Em Hỏi Làm SAO Để DNS Trong MIKROTIK NÀY CÓ THỂ Theo dns mÌNH MUỐN Ạ ! Thay Đổi Tắt Hết bỏ hết dns 1.1.1.1 hay 8..8.8.8 NÓ VẪN HIỆN ở Phần này ạ !

VOZ đang bị lỗi với CDN cho attachments, bác post lại hình lên imgur hay gì đó đi ạ.

 

Về vấn đề DNS: thông tin cấu hình server DNS mà Windows của bác nhận được (cái 1.1.1.1 với 1.0.0.1 như trong hình #2) là do thiết lập của bác đặt ở chỗ IP -> DHCP Servers trên RouterOS ạ. Bác vào đó trên WinBox, chuyển sang tab "Networks", xem cái entry ứng với cái dải địa chỉ trong LAN của bác và edit nó. Sửa mục DNS Servers ở đây thành địa chỉ của router (giống cái mục gateway). Sau đó trên thiết bị client, bác ngắt mạng đi bật lại (để nó xin lại thông tin từ DHCP) hoặc nếu dùng Windows như trong hình thì chạy lệnh

Code:
ipconfig /renew

trong command line để nó update luôn thông tin DNS server từ DHCP. Lúc này mục IPv4 DNS servers trong Windows sẽ có địa chỉ IP của router, và router sẽ làm nhiệm vụ DNS server (và dùng cái 103.86.96.100 làm upstream server).
 
Cho Em Hỏi Làm SAO Để DNS Trong MIKROTIK NÀY CÓ THỂ Theo dns mÌNH MUỐN Ạ ! Thay Đổi Tắt Hết bỏ hết dns 1.1.1.1 hay 8..8.8.8 NÓ VẪN HIỆN ở Phần này ạ !

Viết chữ đàng hoàng vào cái nào. Đầu dòng in hoa, trong dòng viết thường, nhấn mạnh thì indent/ngoặc kép.. Vv

Trong đây ae già hết rồi, mắt mờ, tai to. Nhìn loạn cả lên.

Khứa cảnh sát chính tả nó thấy, nó troll, loãng luôn thread giờ.
 
VOZ đang bị lỗi với CDN cho attachments, bác post lại hình lên imgur hay gì đó đi ạ.


Viết chữ đàng hoàng vào cái nào. Đầu dòng in hoa, trong dòng viết thường, nhấn mạnh thì indent/ngoặc kép.. Vv

Trong đây ae già hết rồi, mắt mờ, tai to. Nhìn loạn cả lên.

Khứa cảnh sát chính tả nó thấy, nó troll, loãng luôn thread giờ.
Em bị keyboard lún nút shift ạ ! huhuhu
 
Về vấn đề DNS: thông tin cấu hình server DNS mà Windows của bác nhận được (cái 1.1.1.1 với 1.0.0.1 như trong hình #2) là do thiết lập của bác đặt ở chỗ IP -> DHCP Servers trên RouterOS ạ. Bác vào đó trên WinBox, chuyển sang tab "Networks", xem cái entry ứng với cái dải địa chỉ trong LAN của bác và edit nó. Sửa mục DNS Servers ở đây thành địa chỉ của router (giống cái mục gateway). Sau đó trên thiết bị client, bác ngắt mạng đi bật lại (để nó xin lại thông tin từ DHCP) hoặc nếu dùng Windows như trong hình thì chạy lệnh

Code:
ipconfig /renew

trong command line để nó update luôn thông tin DNS server từ DHCP. Lúc này mục IPv4 DNS servers trong Windows sẽ có địa chỉ IP của router, và router sẽ làm nhiệm vụ DNS server (và dùng cái 103.86.96.100 làm upstream server).
em để thế này có sao không ạ ? 3 DNS chung
 
em để thế này có sao không ạ ? 3 DNS chung

Chẳng sao cả bác. Những gì bác liệt kê ở đây sẽ được đưa cho các thiết bị trong LAN dùng DHCP (LAN có subnet ứng với mục network này). Nếu trên các thiết bị đó để setting là "sử dụng thông tin DNS server từ DHCP" (như cái screenshot Windows của bác trên kia kìa, chỗ nó ghi DHCP server assignment: Automatic (DHCP) ấy) thì chúng sẽ lấy danh sách này làm danh sách DNS server. Còn nếu các thiết bị để DNS server chế độ manual thì sẽ không dùng danh sách.

Bác có 6 cái địa chỉ thì trên thiết bị sẽ xoay vòng lấy ra 1 cái để sử dụng khi cần phân giải tên miền. Thường dùng 1 cái rồi sau 1 thời gian đổi sang cái khác. Với giả sử cái đang thử dùng nó không trả lời thì lấy cái khác ở trong danh sách thử lại.
 
Chẳng sao cả bác. Những gì bác liệt kê ở đây sẽ được đưa cho các thiết bị trong LAN dùng DHCP (LAN có subnet ứng với mục network này). Nếu trên các thiết bị đó để setting là "sử dụng thông tin DNS server từ DHCP" (như cái screenshot Windows của bác trên kia kìa, chỗ nó ghi DHCP server assignment: Automatic (DHCP) ấy) thì chúng sẽ lấy danh sách này làm danh sách DNS server. Còn nếu các thiết bị để DNS server chế độ manual thì sẽ không dùng danh sách.

Bác có 6 cái địa chỉ thì trên thiết bị sẽ xoay vòng lấy ra 1 cái để sử dụng khi cần phân giải tên miền. Thường dùng 1 cái rồi sau 1 thời gian đổi sang cái khác. Với giả sử cái đang thử dùng nó không trả lời thì lấy cái khác ở trong danh sách thử lại.
Em tưởng nó nhảy tự chọn cái nhanh nhất chớ ! Cám ơn anh nhé !
 
Đã có ros v7.15.1 rồi các anh ạ.

dF0yf5N.png


What's new in 7.15.1 (2024-Jun-07 15:49):

*) bgp - fixed BGP sessions missing vpnv6 afi;
*) bgp - fixed corrupted as-path when received update with empty AS_PATH attribute (introduced in v7.15);
*) bgp - fixed vpnv6 safi;
*) health - fixed board-temperature for KNOT device (introduced in v7.15);
*) health - fixed missing health for CRS112-8G-4S device (introduced in v7.15);
*) install - fixed ARM64 cdrom install (introduced in v7.15);
*) lte - fixed cases where LTE interface would take long time to become ready after bootup for Chateau 5G and Chateau 5G R16 (introduced in v7.15);
*) lte - fixed cases where modem could be handled by multiple dialer instances;
*) modem - fixed unresponsive PPP link recovery when TX bandwidth was exceeding link capacity;
*) poe-out - fixed silent firmware upgrade fail on CRS112-8P-4S device (introduced in v7.15);
*) ppp - fixed dynamic queue default name (introduced in v7.15);
*) route - fixed memory leak (introduced in v7.15);
*) route - fixed some missing route parameters when printing (introduced in v7.15);
*) wifi - fixed signal strength reporting during association (introduced in v7.15);
*) wifi - improved WPA3 PMKSA handling when access-lists with custom passphrases are used;
*) winbox - fixed issue with skin file appearing as unknown in user group menu (introduced in v7.15);
*) winbox - fixed missing system note on login (introduced in v7.15);
 
Last edited:
Cho em hỏi UPDATE lên phiên bảng Mới trên MIKROTIK có chử IO này là gì vậy ? và có thể xoá không ạ ? tìm thấy nó trong vài cái tab khác nữa !
nó là Lo, 2 chữ cái đầu của loopback. Loopback luôn ở trạng thái up, còn bình thường cổng vật lý down thì ip cổng đó inactive. Cái này để chạy mấy cái tính năng advance của mik thôi, ko cần xoá làm gì đâu.
 
các b cho hỏi m đang cheat mấy luồng pppoe mạng 7 chữ.
bt nếu chỉ chạy 1 luồng pppoe thôi thì mình mở port cho Plex sv truy cập từ xa để direct play được.
nếu chạy mấy luồng pppoe thì Plex ko direct play được nữa, mà phải convert.
có cách nào khắc phục được ko nhỉ?
 
các b cho hỏi m đang cheat mấy luồng pppoe mạng 7 chữ.
bt nếu chỉ chạy 1 luồng pppoe thôi thì mình mở port cho Plex sv truy cập từ xa để direct play được.
nếu chạy mấy luồng pppoe thì Plex ko direct play được nữa, mà phải convert.
có cách nào khắc phục được ko nhỉ?
Lái traffic của plex chỉ đi qua 1 luồng thôi, ko cân bằng tải. Sau đó nat như bthg, dùng ip của luồng đã lái.
 
các b cho hỏi m đang cheat mấy luồng pppoe mạng 7 chữ.
bt nếu chỉ chạy 1 luồng pppoe thôi thì mình mở port cho Plex sv truy cập từ xa để direct play được.
nếu chạy mấy luồng pppoe thì Plex ko direct play được nữa, mà phải convert.
có cách nào khắc phục được ko nhỉ?

Không rõ bác đang load balancing mấy đường cheat kiểu gì. Nếu bác dùng rule mangle thì chú ý phải thêm các rules để đánh dấu các kết nối mới từ ngoài internet vào, xem chúng đi qua interface gì thì đánh dấu để sau đó toàn bộ packet của kết nối này (packet trả lời và các packet tiếp theo của kết nối) sẽ tiếp tục chỉ đi qua đường đã chui vào đó mà thôi. Bác tham khảo mục "6:47 - Match outgoing traffic to incoming" này của video hướng dẫn của Mikrotik:


Trên chain prerouting, với điều kiện connection-state=new, connection-mark=no-mark, bác đánh dấu kết nối ứng với in-interface đường WAN của interface. Sau đó ở chain output và prerouting sẽ có rule đánh dấu routing dựa trên connection mark, đưa vào đúng bảng.

Bác cũng nên xem toàn bộ video và áp dụng các rule load balancing PCC như video đó hướng dẫn. Như bác thấy để cho hiệu qua nhất là áp dụng marking trên connection chứ không trên từng packet riêng lẻ, và chỉ mark connection lúc connection-state=new.

Ở phút "14:00 - Testing setup" bác sẽ thấy chú này giải thích vì sao cái này hoạt động tự động với port forwarding.

Trên internet có nhiều hướng dẫn LB với PCC nhưng nhiều cái thường chọn mark trên từng packet rất kém hiệu quả, hay thiếu các rules xử lý kết nối mới từ ngoài vào. Làm như cái video này là ngon lành nhất bác ạ. Làm theo đó chỉ mark connection khi connection-state=new, giảm xử lý, tuy nhiên vì thế phải làm như chú đó bảo là lúc test thì clear bảng connection sẵn có đã mới thấy tác dụng ngay, còn không phải đợi đống kết nối sẵn có nó ngắt hoặc timeout.
 
Last edited:
Không rõ bác đang load balancing mấy đường cheat kiểu gì. Nếu bác dùng rule mangle thì chú ý phải thêm các rules để đánh dấu các kết nối mới từ ngoài internet vào, xem chúng đi qua interface gì thì đánh dấu để sau đó toàn bộ packet của kết nối này (packet trả lời và các packet tiếp theo của kết nối) sẽ tiếp tục chỉ đi qua đường đã chui vào đó mà thôi. Bác tham khảo mục "6:47 - Match outgoing traffic to incoming" này của video hướng dẫn của Mikrotik:


Trên chain prerouting, với điều kiện connection-state=new, connection-mark=no-mark, bác đánh dấu kết nối ứng với in-interface đường WAN của interface. Sau đó ở chain output và prerouting sẽ có rule đánh dấu routing dựa trên connection mark, đưa vào đúng bảng.

Bác cũng nên xem toàn bộ video và áp dụng các rule load balancing PCC như video đó hướng dẫn. Như bác thấy để cho hiệu qua nhất là áp dụng marking trên connection chứ không trên từng packet riêng lẻ, và chỉ mark connection lúc connection-state=new.

Ở phút "14:00 - Testing setup" bác sẽ thấy chú này giải thích vì sao cái này hoạt động tự động với port forwarding.

Trên internet có nhiều hướng dẫn LB với PCC nhưng nhiều cái thường chọn mark trên từng packet rất kém hiệu quả, hay thiếu các rules xử lý kết nối mới từ ngoài vào. Làm như cái video này là ngon lành nhất bác ạ. Làm theo đó chỉ mark connection khi connection-state=new, giảm xử lý, tuy nhiên vì thế phải làm như chú đó bảo là lúc test thì clear bảng connection sẵn có đã mới thấy tác dụng ngay, còn không phải đợi đống kết nối sẵn có nó ngắt hoặc timeout.
cảm ơn b. mấy cái này mình cũng ko rành lắm. đang load balacing theo script của b tranducanh
 
cảm ơn b. mấy cái này mình cũng ko rành lắm. đang load balacing theo script của b tranducanh

Nếu bác dùng cái trang của bác ấy ở đây TẠO SCRIPT TERMINAL PCC PPPOE MIKROTIK (https://mikrotik.tranducanh.com/lb.php) thì sẽ thấy có cái mục dropdown "Chỉ Sử Dụng Internet" / "Internet + Port Forwarding". Khi này bác cần chọn "Internet + Port Forwarding". Nếu so sánh output của cái script với hai lựa chọn bác sẽ thấy khi chọn "Internet + Port Forwarding" thì script đó sẽ tạo thêm mấy rules làm đúng cái em bảo ở trên, là xét xem kết nối đến từ ngoài internet đi qua interface WAN nào thì đánh dấu nó để bên dưới mark routing. Ở cái Diff này là các dòng màu đỏ:


Tuy nhiên cái output vẫn còn có chỗ không hiệu quả bằng cái video kia. Ngoài việc không check connection-state=new thì script tạo ra cần 6 rules mark connection thêm thay vì chỉ 3, do bác ấy check kết nối đến từ ngoài trên chain forward và input, trong khi đúng ra chỉ cần check trên chain prerouting. Như phần routing bên phải hình này, Prerouting được xử lý sau đó tùy bảng route mới lái sang Forward hai Input, do đó chỉ cần check ở chỗ Prerouting (và không cần check địa chỉ như mấy rules ở chain forward nữa).


Với bác ấy tạo connection-mark riêng (INP1 và WAN1) thành ra cũng bị thêm mấy rule mark-routing nhiều hơn cần thiết (so với chỉ dùng connection mark chung giữa PCC và incoming traffic).
 
Nếu bác dùng cái trang của bác ấy ở đây TẠO SCRIPT TERMINAL PCC PPPOE MIKROTIK (https://mikrotik.tranducanh.com/lb.php) thì sẽ thấy có cái mục dropdown "Chỉ Sử Dụng Internet" / "Internet + Port Forwarding". Khi này bác cần trọn "Internet + Port Forwarding". Nếu so sánh output của cái script với hai lựa chọn bác sẽ thấy khi chọn "Internet + Port Forwarding" thì script đó sẽ tạo thêm mấy rules làm đúng cái em bảo ở trên, là xét xem kết nối đến từ ngoài internet đi qua interface WAN nào thì đánh dấu nó để bên dưới mark routing. Ở cái Diff này là các dòng màu đỏ:


Tuy nhiên cái output vẫn còn có chỗ không hiệu quả bằng cái video kia. Ngoài việc không check connection-state=new thì script tạo ra cần 6 rules mark connection thêm thay vì chỉ 3, do bác ấy check kết nối đến từ ngoài trên chain forward và input, trong khi đúng ra chỉ cần check trên chain prerouting. Như phần routing bên phải hình này, Prerouting được xử lý sau đó tùy bảng route mới lái sang Forward hai Input, do đó chỉ cần check ở chỗ Prerouting (và không cần check địa chỉ như mấy rules ở chain forward nữa).


Với bác ấy tạo connection-mark riêng (INP1 và WAN1) thành ra cũng bị thêm mấy rule mark-routing nhiều hơn cần thiết (so với chỉ dùng connection mark chung giữa PCC và incoming traffic).
cảm ơn b nhiều, để e nghiên cứu tối ưu lại. tạm thời thì đã direct play được trên nhiều luồng pppoe rồi
 
Back
Top