thảo luận Cùng nhau đầu tư chứng khoán qua quỹ ETF ở Việt Nam

Vậy tức là không mua etf nữa à bác
Cái này theo cá nhân m thì nếu mua ETF thì nên mua ETF VN100, còn khẩu vị rủi ro thấp, ít có time theo dõi thị trường thì có thể mua cổ phiếu bank, hàng năm ít nhiều đều trả cổ tức từ 10-15% = cổ phiếu hoặc $ mặt đối với bank tư nhân.
 
Có thể khi m nói điều này nhiều bác ở thớt này ko thích nghe nhưng mà m nhắc lại là việc DCA đều như sách nói hay dẫn chứng ở web ở thị trường chứng khoán VN là ko nên, vì ở VN chỉ là thị trường cận biên có tính đầu cơ cao, đa phần là NĐT cá nhân nhỏ lẻ nghe theo hội nhóm nên thị trường ko bền vững và ổn định như ở các thị trường phát triển được, khoảng 2 năm là đào thải 1 lớp NĐT. Danh mục của bác ngoài cơ cấu em ETF có thể cân nhắc khi em VP huề vốn thì thoát, LPB có sóng sánh tốt hơn hoặc tìm 1 em Bank có cơ cấu cô đặc và có thế mạnh chuyên về nhóm khách hàng trẻ và cho vay tiêu dùng. Ngoài ra nên có 1 em để hưởng cổ tức, tỷ trọng khoảng 15-20% danh mục cho e này.
E đang muốn vào tiền nhóm bank, bác có thể gợi ý một cái tên đc ko ạ :)
 
Em cám ơn bác, chắc em cũng sẽ mạnh tay cắt sớm trước Tết thôi. Mua dần từ 2021-2022 chứ hơn năm nay em cũng chẳng mua bán gì rồi
28b13Tg.png
Quan trọng lúc giảm mua mạnh tay nó hồi đc chứ. Mua hồi tháng 7/2022 sang T1/2023 âm lòi ra. Đi ngang t toàn mua mốc x, còn giảm sâu thì 1-2x cân đối. Thành ra về bờ rồi lãi 15%. Quan trọng là mục tiêu giữ tiền đến bao giờ thôi
 
Cái này theo cá nhân m thì nếu mua ETF thì nên mua ETF VN100, còn khẩu vị rủi ro thấp, ít có time theo dõi thị trường thì có thể mua cổ phiếu bank, hàng năm ít nhiều đều trả cổ tức từ 10-15% = cổ phiếu hoặc $ mặt đối với bank tư nhân.

VN100 bị thống trị bởi các cổ có vốn hóa lớn trong VN30 cho nên không tạo ra khác biệt gì nhiều.

Nếu ai thích sự khác biệt thì mình thấy chia 50/50. Thêm FUEDCMID (rổ cổ phiếu midcap) sẽ tốt hơn mua duy nhất 1 index.
 
Vấn đề ở ETF MID là thanh khoản thấp, các bác có size $ tỏi vào ko ổn lắm, m gợi ý VN100 là muốn nhìn xa hơn khi thị trường thăng hạng thì nhóm VN30 sẽ ko chi phối thị trường như hiện tại được bác mèo ợ. VN30 hiện tại có nhìu em MMs dùng để điều tiết rõ nét quớ :amazed: nên m ko khoái lém.
 
Cái này theo cá nhân m thì nếu mua ETF thì nên mua ETF VN100, còn khẩu vị rủi ro thấp, ít có time theo dõi thị trường thì có thể mua cổ phiếu bank, hàng năm ít nhiều đều trả cổ tức từ 10-15% = cổ phiếu hoặc $ mặt đối với bank tư nhân.
Bác có nhận xét gì TPB và VIB không ạ
 
Vấn đề ở ETF MID là thanh khoản thấp, các bác có size $ tỏi vào ko ổn lắm, m gợi ý VN100 là muốn nhìn xa hơn khi thị trường thăng hạng thì nhóm VN30 sẽ ko chi phối thị trường như hiện tại được bác mèo ợ. VN30 hiện tại có nhìu em MMs dùng để điều tiết rõ nét quớ :amazed: nên m ko khoái lém.

Mà cái tin thăng hạng kia thật không hay đồn vậy fen?

BtbQ2j6.png
 
Bác có nhận xét gì TPB và VIB không ạ
2 e này m có khuyến nghị các thím mừ, cổ đông cô đặc, TPB đang tích nền chặt vùng 16,5-17,5 còn VIB cũng thế nền cứng ở 18,5-19,5, TPB thì bên nhà DOJI mấy phiên vừa rồi có mua khá mạnh ở vùng nền trên. Điểm m kết nhất 2 e này là core business đều tập trung nhóm khách hàng trẻ, VIB rất mạnh ở khoản cho vay chi tiêu mua xe cộ và thẻ tín dụng. Ngoài ra bác có thể tham khảo thêm case BID có game tăng vốn bán cho đối tác chiến lược Korea, năm ngoài con của BID là BSI có thể nói khá thành công với thương vụ bán cho đối tác này, cổ phiếu X4 từ đáy dài hạn T11/2022. Cổ đông BID thì siêu cô đặc, con đẻ của SBV (81% luôn), 15% Korea, còn có khoảng 4% của 5,1 tỷ cổ phiếu ở ngoài thôi. Ngoài ra m thấy BIDV 2 năm nay đã thay đổi core banking nên app mượt, giao diện thân thiện, m nghĩ có thể do đối tác Chaebol có tham gia nên có sự cải thiện rõ nét, do vậy nên họ muốn vào sâu hơn.
 
Mà cái tin thăng hạng kia thật không hay đồn vậy fen?

BtbQ2j6.png
Mục tiêu thì là trước năm 2025 bác ợ, bác có thể thấy chú phỉnh rất rất quyết tâm và rốt ráo đó. Vì thị trường chứng khoán là thị trường vốn, là kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, việc quá phụ thuộc vào dòng $ của SBV như năm nay là thấy rõ hậu quả nhất. Có 2 vấn đề lớn nhất trong nâng hạng thì bác đọc nhiều cũng bít rùi, 1 là vận hành KRX lịch là 25/12 go live nhưng m thấy 80% delay và sẽ rời sang quý I. 2 là nới room ngoại ở các nhóm trụ thì phương án khả thi đang được đề xuất là nới room tăng số lượng cổ phần nhưng không tăng tỷ lệ biểu quyết giống bên Thái đang áp dụng. 2 cái này m nghĩ đến tháng 9 năm sau là hạn cuối xem xet nâng hạng của FTSE thì đạt được, còn bộ tiêu chí của MSCI có lẽ còn khá xa chắc phải 4-5 năm nữa.
 
Đồn là trong nhiệm kỳ này
Nên có 2 năm nữa để bơm thổi đó :shame:

Mục tiêu thì là trước năm 2025 bác ợ, bác có thể thấy chú phỉnh rất rất quyết tâm và rốt ráo đó. Vì thị trường chứng khoán là thị trường vốn, là kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, việc quá phụ thuộc vào dòng $ của SBV như năm nay là thấy rõ hậu quả nhất. Có 2 vấn đề lớn nhất trong nâng hạng thì bác đọc nhiều cũng bít rùi, 1 là vận hành KRX lịch là 25/12 go live nhưng m thấy 80% delay và sẽ rời sang quý I. 2 là nới room ngoại ở các nhóm trụ thì phương án khả thi đang được đề xuất là nới room tăng số lượng cổ phần nhưng không tăng tỷ lệ biểu quyết giống bên Thái đang áp dụng. 2 cái này m nghĩ đến tháng 9 năm sau là hạn cuối xem xet nâng hạng của FTSE thì đạt được, còn bộ tiêu chí của MSCI có lẽ còn khá xa chắc phải 4-5 năm nữa.

Ngon, nếu vậy thì cần chuẩn bị cho kế hoạch nó pump trước mới được

S8wnM4I.png
 
2 e này m có khuyến nghị các thím mừ, cổ đông cô đặc, TPB đang tích nền chặt vùng 16,5-17,5 còn VIB cũng thế nền cứng ở 18,5-19,5, TPB thì bên nhà DOJI mấy phiên vừa rồi có mua khá mạnh ở vùng nền trên. Điểm m kết nhất 2 e này là core business đều tập trung nhóm khách hàng trẻ, VIB rất mạnh ở khoản cho vay chi tiêu mua xe cộ và thẻ tín dụng. Ngoài ra bác có thể tham khảo thêm case BID có game tăng vốn bán cho đối tác chiến lược Korea, năm ngoài con của BID là BSI có thể nói khá thành công với thương vụ bán cho đối tác này, cổ phiếu X4 từ đáy dài hạn T11/2022. Cổ đông BID thì siêu cô đặc, con đẻ của SBV (81% luôn), 15% Korea, còn có khoảng 4% của 5,1 tỷ cổ phiếu ở ngoài thôi. Ngoài ra m thấy BIDV 2 năm nay đã thay đổi core banking nên app mượt, giao diện thân thiện, m nghĩ có thể do đối tác Chaebol có tham gia nên có sự cải thiện rõ nét, do vậy nên họ muốn vào sâu hơn.
Cảm ơn thím nhiều. Em cũng đang xây dựng tích sản từ 3-4 mã
 
Bác @__M___H__ có thể cho mình nhận định về 3 mã ngân hàng ACB, STB & MBB. Tks bác
Chất lượng tài sản thì ACB là số 1 trong nhóm tư nhân rùi bác, vấn đề chính của bộ 3 e này là ai cũng bít rất tốt - các quỹ hold nhiều để giữ hiệu suất và ổn định danh mục. Vì vậy nên biến động thấp ko hút được dòng $ đầu cơ - giống như case BID m nói ở trên, vả lại 3 em này cá nhân m thấy các sản phẩm không thật sự nổi trội, ở mỗi phân khúc khách hàng thường xếp trong top 5 ngân hàng tư nhân. Quan điểm của m khi pick thì chọn doanh nghiệp nổi bật hẳn trong phân khúc của họ, như TPB thì tiên phong trong chuyển đổi số định danh eYKC họ triển khai phải 4-5 năm nay rùi chứ không phải từ 2 năm dịch trước, VIB chuyên về vay tiêu dùng cá nhân và thẻ tín dụng, hay như TCB giờ PB đang <1 vì họ chuyên về vay BĐS dân dụng :LOL:
 
Cảm ơn thím nhiều. Em cũng đang xây dựng tích sản từ 3-4 mã
Nhóm bank dành cho NĐT có mức độ rủi ro thấp, size tiền to và ít time theo dõi sát sao thị trường. Hàng năm ít nhiều đều chia cổ tức khoảng 12-15% = cổ phiếu là chính, và 1 ít là $ mặt. Bác cứ mạnh dạn vào thị trường đi, phải ở trong thị trường mới tạo cho mình phấn khích và chịu khó tìm hiểu sâu hơn, trải nghiệm được nhiều cung bậc cảm xúc hơn khi bác vào ETF. Để kéo nhóm bank thì thanh khoản phải rất lớn, thường phải là các phiên tỉ đô trở lên, nhóm bank sẽ lên trong 2 giai đoạn 1 là ở đáy thị trường, bank sẽ đỡ chỉ số; 2 là giai đoạn cuối của 1 chu kỳ kinh tế. Bù lại thì độ biến động thấp, có thể an tâm ăn ngủ được, bác thấy đấy có mấy khi sàn với trần đâu, loanh quanh biên độ 3%/ phiên.
 
Với NĐT cá nhân m nghĩ nên pick tầm 4 mã, tỷ trọng phân bổ theo chiến thuật bóng đá, tùy theo điều kiện thị trường để chọn chiến thuật như 3-5-2, 4-4-3, 4-5-1, .... Theo m đang phân bổ 4 nhóm ngành.
1. trung vệ là cổ phiếu cổ tức $ mặt
2. tiền vệ phòng ngự - nhóm bank
3. tiền vệ công - nhóm chứng, thép
4. tiền đạo - nhóm BĐS, dầu khí
Từ 3-5 cổ thôi thì các bác còn theo dõi sat sao chuyển động thông tin về các doanh nghiệp, chứ khoảng 15-20 mã thì dài quá. Khi nói đến doanh nghiệp nào trong tầm ngắm là m phải biết được thế mạnh của doanh nghiệp là gì, Ban lãnh đạo, cơ cấu cổ đông, EPS forward là bao nhiu :D
 
Bác cứ mạnh dạn vào thị trường đi, phải ở trong thị trường mới tạo cho mình phấn khích và chịu khó tìm hiểu sâu hơn, trải nghiệm được nhiều cung bậc cảm xúc hơn khi bác vào ETF.

LOL Haha mình cũng vậy. Đầu tư một chút cổ phiếu cho có cái gọi là trải nghiệm.

Mà nhiều lúc kết quả trả về khá hên xui, không như mình phân tích và dự đoán. Tỷ lệ thắng thua chắc 50/50.

MWG với VND thì ngon. Nhưng AST với ACV thì tịt, những tưởng hết covid thì du lịch các thứ phát triển mạnh trở lại nhưng ôi thôi... sau đó mới học được nhiều bài học.

Hiện tại thì có FPT với VCB. Nói chung chơi xíu à.

DDIrpsB.png
 
Với NĐT cá nhân m nghĩ nên pick tầm 4 mã, tỷ trọng phân bổ theo chiến thuật bóng đá, tùy theo điều kiện thị trường để chọn chiến thuật như 3-5-2, 4-4-3, 4-5-1, .... Theo m đang phân bổ 4 nhóm ngành.
1. trung vệ là cổ phiếu cổ tức $ mặt
2. tiền vệ phòng ngự - nhóm bank
3. tiền vệ công - nhóm chứng, thép
4. tiền đạo - nhóm BĐS, dầu khí
Từ 3-5 cổ thôi thì các bác còn theo dõi sat sao chuyển động thông tin về các doanh nghiệp, chứ khoảng 15-20 mã thì dài quá. Khi nói đến doanh nghiệp nào trong tầm ngắm là m phải biết được thế mạnh của doanh nghiệp là gì, Ban lãnh đạo, cơ cấu cổ đông, EPS forward là bao nhiu :D
Bác cho em hỏi là HPG cầm dài hạn tích sản dần vẫn ổn đúng không bác nhỉ ? Với theo như ý bác nói thì thằng VNM trả cổ tức đều cho nó làm trung vệ portfolio ổn áp chứ bác :p
 
Bác cho em hỏi là HPG cầm dài hạn tích sản dần vẫn ổn đúng không bác nhỉ ? Với theo như ý bác nói thì thằng VNM trả cổ tức đều cho nó làm trung vệ portfolio ổn áp chứ bác :p
Cầm dài hạn còn khó hơn cả trading thím ợ, pick sai cổ coi như bỏ phí mất mấy năm. Để cầm dài hạn quan trọng nhất là giá vốn bác mua lần đầu phải rất tốt thì khi thị trường rung lắc mới đỡ bị lung lay, chứ ví dụ như bác đu đỉnh 2022 giá sau chia giờ mà khoảng trên 35k cũng thốn đấy chưa bít khi nào về bờ. HPG đang bị chặn ở mốc 28,2k, lực cung ở đây đang lớn. HPG đang dồn lực cho Dung Quất 2 nên đang trong giai đoạn đầu tư mở rộng khó mà sinh lời cho cổ đông đến hết 2024 được và lại ngành thép có tính chu kỳ cao, năm 2021 sóng lớn vì có ngành BĐS hỗ trợ mà giờ BĐS dân dụng còn nhọc lắm, xuất khẩu thì ngành thép cũng hay bị rào cản áp thuế chống phá giá. Cổ tức thì bác cứ VEA mà táng, đang vùng giá ổn áp, lại là con gà đẻ trứng vàng cho Bộ Công thương họ ko dại gì thoái vốn đâu và sẽ duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức như vậy, cổ tức thì chọn em nào tỉ lệ cổ tức/ thị giá >10%, có yếu tố Nhà nước chi phối quá bán.
 
Back
Top