thảo luận Cùng nhau đầu tư chứng khoán qua quỹ ETF ở Việt Nam

Cho hỏi mấy thím mua quỹ trái phiếu trực tiếp cty phát hành hay qua kênh khác, các thím nào dùng qua fmarket để mua quỹ ko

via theNEXTvoz for iPad
Mua qua Fmarket nha thím, đơn giản, dễ lựa chọn, độ uy tín thì khỏi bàn, nó là đại lý phân phối lớn, tiền nạp vào đi thẳng vào cty quỹ luôn
Chỉ có quỹ của VCBF là mình mua chính chủ, do thời điểm cách đây mấy năm VCBF chưa hợp tác với Fmarket
 
Mua qua Fmarket nha thím, đơn giản, dễ lựa chọn, độ uy tín thì khỏi bàn, nó là đại lý phân phối lớn, tiền nạp vào đi thẳng vào cty quỹ luôn
Chỉ có quỹ của VCBF là mình mua chính chủ, do thời điểm cách đây mấy năm VCBF chưa hợp tác với Fmarket
Mua trực tiếp có cần ra trụ sở làm việc của nó không thím với cả thủ tục rắc rối ko. Mình muốn mua vài CCQ để lâu dài trên dưới 10 năm nên mua qua Fmarket nó toi giữa chừng thì mệt. Mua ETF đơn giản mà cái quỹ mở này rối quá
 
Bấy lâu nay không để ý đến Quỹ trái phiếu lắm. Nhờ các bác bàn luận mà mới mở mang đầu óc. Nhưng mình vẫn chưa biết lựa chọn quỹ trái phiếu dựa trên nguyên tắc nào? Chắc không phải là quỹ to nhất, % lợi nhuận lớn nhất rồi?
 
Bấy lâu nay không để ý đến Quỹ trái phiếu lắm. Nhờ các bác bàn luận mà mới mở mang đầu óc. Nhưng mình vẫn chưa biết lựa chọn quỹ trái phiếu dựa trên nguyên tắc nào? Chắc không phải là quỹ to nhất, % lợi nhuận lớn nhất rồi?
Giờ toàn trái phiếu 3 không mà lại tập trung vào BĐS nên cũng sợ lắm, với lãi suất năm đầu của trái phiếu thì cao chứ mấy năm sau thì không cao lắm
91H5dx1.gif


Trái phiếu VinGroup đang 15% kìa, nhảy vào thôi
46GKjpk.gif
 
cái đó là phí quản lý thôi
bạn vào báo cáo tài chính đọc thì tổng chi phí nó lên 1.x% lận
bên Dragon Capital nó khoảng 0.9x%
Bác chia sẽ rõ hơn thông tin tổng phí của 2 ETF vn30 & vn100 của 2 nhà dragon & nhà vinacap được ko? Mình tìm không thấy báo cáo tài chính năm 2022 của nhà vinacap. Tks
 
Mua trực tiếp có cần ra trụ sở làm việc của nó không thím với cả thủ tục rắc rối ko. Mình muốn mua vài CCQ để lâu dài trên dưới 10 năm nên mua qua Fmarket nó toi giữa chừng thì mệt. Mua ETF đơn giản mà cái quỹ mở này rối quá
Đăng ký tk Fmarket, xác thực là mua thôi, còn a mua quỹ nào thì Fmarket gửi file ký online luôn, cách đây 2 năm thì phải gửi giấy, giờ thì online hết
Giờ toàn trái phiếu 3 không mà lại tập trung vào BĐS nên cũng sợ lắm, với lãi suất năm đầu của trái phiếu thì cao chứ mấy năm sau thì không cao lắm
91H5dx1.gif


Trái phiếu VinGroup đang 15% kìa, nhảy vào thôi
46GKjpk.gif
Quỹ trái phiếu thôi thím ơi, nó chỉ cao hơn tiết kiệm khoảng 1% thôi. trái phiếu doanh nghiệp thì thôi, rớ vào phỏng cmn tay
 
Bấy lâu nay không để ý đến Quỹ trái phiếu lắm. Nhờ các bác bàn luận mà mới mở mang đầu óc. Nhưng mình vẫn chưa biết lựa chọn quỹ trái phiếu dựa trên nguyên tắc nào? Chắc không phải là quỹ to nhất, % lợi nhuận lớn nhất rồi?
Tiêu chí tối ưu thì mình ko rõ, chứ tiêu chí của mình đơn giản thôi:
  • giao dịch 5 ngày trong tuần, còn ko ít nhất phải 2 ngày/tuần, để thuận lợi cho việc mua bán ccq, mấy cái quỹ giao dịch 1 lần/tuần mua bán là đợi tróc mỏ
  • có thể ko tăng trưởng mạnh nhưng phải đều, ko gặp tình trạng rớt hàng nặng như đợt vừa rồi
  • lãi suất chấp nhận được
  • cty quản lý có uy tín chút, website đàng hoàng đầy đủ nội dung để tham khảo

Những quỹ theo tiêu chí mình thấy được là VFF, ABBF, VNDBF, FIF, PVBF

Dĩ nhiên mấy thím khác sẽ có tiêu chí khác
 
- Nếu (2) hoặc (3) đỏ thì đổ tiền vào (2) hoặc (3) trong năm tiếp theo. Do (1) luôn có profit dương, đồng thời lúc này mua (2) hoặc (3) tương đương với việc DCA

Lợi ích là mình chỉ vào (2) hoặc (3) khi giá nó RẺ hơn ( tương đối ) so với các loại hình khác. Nên dù có đang lãi 10% mình vẫn tiếp tục mua.
Như này chỉ đảm bảo bạn có 1 dòng tiền dương (tiền gửi tiết kiệm) để có thể xoay sở khi thị trường sập thôi, chứ thành quả đầu tư các năm trước của bạn đối với dòng tiền ETF/cổ phiếu vẫn bị ảnh hưởng nặng.

Nếu bạn chỉ mới đầu tư dòng tiền ETF/cổ phiếu vài năm đầu, thị trường đỏ thì ok cứ đập tiền vào DCA ko có gì phải suy nghĩ
Nếu bạn đã đầu tư dòng tiền này được 9 năm, lợi suất bình quân 14%/năm như cái hình minh họa của mình bên trên, đến năm thứ 10 thì sập nặng, lợi suất bình quân 10 năm chỉ còn 9%/năm. Lúc này dù là chốt lời hay DCA thêm thì thành quả đầu tư của nhiều năm trước đó cũng bị ảnh hưởng nặng nề rồi.

Câu hỏi ở đây là: nếu đầu tư dài hạn trên 1 dòng tiền, và đã đầu tư được nhiều năm, làm thế nào biết lúc nào thì nên chốt lời để bảo vệ thành quả của các năm trước, đợi thị trường hồi phục thì đầu tư lại, thay vì cứ DCA máy móc suốt năm nay qua năm khác dẫn đến hiệu quả đầu tư kém?

IGVTYcv.png
 
Như này chỉ đảm bảo bạn có 1 dòng tiền dương (tiền gửi tiết kiệm) để có thể xoay sở khi thị trường sập thôi, chứ thành quả đầu tư các năm trước của bạn đối với dòng tiền ETF/cổ phiếu vẫn bị ảnh hưởng nặng.

Nếu bạn chỉ mới đầu tư dòng tiền ETF/cổ phiếu vài năm đầu, thị trường đỏ thì ok cứ đập tiền vào DCA ko có gì phải suy nghĩ
Nếu bạn đã đầu tư dòng tiền này được 9 năm, lợi suất bình quân 14%/năm như cái hình minh họa của mình bên trên, đến năm thứ 10 thì sập nặng, lợi suất bình quân 10 năm chỉ còn 9%/năm. Lúc này dù là chốt lời hay DCA thêm thì thành quả đầu tư của nhiều năm trước đó cũng bị ảnh hưởng nặng nề rồi.

Câu hỏi ở đây là: nếu đầu tư dài hạn trên 1 dòng tiền, và đã đầu tư được nhiều năm, làm thế nào biết lúc nào thì nên chốt lời để bảo vệ thành quả của các năm trước, đợi thị trường hồi phục thì đầu tư lại, thay vì cứ DCA máy móc suốt năm nay qua năm khác dẫn đến hiệu quả đầu tư kém?

IGVTYcv.png
Câu trả lời là không ai biết được :big_smile:
Vì không ai có thể biết được tương lai. Thời điểm năm X bạn chốt lời 3000%, hôm sau sẽ có 50-50 chỉ số tăng hoặc giảm. Tăng thì bạn chốt lỗ, giảm thì bạn chốt lời.
Như mình có nói ở trên, mục đích saving máy móc như vậy để gia tăng khối lượng một cách TƯƠNG ĐỐI vào thời điểm nhận lương hàng tháng. Nó giúp mình bỏ qua cảm xúc và đa dạng hóa danh mục.
Thời điểm chốt lời ( về già, thèm múi mít ... ) , mình có NHIỀU lựa chọn hơn để rút ( 3,4 choices thay vì all in vào ETF ).
Ngoài ra như mình nói, nếu lúc đó mà nó sập sâu ( cứ cho 40~50% như đợt sập vừa rồi ) thì mình còn 2 loại hình khác để gánh vác cho đến khi nó về bờ hoặc lên núi. Xem thử thị trường hồi trước hay mình run out of money của 02 loại hình kia trước ( mặc dù còn nhiều thứ loại hình khác như lương hưu, đi làm bảo vệ, con cái hỗ trợ ...v...v... ).
1 điểm khác mình muốn nói là khối lượng / tỷ trọng bạn nắm giữ quan trọng hơn rất nhiều % profit bạn chốt lời.
Example:
10k ETF lời 30% = 100k ETF lời 3% mua cùng giá,
nhưng thời gian canh/chờ và khả năng từ 0->30% so với 0->3% thì bạn tự so sánh.
Cá nhân mình chọn khả năng 0->3% vì nó dễ hơn :boss:
==> % thêm vào nếu đủ lớn ( qua thời gian ) sẽ xóa nhòa cái % profit
 
Như này chỉ đảm bảo bạn có 1 dòng tiền dương (tiền gửi tiết kiệm) để có thể xoay sở khi thị trường sập thôi, chứ thành quả đầu tư các năm trước của bạn đối với dòng tiền ETF/cổ phiếu vẫn bị ảnh hưởng nặng.

Nếu bạn chỉ mới đầu tư dòng tiền ETF/cổ phiếu vài năm đầu, thị trường đỏ thì ok cứ đập tiền vào DCA ko có gì phải suy nghĩ
Nếu bạn đã đầu tư dòng tiền này được 9 năm, lợi suất bình quân 14%/năm như cái hình minh họa của mình bên trên, đến năm thứ 10 thì sập nặng, lợi suất bình quân 10 năm chỉ còn 9%/năm. Lúc này dù là chốt lời hay DCA thêm thì thành quả đầu tư của nhiều năm trước đó cũng bị ảnh hưởng nặng nề rồi.

Câu hỏi ở đây là: nếu đầu tư dài hạn trên 1 dòng tiền, và đã đầu tư được nhiều năm, làm thế nào biết lúc nào thì nên chốt lời để bảo vệ thành quả của các năm trước, đợi thị trường hồi phục thì đầu tư lại, thay vì cứ DCA máy móc suốt năm nay qua năm khác dẫn đến hiệu quả đầu tư kém?

IGVTYcv.png
Theo thống kê thì mình chỉ cần né được 10 ngày sụt giảm lớn nhất trong downtrend thì gần như sẽ outperform hết tất cả các quỹ có trên thị trường. Ví dụ mình né từ tháng 3/2022 -> 9/2022 chẳng hạn.

Việc xác định xu hướng của thị trường không quá khó. Ví dụ xu hướng dài hạn sẽ xác định qua chính sách kinh tế của FED (cái này không cần đoán, FED có kế hoạch cả, theo dõi news là sẽ biết), xu hướng trung hạn sẽ xác định qua chart 1W... Đọc nhiều 1 chút sẽ thạo thôi các bạn.

Bản chất ban đầu khi các bạn đầu tư ETF là chấp nhận mức lợi nhuận 12-15%/năm + an toàn + nhàn.
Nếu muốn nâng mức lợi nhuận lên (+20%/năm) thì có 2 lựa chọn:
1. Nâng rủi ro (đánh kèo smallcap, penny, thuần TA, margin,...) -> LN cao + rủi ro + dễ
2. Nâng kiến thức để giảm rủi ro xuống (cả vĩ mô, pt doanh nghiệp, TA) -> LN cao + an toàn + khó

Mình viết theo quan điểm cá nhân thôi, không theo sách vở gì đâu, ae lựa chọn cách chơi ck cho riêng bản thân mình nhé. Chơi sao mà mỗi tối mình ngủ ngon là được :big_smile:

Tận tín ư thư bất như vô thư” - Mạnh Tử
Quá tin vào sách thì thà rằng đừng đọc sách.
 
Bác chia sẽ rõ hơn thông tin tổng phí của 2 ETF vn30 & vn100 của 2 nhà dragon & nhà vinacap được ko? Mình tìm không thấy báo cáo tài chính năm 2022 của nhà vinacap. Tks

1692157883910.png


1692157902884.png


https://dragoncapital.com.vn/r/e1vfvn30-bao-cao-tai-chinh-kiem-toan-2022/

https://vinacapital.com/wp-content/...N100-Bao-cao-tai-chinh-kiem-toan-nam-2022.pdf

thằng vinacapital để link báo cáo tài chính hơi mập mờ, phải vào những link phụ mới tìm ra được cái báo cáo tài chính
đó là điểm mình không thích :censored:
 
View attachment 2018290

View attachment 2018292

https://dragoncapital.com.vn/r/e1vfvn30-bao-cao-tai-chinh-kiem-toan-2022/

https://vinacapital.com/wp-content/...N100-Bao-cao-tai-chinh-kiem-toan-nam-2022.pdf

thằng vinacapital để link báo cáo tài chính hơi mập mờ, phải vào những link phụ mới tìm ra được cái báo cáo tài chính
đó là điểm mình không thích :censored:
Tks thím, kiếm mãi không ra dc cái báo cáo tài chính nhà vinacap.

So với dragon thì vinacap tốc độ vòng quay danh mục thấp mà chi phí lại cao hơn hẳn thế nhỉ @~@.

Ko hiểu sao vn30 & vn100 bên mình chỉ mua bán có 30 & 70 cổ mà tốc độ vòng quay cao thế nhỉ? So với ETF S&P500 của vanguard đúng là 1 trời 1 vực, quay chỉ 2% và phí chỉ 0.03%
1692159825038.png
 
Tks thím, kiếm mãi không ra dc cái báo cáo tài chính nhà vinacap.

So với dragon thì vinacap tốc độ vòng quay danh mục thấp mà chi phí lại cao hơn hẳn thế nhỉ @~@.

Ko hiểu sao vn30 & vn100 bên mình chỉ mua bán có 30 & 70 cổ mà tốc độ vòng quay cao thế nhỉ? So với ETF S&P500 của vanguard đúng là 1 trời 1 vực, quay chỉ 2% và phí chỉ 0.03%View attachment 2018381

vanguard là ông tổ rồi, kể cả các quỹ etf ở mẽo cũng không đọ lại vanguard về chi phí =((
giờ etf ở vn chi phí hạ xuống còn 0.5% là hồng phúc của dân tộc =((
 
Câu trả lời là không ai biết được :big_smile:
Vì không ai có thể biết được tương lai. Thời điểm năm X bạn chốt lời 3000%, hôm sau sẽ có 50-50 chỉ số tăng hoặc giảm. Tăng thì bạn chốt lỗ, giảm thì bạn chốt lời.
Như mình có nói ở trên, mục đích saving máy móc như vậy để gia tăng khối lượng một cách TƯƠNG ĐỐI vào thời điểm nhận lương hàng tháng. Nó giúp mình bỏ qua cảm xúc và đa dạng hóa danh mục.
Thời điểm chốt lời ( về già, thèm múi mít ... ) , mình có NHIỀU lựa chọn hơn để rút ( 3,4 choices thay vì all in vào ETF ).
Ngoài ra như mình nói, nếu lúc đó mà nó sập sâu ( cứ cho 40~50% như đợt sập vừa rồi ) thì mình còn 2 loại hình khác để gánh vác cho đến khi nó về bờ hoặc lên núi. Xem thử thị trường hồi trước hay mình run out of money của 02 loại hình kia trước ( mặc dù còn nhiều thứ loại hình khác như lương hưu, đi làm bảo vệ, con cái hỗ trợ ...v...v... ).
1 điểm khác mình muốn nói là khối lượng / tỷ trọng bạn nắm giữ quan trọng hơn rất nhiều % profit bạn chốt lời.
Example:
10k ETF lời 30% = 100k ETF lời 3% mua cùng giá,
nhưng thời gian canh/chờ và khả năng từ 0->30% so với 0->3% thì bạn tự so sánh.
Cá nhân mình chọn khả năng 0->3% vì nó dễ hơn :boss:
==> % thêm vào nếu đủ lớn ( qua thời gian ) sẽ xóa nhòa cái % profit
cũng đồng ý với bác này, theo mình nếu được thì giữ ETF "suốt đời" để đảm bảo tài sản luôn gia tăng, sau khoảng 10 -20 năm thì tài sản gần như đã x2 -x3 rồi vì còn có lãi kép nữa, thì khi có 1 cú sụp nào đó cũng không quá ảnh hưởng tới mình, vì khi đó tài sản của mình đã đạt mức tích lũy khá nhiều rồi .
Trừ khi bạn quá xui mua ngay đỉnh với số lượng lớn và ngày hôm sau thị trường sụp ngay lập tức.

Có 1 quỹ tiền mặt lớn cũng giúp bạn có thêm lựa chọn rút tiền để dùng tuy nhiên tùy cách bạn phân bố theo mục đích của bạn
 
Em đồng ý với quan điểm của bác. Có nên đặt ra một cái mốc lãi nào đó để tính là giờ hạn hay không, xin bác Hạc @library(shiny) cho ý kiến

Dành cho mấy thím tham khảo nếu muốn rút ETF bằng rule cá nhân mình nhé, khẩu vị mỗi người khác nhau nên chỉ để THAM KHẢO thôi.

- Mình đặt 1 target cho bản thân là phải tích lũy được một số X. Chia thành:
1) Tiền gửi tiết kiệm = tuổi hiện tại %
Ví dụ: mình năm nay 35 tuổi -> 35% net worth của mình dưới dạng sổ tiết kiệm. Như vậy tuổi càng cao thì rủi ro của toàn danh mục càng thấp.
2) 30% cho trái
3) 30% cổ.
4) 5% còn lại cho vay bốc họ hoặc siêu rủi ro như coin.
- Hàng tháng, mọi income của mình chia thành 5-3-2 | đầu tư - tiêu - mua sắm ( mặc dù phần lớn vẫn là đầu tư ).
+ Tại thời điểm đó, nếu (2) hoặc (3) không cân bằng, mình sẽ bỏ tiền vào (2) hoặc (3) để đưa nó về cân bằng 30-30 như đã nêu ở trên.
- Hàng năm, nếu (2) hoặc (3) lãi và lêch thì rút bớt đưa vào (1).
- Nếu (2) hoặc (3) đỏ thì đổ tiền vào (2) hoặc (3) trong năm tiếp theo. Do (1) luôn có profit dương, đồng thời lúc này mua (2) hoặc (3) tương đương với việc DCA

Lợi ích là mình chỉ vào (2) hoặc (3) khi giá nó RẺ hơn ( tương đối ) so với các loại hình khác. Nên dù có đang lãi 10% mình vẫn tiếp tục mua.
Đó, đơn giản thế thôi :big_smile:
Khi nào không còn nguồn income nữa thì mình sẽ lựa chọn rút theo rule 3-6% và chỉ rút ở danh mục nào đang lãi.
Ví dụ:
  • Năm 65 tuổi, sập sàn, cả trái lẫn cổ đều đỏ lòm, rút tiền tk sống, không phải cut loss trái hoặc cổ.
  • Năm 70 tuổi, thị trường hồi phục, rút cổ hoặc trái, không rút sổ tiết kiệm
  • Năm 75 tuổi, lại sập, sổ tiết kiệm có khoảng thời gian 5 năm hồi phục, rút tiếp
so on until die

Trường hợp ngoại lệ: chiến tranh, đổi tiền, sập tất ... lúc đó thì ai cũng như ai thôi hoặc bạn có thể dùng (4) vào vàng hoặc đô :boss:
Mình định làm clip youtube chia sẻ về vấn đề này, hiện tại thị trường đang căng nên hẹn mọi người đợt nào rảnh tay, hi vọng được mọi người đón nhận.
 
cũng đồng ý với bác này, theo mình nếu được thì giữ ETF "suốt đời" để đảm bảo tài sản luôn gia tăng, sau khoảng 10 -20 năm thì tài sản gần như đã x2 -x3 rồi vì còn có lãi kép nữa, thì khi có 1 cú sụp nào đó cũng không quá ảnh hưởng tới mình, vì khi đó tài sản của mình đã đạt mức tích lũy khá nhiều rồi .
Trừ khi bạn quá xui mua ngay đỉnh với số lượng lớn và ngày hôm sau thị trường sụp ngay lập tức.

Có 1 quỹ tiền mặt lớn cũng giúp bạn có thêm lựa chọn rút tiền để dùng tuy nhiên tùy cách bạn phân bố theo mục đích của bạn
ETF có lãi kép hả bạn ? Giá ETF năm 2018 không khác 2023 đâu. Nếu bạn mua ETF năm 2018 và không làm gì cả thì bạn cũng có chừng đó ETF thôi.
Nếu VN-Index mãi ở mốc 12xx thì bạn chả bao giờ x2 - x3 được đâu
 
ETF có lãi kép hả bạn ? Giá ETF năm 2018 không khác 2023 đâu. Nếu bạn mua ETF năm 2018 và không làm gì cả thì bạn cũng có chừng đó ETF thôi.
Nếu VN-Index mãi ở mốc 12xx thì bạn chả bao giờ x2 - x3 được đâu
Bác tham khảo thử cái này xem

Các nhà đầu tư không nhất thiết phải DCA mãi mãi.

Việc DCA liên tục bất chấp thời điểm giống hình thức tích lũy tài sản, tuy nhiên, nếu chúng ta DCA lúc thị trường tăng nóng thì khi vào bear market như hiện tại sẽ tạo thành gánh nặng dẫn đến danh mục bị thiệt hại nhiều hơn so với phương pháp DCA Stop.

DCA trong bull market không có gì xấu, nhưng nếu thấy thị trường có xu hướng tăng quá đà như những gì đã xảy ra trong quá khứ 2018 và năm 2021, làm cho giá trị danh mục DCA có lợi nhuận 50% hay lớn hơn so với số vốn đã bỏ ra thì đó là lúc nên hạn chế đầu tư.

Đây là giai đoạn để chúng ta review lại danh mục của mình, tập trung hạ thấp rủi ro cho danh mục. Có thể bán bớt hoặc thay vì DCA thì nên lấy tiền gửi ngân hàng đề phòng trường hợp xấu. Và chúng ta sẽ tiến hành DCA trở lại trong bear market.

Cách làm của chúng ta là đang mô phỏng lại danh mục DCA Stop. Mua rồi ngừng.

https://vohoanghac.com/cam-nang-dca-toan-tap/
 
ETF có lãi kép hả bạn ? Giá ETF năm 2018 không khác 2023 đâu. Nếu bạn mua ETF năm 2018 và không làm gì cả thì bạn cũng có chừng đó ETF thôi.
Nếu VN-Index mãi ở mốc 12xx thì bạn chả bao giờ x2 - x3 được đâu
thì mình bảo giữ suốt đời mà bác, 10-20-30 năm. Dĩ nhiên 2018 và 2023 không khác nhau nhưng nếu từ 2014 ( E1VFVN30) gần 10 năm thì quỹ này cũng gần sấp xỉ x2 rồi đấy thôi. Mà cho dù giảm thì với việc thị trường luôn tăng dài hạn, thì giữ tiếp vẫn sẽ hồi phục lại vì mình xác định khoản này là nắm rất lâu như đã nói trên rồi. Cái này tùy mục đích đầu tư của mỗi người thôi bác.
 
thì mình bảo giữ suốt đời mà bác, 10-20-30 năm. Dĩ nhiên 2018 và 2023 không khác nhau nhưng nếu từ 2014 ( E1VFVN30) gần 10 năm thì quỹ này cũng gần sấp xỉ x2 rồi đấy thôi. Mà cho dù giảm thì với việc thị trường luôn tăng dài hạn, thì giữ tiếp vẫn sẽ hồi phục lại vì mình xác định khoản này là nắm rất lâu như đã nói trên rồi. Cái này tùy mục đích đầu tư của mỗi người thôi bác.
10 hay 20 năm nữa nó vẫn loay hoay ở mốc 12xx thì thím làm sao? có phải công cốc ko?

Theo t thì mấy cái ETF này ko phải để tiết kiệm đâu, cần phải có mức ls kỳ vọng rồi sút nó đi mới được
vd mỗi tháng t vẫn dca bình thường nhưng sẽ có 2 trường hợp:
  • khi thị trường đang lên, t đặt kỳ vọng ở mức 15%, đợt nào đạt 15% thì chốt lời, ko tham
  • khi thị trường xuống, t đặt ở mức stoploss - 5%, khi nó hạ tới mức này thì tôi bán

dĩ nhiên là lợi nhuận ko thể tối ưu nhưng đỡ lăn tăn
 
Last edited:
Back
Top