Đàm đạo về tiếng Việt

Trong từ "nhẹ" sao lại có dấu nặng??? Tại sao cái cc gì cũng đều có thể gọi bằng từ "ấy", sao áo ấm và áo lạnh lại có nghĩa giống nhau? :angry:
cái này là do chữ viết TV (chữ quốc ngữ, do mấy ông truyền giáo chế ra, học TV từ những người cùng đinh trong xã hội thời đó). Ông thớt nói cái vô lý trong TV, thì không phải trường hợp dấu nặng này.
 
Khi bạn đọc liên tục một từ lặp lại thì sẽ xảy ra hiện tượng tạm thời quên mất nghĩa của từ đó.
cái này không chỉ tiếng việt đâu fen
1614151910324.png
 
vô lý thật tiếng anh ko có dấu ngôi xưng thì ít mà học mãi ko giỏi còn tiếng việt bắn ra như gió
 
  • Ch-tr , s-x, ng-ngh, gi-r-d nên gộp thành 1
chả có tí liên quan nào sao phải gộp ??? trưa và chưa, chuyện và truyện, trà và chà là những từ khác nghĩa hoàn toàn, tương tự với gi-r-d, có chăng đọc ko rõ hoặc nghe ko đc thì bảo gộp cho tiện :LOL: :LOL:
 
Trong từ "nhẹ" sao lại có dấu nặng??? Tại sao cái cc gì cũng đều có thể gọi bằng từ "ấy", sao áo ấm và áo lạnh lại có nghĩa giống nhau? :angry:

Trăng tròn hay trăng khuyết gì cũng là mặt trăng.
vz3E3Zb.gif


Gửi từ Na Nà bằng vozFApp
 
Đứa đầu em năm nay lớp 3, hôm trước cứ thắc mắc với em là cô giáo yêu cầu tả về quê em, nhưng sửa bài cho chúng nó là quê là phải có mái ngói đỏ tươi, nhà cấp 4...trong khi em hay đưa con bé về quê chơi, quê em giờ dân đi xuất khẩu lao động + làm nhà máy giờ giàu lắm, toàn xây nhà kiểu biệt thự vườn, nhiều nhà lại xây kiểu kiến trúc châu âu???
Nó bảo cô giáo yêu cầu phải tả thế.
Em bảo: Thế giờ cô yêu cầu con tả bà ngoại phải có tóc bạc phơ, chậm chạp...con nhìn bà ngoại con xem, chiều vẫn chạy SH đi giao hàng (nhà vợ em bán hàng). Thế con định tả như nào?
Trẻ con lớp 3 và cấp tiểu học thì nó ko hiểu nghĩa nhất định của từ "quê" như người lớn. Chúng ta ai cũng hiểu được "quê" chỉ nơi mình sinh ra, lớn lên. Nếu sinh ra ở thành phố nhà chung cư... mà bài yêu cầu tả "quê" thì tả về chỗ mình đang ở như thế là đúng.:sweat:
Nhưng "vùng quê" thì lại chỉ riêng là "vùng nông thôn" của VN. :byebye:Đề bài cho như vậy và cô hướng dẫn tả quê vậy chỉ để trẻ con học được những nét cơ bản ở vùng quê nông thôn VN. Hiểu rộng ra thì quê em ở đây cũng có thể nói là cả đất nước VN. Nên cô hướng dẫn như vậy là ko sai.:byebye::byebye:
Còn cái tả bà ngoại, mình ko rõ con bạn và giáo viên của bạn ở đâu. Nhưng mình từng đi dạy tiểu học, cách dạy cụ thể là ntn:
Cho đề tả về mẹ, bà, bố,... các em sẽ tự viết trước theo cái dàn ý sơ lược ở sgk mà ko có cái văn mẫu nào cả. Tất nhiên lớp có bao nhiêu bạn thì mỗi nhân vật dc tả ra thì sẽ khác nhau. Các em hoàn toàn có quyền tả "bà đi SH", "bà uốn tóc xoăn đánh son đỏ"... Nhiệm vụ của giáo viên là sửa lại những câu cú diễn đạt lủng củng chứ ko thay đổi ý nghĩa của câu bạn nhé. NHƯNG: nếu cả bài các em chỉ đưa những hình ảnh bà mình sống sung sướng, ăn diện vào thì sẽ ko làm nổi bật được tình yêu thương của bà dành cho cháu. Nên GV buộc phải gạch bỏ đi 1 vài ý ko liên quan để thay cái khác vào.
chờ em ăn xong cái
cái nghĩa là gì vậy ?
đấy là văn nói địa phương. nên nó ko có nghĩa và hoàn toàn có thể bỏ đi. Trong văn viết văn tả thì ko ai nói vậy. Còn trong khi chat với nhau bth thì mn hay bê nguyên văn nói vào cho gần gũi với nhau.

À ý tôi là nếu: giả dối => dả dối, giẻ rách => dẻ dách, kính râm => kính dâm, thì cũng tiết kiệm được vài char, đỡ phải nhớ nhiều lại sai chính tả :p
Ko được.
VD Từ : "giả dối" là 1 từ ghép của 2 từ "giả" trong đồ giả, giả mạo, .... + "dối". Nếu đứng nguyên nó "giả" hay "dối" thì nó vẫn có nghĩa.
Còn từ "dả" ko có nghĩa, hoặc là từ cổ đã mất đi ý nghĩa hiện nay. Vì vậy ko thể thay thế như bạn nói. Đây hoàn toàn là những câu hỏi của học sinh tiểu học bạn nhé. :burn_joss_stick:
Nếu gọi như bạn nói sẽ gây tình trạng nhiễu loạn ngôn ngữ, sẽ có nhiều từ đồng âm hơn và TV vẫn phức tạp chứ ko đơn giản hơn.
 
Last edited:
Back
Top