Dân Tây Nguyên giờ giàu quá các thím

Status
Not open for further replies.
Tùy nữa, 2 thằng bạn làm thầu trên đó, từ đợt covid tới h cũng đủ ăn là may.
Như năm ngoái thì ko có nhà để xây luôn. Dân cũng bớt chi lại rồi.
Bạn nói đúng nhưng trường hợp thằng bạn mình thì bớt giàu thôi. Năm 2021 nó xây 1 tháng 1 căn, tới năm ngoái thì nó cũng than nhưng là than 2 tháng mới xây được 1 căn. Với quy mô công ty nó ít nhân sự thì 2 tháng 1 căn vẫn là dư để giàu.
 
Em quan sát xung quanh thì đưa ra một kết luận cho câu hỏi vì sao làm nông không giàu ?.
- Thứ 1 đa số người tham gia lĩnh vực nông nghiệp là người nghèo, giàu thì lại chê làm nông không kiếm được mấy đồng, vất vả. Mà nghèo thì cái gì cũng vay, cũng mượn. Vay để mua đất, vay để đầu tư chăm sóc mấy năm trời mới có thu. Khi giá cả bấp bênh một cái là khốn đốn ( cả nhà phụ thuộc vào cái vườn, lại giá thấp + nợ nần ).
  • Thứ 2 Vì nghèo nợ nần nên diện tích canh tác nhỏ bé, không thể áp dụng khoa học kĩ thuật cao để tiết kiệm công sức được. ( vd cái dron bón phân xịt thuốc 500tr phục vụ cái vườn 1-2ha sao lấy lại vốn nổi )
  • Thứ 3 tâm lí a dua, chạy theo cây lợi nhuận cao, k kiên trì theo đuổi 1 cây. Có những người vài năm lại thay 1 cây.
=>> Cậu mình, gia đình bạn mình chỉ cần không nợ thôi. Tàn tàn năm được giá thì húp nhiều, năm giá tà tà thì húp ít. Kiên trì cây cà, cây tiêu năm cũng dư bèo vài trăm 🧐
 
Thôi đừng nói thế, làm nông nghiệp vất vả lắm thím.
Không đeo vàng là đúng rồi, ở đó toàn người dân tộc với người làm nông đeo vàng khoe cho ai coi đâu, muốn khoe thì phải khoe cái gì mà người ta biết chứ.

Người ta chỉ thấy lúc lãi chứ trồng sầu riêng 6 năm đầu không thu được gì lỗ trắng dái ra thì ai thấu. Nghề này nó bạc hết cả tóc đấy chứ đùa.
Tay này chủ trại sầu năm thu 20 tỷ, anh em đừng nghe nó kể khổ :shame:
 
phòng mình đang quản lý 1 mớ nợ từ vài trăm triệu tới vài chục tỷ của dân tây nguyên đây. cũng từ cao su, tiêu, điều, cà phê mà ra. ko phải ai cũng làm ăn dc mùa đâu fen.
ngân hàng mình chỉ là ngân hàng nhỏ thôi, chưa nói mấy ngân hàng to hơn kkk
 
Đây dân 47 - Buôn Ma Thuột này, từng bôn ba SG 15 năm nhưng chẳng ăn thua gì cả. Mới về BMT sống từ 2019, có đúc kết ra được 1 số kinh nghiệm về các cây ăn trái, công nghiệp như sau:
  • Nếu ở đây bà con nông dân không all in vào 1 loại cây ăn trái hay cây công nghiệp nào đó đại đa số sẽ ổn định hơn như là tập trung trồng 1 loại cây. Có năm Sầu riêng tăng, hồ tiêu giảm, cà phê bình bình thì đại đa số sẽ giảm diện tích Hồ Tiêu và Cà phê để tăng diện tích Sầu Riêng. Nếu 1 người nông dân kiêng định, biết phân bố đều diện tích các loại cây trồng không phụ thuộc vào bất cứ giá cả của 1 loại nông sản ăn trái nào sẽ có cuộc sống ổn định hơn những hộ nông dân chạy theo số đông.
  • Điểm thứ 2 là nếu gia đình nào đã trúng 1 mùa vụ được đôi ba tỷ thì số đông sẽ nghỉ ngay đến những tiêu sản như xây nhà, mua xe..Mà không để dành nguồn vốn dự phòng cho những vụ mùa năm sau.
Hiện tại những năm gần đây các loại cây ăn trái đã sập hầm như Xoài, Bơ đang mất giá thảm hại thì những người nông dân đã phá bỏ diện tích những loại này năm 2022, 2023 để chuyển đổi mục đích cây trồng thì sẽ nghỉ ngay đến cây Sầu riêng. Những người phá bỏ năm 2024 sẽ nghỉ ngay đến cây Cà phê. Nên vòng tròn cứ dần lặp đi lặp đi lặp lại Trồng rồi phá, phá rồi lại trồng.
 
Đây dân 47 - Buôn Ma Thuột này, từng bôn ba SG 15 năm nhưng chẳng ăn thua gì cả. Mới về BMT sống từ 2019, có đúc kết ra được 1 số kinh nghiệm về các cây ăn trái, công nghiệp như sau:
  • Nếu ở đây bà con nông dân không all in vào 1 loại cây ăn trái hay cây công nghiệp nào đó đại đa số sẽ ổn định hơn như là tập trung trồng 1 loại cây. Có năm Sầu riêng tăng, hồ tiêu giảm, cà phê bình bình thì đại đa số sẽ giảm diện tích Hồ Tiêu và Cà phê để tăng diện tích Sầu Riêng. Nếu 1 người nông dân kiêng định, biết phân bố đều diện tích các loại cây trồng không phụ thuộc vào bất cứ giá cả của 1 loại nông sản ăn trái nào sẽ có cuộc sống ổn định hơn những hộ nông dân chạy theo số đông.
  • Điểm thứ 2 là nếu gia đình nào đã trúng 1 mùa vụ được đôi ba tỷ thì số đông sẽ nghỉ ngay đến những tiêu sản như xây nhà, mua xe..Mà không để dành nguồn vốn dự phòng cho những vụ mùa năm sau.
Hiện tại những năm gần đây các loại cây ăn trái đã sập hầm như Xoài, Bơ đang mất giá thảm hại thì những người nông dân đã phá bỏ diện tích những loại này năm 2022, 2023 để chuyển đổi mục đích cây trồng thì sẽ nghỉ ngay đến cây Sầu riêng. Những người phá bỏ năm 2024 sẽ nghỉ ngay đến cây Cà phê. Nên vòng tròn cứ dần lặp đi lặp đi lặp lại Trồng rồi phá, phá rồi lại trồng.
Sao ko làm trang trại chăn nuôi thím?
 
Dân nơi khác đến giành hết đất thôi chứ Tây nguyên người dân tộc thiểu số bản địa lấy gì giàu, bị giành hết đất rồi

via theNEXTvoz for iPad

Dân Tây Nguyên hiện nay đa số là dân Bắc 75 đi kinh tế mới, nên dân thành thị nói tiếng Bắc rất nhiều. Chứ người dân tộc chả có bao nhiêu, sống thưa thớt. Ở đây ai có đất mới giàu chứ bình bình khổ bm, phải đi vào mấy tỉnh Đông Nam Bộ kiếm việc làm.
 
Ai có đất nhiều+ở khu dân trí mới giàu thôi. Chứ dân tây nguyên đi lm thuê trên BD có mà đầy. T từng đi phượt khắp các tỉnh tây nguyên. Đa số kinh tế tốt là người kinh và may mắn nông sản được giá, chứ đ số dân còn khổ nhiều, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Nhưng đất rộng người thưa, có ông kia trước trúng đất ở xã t lên mua hơn 10 mẫu ở Đắk Lắk làm rẩy r chết k lý do trên đó. Làm nông tuy có thể k giàu nhưng k đói
 
họ ngoại mình vẫn trồng cafe ở Tây Nguyên đây, trồng hơn chục năm đến giờ cũng ở mức đủ ăn mặc với dư dả chút thôi các fence
 
Nhà mình từng làm rẫy, giờ bỏ hết do cha chú thì không còn đủ sức, gia đình mình chuyển hướng bán buôn khá lâu, giờ chỉ mong nó ủi đường để đất rẫy đó làm nhà trọ cho thuê còn hơn (hiện cũng đang ủi đường dần rồi :sexy_girl:) xưa rẫy mình thấy xa, giờ thành phố phát triển lại thành ra đất rẫy nằm trong phố :sexy_girl:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Nếu so Tây Nguyên với các đô thị ở miền Đông thì dân Tây Nguyên có tính cố kết, định cư ổn định hơn. Nên nó hình thành những khu vực riêng, mức sống của người dân ở khu vực đó cũng xêm xêm mặt bằng chung.
Nếu sống ở các thành phố hoặc huyện, thị xã kinh tế tốt thì thấy dân giàu khiếp, cuối mùa ôm cả đống tiền, mua đất, xây nhà, mua xe, đồ đạc trong nhà,... Còn nếu sống ở khu nào khó khăn thì cả vùng khó khăn. Khu vực thì rộng, người dân thì quanh đi quẩn lại ở đó nên dễ ngộ nhận.
Lâu lâu mình thấy có người nói dân vùng nào đó ở TN bây giờ còn giàu hơn dân SG, nhưng không nói cho rõ là đang so với ai, với khu vực nào nên cũng khó mà xét so vậy đúng hay sai.
 
Dân daklak đây, nhà không trồng cây mà theo hướng chăn nuôi, nhà có gần 1ha đất, tập trung nuôi gà thả vườn bán trứng là chính, chỉ có 2 ông bà ở nhà chăm chút đàn gà, tính ra cũng sống khỏe :)
 
Nay cà phê ít, chỗ Phước An, Krongpak thủ phủ sầu riêng nay còn nhiêu cà phê đâu, dân chuyển qua sầu riêng hết rồi :adore:
Đang định theo vợ về quê vợ trồng sầu riêng sống qua năm :pudency: chui chạn chịu khổ tí là được

via theNEXTvoz for iPhone
 
Nông nghiệp mà đủ diện tích đất thì giàu, nhưng vất vả lắm. Nếu tính thuần làm nông, Vd ở miền tây, 2ha là khá giàu, tây nguyên đợt bạn mình kể cỡ 5ha cà phê mới gọi là khá. Nhưng bao cà phê 50kg, khỏi gym. Giờ có món sầu riêng giá cao, chịu khó thì 2,3 ha đủ giàu.
 
Năm nay trúng vụ cà nên ngon chứ sao, ô tô chạy đầy đường. Nhưng mấy năm trước thì thảm lắm, nói chung tuỳ mùa vụ thôi.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top