thảo luận (Đầu tư chứng khoán) những điều cần biết, Q&A

Mấy chuyên gia hướng dẫn với, đầu tiền tải app nào, rồi bỏ khoảng bao nhiêu chơi lần đầu.

via vozForums for iPhone

Vốn đề nghị: 2.000.000 VND (2tr) để test thị trường và coi như là học phí
Mục tiêu: Trong vòng 12 tháng, tài khoản lỗ không quá 30% thì coi như là thành công. Nếu lời từ 30% trở lên, mức lãi duy trì ổn định >=20%/tháng thì hẳn là thiên tài hoặc cao nhân (Warren Buffett mức lãi suất 24%. Lãi ngân hàng VN 8%/năm).
Lãi từ 10 ~ 15%/ tháng là thuộc dạng cũng cực kỳ giỏi
Lỗ từ 40% trở lên thì nên dừng lại và tìm hiểu thêm sách, kiến thức tài chính, kinh tế,v.v...

Mở tài khoản giao dịch thì có 2 sàn là Vndirect và SSI.
Bên SSI có đội ngũ tư vấn khá nhiệt tình, còn Vndirect có kém hơn một chút nhưng cũng không tệ lắm.
Cách mở tk: Cứ gọi alo lên nói chuyện, thủ tục đơn giản, lâu thì 3 ngày, nhanh thì đi trong một buổi sáng là xong. Nhưng nhanh nhất vẫn là ra thằng chi nhánh ở địa phương để làm giấy tờ cho gọn.
Nên đăng ký mở luôn cả hợp đồng chứng khoán phái sinh
Vì bác mới tham gia thị trường nên không khuyến nghị đăng ký mở Margin (đòn bẫy - vay nợ để mua cổ phiếu)
Cách nạp tiền vào tk chứng khoán để giao dịch thì có hướng dẫn rất đầy đủ trên website của các sàn,đọc hiểu tiếng Việt thì đều sẽ làm được cả, còn lười quá thì lúc ký giấy mở tk xong ở chi nhánh thì hỏi nhân viên để nó hướng dẫn luôn cũng được.
Sau khi giao dịch xong mà có lời thì nên nhớ rằng thị trường VN là t+1 và t+2, nhưng nhìn chung cách chuyển tiền cũng chẳng có gì phức tạp nên vấn đề này cũng chẳng có gì lớn
Còn app thì mở tài khoản sàn nào thì lên appstore hoặc chplay mà tải app sàn đó về mà dùng. Mình dùng đủ loại app từ tây đến ta để trading mà chả ưa được món nào.

[Chia sẻ thêm]
Đa phần người mới đến với chứng khoán đều ôm giấc mơ "mua đáy bán đỉnh", có khi trong ngày, tuần hoặc tháng. Khi mới chơi (mới gia nhập thị trường) thì trading vài tháng, còn chơi được hơi lâu một tí thì chuyển qua ngày. Sau một thời gian thì thua xây xẩm mặt mày vì không biết mình mua vì cái gì và bán cái gì, hoặc là mua theo khuyến nghị của mấy "đội lái" trong cái group vớ vẩn nào đấy trên zalo
Còn dân đầu tư có kiến thức này nọ họ có bản lĩnh hơn, sẽ nghiên cứu thị trường, công ty rồi mới nhập lệnh, nhưng những thành phần này có người chết người không, nhưng họ thường chốt lời khoảng 30% hoặc 50% trong vài tháng đầu rồi tất tay một vụ nào đó xong sẽ bay màu vì ôm tâm lý gồng lỗ không chịu cut loss, cháy tài khoản, etc...
Còn loại cuối là "nhà đầu tư 5%", thường đầu tư khoảng 1 vài mã cổ phiếu dài hạn (được tính bằng năm) và ít khi ngó ngàng đến bảng giá điện tử, chỉ thi thoảng khi thị trường có biến động mạnh hoặc khi họ cảm nhận được dòng chảy của tiền thì mới trích một phần vốn ra để lướt sóng ngắn vài mã tiềm năng (thường là penny) rồi sau đó rút lui sau khi đã chốt lời đủ kỳ vọng. Những người này họ thường làm một phát double hoặc triple tài khoản hoặc là lợi nhuận hằng năm đạt 15% trở lên.

Em thuộc thành phần chém gió mát miệng thôi,đừng ai hỏi em cái gì về thị trường cả.
 
Last edited:
TRẢ TIỀN TƯ VẤN, MỜI BẠN NÊU CẢM NGHĨ VỀ BÀI VIẾT

Cách đây mấy ngày, tôi có tình cờ theo dõi một livestream của một Team một CTCK lớn. Phải nói là rất chất lượng. Có 3 bạn, 1 bạn phân tích FA, 1 bạn phân tích TA, 1 bạn leader tổng hợp lại. Điều tôi ngạc nhiên nhất là các bạn phân tích và tư vấn các mã cổ phiếu rất chi tiết. Cho điểm mua, điểm bán, điểm cắt lỗ. Thậm chí các bạn còn tư vấn theo trạng thái, tính cách NĐT. Tôi khâm phục sự đam mê nghề nghiệp của các bạn ý. Tuy nhiên, không có bữa ăn nào lại miễn phí cả. Nếu tư vấn công khai thế này, các bạn làm không công à. Hoặc giả vì tư vấn không công, cho nên nếu nghe theo, chắc hiệu quả đầu tư sẽ thấp chăng?

Hồi cuối tháng 10/2019, công ty Virgin Galactic niêm yết lần đầu tiên trên sàn NY với giá khoảng 12$/cp. Đến ngày hôm qua, mã SPCE này đã tăng lên 45$, tức là chỉ sau 4 tháng, người nào mua sẽ lời gần 300%. Đúng là TTCK Mỹ luôn tồn tại "siêu cổ". Tuy vậy, để mua trúng "siêu cổ", NĐT cũng cần có được "siêu tư vấn". NĐT Mỹ khác VN ở chỗ họ tự chọn Tư vấn. Mỗi người Tư vấn đều công khai niêm yết Profile, Phí tư vấn, tỷ lệ ăn chia, ... Ngoài ra, các NĐT có thể mua các gói tư vấn từ các công ty môi giới. Không ai quan tâm đến Phí GD, Chi phí lãi vay, ..., vì họ coi đó là khoản bắt buộc khi bước chân vào TTCK. Họ sẵn sàng chọn Nhà tư vấn lấy Phí "nước bọt" rất cao, miễn là mang lại hiệu quả cho họ.

Quay trở lại với thực trạng CK Việt nam. Thói quen trả tiền để nhận được tư vấn ở VN còn rất xa lạ. Từ tư vấn hôn nhân, đất đai, cho đến nghề nghiệp, người VN chúng ta thường có thói quen hỏi ông "Gúc gồ". Rẻ mà. Nhưng của rẻ là của ôi. Tôi chả thấy CTCK nào thu tiền tư vấn của NĐT cả. Thường họ nghĩ mở TK, mang NAV về, GD là OK rồi. Chính vì vậy, các KH được coi là VIP ở các CTCK là những NĐT giao dịch "như điên", cứ T3 về là bán. Điều này cũng kìm hãm sự xuất hiện của "siêu cổ", "siêu cò".

Tôi biết một vài tổ chức cũng có ước mơ mang lại giá trị đích thực cho khách hàng, nhà đầu tư. Thế nhưng vòng xoáy thị phần, áp lực hoa hồng môi giới, cũng làm cản trở. Hy vọng một ngày gần đây, mọi thứ sẽ thay đổi. Tri thức, sự tinh nhanh và tận tâm của người tư vấn, sẽ được trả công xứng đáng.

Source: Nguyễn Hồng Điệp/ GĐ CTCK SHS
 
TRẢ TIỀN TƯ VẤN, MỜI BẠN NÊU CẢM NGHĨ VỀ BÀI VIẾT

Quay trở lại với thực trạng CK Việt nam. Thói quen trả tiền để nhận được tư vấn ở VN còn rất xa lạ. Từ tư vấn hôn nhân, đất đai, cho đến nghề nghiệp, người VN chúng ta thường có thói quen hỏi ông "Gúc gồ". Rẻ mà. Nhưng của rẻ là của ôi. Tôi chả thấy CTCK nào thu tiền tư vấn của NĐT cả. Thường họ nghĩ mở TK, mang NAV về, GD là OK rồi. Chính vì vậy, các KH được coi là VIP ở các CTCK là những NĐT giao dịch "như điên", cứ T3 về là bán. Điều này cũng kìm hãm sự xuất hiện của "siêu cổ", "siêu cò".

Tôi biết một vài tổ chức cũng có ước mơ mang lại giá trị đích thực cho khách hàng, nhà đầu tư. Thế nhưng vòng xoáy thị phần, áp lực hoa hồng môi giới, cũng làm cản trở. Hy vọng một ngày gần đây, mọi thứ sẽ thay đổi. Tri thức, sự tinh nhanh và tận tâm của người tư vấn, sẽ được trả công xứng đáng.

Là một người từng làm việc ở một Công ty Consulting của Mỹ ở Việt Nam và hiện tại đang làm Trợ lý Luật sư ở nước ngoài, mình thấy người Việt hoàn toàn không có khái niệm trả tiền để được tư vấn. Có thể thói quen này bắt nguồn văn hóa Việt Nam từ trong trứng nước hoặc vì môi trường sống. Giả sử ngày xưa đi học chúng ta có thằng bạn thân, sau nó nó học giỏi quá nên trở thành Luật sư gia đình có tiếng. Một ngày nọ, chúng ta cãi nhau với vợ và muốn li dị, nhưng lại chả biết thủ tục li dị bắt đầu từ đâu, thế là chúng ta quay qua nhờ thằng bạn đang làm Luật sư với suy nghĩ rằng, ngày xưa đi học mình hỏi bài nó lúc nào nó cũng chỉ, chẳng lẽ bây giờ nó làm Luật sư mà mình không hỏi tiếp được. Thế là chúng ta vác mặt đi hỏi, và thằng bạn của chúng ta cũng không đến nổi quá cứng mà nói "mày đưa tiền đi rồi tao tư vấn cho, phí tư vấn của tao giờ là 500k/30p". Việc này cứ tiếp diễn đến lúc chả còn người Việt Nam nào nhớ đến việc phải trả tiền cho người bán nước bọt.

Trở lại với bối cảnh livestream của team trong chuyện, mình hy vọng họ đang thực hiện chiến lược kinh doanh Freemium, nghĩa là tư vấn free trước vài mã chứng khoán, còn muốn tư vấn nhiều hơn thì subscribe trả tiền, và hy vọng người Việt mình có một business mindset hơn để hiểu không ai muốn cho không cái gì.

Trước đây trên Quora có một người đặt câu hỏi rằng, "Tại sao mấy nước Đông Nam Á, ngoại trừ Singapore, thì đều không phải là developed countries?". Có một Tây lông đã trả lời rằng, "Động lực để phát triển của tụi tao là tài nguyên khan hiếm (scarcity of resources), nên tụi tao phải động não mà suy nghĩ làm sao để phát triển. Còn Đông Nam Á tụi bay giàu có về mặt tài nguyên thiên nhiên nên động lực phát triển gần như không có". Điều này đặc biệt đúng với người Việt. Cứ thử tưởng tượng xem, team ở trên sau khi free vài buổi tư vấn thì bắt đầu yêu cầu nhà đầu tư trả phí để nghe tiếp. And guess what, suy nghĩ tiếp theo của đa số người Việt là "Thôi ** mẹ để tao đi tìm mấy thằng tư vấn free khác".
 
Là một người từng làm việc ở một Công ty Consulting của Mỹ ở Việt Nam và hiện tại đang làm Trợ lý Luật sư ở nước ngoài, mình thấy người Việt hoàn toàn không có khái niệm trả tiền để được tư vấn. Có thể thói quen này bắt nguồn văn hóa Việt Nam từ trong trứng nước hoặc vì môi trường sống. Giả sử ngày xưa đi học chúng ta có thằng bạn thân, sau nó nó học giỏi quá nên trở thành Luật sư gia đình có tiếng. Một ngày nọ, chúng ta cãi nhau với vợ và muốn li dị, nhưng lại chả biết thủ tục li dị bắt đầu từ đâu, thế là chúng ta quay qua nhờ thằng bạn đang làm Luật sư với suy nghĩ rằng, ngày xưa đi học mình hỏi bài nó lúc nào nó cũng chỉ, chẳng lẽ bây giờ nó làm Luật sư mà mình không hỏi tiếp được. Thế là chúng ta vác mặt đi hỏi, và thằng bạn của chúng ta cũng không đến nổi quá cứng mà nói "mày đưa tiền đi rồi tao tư vấn cho, phí tư vấn của tao giờ là 500k/30p". Việc này cứ tiếp diễn đến lúc chả còn người Việt Nam nào nhớ đến việc phải trả tiền cho người bán nước bọt.

Trở lại với bối cảnh livestream của team trong chuyện, mình hy vọng họ đang thực hiện chiến lược kinh doanh Freemium, nghĩa là tư vấn free trước vài mã chứng khoán, còn muốn tư vấn nhiều hơn thì subscribe trả tiền, và hy vọng người Việt mình có một business mindset hơn để hiểu không ai muốn cho không cái gì.

Trước đây trên Quora có một người đặt câu hỏi rằng, "Tại sao mấy nước Đông Nam Á, ngoại trừ Singapore, thì đều không phải là developed countries?". Có một Tây lông đã trả lời rằng, "Động lực để phát triển của tụi tao là tài nguyên khan hiếm (scarcity of resources), nên tụi tao phải động não mà suy nghĩ làm sao để phát triển. Còn Đông Nam Á tụi bay giàu có về mặt tài nguyên thiên nhiên nên động lực phát triển gần như không có". Điều này đặc biệt đúng với người Việt. Cứ thử tưởng tượng xem, team ở trên sau khi free vài buổi tư vấn thì bắt đầu yêu cầu nhà đầu tư trả phí để nghe tiếp. And guess what, suy nghĩ tiếp theo của đa số người Việt là "Thôi ** mẹ để tao đi tìm mấy thằng tư vấn free khác".
Cảm ơn góp ý giá trị của bạn, mình cũng gần giống quan điểm của bạn, để nói vì sao trong tư duy người Việt lại hình thành tư duy "chỉ muốn nhận miễn phí" như vậy thật sự có rất nhiều yếu tố đóng vào nhưng nhìn chung vào thì vẫn là hệ quả của văn hóa suốt nhiều năm trong lịch sử. Hiện tại nó đã gần như ăn sâu và việc thay đổi nó cũng bất khả thi, và chúng ta chỉ có thể làm quen với việc đó và tìm hướng tiếp cận phù hợp cho cả bên dịch vụ và khách hàng.
Mình cũng chia sẽ bản thân ra, bên mình chuyên tư vấn đầu tư có thể nói là dịch vụ rất tốt so với những người khác, trong khi có nhiều người quản lý đầu tư không cần biết lãi lỗ cũng lấy mức phí cố định (lãi đạt được cam kết thì được nhận thêm) thì bên mình cam kết phải tỷ suất sinh lời cam kết mới nhận tiền tư vấn, thậm chí là chấp nhận đền bù cho khách hàng nếu lỗ nhưng hầu hết mọi người sau thi nghe xong vẫn tiếc và không chấp nhận làm dịch vụ mà lại cầm tiền đánh theo những người rao giảng trên mạng để cuối cùng tiền mất tật mang.
Đó thật sự là một hành động thiếu lí trí vì bản thân người chơi chứng khoán và đầu tư nhỏ lẻ đa số đều thu nhập chính từ công việc khác và chỉ tham gia đầu tư nhằm kiếm thêm lợi nhuận nhưng việc họ tự chơi như vậy thường dẫn đến kết quả là hiệu quả đầu tư không cao mà tâm lực của họ bị phân ra cho việc theo dõi đầu tư cuối cùng 2 bên thu nhập chính và đầu tư đều thiếu hiệu quả, thiệt hại kép là thấy rõ.
Bởi hiểu tâm lí đó trên Voz cũng nhiều người inbox mình đầu tư hộ nhưng mình hoàn toàn từ chối, mình chỉ làm cho người thứ nhất thật sự vốn lớn vì lúc đó họ hiểu được sự khó khăn trong việc đầu tư hiệu quả là như nào chứ mấy bạn vốn nhỏ (dưới 5 tỷ) thì đánh lên đánh xuống ngày vài % như đánh bạc nên vẫn tư tưởng bản thân có thể thành chuyên gia. Thứ hai là người hoàn toàn tin tưởng mình và chấp nhận cam kết rõ ràng (mình thường offer mức chi phí quản lí cao hơn bình thường để thử những bạn này ai chấp nhận mình mới làm ăn lâu dài nhưng sau này mình sẽ giảm chi phí quản lí đó xuống khi đủ hiểu được nhau), đó là những người khôn ngoan biết tư duy lí trí nên làm việc rất dễ dàng và tất nhiên mình sẽ đem lại lợi ích nhiều hơn nếu hợp tác lâu dài với mình. Bản thân mình luôn tự hào là chưa từng để bất kì ai hợp tác chung chịu thiệt cả, thậm chí mình luôn chấp nhận chịu thiệt để đảm bảo lợi ích cho đối tác nếu cần thiết.
 
Cảm ơn góp ý giá trị của bạn, mình cũng gần giống quan điểm của bạn, để nói vì sao trong tư duy người Việt lại hình thành tư duy "chỉ muốn nhận miễn phí" như vậy thật sự có rất nhiều yếu tố đóng vào nhưng nhìn chung vào thì vẫn là hệ quả của văn hóa suốt nhiều năm trong lịch sử. Hiện tại nó đã gần như ăn sâu và việc thay đổi nó cũng bất khả thi, và chúng ta chỉ có thể làm quen với việc đó và tìm hướng tiếp cận phù hợp cho cả bên dịch vụ và khách hàng.
Mình cũng chia sẽ bản thân ra, bên mình chuyên tư vấn đầu tư có thể nói là dịch vụ rất tốt so với những người khác, trong khi có nhiều người quản lý đầu tư không cần biết lãi lỗ cũng lấy mức phí cố định (lãi đạt được cam kết thì được nhận thêm) thì bên mình cam kết phải tỷ suất sinh lời cam kết mới nhận tiền tư vấn, thậm chí là chấp nhận đền bù cho khách hàng nếu lỗ nhưng hầu hết mọi người sau thi nghe xong vẫn tiếc và không chấp nhận làm dịch vụ mà lại cầm tiền đánh theo những người rao giảng trên mạng để cuối cùng tiền mất tật mang.
Đó thật sự là một hành động thiếu lí trí vì bản thân người chơi chứng khoán và đầu tư nhỏ lẻ đa số đều thu nhập chính từ công việc khác và chỉ tham gia đầu tư nhằm kiếm thêm lợi nhuận nhưng việc họ tự chơi như vậy thường dẫn đến kết quả là hiệu quả đầu tư không cao mà tâm lực của họ bị phân ra cho việc theo dõi đầu tư cuối cùng 2 bên thu nhập chính và đầu tư đều thiếu hiệu quả, thiệt hại kép là thấy rõ.
Bởi hiểu tâm lí đó trên Voz cũng nhiều người inbox mình đầu tư hộ nhưng mình hoàn toàn từ chối, mình chỉ làm cho người thứ nhất thật sự vốn lớn vì lúc đó họ hiểu được sự khó khăn trong việc đầu tư hiệu quả là như nào chứ mấy bạn vốn nhỏ (dưới 5 tỷ) thì đánh lên đánh xuống ngày vài % như đánh bạc nên vẫn tư tưởng bản thân có thể thành chuyên gia. Thứ hai là người hoàn toàn tin tưởng mình và chấp nhận cam kết rõ ràng (mình thường offer mức chi phí quản lí cao hơn bình thường để thử những bạn này ai chấp nhận mình mới làm ăn lâu dài nhưng sau này mình sẽ giảm chi phí quản lí đó xuống khi đủ hiểu được nhau), đó là những người khôn ngoan biết tư duy lí trí nên làm việc rất dễ dàng và tất nhiên mình sẽ đem lại lợi ích nhiều hơn nếu hợp tác lâu dài với mình. Bản thân mình luôn tự hào là chưa từng để bất kì ai hợp tác chung chịu thiệt cả, thậm chí mình luôn chấp nhận chịu thiệt để đảm bảo lợi ích cho đối tác nếu cần thiết.

Hôm nay mình chợt nhớ lại chương trình MasterChef Việt Nam trước đây. Có ít nhất 1 tập các thí sinh hỏi han lẫn nhau ngay trong cuộc thi, và dù muốn dù không, người "bị hỏi" vẫn trả lời. Mình chắc chắn rằng trong cuộc thi đó, nơi mà có tính chất loại trực tiếp và chỉ có 1 người thắng cuộc, không ai muốn giúp đối thủ của mình, vì chính họ có thể sẽ phải trả giá bằng chức vô địch. Và mình cũng chắc chắn rằng, nếu người nào có lỡ vô địch nhưng lại trót hỏi đối thủ trong những vòng trước đây thì họ cũng sẽ không đủ can đảm để chia đôi giải thưởng :cautious:.

Cảm ơn bác đã chia sẻ công việc nghề nghiệp của bác. Thật sự rất hay, rất ấn tượng. Trước đây mình cứ nghĩ cá nhân có 1 hay 2 tỷ nhàn rỗi để bỏ vào chứng khoán đã là nhiều. Hóa ra thật sự như bác nói thì dưới 5 tỷ vẫn gọi là ít. Mình có đang học hỏi đầu tư chứng khoán, nhưng vốn ít thôi, chỉ khoảng 20tr. Mình cũng hiểu rằng để kiếm được profit 5 hay 10% là rất khó, ngay cả với thị trường không hoàn hảo như Việt Nam. Nhà mình hay thường nói "Chơi chứng khoán, ăn bạc cắc, mất bạc tỷ" và bản thân mình cũng hay đặt mình vào vị trí của những nhà đầu tư có 500tr và suy nghĩ rằng "Liệu mình có dám mua hết cổ phiếu bằng số tiền này?". Vì mình hiểu rằng khi cầm 20tr mua cổ phiếu, nếu cổ phiếu xuống giá 100 đồng, cùng lắm mình chỉ mất khoảng 10k tới 100k, chả thấm tháp vào đâu, nhưng khi cầm 1 cục tiền lớn bỏ vào cổ phiếu, mức giảm 100 đồng/cp cũng đồng nghĩa với việc mất khoảng vài chai tới vài chục chai. Rất khó. Có thể vì bản thân mình là một risk-averse investor, hoặc có thể mình chưa bao giờ cầm số tiền lớn như vậy nên rất nhát. Vậy nên mình rất nể bác, cầm một số tiền lớn của người khác và làm ra profit!

Mình đã đọc hết thread này, cảm ơn bác, những thông tin rất quý giá!
 
Là một người từng làm việc ở một Công ty Consulting của Mỹ ở Việt Nam và hiện tại đang làm Trợ lý Luật sư ở nước ngoài, mình thấy người Việt hoàn toàn không có khái niệm trả tiền để được tư vấn. Có thể thói quen này bắt nguồn văn hóa Việt Nam từ trong trứng nước hoặc vì môi trường sống. Giả sử ngày xưa đi học chúng ta có thằng bạn thân, sau nó nó học giỏi quá nên trở thành Luật sư gia đình có tiếng. Một ngày nọ, chúng ta cãi nhau với vợ và muốn li dị, nhưng lại chả biết thủ tục li dị bắt đầu từ đâu, thế là chúng ta quay qua nhờ thằng bạn đang làm Luật sư với suy nghĩ rằng, ngày xưa đi học mình hỏi bài nó lúc nào nó cũng chỉ, chẳng lẽ bây giờ nó làm Luật sư mà mình không hỏi tiếp được. Thế là chúng ta vác mặt đi hỏi, và thằng bạn của chúng ta cũng không đến nổi quá cứng mà nói "mày đưa tiền đi rồi tao tư vấn cho, phí tư vấn của tao giờ là 500k/30p". Việc này cứ tiếp diễn đến lúc chả còn người Việt Nam nào nhớ đến việc phải trả tiền cho người bán nước bọt.

Trở lại với bối cảnh livestream của team trong chuyện, mình hy vọng họ đang thực hiện chiến lược kinh doanh Freemium, nghĩa là tư vấn free trước vài mã chứng khoán, còn muốn tư vấn nhiều hơn thì subscribe trả tiền, và hy vọng người Việt mình có một business mindset hơn để hiểu không ai muốn cho không cái gì.

Trước đây trên Quora có một người đặt câu hỏi rằng, "Tại sao mấy nước Đông Nam Á, ngoại trừ Singapore, thì đều không phải là developed countries?". Có một Tây lông đã trả lời rằng, "Động lực để phát triển của tụi tao là tài nguyên khan hiếm (scarcity of resources), nên tụi tao phải động não mà suy nghĩ làm sao để phát triển. Còn Đông Nam Á tụi bay giàu có về mặt tài nguyên thiên nhiên nên động lực phát triển gần như không có". Điều này đặc biệt đúng với người Việt. Cứ thử tưởng tượng xem, team ở trên sau khi free vài buổi tư vấn thì bắt đầu yêu cầu nhà đầu tư trả phí để nghe tiếp. And guess what, suy nghĩ tiếp theo của đa số người Việt là "Thôi ** mẹ để tao đi tìm mấy thằng tư vấn free khác".
Page Alpha Chart cũng có tư vấn chuyên sâu trả tiền và e thấy có khá nhiều ng đăng ký. K cần biết bạn đánh có thắng không nhưng những tư vấn và phân tích đều khá chuyên nghiệp và k vuốt đuôi. Đó là cái giá cho tư vấn chuyên nghiệp. K có bữa trưa nào miễn phí mà :v
 
Vậy là vấn đề liệu kinh tế VN đã đủ lớn để có siêu cổ không ?. Ngoài những ngành cổ điển như ngân hàng , thực phẩm ổn định thì ở VN các ngành như công nghệ thông tin, công nghiệp, đều kém, chậm phát triển. Vậy các bạn đi tư vấn có đủ khả năng, tầm hiểu biết để tư vấn không ạ.

Thị trường là vấn đề cung cầu, nếu bạn có khả năng, làm lợi được cho khách thì chả ai tiếc tiền cho bạn cả. Vấn đề là tư vấn có cho người dùng đủ niềm tin không thôi. Chả phải là do người Việt hay nước ngoài gì đây cả.Tất nhiên là mình nghĩ cần thời gian để mọi chuyện đi đúng hướng, như cách đây chục năm thì chả ai dám bỏ tiền mua hàng online cả.

Hình như cụ Buffet cũng nói đại khái là để tiền cho tư vấn chả thu dc về cái gì. Hãy đầu tư vào ngành bạn hiểu nhất.
Mình đang hiểu ý bạn muốn nói là:
1/ Các nhà tư vấn ở VN đòi lấy tiền tư vấn liệu có khuyến nghị được các siêu cổ phiếu tăng trưởng như ở nước ngoài không
2/ Vấn đề nằm ở chỗ tư vấn nhưng việc bỏ tiền ra là thuận mua vừa bán và khách hàng chỉ bỏ tiền ra khi họ cảm thấy có giá trị, việc than phiền về khách hàng không chịu bỏ tiền tư vấn là không hợp lí
Có đúng vậy không?
 
Đúng là vậy, hãy làm mình hấp dẫn trong mắt khách hàng, đừng than phiền vì khách k bỏ tiền cho bạn
Trước khi trả lời ý kiến của bạn thì mình xin nhận xét bạn một chút, có thể bạn nghĩ mình dạy đời hay thích soi mói gì hay gì đấy thì tùy nhưng mình muốn góp ý để lần sau bạn sẽ biện luận một cách tốt hơn chứ mình hơi phản cảm với kiểu góp ý của bạn.
Thứ nhất là bạn rất thiếu tố chất và sự chỉnh chu, bạn viết ra một comment mà không cần suy nghĩ đến người đọc có hiểu hay không mà chỉ cần nói lên suy những gì bạn đang nghĩ trong đầu. Những ý của bạn sắp xếp rất lộn xộn, văn viết không có liền mạch hay tổng kết ý hoặc ít nhất phải có dẫn ý rõ ràng từng luận điểm bạn muốn phản biện để người đọc hiểu. Đây là văn viết bạn có thừa thời gian để chỉnh sửa mà còn như vậy thì mình tự hỏi lúc bạn trình bày văn nói chắc là cực hình cho người nghe luôn.
Thứ hai là tư duy của bạn rất gò bó và hạn hẹp, mình sẽ giải thích luôn phía dưới khi trả lời 2
1/ Các nhà tư vấn ở VN đòi lấy tiền tư vấn liệu có khuyến nghị được các siêu cổ phiếu tăng trưởng như ở nước ngoài không
=>Một cổ phiếu siêu lợi nhuận đồng nghĩa với gánh chịu rủi ro cực kì lớn, có thể một ngày thức dậy bạn sẽ bay sạch tài khoản. Trên thế giới không thiếu các trường hợp siêu tăng trưởng nhờ cổ phiếu start-up nhưng sau đó rơi vào khủng hoảng (soft bank, wework, Luckin,...), hầu hết các quỹ đầu tư mua được cổ phiếu siêu tăng trưởng cũng chỉ có tăng trưởng tầm 10-15%/năm là được đánh rất xuất sắc vì họ chỉ chấp nhận bỏ ra một tỷ trọng rất nhỏ để mua cổ phiếu siêu tăng trưởng. Vậy câu hỏi đặt ra bạn đưa yếu tố cổ phiếu siêu tăng trưởng vào tranh luận nhằm mục đích gì?, khi mà các nhà tư vấn ở VN vẫn có thể cam kết tỷ suất sinh lời ngang với các công ty mua được cổ phiếu siêu tăng trưởng? Trong đầu tư chỉ có 2 yếu tố được quan tâm là tỷ suất sinh lời và rủi ro gánh chịu, cái luận điểm siêu cổ phiếu tăng trưởng của bạn nó chỉ như hoa thuê trên gấm thôi, nó không phải là yếu tố gì quyết định việc tư vấn có đáng giá hay không. Bạn nêu ví dụ như vậy chứng tỏ bạn chưa có được kiến thức và tư duy cơ bản của nhà đầu tư cần có, luôn bị các thông tin hào nhoáng ảnh hưởng mà không hiểu được bản chất của việc đầu tư thì mình thử hỏi sao bạn có thể tự tin ra tranh luận?
1591073375711.png

2/ Vấn đề nằm ở chỗ tư vấn nhưng việc bỏ tiền ra là thuận mua vừa bán và khách hàng chỉ bỏ tiền ra khi họ cảm thấy có giá trị, việc than phiền về khách hàng không chịu bỏ tiền tư vấn là không hợp lí?
Mình sẽ kể cho nghe một việc bản thân, trước đây mình có một khách hàng nhờ tư vấn đầu tư và chơi trên chính tài khoản của khách hàng đó (đây là hình thức rất phổ biến ở VN), mình cũng vui vẻ theo thỏa thuận là sẽ cầm tài khoản 3 tháng để thử trước để khách hàng an tâm. Sau thời gian thử đó thì vào cam kết chính thức và tài khoản khách giao là 5 tỷ, sau đó một thời gian mình bằng biện pháp nghiệp vụ phát hiện được khách hàng đó sử dụng một tài khoản khác khoảng 20 tỷ và mua y chang danh mục đầu tư 5 tỷ mà mình cầm. Xin hỏi bạn mình không quy kết khách hàng trốn tránh trả tiền tư vấn có phù hợp hay không?
Mình nói ví dụ trên để bạn nhớ rằng rất nhiều người đã lên tiếng về vấn đề này và họ đều là chuyên gia nước ngoài, giám đốc công ty lớn và tập đoàn đa quốc gia. Chẳng có lí nào tư duy họ lại như con nít suy nghĩ người khác không chi tiền thì lại mặc định rằng người khác có tật xấu, nhưng ở đây bạn lại đưa ra một quan điểm tư duy rất trẻ con để phản biện, trước khi bạn nêu ý kiến ít nhất cũng nên xem qua background của những người bạn muốn nhắm phản bác để nêu ra một quan điểm phù hợp chứ bạn lấy cách suy nghĩ trẻ con áp lên những người trải qua bao nhiêu năm trên thị trường thì nói thật tư duy bạn quá phiến diện.
Mình không ngại nhận góp ý của người khác nhưng nên là góp ý có giá trị sau quá trình suy nghĩ, chắt lọc và chau chuốt kinh nghiệm bản thân chứ không phải theo cách bản năng bạ đâu nói đấy, nó làm tốn thời gian cho cả bạn và cả mình.
 
Last edited:
Mình đồng ý với những nhận xét của bạn, khi mình viết những dòng trên không có sắp xếp cụ thể về câu chữ. Sau đây là trả lời của mình.

1. Mình k kì vọng vào siêu cổ phiếu, trong bài viết bạn quote có đưa ra ví dụ về siêu cổ phiếu tăng trưởng 300%, và nói rằng bạn phải cần có "siêu tư vấn" để bạn mua được cổ phiếu đó như một ví dụ để sự cần thiết của tư vấn viên . Mình chỉ đặt lại 1 câu hỏi là bạn có cam kết bạn đủ tự tin, đủ kiến thức , quan hệ để tư vấn kiểu vậy không thôi. Còn nếu bạn có khả năng tư vấn được lợi nhuận 300% thì mình nghĩ bạn chỉ cần đi tìm khách nữa thôi, chứ k cần phải lên than phiền về việc khách k trả tiền cho bạn.

2. Mình thấy việc bạn chấp nhận chơi trên tài khoản của người khác và bảo người khác đi copy lại cách chơi đó thì đó chính là vấn đề ở bạn. Bạn đã quản lý hộ tài sản người khác thì bạn phải có cam kết lời lỗ trên số tài khoản đó thôi, ví dụ bạn cam kết sinh lời 300% tức lời 10 tỉ, hoặc lỗ nhiều nhất là 20% tức là lỗ 1 tỉ. Đầu tư mà, bạn không thể cam kết chắc chắn có lời, nhưng bạn có thể cam kết là lỗ đến đâu thì sẽ dừng lại.

Trong trường hợp nếu bạn lời thì họ copy bạn lời x5. Nhưng chẳng may bạn làm lỗ 1 tỉ thì những người đi copy lỗ 5tỉ. Cam kết của bạn vẫn chỉ là lỗ 1 tỉ. Họ không thể kiện bạn ra tòa vì bạn làm mất của họ 5 tỉ được.

Mình nghĩ nếu chơi với trên 20% tài sản sẽ khác cách chơi trên 100% tài khoản. Họ copy theo bạn thì họ cũng sẽ lấy rủi ro cao hơn, và họ chấp nhận điều đó. Mình k nghĩ có vấn đề gì ở đây cả.

Cho phép mình nêu ý kiến của mình:

Việc cầm 1 tài khoản 5 tỷ được khách hàng ủy thác đầu tư nó khác hoàn toàn việc cầm 1 tài khoản 20 tỷ do khách hàng ủy thác. Khác là khác như nào?
  • Nếu Phí quản lý (tính bằng percent) bằng nhau, thì sẽ Chủ tài khoản 20 tỷ sẽ phải trả nhiều hơn cho Người quản lý tài khoản của mình.
  • Nếu Bonus (tính bằng percent) bằng nhau, thì sẽ Chủ tài khoản 20 tỷ sẽ phải thưởng nhiều hơn cho Người quản lý tài khoản của mình.
  • Risk Tolerance phải là percent (Ví dụ như Chủ tài khoản dám chịu mức lỗ 5% trên Tổng giá trị tài khoản), chứ không phải là Absolute Number (lỗ 3 hay 5 tỷ như bạn nói).
Tóm lại, Người chủ tài khoản đi copy lại portfolio của Người quản lý, thì Người quản lý sẽ bị thiệt hại sau đây:
  • Phí quản lý đáng lẽ được hưởng thì bị ăn chặn.
  • Phí Bonus đáng lẽ được hưởng thì bị bớt.

Risk Tolerance đã đề ra khi ký hợp đồng, cứ lỗ tới mức đó thì cut loss, không thể kiện được.

Cuối cùng, việc này thuộc về Ethics - Đạo đức của Người chủ tài khoản!
 
Mình đồng ý với những nhận xét của bạn, khi mình viết những dòng trên không có sắp xếp cụ thể về câu chữ. Sau đây là trả lời của mình.

1. Mình k kì vọng vào siêu cổ phiếu, trong bài viết bạn quote có đưa ra ví dụ về siêu cổ phiếu tăng trưởng 300%, và nói rằng bạn phải cần có "siêu tư vấn" để bạn mua được cổ phiếu đó như một ví dụ để sự cần thiết của tư vấn viên . Mình chỉ đặt lại 1 câu hỏi là bạn có cam kết bạn đủ tự tin, đủ kiến thức , quan hệ để tư vấn kiểu vậy không thôi. Còn nếu bạn có khả năng tư vấn được lợi nhuận 300% thì mình nghĩ bạn chỉ cần đi tìm khách nữa thôi, chứ k cần phải lên than phiền về việc khách k trả tiền cho bạn.

2. Mình thấy việc bạn chấp nhận chơi trên tài khoản của người khác và bảo người khác đi copy lại cách chơi đó thì đó chính là vấn đề ở bạn. Bạn đã quản lý hộ tài sản người khác thì bạn phải có cam kết lời lỗ trên số tài khoản đó thôi, ví dụ bạn cam kết sinh lời 300% tức lời 10 tỉ, hoặc lỗ nhiều nhất là 20% tức là lỗ 1 tỉ. Đầu tư mà, bạn không thể cam kết chắc chắn có lời, nhưng bạn có thể cam kết là lỗ đến đâu thì sẽ dừng lại.

Trong trường hợp nếu bạn lời thì họ copy bạn lời x5. Nhưng chẳng may bạn làm lỗ 1 tỉ thì những người đi copy lỗ 5tỉ. Cam kết của bạn vẫn chỉ là lỗ 1 tỉ. Họ không thể kiện bạn ra tòa vì bạn làm mất của họ 5 tỉ được.

Mình nghĩ nếu chơi với trên 20% tài sản sẽ khác cách chơi trên 100% tài khoản. Họ copy theo bạn thì họ cũng sẽ lấy rủi ro cao hơn, và họ chấp nhận điều đó. Mình k nghĩ có vấn đề gì ở đây cả.
1/ Không có người tư vấn hay quản lí nào cam kết cái mức 300% cả, cái ví dụ mình đem về chỉ ra rằng dù nhà tư vấn có giỏi, có thể tìm ra được các cổ phiếu tốt tăng trưởng ngoài mong đợi thì người VN vẫn chẳng chịu bỏ tiền ra trả chi phí mà chỉ muốn nghe tư vấn miễn phí. Còn bạn đang nhầm lẫn giữa tỷ suất sinh lời cổ phiếu và trên danh mục đầu tư rồi, 1 danh mục có thể vài cổ phiếu siêu tăng trưởng hoặc không nhưng đánh giá thì chỉ dựa vào tỷ suất sinh lời trên danh mục (như đã nêu ở trên có tìm được siêu cổ phiếu tăng 300% không có nghĩa bạn sẽ lời 300% vì tỷ trọng cho cổ phiếu kiểu như vậy chiếm rất thấp), mình không thể đảm bảo mua được cổ phiếu siêu tăng trưởng nhưng có thể đảm bảo về mức tỷ suất sinh lời không thua kém gì các tay săn cổ phiếu siêu tăng trưởng nên mình không thấy vấn đề gì về bên tư vấn của mình cả, thực tế Buffet cũng không có cổ phiếu siêu tăng trưởng nào nhưng vẫn là nhà đầu tư huyền thoại.
2/ Như bạn @Golo đã nói, việc quản lí-tư vấn tính chi phí dựa trên giá trị tài khoản nên việc giấu như vậy mình đã thiệt hại rõ rồi. Việc bạn nói coppy như vậy lời ăn lỗ chịu không ảnh hưởng gì đến mình thì thử hỏi chất xám và công sức mình bỏ ra nghiên cứu để coppy như vậy mà bảo không ảnh hưởng? Vậy TQ cũng đi coppy sản phẩm của nước khác rồi kinh doanh lời ăn lỗ chịu sao vẫn bị chỉ trích vậy? Bạn nói vấn đề nằm ở mình thì tư duy bạn đúng kiểu ngược đời như kiểu "ai bảo đeo vàng chi cho bị cướp". Việc chơi trên tài khoản khách hàng là bình thường trong giới ck vì thể hiện sự tin tưởng lẫn nhau và như vậy dễ quản lí cho cả 2 bên, mình sơ xuất bị lợi dụng thì mình chịu thiệt hại nhưng bảo vấn đề nằm ở mình thì không hiểu logic ở đây lắm-một kiểu victim blamming?.

Đó chỉ là 1 phần thiệt hại do mình mất tiền phần trăm tư vấn-quản lí thôi, nó còn ảnh hưởng đến chính cái tài khoản 5 tỷ mình đang quản lí nữa. Nếu như lúc mình mua vào tự dưng có dòng tiền gấp 4 lần dự tính đổ vào và lúc bán ra có dòng cổ phiếu gấp 4 lần cùng bán ra, như vậy mỗi lần lúc mua mình phải mua cao hơn vài % và bán ra giá thấp hơn vài % so với dự tính. Bạn có tưởng tượng được nó ảnh hưởng nhiều thế nào đến performance của mình không?
 
Tối qua mình có suy nghĩ về vấn đề này, thì vấn đề copy thì chả có cách nào giải quyết được khi chơi trên tài khoản của nhau.

Vấn đề nằm ở chỗ khi thị trường có biến đổi, rơi đột biến. Người tư vấn thì tâm lý chắc vẫn quyết tâm hold và chờ hồi lại. Khách đi copy với số tiền lớn hơn 4 lần, liệu khách có sợ hãi mà bán chạy mất không? Khi tổng tài khoản bạn đã bay hơn 5 tỉ rồi, bạn có đặt câu hỏi ngược lại về khả năng người tư vấn không? bạn có lao đầu copy theo không hay bán chạy lỗ? Không phải chỉ là vấn đề số tiền được nhân lên gấp 4 lần là được, vấn đề còn nằm ở tâm lý khách hàng nữa. Nếu khách hàng gian dối, thì họ đã mất đi 1 lợi điểm trong dịch vụ của bạn là khả năng trấn an khách hàng của bạn. Tại sao bạn đã bỏ tiền đi thuê tư vấn rồi còn phải suy nghĩ có nên copy hay không? Nếu thế thì bạn thuê để làm gì ạ?

Người tư vấn tài chính cũng là người giúp khách đưa ra quyết định lúc thị trường có biến động, và họ chỉ chịu trách nhiệm về số tiền khách giao cho họ. Còn lại khách làm gì với tiền của khách , họ không nên quan tâm , hay sử dụng những "biện pháp nghiệp vụ" để biết điều đó, mình xin lỗi nhưng rõ ràng bạn quá soi mói (và liệu có đang phạm luật không?)

Mình nghĩ nếu mình muốn thuê một người tư vấn tài chính, thì giá trị cốt lõi của dịch vụ của các bạn đó là kinh nghiệm của các bạn trên thị trường, giúp mình đưa ra quyết định, nhận xét về quyết định của mình đưa ra, giúp mình không sợ hãi khi thị trường đi xuống. Còn việc chơi chứng khoán, đọc báo cáo tài chính, nghiên cứu thị trường mình nghĩ chỉ cần 1 người có trình độ đại (học kỹ thuật hay kinh tế), có biết suy nghĩ tư duy logic, bỏ thời gian ra đều có khả năng làm dc, vì sao bạn biết không, vì chả ai đánh bại được thị trường cả, hãy chọn nhóm ngành tốt, cty tốt và nắm giữ trong thời gian dài. Ngoài ra nếu chuyên ngành công việc chính của khách trùng với ngành đầu tư thì có khả năng lớn khách nắm rõ về sự phát triển của ngành hơn là người ngoài nhìn vào.
Thế này, trong giới đầu tư đều ngầm hiểu rằng việc coppy portfolio khi chưa được cho phép là việc rất kị, thực tế không có điều luật nào ràng buộc cho việc này cả nhưng nó như quy tắc chung được mọi người đồng ý, bạn có thể hỏi thăm nhiều người tư vấn và sử dụng tư vấn để xác nhận lại. Vậy nên mới có việc "biện pháp nghiệp vụ" để kiểm tra lại và hợp tác dựa trên tin tưởng nhau là chính, còn nếu xử được bằng luật được thì cứ lôi nhau ra xử thôi đâu cần nghiệp vụ check lén làm gì
Sự việc của mình và khách hàng đã kể thì sau khi nói chuyện khách hàng cũng đã nhận lỗi và muốn tiếp tục lâu dài hợp tác nhưng mình đã thẳng thắn cắt đứt quan hệ. Việc xảy ra đã khá lâu và hiện tại mình đã chuyển sang loại hình khác mà không sợ khách hàng chơi lén hay bị người khác bắt chước vì cơ bản hình thức hiện tại của mình chuyển sang đầu tư chuyên nghiệp chứ không còn chơi nhỏ lẻ nữa, khách hàng chơi riêng lẻ ăn theo chỉ có nước tự sát. Còn cách thức đầu tư của mình như thế nào thì mình các bài post sau bạn đọc sẽ hiểu vì sao mình có thể thoải mái chia sẻ nhận định, chia sẻ kinh nghiệm mà không sợ khách hàng xé ra đánh lẻ nữa.
 
có kênh youtube hay web nào hướng dẫn về chứng khoán cơ bản ko các thím. cơ bản đến mức tận cùng như là cách mở tài khoản, cách đặt lệnh, cách giao dịch, cách đọc bảng giá điện tử, cách đầu tư.......
 
III/ Các chiến thuật đầu tư

Phần này mình tổng hợp từ kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để phân loại nên chắc chắn ít nhiều sẽ có phần khá lạ lẫm với một số bạn khi mà tư duy/trải nghiệm của mỗi người về đầu tư là khác nhau. Ngoài ra, phần này sẽ mở rộng không chỉ bàn riêng trong thị trường chứng khoán mà sẽ là lĩnh vực đầu tư nói chung nên hy vọng sẽ giúp mọi người có một số cái nhìn gì đó mới mẻ hơn.

Chiến lược kiếm lời dựa trên chuyển động thị trường

Đây là chiến lược phần đông những người chơi chứng khoán theo đuổi, xử dụng các phân tích kĩ thuật cơ bản kết hợp với những nhận định cá nhân để cố gắng phán đoán xem chuyển động của thị trường và kiếm lời. Hầu hết người theo đuổi chiến lược này đều ôm tâm lí kiếm lời trong ngắn hạn có thể tính bằng tuần, ngày hay thậm chí hằng giờ nếu như chơi trên các sàn Forex hay Crypto. Kiến thức được áp dụng trọng tâm sẽ là sử dụng phân tích kĩ thuật với data đầu vào là chỉ số thị trường như: lịch sử giá, khối lượng mua bán, sức chịu của thị trường… Hầu hết mọi người chơi không hiểu được bản chất của phương pháp này, nó được xây dựng dựa trên 3 nguyên lí chính là tâm lí tài chính, tâm lí hành vi và định lượng tài chính, nhưng khi áp dụng mọi người chỉ cứng nhắc áp dụng các thông tin 1 chiều của chỉ số dẫn đến phán đoán sai lệch rất nhiều. Yêu cầu cơ bản nhất của cách chơi này là các bạn phải có tư duy phân tích dữ liệu rất tốt, sau này mình có thời gian sẽ làm một bài viết về tư duy phân tích số liệu (cho cả tài chính, marketing, và nghiên cứu thị trường..), các bạn đừng tưởng đọc 1 chỉ số nó chỉ cứng nhắc nói lên một khía cạnh của doanh nghiệp. Về phương thức chơi ở chiến lược này có 3 hình thái chính:

Thứ nhất là chơi theo cách thủ công, các người chơi sẽ lập ra một bộ chỉ số nhằm đánh giá thị trường, bộ chỉ số này có thể đến từ nhiều nguồn như (khối lượng mua/bán, khối lượng hôm nay so với trung bình, giá trị ĐTNN..). Sau đó, dựa vào kinh nghiệm bản thân để tự đưa ra quyết định nên đầu tư hay không, theo cách này thì rất tìm ẩn rủi ro vì khi ra quyết định vẫn phụ thuộc rất nhiều vào cảm tính của người chơi và trong trường hợp người chơi không có một phương pháp kiểm soát tâm lí phù hợp thì khả năng cao sẽ bị lao vào trạng thái tâm lí bị cuốn theo thị trường một cách không kiểm soát được.

Hình thái thứ 2 phát triển dựa trên cơ sở hình thái thứ nhất. Khi đã có đủ kinh nghiệm và khả năng phân tích thị trường sâu sắc, lúc này các nhà đầu tư giỏi (hay có thể nói là nổi bật) theo trường phái phân tích kĩ thuật sẽ hướng tới kết hợp các chỉ số và yếu tố thị trường vào trong một mô hình toán học, trong lịch sử đã ghi nhận rất nhiều người đầu tư thành công lớn nhờ xây dựng được các mô hình dự báo hiệu quả vượt trội cùng thời điểm đó và cho đến hiện tại các công ty đầu tư theo hướng phân tích kĩ thuật vẫn rất có chỗ đứng trên thị trường mặc dù không có công ty nào lọt vào top đầu. Mình không rõ cách này có thể áp dụng tại thị trường Việt Nam hay không bởi vì điều kiện thị trường trong nước rất khác so với nước ngoài nên các paper hay mô hình nước ngoài gần như không thể áp dụng được (mình cũng đã có thời gian tìm hiểu thử). Nếu bạn nào có logic tốt và đủ giỏi về phân tích để xây dựng được mô hình đầu tư dài hạn thì mình thật sự rất khâm phục luôn vì tài năng :))

Đến thứ 3 thì mình thật sự chỉ biết sơ qua thôi nhưng cũng nêu ra cho các bạn biết đến biết đâu đấy sẽ đem đến ý tưởng cho bạn nào IT nào đấy trên Voz đọc được. Thật ra bản chất nó chính là từ hình thái 2 kết hợp thêm công nghệ AI hoặc ML vào để tự động thực hiện lệnh trên thị trường. Theo báo cáo lần cuối mình đọc được mỗi năm các công ty đầu tư bỏ ra đến vài triệu đô chi trả cho bộ phận AI để cải thiện mô hình, và ngoài ra họ cũng rất đầu tư vào các địa điểm đặt máy chủ gần máy chủ sàn giao dịch trên khắp nơi trên thế giới chỉ để rút vài phần trăm giây đặt lệnh. Cho nên có thể thấy được việc các bạn đang chơi ở trên các sàn có mật độ giao dịch lớn như forex, hay NASDAQ, NYSE khó như nào vì thực sự có thể đứng sau màn hình người chơi với các bạn là một con máy có thể đọc dữ liệu toàn bộ thị trường trong vài giây thôi.

Bản thân mình thì thật sự không hứng thú với chiến lược này lắm (đơn giản nó quá bị động khi phụ thuộc vào tâm lí đám đông và những nhà vốn lớn) nên không muốn tư vấn cho ai theo con đường này cả nếu muốn học hỏi có thể mò sang thớt CLB chứng khoán trong Voz đê bàn luận hoặc f319, nhưng mình phải công nhận một điều chiến lược này rất hấp dẫn đối với những người mới chơi và vốn nhỏ vì kết quả đến rất nhanh và nó mang lại cảm xúc kích thích rất cao (theo tâm lí học thần kinh khi con người trải qua cảm xúc ở mức độ kích thích cao sẽ tiết ra hormone tương tự như chất gây nghiện vậy, cho nên người chơi theo phương pháp này thời gian dài cũng sẽ bị ảnh hưởng tâm lí rất lớn). Nếu các bạn thật sự có vốn nhàn rỗi (vốn này coi như xác định sẽ không dùng đến trong tương lai)và nhiều thời gian thì mình nghĩ chiến lược này sẽ thích hợp do đặc thù là lợi tức đến nhanh, nó đúng với câu “có chí làm quan, có gan làm giàu” dù sao thì chơi ít mà lãi quá an toàn thì cũng không được bao nhiêu chẳng thà chơi liều để đổi đời :LOL:.

Đặc điểm của cách chơi này bị giới hạn về độ lớn của vốn rất nhiều, đơn giản vì khi bạn vào lệnh thì khối lượng càng lớn sẽ càng ảnh hưởng đến xu hướng của mã đó và dễ dàng làm nạn nhân do khó kiểm soát hơn lúc vốn nhỏ (dễ dàng cắt lỗ/chốt lãi). Đối với kinh nghiệm bản thân mình thì thấy sàn forex sẽ chơi hiệu quả (với số đông người chơi) là dưới 30k USD và sàn chứng trong nước thì dưới 4 tỷ đồng. Nếu lớn hơn số vốn trên mà các bạn theo đuổi chiến lược này thực sự độ hiệu quả sẽ giảm xuống tỷ lệ thuận với số vốn.

Chiến lược phân tích thị trường bất hoàn hảo

Đây là chiến lược mình lựa chọn từ lúc mới chập chững tham gia vào thị trường chứng khoán và cho đến hiện tại mình vẫn thấy đây là cách chơi phù hợp cho thị trường Việt Nam vì nó có rất nhiều mặt bất cân xứng theo đánh giá chung. Nói một cách đơn giản thì đây là chiến lược mà bạn sẽ cố gắng tìm ra các những điểm bất hợp lí/lỗi/lỗ hổng của thị trường và chờ thời cơ để kiếm lợi. Một số case cụ thể để các bác đỡ mơ hồ hơn:
Một số cổ phiếu dù làm ăn rất tốt có lãi suất cao nhưng vì có tính chất bị chi phối nên tài sản trong công ty dễ bị sử dụng sai mục đích chung (đi ngược lại với lợi ích cổ đông) nhưng vì những cá nhân nhỏ lẽ không nắm được mà chỉ nhìn vào báo cáo tài chính để phán xét -> đẩy giá lên cao hơn giá trị thực (nhưng hiện tượng này chỉ xảy ra trong ngắn hạn). Lúc đó này ở thị trường nước ngoài có thể thực hiện bán khống nhưng ở VN vẫn còn hạn chế nên chỉ có thể nhắm ăn theo đợt sóng lên.

Hoặc bạn nào theo dõi thị trường sẽ thấy có một số trường hợp các cổ phiếu có tình hình kinh doanh tốt bị dìm giá xuống hoặc bị đẩy tin bất lợi khiến cổ phiếu sụt giảm trong ngắn hạn sau đó nhanh chóng phục hồi thậm chí còn vượt trên cả ngưỡng khi có tin bất lợi. Dễ nhận thấy luôn có một nhóm luôn đứng phía sau âm thầm gom cổ phiếu trục lợi, case này không quá phổ biến nhưng cũng không thiếu nên thường các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng chỉ có thể đánh ăn theo mua vào khi cổ giảm, còn những ai bị tâm lí do thông tin thị trường sẽ có động thái bán tháo ra sẽ chịu thiệt hại.

Để dễ hình dung các bạn có thể hình dung sàn chứng khoán là bàn chơi chính trị giữa các bên, trường hợp win-win chỉ xảy ra khi tất cả các bên chấp nhận một tỷ suất sinh lợi bằng với tăng trưởng tự nhiên của thị trường (có thể được tính nhanh bằng công thức: GDP + lạm phát + tỷ lệ tăng trưởng tín dụng), ở VN sẽ rơi vào khoảng 18-20%/năm. Nếu muốn tăng trưởng vượt hơn mức này đồng nghĩa khả năng lớn bạn đang ăn thịt một người chơi nào đó trên thị trường. Và tất nhiên một khi bước vào thị trường chứng khoán không một người chơi nào chấp nhận con số 20%/năm cả, do đó các chiêu trò trên thị trường luôn luôn xuất hiện để nhưng không phải lúc nào cuộc săn cũng chỉ có một phía, các cá mập đi săn sẽ cũng có lúc gặp phải sự phản kháng của các nhà đầu tư nhỏ lẻ và các cổ đông lớn nếu lợi ích của họ bị ảnh hưởng quá mức, từ sự phản kháng của các bên sẽ dẫn đến một điểm cân bằng trên thị trường mà mọi người tạm chấp nhận được kết quả. Yêu tố quyết định ở đây là những người thời cơ có đủ khôn khéo nắm bắt được điểm cân bằng giữa các bên đó để trục lợi bản thân.

Một case các bạn có thể thấy trực quan hơn chính là dự đoán chỉ số giá VNM về giá 90, nhìn vào biểu đồ và diễn biến trong suốt tháng 3-4 có thể thấy được một số người chơi vốn lớn lợi dụng sự hoảng loạn của thị trường để cố gắng dìm giá của VNM khi mà giá trị thực của nó luôn được định giá trên 115 (định giá dựa trên vị thế trên thị trường sữa, doanh thu, lợi nhuận và tiềm năng mở rộng thị trường…). Mục tiêu của nhóm cá mập này tất nhiên là cố gắng dìm càng sâu càng tốt nhưng việc dìm giá như vậy vô hình chung lại ảnh hưởng đến lợi ích của nhóm cổ đông lớn và các quỹ đang nắm giữ VNM nên sẽ gặp lại sự phản kháng, vấn đề đặt ra ở đây làm sao xác định mức nào thì nhóm bị tổn thất sẽ phản kháng lại? Ở Việt Nam có một tâm lí là các bước giá đáy thường là bội số của 5 hoặc 10 (ở thị trường nước ngoài vẫn có tâm lí này nhưng không nặng nề như ở VN) nên các bước giá phản khác xác định tại thời điểm đó của VNM là 105, 100, 95, 90… Xem xét lại tình hình thị trường lúc đó, xu thế hoảng loạn của thị trường diễn ra trong thời gian dài khiến việc các cổ đông và quỹ muốn chống đỡ ở các bước giá 105 và 100 sẽ rất khó khăn, kém hiệu quả và hoàn toàn có thể mang lại phản ứng tiêu cực nếu cứ cố gắng đi ngược xu hướng. Vậy mình tiếp tục tập trung xem xét vào 2 mức giá sẽ xảy ra phản kháng là 90 và 95, thời điểm tuyệt vời nhất để các cổ đông và quỹ phản kháng lại chính là rơi vào đáy của thị trường chung. Lúc đó, các người chơi sẽ bình tĩnh hơn và dòng tiền bắt đầu quay lại thị trường kết hợp với các tin tức tốt được tung ra và thêm một vào tín hiệu chim mồi sẽ nhanh chóng kéo giá cổ phiếu công ty đi lên lại bỏ ra, như vậy bước giá hợp lí nhất tại thời điểm đó sẽ là 90 nếu rớt xuống tới điểm này sẽ gặp phản kháng mạnh và giá tăng trở lại và không bao giờ rớt xuống dưới điểm này. Các bạn có thể kết hợp diễn biến toàn thị trường và diễn biến VNM sẽ thấy có những thời điểm thị trường giảm mạnh và nếu đúng như xu thế, VNM sẽ về dưới mức 90 lần 2 nhưng thực tế vẫn được bơm để giữ ở mức xanh hoặc giảm nhẹ (dưới 2%).

Ngoài ra các bạn còn có thể tham khảo thêm các case như SAB, MWG, TCB để thấy được việc các bên cố gắng đẩy-dìm giá cổ phiếu nhằm mục đích riêng.
 
Chiến lược đầu tư vào tiềm năng doanh nghiệp

Cái này các bạn hay được gọi là phân tích cơ bản hay đầu tư dài hạn. Chỉ có số ít người chơi, nhà phân tích chứng khoán đi theo con đường này không phải bởi vì nó khó khăn hơn mà vì nó đòi hỏi kiến thức của bạn phải thật vững vàng và phân tích phải rất logic. Một số bạn sẽ nghĩ nói như vậy mà lại bảo là không khó? Thật sự không phải, cá nhân mình thấy cả phân tích kĩ thuật và phân tích cơ bản nếu muốn đạt được mức độ hiệu quả vượt lên thị trường thì độ khó của 2 bên là gần tương đương nhau. Chỉ là bên phân tích kĩ thuật nền tảng của nó chủ yếu dựa vào tâm lí hành vi để suy luận ra xu hướng, mà rất rõ ràng trong tâm lí thì việc phân định đúng sai rất khó cùng một tín hiệu có thể đưa ra hàng trăm cách phản ứng tâm lí khác nhau cho nên những nhà “phân tích mạng” muốn đưa ra bình luận thế nào cũng được không ai có thể bắt bẻ. Nhưng phân tích cơ bản lại khác, các chỉ số doanh nghiệp-chiến lược-chỉ số hiệu quả đều đã được logic hóa rồi, bạn không thể cứ muốn nhận xét đông tây kiểu gì cũng được mà phải nói đúng, chuẩn kiến thức và tổng hợp đưa ra kết luận phải logic nếu không rất dễ bị những người khác nắm thóp. Do đó, các bạn sẽ thấy rất ít người chọn phương pháp này nên đâm ra suy nghĩ phân tích cơ bản và đầu tư dài hạn là cái gì đấy hơi hướng mang màu sắc thâm sâu, nhưng thực sự phân tích cơ bản hay kỹ thuật, dài hạn hay ngắn hạn gì cũng đều khó như nhau đối với cùng một tỷ suất sinh lợi đặt ra.

Mình biết đa số các bạn còn chưa định hình được phân tích cơ bản nó là như thế nào và hổng rất nhiều kiến thức cơ bản nên mình sẽ hình tượng hóa lên, có thể ví von việc bạn lựa mua cổ phiếu giống như bạn đang lựa một con tàu để bước lên vậy với hy vọng là nó sẽ đưa bạn đến đích. Sai lầm của người chơi chứng khoán hiện nay trên thị trường đó chính là học được vài định nghĩa chỉ số doanh nghiệp (ROA, ROE, laverage, EBITDA,…) đã bắt đầu nghĩ mình hiểu doanh nghiệp và có thể phân tích tương lai, tiềm năng của bất kì doanh nghiệp nào. Đó thật sự không sai nhưng vẫn còn hơi thiếu thực tế vì nó giống như các bạn cầm bảng giới thiệu con tàu với các thông số hoành tráng như: trọng tải, độ lớn, khối lượng, công suất… và đặt tin tưởng vào nó, nhưng lại quên mất rằng ngay cả con tàu được tin là không thể gục ngã như Titanic vẫn có thể bị nằm sâu dưới đáy biển. Khi các bạn phân tích một doanh nghiệp hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ 3 yếu tố dưới đây:


Kết cấu con tàu – các đặc điểm của doanh nghiệp: Nếu chỉ đọc các chỉ số tài chính cơ bản thì đơn giản bạn chỉ mới đọc các chỉ số tóm tắt chứ không thật sự hiểu về bên trong doanh nghiệp đó. Bạn phải đào sâu vào kết cấu bên trong con tàu đã thật sự hợp lí hay chưa, đồng nghĩa là bạn phải hiểu được bức tranh phía sau mỗi con số. Ví dụ doanh thu năm nay tăng trưởng 7%, vậy tăng trưởng nó đến từ phần nào của doanh nghiệp (xuất khẩu tăng, thị trường trong nước tăng hay đơn giản là mở rộng một sản phẩm mới), lợi nhuận của doanh nghiệp được cấu thành như thế nào? (mỗi sản phẩm và lĩnh vực của DN đóng góp bao nhiêu % lợi nhuận, và đặc điểm của mỗi sản phẩm, lĩnh vực đó nhạy cảm như thế nào đối với tình hình thị trường?). Đặc biệt trong bối cảnh khó khăn khủng hoảng như này thì việc hiểu rõ kết cấu con tàu càng quan trọng vì chỉ một điểm yếu nhỏ trong kết cấu cũng có thể là tử huyệt trong môi trường đầy sóng gió. Dưới đây là 1 ví dụ cụ thể để phân tích một người phân tích theo cảm tính sẽ mắc sai lầm như nào khi không hiểu được kết cấu con tàu:

Tiếc quá mình tính chụp lại các comment mình trả lời mọi người trước đây làm ví dụ cho nó trực quan về sự khác biệt nhưng hình như topic về MSN bị xóa rồi nên comment của các bạn khác nên đành tóm tắt lại vậy :( Vào thời điểm cuối tháng 3 đầu tháng 4 lúc tình hình đang dịch khi có quyết định cách ly của chính phủ, rất nhiều báo đài đăng tin về việc người dân ồ ạt ra đường mua mì và nhu yếu phẩm tích trữ lương thực. Hầu hết các người chơi chứng khoán đều nhận định MSN sẽ giữ vững tình hình kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh có khi còn tăng do nhu cầu tăng. Các bạn xem hình dưới để mình phân tích tiếp sai lầm ở chỗ nào:

1591265209614.png


Nhìn vào bảng lợi nhuận của MSN ta có thể thấy được lợi nhuận được chia thành thế chân vạc từ các lĩnh vực: khoáng sản, chăn nuôi và hàng tiêu dùng. Trong đó con gà đẻ trứng vàng thực sự là khoáng sản với mức tỷ lệ sinh lợi cao, sau đó là đến chăn nuôi và cuối cùng là hàng tiêu dùng (trước đây hàng tiêu dùng MSN là trứng vàng giai đoạn 2015-2017 nhưng sau đó do cạnh tranh truyền thông thất bại nên đã mất dần vị thế).

Bây giờ xét trong lĩnh vực khoáng sản, thì từ năm 2019 tình hình kinh doanh đã tệ do nhu cầu toàn cầu đi xuống và giá thế giới giảm mạnh giữa chiến tranh thương mại, thêm vào đó tình hình dịch đầu năm nhiều nước đóng cửa sản xuất, thì hầu như có thể thấy mảng khoáng sản sẽ gãy trong dài hạn (ít nhất là hết năm 2020) trước khi tình hình kinh tế đi vào quỹ đạo lại.

1591265222882.png


Về lĩnh vực chăn nuôi thì room phát triển khá rộng mở với sự tăng trưởng liên tục của ngành, cũng như việc MSN tăng trưởng trong thị phần. Ngoài ra thì việc chăn nuôi quy mô công nghiệp cũng đang rất tiềm năng từ sau đợt dịch vừa rồi, cho nên có thể thấy đây là triển vọng phát triển của MSN trong những năm tới nhưng trong năm 2020 mảng này có thể tạm ngừng tăng trưởng do tình hình khó khăn chung của kinh tế khiến việc tiêu dùng của người dân và đầu tư của nông dân vào chăn nuôi giảm nhẹ.

Tiếp theo đến mảng tiêu dùng, đây có lẽ là mảng được mọi người cho rằng ít bị ảnh hưởng nhất do dịch vì nhu cầu thiết yếu của người dân không hề giảm có khi còn tăng. Có thể là như vậy, nhu cầu tích trữ lương thực của người dân có thể khiến doanh thu mảng mì của MSN tăng lên trong giai đoạn ngắn nhưng nhìn trong dài hạn thì nó thật sự không thể tăng nhiều được vì đơn giản bạn không thể tiêu thụ mì thay các thực phẩm hằng ngày khác một cách liên tục, ở chiều ngược lại doanh số của mì gói tăng (doanh số mì gói chiếm khoảng 30% trong hàng tiêu dùng của MSN) nhưng đồng thời trong giai đoạn dịch thì doanh số gia vị của mảng tiêu dùng giảm mạnh vì mặt hàng chủ lực nước mắm của MSN được dùng bởi các hàng quán chiếm một tỷ lệ khá lớn. Như vậy tựu chung lại có thể thấy mảng tiêu dùng không thực sự hưởng lợi từ tiêu dùng người dân trong mùa dịch nhưng lại đang đối mặt với một nguy cơ đó là việc thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân do việc nghỉ dịch kéo dài khiến người tiêu dùng có thời gian hơn để đánh giá về các mặt hàng tiêu dùng hằng ngày thay vì dùng như thói quen trước đây. Mình vẫn đang chờ báo cáo tiêu dùng của công ty Neilson để đánh giá mức độ tác động của đợt dịch này đến tiêu dùng người dân để xem thử nên hướng đến công ty tiêu dùng nào sẽ hưởng lợi.

Tổng kết lại việc thương hiệu Masan đã gắn liền với các mặt hàng tiêu dùng đã vô tình ảnh hưởng đến phán đoán của người chơi chứng khoán khi mà một tin tức về tích trữ lương thực vừa ra thì trong đầu mọi người lập tức có cái nhìn lạc quan về tình hình kinh doanh của MSN nhưng nếu nhìn sâu vào kết cấu và phân tích so với tình hình thì có thể thấy 3 mảng chủ lực thì 1 mảng tạm thời bất ổn chưa thể phát triển ngay nhưng có tiềm năng trong những năm sau, 1 mảng sẽ bị gãy đột ngột trong năm nay có thể kéo dài sang năm sau và 1 mảng không có khả năng tăng mà lại đối mặt với nguy cơ suy giảm trong năm nay. Với mình mà nói đây là một cổ phiếu hơi rủi ro về mặt đầu tư tiềm năng, còn về mặt đầu tư giá trị mình không ý kiến vì thực sự mà nói trong ngắn hạn giá cổ phiếu phụ thuộc vào niềm tin nhiều hơn là giá trị nội tại của nó.

Người trưởng tàu – lãnh đạo doanh nghiệp: Việc hiểu được xu hướng tâm lí và triết lí trong kinh doanh của lãnh đạo một doanh nghiệp là cực kì quan trọng trong việc phân tích tiềm năng của doanh nghiệp đó. Trong thời buổi khó khăn thì mỗi quyết định của lãnh đạo đưa ra có thể quyết định sự sống còn của DN, trong lúc kinh tế ổn định tầm nhìn và năng lực của lãnh đạo sẽ quyết định DN phát triển đến đâu. Không thiếu trường hợp DN phát triển cực nhanh như vũ bão trong những năm đầu nhờ vào lãnh đạo đầy kinh nghiệm và có tâm nhưng đến một quy mô nhất định thì chính DN đó lại loay hoay trong việc chuyển đổi cơ cấu sang quy mô lớn, chiến lược quản lí và hệ thống vận hành, sau đó bị thất bại vì các đối thủ đi sau vượt lên hoặc bị thiếu hiệu quả ngày càng trầm trọng.

Sau đây mình mạn phép viết đánh giá của mình về người giàu nhất Việt Nam trong tình hình dịch này để giải đáp việc vì sao mình khuyên mọi người không nên nắm cổ phiếu của Vin trong thời gian khó khăn này.

Quay lại một chút vào thời điểm trước lúc dịch một số bạn comment hỏi mình trong topic BĐS (hiện tại topic cũng bị xóa luôn rồi thì phải :( ) rằng hiện tại BĐS chưa giảm giá và vẫn mua bán ổn định thì chắc VIN chỉ khó khăn một khoảng thời gian ngắn và sẽ trở lại ổn định sau dịch. Lúc đó mình trả lời luôn chắc chắn tình hình dịch này sẽ không quật ngã được VIN nhưng có một vấn đề là VIN sẽ phải cắt thịt, bán máu đi một số mảng hoặc dự án để duy trì tình trạng ổn định. Và kết quả như ảnh dưới đây ai cũng biết:

1591265237555.png




Ở đây mình sẽ phân tích lại một chút để các bạn thấy yếu tố liên quan đến phân tích lãnh đạo doanh nghiệp. Trong lúc kinh tế trì trệ thì những thằng gặp rủi ro nhiều nhất là 2 dạng công ty dùng đòn bẩy tài chính lớn (Vingroup) và định phí trong kinh doanh quá cao (MWG). Ở thằng MWG đã bắt buộc phải cắt thịt đóng cửa một số lượng cửa hàng nhất định để đảm bảo tình hình dòng tiền trong tương lai, mình có làm một bảng tính sơ lược về dòng tiền MWG để thấy được nếu không cắt cửa hàng thì chỉ trong 3 tháng sau Q1 sẽ khủng hoảng dòng tiền trầm trọng (nhưng hình như MWG vừa huy động thêm được vốn từ NĐT thì phải, mình sẽ phân tích kĩ hơn ở phần dưới)
1591265247342.png

Nhưng đối với Vin thì lại hoàn toàn khác, trong bối cảnh đó Vin có 2 phương hướng để ứng phó với tình hình trên.

Thứ nhất là đưa doanh nghiệp vào trạng thái “ngủ đông”, có nghĩa là tạm ngưng tất cả các dự án chưa hình thành hoặc giảm lại các dự án mới xây dựng, chỉ tập trung nguồn lực vào các dự án gần hoàn thành thôi. Ưu điểm của pp này chính là bảo toàn được tài nguyên của DN, với một doanh nghiệp có dòng tiền lớn như Vin thì việc cắn răng gồng lãi vay trong khoảng vài tháng không phải con số nhỏ nhưng hoàn toàn có thể được như vậy sau khi kinh tế khả quan hơn thì có thể tái khơi động lại doanh nghiệp. Nhược điểm chính là làm như vậy sẽ làm chặn lại đà phát triển của Vingroup vì hiện tại Vin đang cùng lúc khởi động rất nhiều dự án trên các lĩnh vực khác nhau và hệ sinh thái đang hình thành nếu bây giờ đưa vào “ngủ đông” thì có khả năng việc đạt chỉ tiêu phát triển sẽ chậm lại nhiều lần so với thời gian “ngủ đông” (ví dụ như ngủ đông 4 tháng sẽ khiến kế hoạch mục tiêu chậm lại 1 năm chẳng hạn), thứ 2 là áp lực từ chính phủ cũng khá lớn khi mà làm ăn có nhận lợi ích từ chính sách nhà nước thì rõ ràng Vin không thể nào chạy khỏi ràng buộc chính trị và đối với một tập đoàn lớn như vậy mà tạm dừng nhiều hoạt động sẽ ảnh hưởng rất nhiều tình hình.

Thứ hai là bán máu, cắt thịt bản thân DN để nuôi bộ máy tiếp tục hoạt động bình thường. Ưu điểm là sẽ không phải dừng sự vận hành của DN trong ngắn hạn từ đó đảm bảo mục tiêu đề ra. Nhược điểm là sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh tương lai, việc tự ăn bản thân như vậy cũng rủi ro vì không ai biết trước được tình hình kém lạc quan sẽ kéo dài đến bao giờ trong tình huống xấu khi mà lượng tiền bơm vào nhờ bán máu đó không đủ kéo dài thì vẫn phải rơi vào trạng thái “ngủ đông” như thường dẫn đến thiệt hại kép. Ngoài ra thì việc bán máu này cũng đưa ra tín hiệu khá xấu đối với những nhà đầu tư dài hạn nhưng một số nhà đầu tư giá thì lại ưa thích nên sau khi tin tức ra lập tức giá VHM tăng mạnh nhưng nhìn lại theo thời gian thì nên thận trọng do việc công ty gánh chịu rủi ro kép.

Theo những gì về mình tìm hiểu về Mr.Vin thì anh ấy theo đuổi tư duy nặng về “too big to fail” với tham vọng là xây dựng một đế chế với nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không chỉ mỗi BĐS (nhiều bạn chỉ nhìn vào hiện tại của Vin nghĩ rằng bây giờ Vin cốt lõi chỉ có BĐS nhưng nếu nhìn vào bức tranh 10 hay 15 năm sau mà Vin nhắm tới thì BĐS chỉ là các nét phác họa đầu tiên cho bức tranh lớn thôi, Mr.V đang nhắm đến một bước tiến xa hơn ở nhiều lĩnh vực có sự liên kết với nhau), thứ duy nhất anh ấy thiếu chính là thời gian cho nên rất khó để quyết định hoãn thời gian launch các dự án lại trừ khi rơi vào tình thế sống còn. Thứ 2 là trước nay ai cũng rõ Vin phát triển là nhờ cơ chế ưu đãi từ nhà nước thì sẽ hình thành tư duy rằng bây giờ cắt máu ở thời điểm này thì vẫn có thể tìm kiếm lại miếng thịt khác sau dịch không việc gì phải sợ. Cho nên từ 2 nhận định trên mình tin rằng để đối phó với Covid-19 thì Mr.V sẽ lựa chọn phương án là cắt thịt chứ không phải là “ngủ đông”. Nếu có thời gian sau, mình tìm hiểu và phân tích rõ hơn về bức tranh toàn cảnh mà Vin nhắm tới trong 10-20 năm nữa và đưa ra triển vọng/rủi ro của chiến lược đó dựa trên kinh nghiệm bản thân :D
 

Attachments

  • 1591265174185.png
    1591265174185.png
    190.4 KB · Views: 200
Back
Top