ĐH quốc gia Hàn Quốc hạn chế nhận học sinh Việt, cơ hội có còn rộng mở?

FormerlyChuck's

Senior Member
Một số trường "siết" đầu vào
Đài KNN hôm 31.1 tiết lộ rằng một số trường ĐH quốc gia (được thành lập và điều hành bởi chính phủ Hàn Quốc - PV) đang ngưng hoặc hạn chế tuyển sinh người Việt đến học các khóa tiếng Hàn. Chẳng hạn, Trung tâm giáo dục ngôn ngữ của ĐH Quốc gia Pusan (TP.Busan), nơi đón hơn 400 sinh viên quốc tế đến học mỗi năm, từ hè năm 2023 đã tạm dừng nhận học sinh Việt Nam ở tất cả tỉnh thành.

"Sau khi nghĩ cách để du học sinh Việt có thể học tiếng Hàn theo mục đích cấp thị thực và ngăn chặn việc cư trú bất hợp pháp, chúng tôi quyết định tạm thời hạn chế... Chính phủ đang nới lỏng các tiêu chuẩn bằng cách nói rằng nên thu hút nhiều sinh viên quốc tế hơn, nhưng nếu người học bỏ trốn, trường ĐH phải chịu trách nhiệm 100%. Chúng tôi chỉ có thể tự vệ", đại diện ĐH Quốc gia Pusan chia sẻ.

Tương tự, Trung tâm ngôn ngữ tiếng Hàn của ĐH Quốc gia Pukyong (TP.Busan) cũng áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn với du học sinh Việt. "Để đảm bảo việc học của sinh viên Việt Nam, chúng tôi đang thực hiện quy trình xét duyệt rất nghiêm ngặt, chi tiết để xem các bạn ấy có mối liên hệ nào ở TP.Busan hoặc các khu vực khác hay không", đại diện ĐH Quốc gia Pukyong cho hay.

Theo dữ liệu từ Văn phòng Xuất nhập cảnh Busan, đến cuối năm 2023, một nửa số du học sinh Việt theo học khóa tiếng Hàn do chính quyền quản lý ở TP.Busan là những người cư trú bất hợp pháp. Và khi tỷ lệ cư trú bất hợp pháp tại các trường ĐH tăng cao, số lượng thị thực mà trường được phép cấp bị hạn chế lại.
Lời khuyên từ chuyên gia
Ông Trần Thiên Văn, Giám đốc điều hành Zila Education (TP.HCM), ngày 24.2 xác nhận với Báo Thanh Niên rằng ĐH Quốc gia Pusan đã thông báo dừng nhận học sinh Việt Nam học khóa tiếng Hàn từ giữa năm 2023. Nhưng vài tuần trước, trường đã gửi công văn mới, thông báo bắt đầu tuyển sinh người Việt trở lại song chỉ với số lượng hạn chế. "Một số trường khác cũng thẳng thắn không cần quá nhiều du học sinh mà thiên về chất lượng hơn. Có trường giờ chỉ nhận 20-30 bạn mỗi kỳ, hay chỉ trên dưới 10 bạn", ông Văn nhìn nhận.

Theo ông Văn, các trường ĐH quốc gia nhìn chung đều tiếp nhận sinh viên quốc tế thận trọng hơn so với trường tư thục, nhưng tùy nơi sẽ có chính sách tuyển sinh khác nhau, không phải trường nào cũng hạn chế tuyển sinh người Việt. Như ĐH Quốc gia Seoul, cơ sở giáo dục danh giá hàng đầu xứ sở kim chi, hiện vẫn tuyển sinh bình thường với học sinh Việt Nam. Điều này diễn ra tương tự với ĐH Quốc gia Chungnam (TP.Daejeon), ĐH Quốc gia Kyungpook (TP.Daegu)...

Để hạn chế tình trạng bất hợp pháp, trước khi học viên sang Hàn Quốc, ông Văn cho biết đơn vị luôn tổ chức những buổi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm để các bạn chuẩn bị hành trang tốt hơn, cũng như giúp các bạn xác định việc học luôn là ưu tiên hàng đầu. Về phía Hàn Quốc, một trong những động thái phổ biến để hạn chế tình trạng trốn lại là yêu cầu du học sinh Việt mở sổ đóng băng tại các ngân hàng Hàn Quốc có chi nhánh ở Việt Nam.

"Ngoài ra, chúng tôi cũng hợp tác chặt chẽ với các trường ĐH Hàn Quốc trong quá trình tuyển sinh và hỗ trợ sinh viên Việt Nam sau khi nhập học. Chẳng hạn, các trường sẽ định kỳ gửi báo cáo về mức độ chuyên cần và kết quả học tập của du học sinh Việt để chúng tôi có thể trao đổi thêm, cũng như hỗ trợ các bạn để đảm bảo định hướng du học không bị 'trật ray'", ông Văn thông tin.

Hiện sống tại TP.Seoul (Hàn Quốc) và thu hút khoảng 1,6 triệu lượt theo dõi trên kênh TikTok @khumcanco, Phạm Hoàng Oanh, sinh viên năm 4 ĐH Soongsil, khuyên các tân sinh viên sắp đến Hàn cần chuẩn bị tài chính vững vàng cũng như có một tinh thần "thép" để đối diện với các khó khăn có thể xảy ra. "Quan trọng nhất, các bạn nên cân bằng giữa việc học và làm thêm để tránh bị stress, từ đó tác động tiêu cực đến suy nghĩ của bản thân", Oanh cho biết.

Mỗi năm, Hàn Quốc có 4 kỳ nhập học khóa tiếng Hàn, lần lượt vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12. Để nhập học đúng kỳ mong muốn, du học sinh Việt cần chuẩn bị hồ sơ và nộp cho trường trước 3 tháng. Riêng chương trình đào tạo chính quy như cử nhân, sau ĐH chỉ có 2 kỳ vào tháng 3, tháng 9 hằng năm, và người học cần đăng ký trước đó từ 4 đến 6 tháng tùy vào từng đơn vị.

Theo Viện Phát triển giáo dục Hàn Quốc, đến tháng 4.2022, Việt Nam đứng thứ 2 về số du học sinh với 37.940 người, chiếm 22,7% tổng số sinh viên quốc tế tại Hàn Quốc. Trong đó, người Việt theo học nhiều nhất ở bậc cử nhân (17.534) và khóa tiếng Hàn (10.675).
 
1688995357314.png
 
Một số trường "siết" đầu vào
Đài KNN hôm 31.1 tiết lộ rằng một số trường ĐH quốc gia (được thành lập và điều hành bởi chính phủ Hàn Quốc - PV) đang ngưng hoặc hạn chế tuyển sinh người Việt đến học các khóa tiếng Hàn. Chẳng hạn, Trung tâm giáo dục ngôn ngữ của ĐH Quốc gia Pusan (TP.Busan), nơi đón hơn 400 sinh viên quốc tế đến học mỗi năm, từ hè năm 2023 đã tạm dừng nhận học sinh Việt Nam ở tất cả tỉnh thành.

Khoá tiếng Hàn tức là ngành ngôn ngữ Hàn, hay mấy khoá học tiếng nhỉ?
Chứ mấy chương trình học tiếng vote sút là đúng, bọn nào đến học tiếng ở VN còn k xong thì mong gì sang Hàn học hay làm việc cái gì :burn_joss_stick:
 
Khoá tiếng Hàn tức là ngành ngôn ngữ Hàn, hay mấy khoá học tiếng nhỉ?
Chứ mấy chương trình học tiếng vote sút là đúng, bọn nào đến học tiếng ở VN còn k xong thì mong gì sang Hàn học hay làm việc cái gì :burn_joss_stick:
Thường DHS xin visa sang học tiếng 1-2 năm (tùy vào trình độ TOPIK trước đó), sau đó đủ điều kiện TOPIK thì mới apply vào các trường ĐH . Do xin học tiếng nên điều kiện xin visa sẽ dễ hơn là xin trực tiếp học ĐH (thư mời, giấy giới thiệu,...) ; các công ty cho lao động chui lợi dụng xin visa diện này, sau khi sang được thì trốn luôn cư trú bất hợp pháp ; DHS thực sự sang Hàn học thì tài chính cũng phải ở mức ổn trở lên, chứ chi phí học tập bên Hàn cao lắm, đi làm thêm cũng chỉ gánh bớt một phần nhỏ phí sinh hoạt thôi .
 
Người Việt nói chung là vậy, các anh tách cali các kiểu ra làm gì. Phiên bản 1 đu càng, v2 thuyền nhân, v3 xkld trốn, v4 giả du lịch, v5 giả đi du học ....
 
Back
Top