thảo luận Định lượng Chứng Khoán Việt Nam - ngôi sao vụt tắt và hồi sinh

robertphong

Member
Hi mọi người.
Thấy Voz cũng xôm tụ làng chứng nên mình cũng góp gạch vài dòng. CK VN hiện giờ mọi người thường chỉ nói tới đa phần về phân tích cơ bản (FA) và phân tích kỹ thuật (indicator và Oschilator) (TA)... nhưng mọi người còn quên 1 ngôi sao vụt tắt ở VN - QA - Quant Analysis (định lượng) nôm na dùng xác suất toán học mà thi triển.

Ngược dòng lịch sử, quỹ định lượng đầu tiên 2013 - 2014 VFMVFA đã mất tích trên bản đồ rất lâu. Thăng trầm đã triệt thoái nhiều anh tài định lượng. Tuy nhiên, mầm mống hồi sinh trong các cuộc chiến ETFs dạo trước.

Nhìn rộng ra quốc tế định lượng đang lên ngôi ở khắp các mặt trận tài chính vì nó tiền thân cho cái đám AI sau này. Nhắc tới định lượng, mà nhắc không đến lão này thì thua - hiệu suất đè bẹp tất cả kể cả Buffet hay Soros... size quỹ cũng khổng lồ 80 tỷ USD.
"Trước đây, nhiều đối thủ cố gắng tìm hiểu bí mật thành công của quỹ Renaissance Technologies’ Medallion và sau một thời gian, nhiều chuyên gia kết luận rằng nền tảng công nghệ phân tích kỹ thuật của quỹ đóng vai trò chủ chốt. Đơn giản vì phần lớn các nhân viên của quỹ trước đây đều là những nhà khoa học về toán học, vật lý và rõ ràng kiến thức tài chính khá hạn chế nên không thể dựa vào phân tích cơ bản. Họ cho rằng Renaissance Technologies sở hữu những cỗ máy tính cực kỳ hiện đại và có thể tính toán các thuật toán phức tạp do Simons lập trình. Ngoài ra khả năng thu thập và sàng lọc dữ liệu tốt hơn cũng là một lợi thế trước khi đưa dữ liệu vào mô hình phân tích và đưa ra quyết định."

Nhưng bản thân lão Simon thì cao quá mình thì lão Edward Thorp hơn - các đồng dâm có thể kiếm cuốn "Người đàn ông đánh bại mọi thị trường" hoặc cuốn "Công thức của vận may" - cuốn này có nhắc công thức Kelly quản trị dòng vốn nhé - áp dụng cho bài bạc lẫn chứng khoán 8-)

Tương lai, định lượng sẽ quay lại mạnh mẽ khi các công cụ ở thị trường VN có nhiều lựa chọn công cụ phái sinh hơn.

Lê thê đủ rồi, mình đang theo đuổi định lượng phân tích kỹ thuật như trên chiến đủ loại - anh em đồng môn nào đang theo đuổi có thể chia sẻ ở đây hoặc inbox riêng với mình. Nói chung như lão Simon hay Edward Thorp - phương pháp này đề cao tính bảo mật nên không public rộng rãi nếu không bị nắm đuôi/vặn cổ ngay vì đôi khi signal rất đơn giản theo 1 factor nào đó. (nên anh em đừng hỏi tính làm sao)

Bản thân mình chưa gọi thành công được do mới tập tành chính thức 1 năm nay - chưa đủ số má và dũng cảm gọi đủ trình.
Nhưng bro nào cần tư vấn định lượng thì có hỏi thêm hoặc tư vấn thêm trong khả năng thôi

Thân ái và quyết thắng.
---
Hình dưới là xác suất của ^VNINDEX tại 21/10/2020.
  • Xu hướng chưa rõ khi bên Bò - Gấu tương quan cân bằng dù Gấu đang bắt đầu ép sân ở đường MID. Theo dõi ^VNINDEX qua 3 CP: HPG, DRC, CII nếu đồng loạt diễn biến xấu phiên tiếp theo thì bên Gấu sẽ áp đảo
  • Action: giảm thiểu rủi ro theo pp Kelly. Cắt tất cả cổ phiếu xấu, giảm tỷ trọng CP đang sinh lời.
  • Cơ hội: theo dõi CTD đưa vào WatchList. CTD cần tạo HL (Higher Low) để break trend cần thiết (W4L)

1603294007213.png


Công thức Kelly
 
1 like cho thím ,sắp tới học 2 môn Kinh tế lượng và Thống kê, muốn đào sâu 2 món này, thím co kinh nghiệm gì share cho mình nha :adore:
 
Post cái đánh dấu, mình phân tích cơ bản là phần chính, có tập tành tí TA, chơi vài lệnh nhỏ mà chả học được gì nên cũng không dùng nữa.

Chờ thím post thêm giới thiệu, hướng dẫn...về QA để biết thêm.
 
1 like cho thím ,sắp tới học 2 môn Kinh tế lượng và Thống kê, muốn đào sâu 2 món này, thím co kinh nghiệm gì share cho mình nha :adore:
Kinh nghiệm duy nhất là BackTest. Nếu đam mê món này thì đọc cuốn Quant Trading (hình như mới ra tiếng Việt - giới thiệu chung chung). Cao hơn tẹo đọc cuốn Finding Alphas tập hợp dạng mấy bài blog viết (cũng chung chung - do bảo mật :cautious:).

Mình hiện chỉ tập trung trả lời cho câu hỏi duy nhất: hiện tại đang ở đâu, xác suất là bao nhiêu: chân sóng - thân sóng - đỉnh sóng... Hết. Input chỉ là Price + Volume. Ngoài ra, bác nào theo món kỹ thuật thấy hợp Price Action có thể coi VSA (mình thấy VSA nó dễ hiểu hơn) vì nó cũng là 1 phần background của mình.
thôi tính gì nhiều. mua của anh Buffet là ngon hết. sách vs chả vở... diversity là điều quan trọng nhất

Trích đoạn Edward Thorp và Buffet:
"Ấn tượng với trí óc và phương pháp của Warren, cũng như chiến tích đầu tư của ông, tôi nói với Vivian rằng tôi có một niềm tin rồi thì anh ta sẽ trở thành người giàu nhất nước Mỹ.""

Edward Thorp giống như 1 hacker, khi ông viết sách "Beat Dealer":
Nói sơ qua về cuốn sách “Beat the dealer” đây là minh chứng cho việc áp dụng hiệu quả toán học sẽ giúp bạn có được lợi thế rất lớn trong việc chơi Blackjack
Bằng cách áp dụng lý thuyết xác suất thống kê kết hợp với ứng dụng lý thuyết hiện đại.

Ông đã tìm ra và khai thác được lỗ hổng luật chơi bài Blackjack để tăng tỷ lệ thắng cho mình.

Việc này đã dẫn đến các sòng bạc phải thay đổi lại LUẬT CHƠI Blackjack và GIỚI HẠN tiền cược lại.

Nhưng Thorp cũng đủ giỏi để biết những giới hạn của mình nên đặt niềm tin vào ông bạn tài giỏi của mình thì cũng chả lạ. :nosebleed:
 
Lộ trình phát triển cho dân Quant thì theo cái này. Mình mới theo 5% cái lộ trình này (bài viết trích xuất từ 2013)... :cold:
Nhưng đủ làm vài thứ cho bản thân xài... Thật ra học nhiều nhưng đôi khi thực tế thì vài dòng lệnh cho gọi model có sẵn là đủ như Black Scholes nhưng còn ứng biến thì chuyện dài như trong tài liệu :beat_plaster:
--
Quay lại chứng cháo Việt: Sau 2 ngày tăng đột biến và xả lũ hôm nay.
  • Tình hình: vẫn chờ đợi rõ ràng hơn do xác suất Bò - Gấu vẫn cân bằng
  • khuyến nghị: 100% cash lời - lỗ đoạn này khó ăn. nhỏ lẻ như mình thì húp miếng cháo là ngon rồi
  • cơ hội: mình vẫn đang theo dõi CTD, đợi Break Trend với signal Higher Low như trước. Mai 27/10/2020 nó mà down quá mốc Lowest Low thì bỏ nó ra ngoài Watch List.
 

Attachments

  • Quants Guide.pdf
    379.1 KB · Views: 751
Phân bổ biết là quan trọng nhưng phân bổ vào lớp tài sản tài chính (hay thực) nào, thị trường nào và phân bổ như thế nào rất khó.

Nếu không có máy móc tính toán thì việc phân bổ nó giống như chọn hên xui tỷ trọng vài cổ phiếu.

Còn backtest thì có nhiều kiểu backtest.

Dựa vào dữ liệu quá khứ để kiểm tra tỷ trọng tối ưu của các loại tài sản như trong giáo trình đại học, hoặc biến tấu kiểu A/B testing (Split test) để tìm tỷ trọng phù hợp các quãng thời gian, phức tạp hơn thì có Machine Learning.

Mình thấy cái này nó rất khoa học, rất có ích đối với các nhà đầu tư, vì không phải ai cũng có thể đầu tư như Warren Buffett, cũng không phải ai cũng có thể mua cổ phiếu BRK.
 
Cảm ơn bác @ceoVHH . cuối tuần chắc ra 1 bài. Đánh bại nhà cái nhé😘 liên quan mức độ quan trọng quản lý dòng tiền nhé. Hiện nay CTD đang thơm. Em vào thăm dò một ít rồi nhé. Target cắt lỗ -3% tiềm năng ăn 21% nhé📈
 
Hello các bác ! Giờ chui ra khỏi hang - về quan điểm CTD mình vẫn giữ quan điểm +21% trước đây. Nhưng chia ra 3 chặng cứ như trong game (easy - medium - hard ~ +21%/3). Rõ ràng mức easy CTD đã được +7% (có trung bình giá lên, chiếm 50% tài khoản) - chặng vượt medium +14% sẽ tăng độ khó về tinh thần và nhiều rủi ro hơn để dừng cuộc chơi nhưng vẫn tiến lên. Tuy so với các anh hào như HPG, DGW... chưa là best choice nhưng cũng ổn, có lời ổn áp :beauty:

Và giờ quay lại lời hứa " Đánh bại nhà cái nhé". Nói chung đánh bại nhà cái là làm sao có lời hoặc giảm thiểu rủi ro để trường kỳ kháng chiến.
Giả định thị trường chứng như cái sòng bạc và giờ làm vài xác suất cơ bản - ai lướt qua cấp 3 thì như tựa lông hồng. Giả định như tung đồng xu chúng ta có xác suất úp/ngửa, khi đúng/sai thì ăn/thua bao nhiêu và %vốn cược bỏ ra... (bảng 1 bên dưới)

Quản trị vốn mình nêu ở đây là All-in và theo công thức Kelly = % lợi nhuận kỳ vọng / % win profit. Tỷ số Kelly luôn nhỏ hơn 1, dẫn đến 1 điều chắc chắc sẽ thua đứt đuôi All-in khi gặp 1 chuỗi thắng liên tục do hiệu ứng số mũ (aka Buffet: lãi suất kép, hòn tuyết lăn...)

Tham sốĐịnh nghĩaDiễn giải Công thứcTham số 1Tham số 2
pxác suất thắng65%55%
W% lợi nhuận ăn (% win profit)8%8%
L% lợi nhuận thua (% loss profit)4%4%
G% lợi nhuận kỳ vọngG = pW - (1-p)L
3.80%​
2.60%​
KCông thức KellyK = p - (1-p) L/W = G/W
48%​
33%​
r% vốn cược cho 1 giao dịch (vd:20% vốn…)
nsố lần giao dịch
5​
55
fxcông thức sinh lờifx = (1 + rG)^n - 1
fx1công thức sinh lời - All in (100%), r=100%fx1 = (1 + G)^n - 120.5%13.7%
fx2công thức sinh lời - r =Kelly (K)fx2 = (1+ KG)^n - 19.4%4.3%

Vậy có bác cũng sẽ thắc mắc biết hết p, W, L thì còn áp dụng được cái gì khi Kelly thua All-in. Nhưng khi giả lập (10k mẫu) Random p, W, L. Giả định
p = (xác suất thắng từ 30% - 70%)
W = (% ăn từ 2% - 20%)
W = (% thua từ 2% - 20%).

Kết quả dưới, Kelly đánh bại toàn diện về All-in về các chỉ tiêu thống kê (trừ cái max lợi nhuận >:)) nhưng cái quan trọng Avg thì lại gấp đôi.

All-inKelly
Max
85.7%​
51.7%​
min
-50.7%​
0.0%​
std
24%​
18%​
median
-0.2%​
0.0%​
avg
1.9%​
3.8%​

Quan điểm từ trên, quản trị vốn là một trong những thứ rất quan trọng để tồn tại, đánh bại nhà cái.
Các bác có thể thử nghiệm với 3 thông số (p, W, L) map với thị trường chứng Việt có nhiều thứ hay ho. Mình cũng đang thử nghiệm vài giả định hay ho... ./.
 
Không biết hiểu có đúng không, nhưng túm lại đại khái của phương pháp này:

Sau khi chơi một thời gian dài rồi thì phải ghi và thống kê lại (lịch sử giao dịch): xác suất thắng (thua), % lợi nhuận thắng (%thua). Sau khi có dữ liệu lịch sử thì tính ra số K hiện tại của mình (theo công thức). Khi đặt lệnh mới thì sẽ dùng K% của vốn/lệnh cho một giao dịch.

Cái phương pháp này chắc phù hợp cho người mua mua bán bán nhiều (trader), chứ cứ buy and hold dài dài thì ko dùng được. Rồi ko hiểu thì chỉ giải ngân 1 lần thôi à, như mình định chơi mã nào đó toàn vô sớm một tẹo theo dõi, xuống nữa mua tiếp mà nó tăng luôn thì là ko đủ khối lượng thì sao áp dụng k% vốn được.
 
@freelancer_coder bác nói giới hạn trong phạm vi nhỏ của Quant

Quant Trading cơ bản giao dịch dựa trên toán học. Mô hình thường là:
1. Giả thiết > Mô hình giả thiết > Thử nghiệm > Đánh giá > Áp dụng > Loại bỏ mô hình. Giả thiết ví dụ khi giá vàng tăng 10 USD thì tác động thế nào chứng khoán việt hay cổ phiếu thế nào làm thống kê...

Mình chỉ nêu ví dụ đơn giản ở trên thôi chứ mọi thứ thường quy ra toán học. Bản chất phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản đều hàm chứa định lượng (nếu cần thiết).
Ví dụ: bản chất kỹ thuật là các pattern mà tác giả thấy có lý mang tính lặp lại, có đo lường. Nếu các bác khi vận dụng kỹ thuật mà đánh giá - kiểm nghiệm mô hình lại tại ViệtNam trước khi áp dụng thì nó chính là định lương QA.

Phân tích cơ bản vận hành các chi số vàa qua đó giải thích các mục tiêu. Phân tích cơ bản phụ thuộc rất nhiều vào các giả định, áp dụng định lượng tính ra độ tin cậy/dự báo của các giả định ấy.
--
Quay lại trực tiếp câu
1. phương pháp này chắc phù hợp cho người mua mua bán bán nhiều (trader): OK nhưng nó mua bán trên tín hiệu. Có thì mua, không có thì thôi. Bản chất mô hình (Anpha) nó phải được thiết kế trên những khung thời gian nhất định. Thiết kế trên tuần thì mua bán theo tuần, theo 15 phút thì mua bán theo 15 phút. Tùy thuộc vào quy mô - tần suất dữ liệu có được của những nhân tố tham gia trong mô hình (factor). Tựa tựa như mấy con bot.

2. chứ cứ buy and hold dài dài thì ko dùng được: Sai - áp dụng tất tật. Quan trọng khung thời gian và quy mô dữ liệu. Nếu độ tin cậy cao thì vẫn cho phép ra lệnh lớn và hold trong quãng thời gian tính bằng năm

3. giải ngân 1 lần hay nhiều lần: quản trị vốn không phải ở 1 lần hay nhiều lần. Ví dụ: bác có 100 triệu giả định có tại ngày n (p,W,L) > K% với 1 CP nào đó. nôm na hiểu tại thời điểm nên đầu tư K%. Số cash còn lại đầu tư chỗ khác hoặc đợi cơ hội khác để mua thêm nếu (p,W,L) tốt hơn ngày n.

Kelly% (một số có nói chỉ nên dùng half kelly) nói chung chỉ mới ước lượng cho phần vốn nên dành ra trên tổng vốn. Tuy nhiên, một phần quan trọng nữa đó mức độ chịu rủi ro các bác thế nào. Ví dụ: tâm lý cầm tiền vay khác với tiền mặt bản thân. Số tiền chịu lỗ mỗi người mỗi khác.
Có người cầm 1 tỷ đầu tư mà thấy lỗ mất chiếc Wave là nhảy sồn sồn lên rồi, cũng có người mất chiếc SH thì bình chân như vại.
Nên sau Kelly, đánh giá khối lượng mua mà bản thân chấp nhận mua: Quản lý vốn theo rủi ro chịu được
Khối lượng = Số tiền bạn có thể chấp nhận thua lỗ / (mức giá vào lệnh - mức giá dừng lỗ)
Ví dụ: 100 triệu > Kelly% 50% = 50 triệu. Giả định, mất cái xe máy (wave ghẻ đi) đang đi thì tiếc đến cả nào. nếu tâm lý mà mất rồi thì mua mới thôi có gì đâu thì tất tay 50 triệu :ah: còn tiếc 20 triệu thì cân nhắc mua trong 20 triệu +-10 triệu

Nhưng mất riết quen thôi sẽ chai lỳ qua năm tháng :sweet_kiss:
 
Nay lướt 1 bài về Simons thấy hay quá, note lai với các bác: 5 bài học của Jim Simons – Nhà giao dịch định lượng thành công nhất trong lịch sử!

Mình ưng nhất cái số 04 và số 01 vì đó đang là niềm tin "chén thánh" của bản thân mình :extreme_sexy_girl:

Dưới đây là 5 bài học trong giao dịch của Jim Simons:

Định lượng lợi thế của bạn thông qua backtest.​

“Thông qua dữ liệu lịch sử, chúng tôi tìm kiếm các mô hình giá bất thường mà chúng tôi không mong đợi xảy ra một cách ngẫu nhiên.” – Jim Simons

Giao dịch hệ thống của bạn với kỷ luật.​

“Chúng tôi không phá vỡ các hệ thống.” – Jim Simons

Giao dịch một danh mục đa dạng để có nhiều cơ hội hơn.​

“Chúng tôi có ba tiêu chí để chấp nhận giao dịch một loại tài sản: Nếu nó được giao dịch công khai, có tính thanh khoản và có thể xây dựng mô hình.” – Jim Simons

Bạn không cần tỷ lệ thắng cao để tạo ra lợi nhuận lớn.​

“Chúng tôi chỉ đúng với tỷ lệ 50.75%, nhưng chúng tôi biết chắc chắn 100% rằng chúng tôi đúng 50.75%”, trích từ cuốn “Người đàn ông tìm được lời giải trên thị trường”

Lời bình: Lợi nhuận của mỗi lệnh thắng và tần suất thắng thua là hai yếu tố quyết định khả năng sinh lời chứ không chỉ riêng tỷ lệ thắng. Một lệnh với lợi nhuận nhỏ có thể giúp bạn kiếm được nhiều tiền trong dài hạn miễn là bạn tối thiểu hóa các khoản lỗ.
(p,W,L): L là tham số bản thân 100% control được - p: là kinh nghiệm - là Back Test, là Anpha. Làm tốt 2/3 tham số (p,W,L) là có nhiều cơ hội kiếm lợi nhuận


Có những nguyên tắc chung về giao dịch có lãi.​

“Những điều chúng tôi đang làm sẽ không biến mất. Chúng ta có thể có những năm hoạt động kém, đôi khi chúng ta có thể có một năm tồi tệ. Nhưng các nguyên tắc mà chúng tôi đã khám phá ra là hợp lý” – Jim Simons.

Lời bình: Giao dịch có lợi nhuận phụ thuộc vào toán học, phép toán quản lý rủi ro, phép toán xác định khối lượng vị thế để tránh nguy cơ “cháy tài khoản”, mô hình hóa hệ thống giao dịch với giá trị kỳ vọng dương, cùng với việc đặt ra các mức cắt lỗ và chốt lời hợp lý.
 
[Tự sự]
1. CTD đạt target - dù thực sự miss bước nhảy trong 2 phiên gần đây do cắt 70% trước CTD nhảy vọt. Dự kiến: Mình sẽ out khỏi CTD (14/12/2020) - lợi nhuận (FC - forecast) tầm 18% / 50% tổng vốn. Lý do: giá CTD tiệm cận mức giá mong đợi Krusto - 'không tranh ăn với cá mập' + xác suất tạo đỉnh ngắn hạn >40%

2. Bắt đầu cơ cấu sang GEX. Lý do: FC target GEX đạt 23k (cắt lỗ -3%). Lý do: trendline rõ rệt + chêch lệch xác suất uptrend và downtrend > 20% - đủ kích hoạt trạng thái vào lệnh.
--
 
Giới thiệu thêm các bác 1 trong những chỉ số đánh giá nhanh cty mà mình hay dùng. Chỉ số vỡ nợ của GS Alt.Man. Phương pháp nghiên cứu thông thường mang sử dụng hồi quy và các ngưỡng tin cậy trong thống kê đê kết luận. Phương pháp này xuất phát từ thập niên 9x nhưng mình vẫn thấy hiệu quả.
Tóm tắt bài viết
Mô hình như sau: Z = 1.2 X1 + 1.4X2 + 3.3 X3 + 0.6 X4 + 0.999 X5

Trong đó: X1 là Vốn lưu động/ tổng tài sản; X2 là Lợi nhuận giữ lại/ tổng tài sản; X3 là Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/ tổng tài sản; X4 là Vốn chủ sở hữu/ tổng nợ; X5 là Doanh thu/ tổng tài sản.

Ý nghĩa mô hình: Mô hình này áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất, cổ phần hóa.
Nếu Z > 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 1.8 < Z < 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z < 1.8 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
 
Em mới tham gia chứng khoán được 3 tháng và đang tạm kiếm được với VSA. Đọc các bài chia sẻ thấy khá lý thú, có vẻ đây là phiên bản nâng cao của VSA khi input đa dạng hơn.

Sent from Phone via nextVOZ
 
ất uptrend và downtrend > 20% - đủ kích hoạt

Em mới tham gia chứng khoán được 3 tháng và đang tạm kiếm được với VSA. Đọc các bài chia sẻ thấy khá lý thú, có vẻ đây là phiên bản nâng cao của VSA khi input đa dạng hơn.

Sent from Phone via nextVOZ
Haha... Mình cũng là Fan lớn của VSA (Volume Spread Analysis). Chịu ảnh hưởng từ đó. Đọc qua môn phái kỹ thuật thì thấy VSA có sự giải thích đầy đủ, diễn biến trên thị trường (còn không do chưa đọc đúng tài liệu các phái TA khác).
Hiện mình thích nhất trong VSA 2 câu :

1607870404708.png
 
Em mới tham gia chứng khoán được 3 tháng và đang tạm kiếm được với VSA. Đọc các bài chia sẻ thấy khá lý thú, có vẻ đây là phiên bản nâng cao của VSA khi input đa dạng hơn.

Sent from Phone via nextVOZ
Haha... Mình cũng là Fan lớn của VSA (Volume Spread Analysis). Chịu ảnh hưởng từ đó. Đọc qua môn phái kỹ thuật thì thấy VSA có sự giải thích đầy đủ, diễn biến trên thị trường (còn không do chưa đọc đúng tài liệu các phái TA khác).
Hiện mình thích nhất trong VSA 2 câu :

View attachment 328420

Các bác giải thích giúp e với là e thử áp dụng VSA (Buying Climax) nhưng trường hợp trên lại ko đúng là sao ạ??
 

Attachments

  • Screenshot_20201214-153148_Samsung Internet.jpg
    Screenshot_20201214-153148_Samsung Internet.jpg
    156.8 KB · Views: 246
Cũ mốc lôi lên. Lâu lâu lướt web mình thấy có nền tảng giao dịch định lượng ở Việt Nam . Mình cũng đang nghiên cứu đúng hướng khi thấy 1 sản phẩm như vậy và mình rất vui. Các bạn có thể tự mình thực hiện

https://www.facebook.com/algoplatform/?fref=mentions

Thời gian: 2/1/2020->31/12/2020
  • Richard Sloan: +61.99%
  • Growth_EPS_2020: +44.58%
  • Canslim: +40.43%
  • Piotroski: +37.03%
  • James O'Shaughnessy: +17.87%
  • Buffett Hagstrom: +10.12%
  • HNX-Index: +98.15%
  • VN-Index: +14.87%
 
Back
Top