Doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên dùng robot chia hàng, giảm 60% chi phí nhân công

Cryolite 3

Senior Member

Không nằm ngoài xu hướng của các 'ông lớn' trên thế giới, doanh nghiệp Việt đã khai trương tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh đầu tiên của Việt Nam, sử dụng robot tự hành chia chọn hàng hóa.

Viettel Post là doanh nghiệp logistics Việt Nam đầu tiên dùng robot tự hành chia chọn hàng hóa - Ảnh: ĐỨC THỌ

Viettel Post là doanh nghiệp logistics Việt Nam đầu tiên dùng robot tự hành chia chọn hàng hóa - Ảnh: ĐỨC THỌ

Cụ thể, Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã đầu tư tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh có mức tự động hóa rất cao, sử dụng robot tự hành chia chọn hàng hóa (robot AGV), hệ thống chia hàng lớn (Wheel Sorter Matrix) và hệ thống chia chọn dạng băng tải (Cross-belt Sorter).

Đây là công ty logistics đầu tiên tại Việt Nam triển khai công nghệ robot AGV. Với hơn 40 cổng xuất/nhập hàng, gần 1.200 cổng chia, tổ hợp có công suất xử lý lên đến 1,4 triệu bưu phẩm/ngày, tăng 40% so với trước đây.

Điều này giúp nâng mức chịu tải toàn hệ thống của doanh nghiệp lên 4 triệu bưu phẩm/ngày, tương đương đáp ứng 50% dung lượng thương mại điện tử tại Việt Nam.

Tỉ lệ sai sót của tổ hợp gần như bằng 0, rút ngắn thời gian chuyển phát toàn trình từ 8-10 giờ, tăng 3,5 lần sản lượng. Nhờ tự động hóa, tổ hợp cũng giúp tối ưu 60% chi phí nhân sự.


Quản lý giám sát vận hành khu tổ hợp là hệ thống NOC theo dõi hành trình của từng đơn hàng thời gian thực.

Hệ thống giám sát thông minh gồm công nghệ Digital Twin, camera AI, kiểm soát trạng thái của toàn bộ hệ thống thiết bị và hoạt động khai thác hàng hóa giúp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

Hệ sinh thái logistics bao gồm phần mềm quản lý kho vận, hệ thống app/web, chuỗi giải pháp công nghệ chuyển phát giám sát trọng lượng, giám sát băng tải, khóa thông minh… đều được phát triển bởi đội ngũ 100% kỹ sư, chuyên gia người Việt, hoàn thiện trong hơn 6 tháng.

Ông Tào Đức Thắng, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, chia sẻ: “Viettel góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics của khu vực và thế giới, tham gia thực hiện mục tiêu đến năm 2025, ngành logistics sẽ đóng góp 5-6% vào GDP”.

...
 
Xịn phết đấy. Sọp pe siêu to khổng lồ mà chưa có nhỉ.
À vừa đọc tít, "DN VN đầu tiên" Sọp pe là DNNN rồi
 
thằng shopee vừa chuyển kho lên Bắc Ninh hay sao á, đi trong nội thành mà thế méo nào toàn vòng lên BN rồi mới đi tiếp
thằng lzd thì có cái kho to tướng bên Long Biên
 
thằng shopee vừa chuyển kho lên Bắc Ninh hay sao á, đi trong nội thành mà thế méo nào toàn vòng lên BN rồi mới đi tiếp
thằng lzd thì có cái kho to tướng bên Long Biên
mega hub, ông mua hàng cách shop 5km nó cũng chở lên bn rồi mới về bưu cục phát.
 
Kho tổng ở HN thì là chuyện bt có gì đâu, chứ mấy kho các tỉnh, huyện thì chả phải chạy bằng cơm, quan trọng nhất là khâu nhập thông tin, nhập chuẩn thì chia nhanh thôi, còn cái việc quăng hàng như các anh nói thì đơn vị éo nào chả thế, ko thế bốc cái xe 16t hàng đến đêm cũng éo xong
 
Vẫn phải có người bốc hàng xuống, đổ bao, chia hàng đặt lên robot, rồi robot chia xong thì cũng phải người đóng túi, vác lại lên xe, ưu điểm lớn nhất là tỉ lệ chia đúng tuyến cao do máy chia bằng cơm nhiều lúc lag mắt để hàng hóa nhầm bao, lạc tuyến , còn mất hàng thì chưa rõ có cải thiện nhiều ko
 
Vẫn phải có người bốc hàng xuống, đổ bao, chia hàng đặt lên robot, rồi robot chia xong thì cũng phải người đóng túi, vác lại lên xe, ưu điểm lớn nhất là tỉ lệ chia đúng tuyến cao do máy chia bằng cơm nhiều lúc lag mắt để hàng hóa nhầm bao, lạc tuyến , còn mất hàng thì chưa rõ có cải thiện nhiều ko
Bốc hàng đổ lên băng truyền, băng truyền đổ xuống từng tuyến thì phải
 
Bốc hàng đổ lên băng truyền, băng truyền đổ xuống từng tuyến thì phải
thì nó có đống bao xếp dọc hành lang robot đấy, đúng là làm cái này tiết kiệm và chuẩn đúng tuyến hơn nhưng tôi ko rõ nhanh thế nào, vì trong video thấy phải đặt từng bp lên đĩa robot, thử nghĩ 1 ngày kho tổng tiếp nhận đến 100k cái thư mà đặt từng cái như thế, dĩ nhiên thì đây là đơn vị đầu tiên nên chưa nghe ngóng dc anh em trong ngành nói thế nào
 
Back
Top