Đừng ngại 'lì xì mà không phải tiền thì nó kì'

Status
Not open for further replies.

Deshuro

Member

Theo tác giả Dương Thụy, trẻ em ngày nay ít thiếu thốn vật chất hơn xưa nên dịp Tết đến có thể lì xì sách kèm đồ chơi thay vì tiền để khuyến khích các em đọc sách, vui chơi.

Trong không khí chào đón Tết Giáp Thìn, tác giả Dương Thụy đã chia sẻ với Tri thức - Znews về văn hóa lì xì sách Tết cũng như việc khuyến đọc, định hướng, làm gương để trẻ nhỏ tạo dựng thói quen đọc sách.

Tác giả Dương Thụy. Ảnh: NVCC.
li xi sach anh 1

Tác giả Dương Thụy. Ảnh: NVCC.

"Tôi tìm mọi cách để tặng sách cho trẻ em"​

Những người yêu đọc sách thường tặng cuốn sách mình yêu thích cho người khác. Chị từng tặng hoặc được nhận lì xì sách chưa?
Tôi luôn tìm mọi cách để tặng sách cho trẻ em và cả người lớn, ví dụ dịp sinh nhật, ngày Thiếu nhi, Giánh sinh, lì xì Tết. Đã từ nhiều năm nay tôi lì xì sách (và thêm một món đồ chơi nhỏ), các bé đều vui vẻ nhận. Còn đọc hay không tôi chưa biết. Nhưng bước đầu, có bé bộc bạch ngay: Ít ra lì xì sách thì con được giữ, chứ lì xì tiền thì ba mẹ con “tịch thu” hết rồi.
Tôi nghĩ ngày nay trẻ em không còn quá thiếu thốn vật chất, cần món gì cũng được ba mẹ đáp ứng ngay rồi. Vì thế trẻ em không còn trông mong tới Tết để được lì xì tiền nữa. Nên khi cầm sách trao cho trẻ em, các bé thích thú hơn.
Trẻ em không còn quá thiếu thốn vật chất... không còn trông mong tới Tết để được lì xì tiền nữa. Nên khi cầm sách trao cho trẻ em, các bé thích thú hơn.
Tác giả Dương Thụy
Khi chọn sách làm lì xì, chị thường dựa trên những yếu tố gì, ưu tiên những loại sách nào? Chị có thể giới thiệu một số tựa sách mình đã hoặc có ý định sử dụng làm lì xì sách?
Tôi mua sách của nhà xuất bản lớn, có uy tín để hoàn toàn yên tâm về nội dung biên tập bên trong. Tôi thường mua các loại sách truyện mỏng mỏng thôi, truyện tranh và cả truyện chữ, có minh họa đẹp cho trẻ em thấy dễ đọc.
Sách thiếu nhi bây giờ đẹp lắm, màu sắc rất nét và giấy rất tốt. Đa phần tôi chọn truyện cổ tích, truyện trinh thám, truyện khoa học, sách về các nền văn minh nhân loại, khoa học thường thức… Từ nhiều năm nay, Nhà xuất bản Kim Đồng và Nhà xuất bản Trẻ là nơi tôi lui tới thường xuyên, sách đẹp mê li, nhiều thể loại lắm, trẻ em chắc chắn rất thích.
Khi lì xì sách người tặng/người nhận nên có thêm những lưu ý gì? Có nên có cách gói quà đặc biệt hoặc kèm theo những tiền hoặc quà khác hay không?
Thật sự tôi không có thời giờ để gói sách, nên chỉ bỏ vào túi giấy thôi cho nhanh, sách cũng đủ mắc rồi và thường tôi tặng thêm một món đồ chơi nhỏ nữa, nên tôi không lì xì thêm tiền.
Ngoài đọc sách, tôi cũng khuyến khích trẻ em chơi đồ chơi. Vì đồ chơi cũng giúp trẻ phát triển toàn diện. Không nên cứ ép học tối ngày. Câu khẩu hiệu “Học, học nữa, học mãi!” tôi thấy là quá ác. Đáng lý người lớn phải tìm một câu gì phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, ví như “Học ít thôi, thích đọc sách, chơi thật nhiều!”
Lời chúc vào ngày Tết cũng vậy, nếu chúc “Chúc con học giỏi nhé, cho ba mẹ vui lòng!” là thấy mặt đứa bé nào cũng nhăn nhó. Còn chúc “Chúc con làm được những gì con muốn, đi chơi nhiều nè, tập thể thao nè, khám phá thế giới thật sung nhe!” là tụi nhỏ cười khoái chí.
Đổi lại nếu được nhận lì xì sách, chị có những kỳ vọng gì?
Tôi cũng được bạn bè tặng sách nhiều lắm, tôi đọc đa dạng, từ trinh thám, đến ngôn tình, kiếm hiệp, lịch sử… Gì cũng đọc được. Tôi không kỳ vọng phải được tặng sách theo gu của mình, phải dễ chịu lúc được tặng quà chứ, nên ai tặng gì tôi cũng vui, sách gì tôi cũng thích. Tôi sẽ đọc cho kỳ hết. Cuốn nào khó đọc, tôi cũng thử đọc, không nổi nữa mới để dành tặng lại cho các tủ sách cộng đồng.

Không thể ép trẻ em đọc sách nếu người lớn không làm gương​

Theo quan sát của chị, việc sử dụng sách làm lì xì có phổ biến hay không?
Tôi thấy xu hướng đó dần tăng lên, tuy nhiên mọi người còn ngại là lì xì mà không phải tiền cũng kỳ, nên thường cho một cuốn sách cũng phải kèm theo một bao lì xì tiền. Thật sự mua một cuốn sách nhiều khi còn mắc hơn là lì xì. Tiền thì không bao nhiêu là đủ cả, nhưng sách là cả một bầu trời cảm xúc và kiến thức. Tôi rất quý con nít thích đọc sách, nên đứa nào chịu đọc tôi cho sách hoài.

Tác giả Dương Thụy thường chia sẻ về những cuốn sách yêu thích và thói quen đọc sách trên trang cá nhân. Ảnh: FBNV.
li xi sach anh 2

Tác giả Dương Thụy thường chia sẻ về những cuốn sách yêu thích và thói quen đọc sách trên trang cá nhân. Ảnh: FBNV.
Chị nghĩ lì xì sách có ý nghĩa ra sao với văn hóa đọc và đời sống tinh thần dịp Tết?
Khuyến đọc là điều chúng ta nên làm từ lâu, làm hoài, năm này qua tháng nọ. Và người lớn phải là người làm gương. Không thể khuyến khích con nít đọc sách khi người lớn cứ cầm điện thoại lướt lướt vô bổ. Tết ở nhà nhiều ngày, người lớn nên cầm sách đọc, thì lì xì sách con nít mới đọc theo.
Tôi gặp ai cũng khuyên đọc sách, và ai cũng phân bua không có thời gian để đọc. Tôi nào có rảnh rỗi gì để đọc sách thoải mái trong khung cảnh sang trọng. Tôi đặt sách khắp nơi trong nhà (trong bếp, trong phòng khách, trên giường ngủ…), trong túi xách của tôi cũng có một cuốn sách. Tôi làm vậy để ngồi đâu đọc đó, tranh thủ phút nào đọc phút đó. Thay vì cầm điện thoại lướt lướt vô cùng mất thời giờ, tôi tận dụng dù những phút ít ỏi để đọc sách. Đọc như vậy, cả năm tôi cũng ngốn được kha khá sách.
 
Dùng thuần phong mỹ tục để lì lì cũng được mà. Lấy tờ giấy đỏ cắt thành các mảnh rồi viết câu đối, lời chúc lên xong lì xì các cháu nó, thế là tiết kiệm được cả mớ tiền nhưng lại bị chúng nó khinh :LOL:
 
Thà đéo lì xì gì còn hơn là lì xì cái gì đó éo phải tiền hoặc éo có tính thanh khoản như tiền.
Ngứa đít nhất là cái trò lì xì bằng vé số hoặc vietlott, rất là đáng khinh.
Còn lì xì sách thì dẹp mẹ đi, đừng làm xấu giá trị cuốn sách.
Lì xì bản chất nó cũng là 1 món quà, món quà chỉ ý nghĩa khi người được tặng người ta thích. Còn tặng mà người ta éo thích thì 1 là gây rác nhà người ta, tốn chỗ để, hoặc có khi mất thời gian người ta phải đi vứt vào sọt rác.
 
Last edited:
Ngày bé được nhận lì xì thì lớn lên phải đi lì xì lại bọn nhỏ là chuyện bình thường thôi, chẳng nhẽ muốn làm trẻ con mãi sao ? Bọn con nít chờ cả năm mới có dịp tết để được nhận tiền, mình là người lớn mà đi tiếc vài ba cái đồng bạc cho các cháu ăn quà thì tự nghĩ xem đã phải đạo làm người hay chưa ?
 
Mấy năm trc tụi nhỏ với phụ huynh đc thằng đệ lixi 6man lúc yen đang 2xx để dành tới giờ :shame:
 
Thà đéo lì xì gì còn hơn là lì xì cái gì đó éo phải tiền hoặc éo có tính thanh khoản như tiền.
Ngứa đít nhất là cái trò lì xì bằng vé số hoặc vietlott, rất là đáng khinh.
Còn lì xì sách thì dẹp mẹ đi, đừng làm xấu giá trị cuốn sách.
Lì xì bản chất nó cũng là 1 món quà, món quà chỉ ý nghĩa khi người được tặng người ta thích. Còn tặng mà người ta éo thích thì 1 là gây rác nhà người ta, tốn chỗ để, hoặc có khi mất thời gian người ta phải đi vứt vào sọt rác.
Có lì xì bằng bịplot r sao
 
$2 mạ vàng đẹp mà
Tôi lười trữ tiền $ lắm, chẳng thà $50 hay $100
5RqFJEX.png


Còn cầm mấy tờ $2 ko dùng dc mấy; lại phải lo giữ kỹ. Thường sau Tết cứ ghé tiệm vàng đổi sạch
Với t tiền chỉ có giá trị khi có công năng đút bỏ vào mồm
yh96EZf.png
 
Lì xì là tiền tập tục, nó cũng giống như tiền đi đám cưới, phúng đám ma.
Có thể cho nhiều hay cho ít tuỳ người, chứ éo phải xàm lol mang sách ra cho.
Đi đám cưới hay đám ma mang sách đến à ?
Tôi cứ con cháu ruột thì 50k, con bạn bè người quen thì 20k. Ai nghĩ sao thì kệ.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top