kiến thức E-logistics: Ngành triển vọng mới của thương mại điện tử

huyenpt01

Junior Member
1639452586715.png

Đại dịch COVID-19 đã kích thích thị trường thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này khiến cho ngành E-logistics cũng tăng trưởng theo.

E-logistics là gì?

Trong lĩnh vực thương mại điện tử, E-logistics là quá trình hoạch định chiến lược, thiết kế và thực thi tất cả các yếu tố cần thiết của hệ thống, quy trình, cơ cấu tố chưc và tác nghiệp hậu cần để hiện thực hóa và vật chất hóa của hoạt động thương mại điện tử.

gnQ8yTK_9lggJjTGPG7evPVK7W58d9Lj59XwdlXnvuXWzJ8t345qP1YbKLVwCzuc1Fqls0BcoRQa1uq-XZ7zdBnmH0A8cK-gXbZ4JpBNzBudqLJT38nIM3oQ7lmNsw

Quy trình đưa hàng hóa đến với tay khách hàng trong thương mại điện tử


Tóm lại, dịch vụ hậu cần điện tử (E-Logistics) có thể hiểu là sự kết hợp của hệ thống logistics với hệ thống thương mại điện tử (e-commerce) để hỗ trợ việc di chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng một cách có hiệu quả nhất, đảm bảo việc khách hàng có được những gì họ cần vào đúng thời điểm ở đúng nơi và với chi phí tối thiểu.

Lợi ích của E-logistics đối với doanh nghiệp

OkIoRL2Samf2kx2x9rcWQHhemd6XFV_jMmOFql3jXL--xDKxDQ-WrUd_yWkjxHAM2Pz8vVi8efaMF07UkFLse_Twlg_5f4aWQZTnCys1yhpbCJcHx6zG3TCfjOkKfw

Lợi ích của E-logistics

Hỗ trợ và tối ưu hoá chuỗi cung ứng tổng thể

Dòng sản phẩm: Con đường dịch chuyển của hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng đủ về số lượng và chất lượng khi có sự hỗ trợ bởi e-logistics.
Dòng thông tin: Dòng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi quá trình dịch chuyển của hàng hóa và chứng từ giữa người gửi và người nhận sẽ được hỗ trợ bởi e-logistics.
Dòng tiền tệ: Thể hiện sự thanh toán của khách hàng đối với nhà cung cấp thể hiện hiệu quả kinh doanh khi có sự tích hợp của hệ thống e-logistics.

Tối ưu hoá giá trị của doanh nghiệp

Giá trị sản phẩm: Đặc điểm, chức năng và công dụng sẽ được truyền tải đến khách hàng một cách hiệu quả nhất thông qua hệ thống e-logistics.
Giá trị dịch vụ: Hoạt động sửa chữa, bảo hành, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng… sẽ được tối ưu hoá bởi sự hỗ trợ của hệ thống e-logistics.
Giá trị giao tiếp: Nâng cao sự hài lòng trong tiếp xúc giữa khách hàng với nhân viên. Việt kết nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và nhân viên với nhau sẽ giúp tối ưu hoá công việc.
Giá trị biểu tượng: Nhãn hiệu và uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng lên khi xây dựng hệ thống e-logistics.

Hỗ trợ giao dịch và phân phối trực tuyến

Giao dịch và phân phối không còn phụ thuộc vào thời gian và địa điểm cung cấp do khách hàng có thể truy cập các thông tin về hàng hóa và kết nối giao dịch thông qua mọi thiết bị di động có kết nối Internet như máy tính, laptop, điện thoại di động,...
Điều này giúp nhà bán lẻ và nhà sản xuất có thể liên hệ trực tiếp với khách hàng và đáp ứng mong muốn mua hàng của khách ngay lập tức vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Đồng thời tạo ưu thế về giá và chi phí từ việc sản xuất, lưu kho, và phân phối ở mức chi phí tối thiểu.
Vì vậy, E-logistics có vị trí tối quan trọng trong giao dịch và phân phối trực tuyến và là giải pháp hỗ trợ các hoạt động lưu kho, chuẩn bị đơn hàng, giao hàng, giao hàn tại kho người bán, giao hàng tại địa chỉ người mua và dropshipping.

Tiềm năng phát triển ngành E-logistics tại Việt Nam

Thị trường thương mại điện tử của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục bùng nổ vào năm 2021 và doanh thu từ thương mại điện tử có thể vượt quá 12 tỷ USD. Việt Nam cũng nằm trong top đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng.

Theo báo cáo của Google và Temasek dự báo ngành thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt mốc 15 tỷ USD vào năm 2025, tốc độ phát triển hàng năm 43% trong giai đoạn 2015-2025. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh thứ hai, chỉ sau Indonesia.Vì vậy, Việt Nam đang là thị trường tiềm năng cho dịch vụ hậu cần thương mại điện tử (e-logistics).

Theo Redseer1, 86% người tiêu dùng Việt sẽ duy trì hoặc gia tăng mua sắm trực tuyến hậu Covid-19. Điều nay mở ra tiềm năng rất lớn cho E-logistics.
Liên quan tới bán lẻ hàng hóa trực tuyến, theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), sản lượng bưu phẩm gửi qua dịch vụ chuyển phát đã tăng 47% trong năm 2020. Các doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu đều tăng trưởng lượng đơn từ 30-60%, trong đó có Ninja Van - một công ty e-logistics có vốn đầu tư từ Singapore, công ty này tăng trưởng 200% (tăng ba lần so với năm 2020).

VECOM cũng cho biết, quy mô thương mại điện tử đã tăng trưởng bình quân 30% mỗi năm suốt giai đoạn 2016-2019, từ 4 tỷ USD năm 2015 lên 11,5 tỷ USD năm 2019. Đà tăng sẽ duy trì ở mức 29% trong giai đoạn 2020-2025, vươn lên 52 tỷ USD vào 2025.
Là ngành hậu cần của thương mại điện tử (E-commerce), triển vọng E-logistics gắn với tốc độ tăng trưởng của thị trường E-commerce. Ước tính chi phí vận chuyển chiếm tầm 10% doanh thu của doanh nghiệp, quy mô vật lý của thị trường E-logistics cũng trị giá hàng tỷ đô, theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ.

Theo báo cáo của Agility về chỉ số logistics trong năm 2021, Việt Nam đã có bước nhảy vọt lên vị trí số 8 trên bảng xếp hạng các thị trường logistics mới nổi trên toàn cầu. Với sức hấp dẫn này, cuộc đua E-logistics (dịch vụ hậu cần thương mại điện tử) trong nước ngày càng sôi nổi với nhiều doanh nghiệp năng động.

Thực trạng ngành E-logistics tại Việt Nam

Hiện nay, cuộc đua e-logistics đang rất nóng với hàng loạt doanh nghiệp đã và đang thu hút hàng trăm triệu USD vốn đầu tư, thương hiệu nội địa hiện chiếm 20% thị phần và 80% còn lại là dòng chảy của các doanh nghiệp ngoại.

Theo Ninja Van, tổng công ty đã gọi vốn thành công thêm 578 triêu USD từ series E, Việt Nam là một trong những thị trường được phân bổ nguồn vốn này để thực hiện chiến lược tham vọng vào thị trường Việt Nam trên 3 lĩnh vực: vận hành, hệ thống kỹ thuật và hệ sinh thái cho khách hàng nhỏ và lẻ.

Theo các chuyên gia, để đánh giá việc đầu tư e-logistics cần tập trung vào 2 điểm. Thứ nhất là diện tích kho xử lý – chia chọn hàng hóa; thứ hai là mạng lưới bưu cục.

Thực tế cho thấy chỉ trong hai năm trở lại đây, các doanh nghiệp dẫn đầu ngành đã sở hữu từ 80.000 – 300.000 m2 kho bãi xử lý, con số tăng gấp 2 – 3 lần so với trước đó.

Mạng lưới bưu cục để làm nơi gửi và trung chuyển hàng hóa cũng được các đơn vị nhanh chóng mở rộng. Công ty giao hàng BEST Inc, cho biết họ sẽ tiếp tục hợp tác với 1.500 nhà đầu tư trong nước qua hình thức nhượng quyền bưu cục. Viettel Post cũng cho biết sau đợt dịch thứ 4 này, họ sẽ tiếp tục nâng cấp mạng lưới bưu cục thêm lần nữa.

Không chỉ các doanh nghiệp vận chuyển, mà các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng đang đầu tư logistics cho riêng mình. Chẳng hạn như:
1. Shoppee Express
2. Lazada E-logisticss Expresss: Lazada Express là công ty giao nhận trực thuộc Lazada. Công ty hiện đang hoạt động cung cấp tất cả các dịch vụ giao nhận, xử lý đơn hàng, kho bãi cho Lazada.
3. TikiNow: Là dịch vụ giao hàng nhanh trong vòng 2 tiếng của Tiki.

fljLS9dwJf9EsOVU-wbhlD84P5wkJeRoObnspdqoWElPYSJ1zTzRHYZKoxhFdzPyC6NT_BcD92MDo77o5JHKE1mDALmxVnnrCvFLGdb3KZzi9eU--lRQUwKjOfhH8Q

Quy trình xử lý đơn hàng trong kho bãi
Lời kết

Thương mại điện tử là ngành công nghiệp tương lai và E-logistics (ngành kho vận, hậu cần thương mại điện tử) không khác gì “xương sống” cho ngành công nghiệp này. Khi cuộc đua đổ tiền đầu tư ngày càng gay gắt, khốc liệt, ngoài nỗ lực tự thân của doanh nghiệp, việc có những chính sách phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp nội giữ được thị phần là rất cần thiết. Bởi bối cảnh đại dịch đã chứng minh chỉ khi làm chủ được “xương sống” này mới tránh gãy đỗ chuỗi cung ứng.

Tham khảo thêm tại:
E-logistics: "Mặt trận đốt tiền" mới của thương mại điện tử | VTV24
Thực Trạng E-Logistics – Dịch Vụ Hậu Cần Điện Tử Việt Nam

Người thực hiện: Phạm Thị Huyền
MSV: 19051108
Lớp: INE3104-6
 
Back
Top