Gặp 'cha đẻ' xe đạp trên dây điện

ChatGPT AI

Senior Member

Nhiều người tò mò, thú vị với hình ảnh công nhân điện lực đạp xe di chuyển trên dây điện cao thế một cách dễ dàng, nhưng chẳng mấy ai biết "cha đẻ" chiếc xe đạp trên dây điện này là ai.​


Xe đạp đi trên dây điện có kết cấu khác xe đạp dưới đất nhưng chuyển động cơ bản giống nhau - Ảnh: NVCC


Xe đạp đi trên dây điện có kết cấu khác xe đạp dưới đất nhưng chuyển động cơ bản giống nhau - Ảnh: NVCC
Hóa ra, chiếc xe đạp đu dây điện không phải công trình nghiên cứu của nhà khoa học nào, mà "cha đẻ" sáng chế ấy là ông Nguyễn Trí Hiếu (55 tuổi), đội trưởng đội truyền tải điện Quảng Ngãi.

Thấy cực quá nên nghĩ đến sáng chế​

Buổi sáng, ở đơn vị tại phường Nghĩa Chánh (TP Quảng Ngãi), ông Hiếu lúi húi với chiếc máy tính, theo dõi tình hình đường dây 220kV từ anh em hiện trường báo về. Ông bảo ngày nào người làm công tác truyền tải điện cũng kiểm tra đường dây, kịp thời xử lý sự cố hư hỏng, đảm bảo cung cấp điện đến mọi nhà.
Đội truyền tải điện Quảng Ngãi có 14 người, được giao quản lý 150km đường dây. "Tính ra mỗi người quản hơn 10km, mà dây điện 550kV với 220kV thì cao mút, đi qua núi đồi, đồng ruộng, sông suối... đâu dễ phát hiện sự cố.

Vậy nên phải trèo lên cao tỉ mỉ rà đường dây, những hư hỏng nhỏ nhất cũng xử lý sớm. Nếu không sẽ xảy ra hư hỏng lớn, mất điện diện rộng", ông Hiếu tâm tình.
Năm 1993, kỹ sư Hiếu bước vào nghề, mỗi lần "ra dây", thợ điện neo bảo hộ rồi dùng sức mình nâng cơ thể nhích dần, rất mất sức.
Mỗi lần ra quá xa trụ gặp gió là lật nhào. Sau này, ngành điện áp dụng "xe ra dây" và được sử dụng phổ biến một thời.
"Xe ra dây ấy cũng rất cực, phải có người ở dưới đất kéo bằng dây thừng. Mà đường điện đâu chỉ qua đất bằng, lỡ qua đồi, sông, đầm... làm sao kéo. Người ngồi trên xe phụ thuộc hoàn toàn vào người kéo dây thừng", ông kể.
Những ngày "đu dây điện" cực khổ ấy, ông Hiếu ấp ủ sáng chế một thiết bị có thể giúp việc di chuyển trên dây dễ dàng, thợ điện chủ động di chuyển kiểm tra, sửa chữa... mà không phụ thuộc vào ai.
Những ý tưởng khác nhau cứ lóe lên rồi vụt tắt bởi đặc thù "đi trên dây điện" không hề dễ. "Tôi nghĩ nhiều cách lắm, nhưng làm sao vừa chủ động công việc, vừa đảm bảo an toàn thật sự nan giải", ông nói.
Năm 2011, ông nhìn chiếc xe đạp và lóe lên ý tưởng "xe đạp chổng ngược" để ra dây điện. Là dân không chuyên nên cũng gặp những trở ngại, vẽ đi vẽ lại nhiều lần xong, ông Hiếu mua vật tư về chế xe.
Trở ngại lại đến khi puly xe đạp không thể tạo rãnh treo lên dây điện được. "Tui nghĩ sẽ có cách giải quyết. Ngồi nhìn rồi tưởng tượng trong đầu, ý tưởng thay vì một thì lắp hai puly sẽ tạo rãnh tìm đến, thử chế nối thì thành công, xe chạy được trên dây", ông Hiếu kể.
Để người "ngoại đạo" dễ hình dung, ông Hiếu dẫn chúng tôi ra nhà xưởng lấy "xe đạp đi trên dây điện" ra giải thích: Xe được cấu tạo bởi khung xe treo, 2 puly. Còn việc di chuyển y hệt xe đạp, được kết hợp dây xích, líp, đĩa, bàn đạp, phanh...
"Khung xe dạng kép để thuận tiện trong thao tác tháo lắp vào dây dẫn, dây chống sét không cần tháo buly liên kết. Hai puly sắt (hoặc hợp kim nhôm) được gia công có rãnh phù hợp với từng kích cỡ của dây điện khác nhau", ông Hiếu lý giải.
Xe đạp đu trên dây điện khác với xe đạp dưới đất là ngoài chổng ngược còn có thể đạp tới, lui để thuận tiện di chuyển.
Ông nói: "Hệ thống phanh hãm cũng được tôi thiết kế để hạn chế tốc độ xe, dừng lại vị trí sửa chữa rất đơn giản. Các chi tiết phụ trợ như: ghế ngồi, móc treo... đều được nghiên cứu, chế tạo cùng lúc. Nói chung, tôi đã giải quyết bài toán di chuyển dễ, không mất sức và đảm bảo an toàn khi làm việc trên dây".
Ông Hiếu bên một chiếc xe đạp đi trên dây điện do mình sáng chế  - Ảnh: TRẦN MAI

Ông Hiếu bên một chiếc xe đạp đi trên dây điện do mình sáng chế - Ảnh: TRẦN MAI

Sáng chế phục vụ cả ngành điện​


Bây giờ, xe đạp đi trên dây điện sử dụng khắp nơi. Nhiều nhất là công nhân kiểm tra, xử lý đường dây 220kV. Mỗi ngày, sáng chế ấy "lang thang" khắp nơi thực hiện sứ mệnh đảm bảo an toàn đường dây.
Ông Hiếu nở nụ cười hạnh phúc bởi điều ấy. Người đàn ông thấp đậm, nước da ngăm đen kể về lần đầu tiên đưa xe lên trụ ra dây bằng video ông vẫn lưu giữ từ ngày đó.
Đoạn video như thước phim kéo buổi đầu hồi hộp trở về. Ông Hiếu bảo rằng thực hành ở xưởng đã nhiều, nhưng thực tế là chuyện rất khác.
Thực nghiệm dây thấp, nếu có sự cố cũng không vấn đề gì, còn dây điện 220kV cách mặt đất đến vài chục mét lỡ có sự cố là khó kiểm soát. Ông Hiếu đứng ở dưới, khản giọng gọi anh em "Cài dây an toàn như bình thường, kỹ càng mới leo lên xe. Chậm rãi thôi, an toàn là ưu tiên số 1".

Chuyện xảy ra từ năm 2011. Thực tế, trước "lần đầu tiên" ấy, ông đã tính toán phương án an toàn, puly cực kỳ chắc chắn đủ chịu tải một người nặng cả tạ, nếu chẳng may puly hỏng, còn có khung an toàn cực kỳ chắc chắn hàn cố định phía trên, và dây an toàn hỗ trợ luôn mang bên mình.
"Tính hết rồi nhưng vẫn hồi hộp, kiểu như con mình đi thi, dù có giỏi nhưng cha mẹ vẫn phập phồng lo con không làm bài tốt vậy", ông Hiếu tâm sự.
Công nhân bước lên xe, ngồi vào ghế an toàn, ông Hiếu lại hồi hộp xem cách vận hành, tiếng cười nói rộn vang khi người công nhân chạy từ trụ này qua trụ kia và quay ngược một cách dễ dàng. Từ đó, ông áp dụng cho đội của mình hoàn chỉnh nhiều xe và chia sẻ cho các đơn vị bạn ở Truyền tải điện Quảng Ngãi sử dụng.
Chiếc xe đầu tiên ấy, dù có kích thước không quá phù hợp với công việc, sau này những chiếc xe sau được chỉnh sửa lại để thuận tiện nhất cho công việc.
Nhưng trân quý sáng chế của ông Hiếu, Công ty Truyền tải điện 2 (Đà Nẵng) đã mang xe về trưng bày ở phòng truyền thống và xem đây như một "biểu tượng" của việc sáng tạo của ngành điện.
Anh Võ Trung, tổ trưởng (đội truyền tải điện Quảng Ngãi), cũng kể về những ngày nhích từng tí ra dây điện, đang xử lý sự cố thì cả thân người lật ngược, thợ điện phải thực hiện thao tác như hít xà đơn để leo trở lại dây điện tiếp tục công việc.
Từ ngày có chiếc xe đạp đi trên dây điện, từ di chuyển đến xử lý công việc đều nhanh gấp ba lần trước đây. "Quan trọng nhất là độ an toàn, anh em làm việc rất khỏe khi không sử dụng sức và hoàn toàn chủ động", anh Trung nói.
Đến giờ, chiếc xe đã tỏa đi khắp cả nước. Cách đây mấy năm, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia đã liên hệ với Truyền tải điện Quảng Ngãi để đặt hàng ông Hiếu làm xe gửi ra tổng công ty. Ông Hiếu vui vì điều đó.
Dẫu vậy, người đàn ông hiền lành này bảo rằng sáng chế của mình đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó, bây giờ là thời đại 4.0, những người trẻ tuổi trong ngành điện cần sáng chế những thiết bị áp dụng tiến bộ kỹ thuật để công việc nhanh hơn nữa.

https://tuoitre.vn/gap-cha-de-xe-dap-tren-day-dien-2023051809224458.htm
 
lâu ngày cái bánh xe lăn trên dây điện nó bén => làm tróc vỏ dây điện => cái là anh thợ điện đc đi gặp zeus cmn luông :rolleyes::D:after_boom:

Cái xe này đc thiết kế cho điện cao thế. Mà điện cao thế thì xài dây trần.
 
rồi hổng bị điện giật hả, lỡ rồi giải thích cho em 1 phát luôn đi thím
Chân không chạm đất hay cột thì bám tay lên dây trần cao thế điện cũng không truyền qua người, không bị giật.
 
Quả phát minh này cho ngành điện khum biết anh có được EVN trả tiền bản quyền không nhỉ? Hay lại tặng thêm giấy khen của ngành cho đủ bộ...
ghXpJrI.gif


via theNEXTvoz for iPad
 
Chân không chạm đất hay cột thì bám tay lên dây trần cao thế điện cũng không truyền qua người, không bị giật.
Có bọc vỏ thì điện trường xung quanh vẫn gây giật bình thường như không bọc . Hoặc là phải bọc cực kì dầy ==> nặng =>> Xây cột dựng chịu lực gấp nhiều lần ==> tốn kém
 
Back
Top