Gen Z thích nhảy việc, hay do chưa được 'giữ chân' đúng cách?

Cryolite឴

Senior Member

Gen Z - một trong những từ khóa được nhắc đến nhiều nhất xuyên suốt năm 2023 - đã tạo những dấu ấn gì và còn điều gì cần hoàn thiện?

Học sinh Trường phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP.HCM), điển hình của gen Z giỏi giang, đầy năng lượng tích cực - Ảnh: V.SAN

Học sinh Trường phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP.HCM), điển hình của gen Z giỏi giang, đầy năng lượng tích cực - Ảnh: V.SAN

...

"Gen Z (những cá nhân sinh trong giai đoạn 1995-2012) thường có khả năng sáng tạo cao và tinh thần tự chủ cao. Họ không ngần ngại thử nghiệm ý tưởng mới và có khả năng tìm ra giải pháp độc đáo.

Việc lớn lên trong môi trường số hóa giúp gen Z sở hữu kỹ năng công nghệ xuất sắc và có khả năng nhanh chóng tiếp thu, áp dụng công nghệ mới.

So với các thế hệ khác, gen Z có tư duy cởi mở về đa dạng văn hóa và tôn trọng sự khác biệt", tiến sĩ Đào Lê Hòa An mở đầu câu chuyện.

* Một trong những điều các công ty nhân sự nhận định là gen Z hiện có tư duy không sâu, thiếu tính phản biện và nhất là thường xuyên "nhảy việc"...

- Gen Z thường được khuyến khích phát triển tư duy tự chủ và khả năng đưa ra quyết định. Điều này có thể dẫn đến sự tự chủ cao và sẵn lòng thay đổi công việc nếu họ cảm thấy không hài lòng hoặc không phát triển.

Do được giáo dục trong một môi trường đề cao kỹ năng linh hoạt và sáng tạo, gen Z thường có khả năng nhanh chóng thích ứng với môi trường mới, điều này có thể làm tăng khả năng "nhảy việc".

Gen Z đặt sự trải nghiệm lên hàng đầu. Họ có xu hướng tìm kiếm công việc mang lại trải nghiệm tích cực và ý nghĩa. Nếu công ty không đáp ứng được điều này, họ có thể tìm kiếm cơ hội khác.

Tuy nhiên không phải tất cả bạn trẻ gen Z đều giống nhau. Có nhiều người trong thế hệ này vẫn có óc phản biện cao, tư duy sâu sắc và trung thành với doanh nghiệp. Tất cả nằm ở hệ giá trị, sự lựa chọn và sự phù hợp với mỗi cá nhân.

* Tầm quan trọng của xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong việc tuyển lẫn giữ chân gen Z hiệu quả?

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp luôn là một yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân nhân tài trẻ.


Gen Z thường tìm kiếm công việc có ý nghĩa và tương thích với giá trị cá nhân, họ cũng thường đánh giá cao cơ hội học hỏi và phát triển nghề nghiệp, mong đợi môi trường làm việc linh hoạt và tích hợp công nghệ...

Hiểu được đặc tính gen Z thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ hoàn thiện, từ đó thu hút và giữ chân người tài hiệu quả hơn.

* Tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc (EQ) trong thời đại trí tuệ nhân tạo ra sao, theo anh?

- Xã hội hiện đại đánh giá cao các lao động trẻ có những kỹ năng mềm quan trọng (tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng tự học, giao tiếp và hợp tác, khả năng học tập suốt đời…), trí tuệ cảm xúc (EQ), chỉ số vượt khó (AQ)...

Đây mới chính là những yếu tố quan trọng và bền vững, tạo nền tảng để người trẻ "sống sót" và đạt được thành công, hạnh phúc trong tương lai đầy bất định, nơi rất nhiều thứ trí tuệ nhân tạo đã có thể làm tốt hơn hẳn con người.

Và cũng chỉ khi chúng ta có EQ cao thì mới dễ có cảm giác hạnh phúc hơn. Chẳng hạn việc thực hành lòng biết ơn để thấy mình may mắn hơn biết bao người, vì đã nhận được nhiều sự quan tâm và giúp đỡ từ khi có mặt trong cuộc đời. Sự biết ơn những điều nhỏ nhoi và ý nghĩa sẽ khiến cuộc sống dễ chịu, yên vui hơn.

* Trước khi trở thành tiến sĩ tâm lý, anh từng là MC hội chợ và anh không ngại giấu câu chuyện này?

- Khi còn là sinh viên, một trong những công việc làm thêm của tôi là MC cho các sự kiện vừa và nhỏ. Những công việc này đã giúp tôi có cơ hội được gặp gỡ nhiều người, rèn luyện được kỹ năng nói trước công chúng, kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, xử lý tình huống, trình bày thuyết phục và xây dựng sự tự tin.

Đây là những kỹ năng nền tảng và giúp gia tăng giá trị cho nghề nghiệp lớn mà tôi đang theo đuổi. Tôi không nghĩ có nghề sang hèn, miễn là công việc giúp bản thân hoàn thiện và tạo ra giá trị thì đó là việc giới trẻ đừng ngần ngại, chê bai.

Châu Thiên Phúc (sinh viên kiêm vận động viên bóng rổ bán chuyên):

Mong gen Z sử dụng công nghệ đúng cách​

Với Châu Thiên Phúc, tập thể thao là một điều bạn cho rằng vô cùng quan trọng và giúp bản thân luôn tích cực - Ảnh: V.SAN

Với Châu Thiên Phúc, tập thể thao là một điều bạn cho rằng vô cùng quan trọng và giúp bản thân luôn tích cực - Ảnh: V.SAN

Cá nhân là một gen Z và tiếp xúc với nhiều bạn thuộc thế hệ này, tôi nghĩ gen Z có điểm cộng là sử dụng thành thạo công nghệ, một số bạn thậm chí áp dụng trí tuệ nhân tạo hiệu quả trong học tập lẫn hoàn thiện bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân...

Còn khuyết điểm phổ biến của gen Z có lẽ là kỹ năng giao tiếp và tư duy phản biện hạn chế, sự thiếu tập trung.
 
Tôi 8x thấy các cháu gen Z làm đúng đấy. Để cho môi trường nó sạch. Cho mấy thằng sếp già, mấy công ty bớt bố đời như hồi đè đầu cưỡi cổ lứa 8x, 9x. Mấy thằng sếp già trước coi mình như thiên tử cmnl.
Lương thì vài đồng, môi trường toxic nhưng muốn người ta cống hiến hết mình, gọi dạ bảo vâng sợ sếp hơn bố thì có cl.

Em cứ cố gắng lên, công ty cần em để tạo nên những đế chế, những điều lớn lao … công ty sẽ không để em thiệt đâu là văn của mấy thằng sếp xào lon. Khi các em già chút hoặc hết trend thì “mày làm được thì làm, ý kiến thì cút “
 
Last edited:
thì đúng lớn lao đế chế thật, nhưng cứ phải hợp đồng chứ đừng có mõm mấy anh sếp đông lào
Tôi 8x thấy các cháu gen Z làm đúng đấy. Để cho môi trường nó sạch.
Lương thì vài đồng, môi trường toxic nhưng muốn người ta cống hiến hết mình, gọi dạ bảo vâng sợ sếp hơn bố thì có cl.

Em cứ cố gắng lên, công ty cần em để tạo nên những đế chế, những điều lớn lao … công ty sẽ không để em thiệt đâu là văn của mấy thằng sếp xào lon.
 
Làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, nó trả được thì mình qua đó làm được.
 
Giờ toàn mấy a 8x làm sếp nên cứ bắt mấy e gen Z làm như thời mấy a mới đầu đi làm. Thì đúng là mấy e dí **** vào làm
 
Nhảy việc công nhận làm mình cảm thấy thú vị hơn trong công việc, chứ làm ở 1 công ty quá lâu làm theo quy trình riết chả khác gì robot
 
Đúng 1 phần, những ô nào làm cùng các em genz rồi thì cũng thấy, rõ ràng là tụi nó chịu khổ kém hơn 9x, 8x, ông nào bảo tại sao lại phải chịu khổ nhưng ko chịu khổ đc thì khó kiên trì lắm, mà ko kiên trì thì đi dự án dài hơi kiểu gì, nhiều khi đưa việc cho tụi nó cứ bảo em xong rồi, review thì hỡi ôi, mệt mỏi, yêu cầu làm lại chứ ko cho bug thì khó chịu ngay :)))
Tụi nó biết đòi quyền lợi là tốt nhưng nhiều đứa chưa định hình được bản thân khi đòi, đó mới là cái đáng sợ.
 
Không phải quy chụp tất cả, nhưng đào tạo một số gen z đời cuối nhà HN thì thấy bọn nó có thái độ làm việc bố đời. Ai đời trong công việc hơi tí dỗi, thái độ thì ăn nói luôn trống không, vô tổ chức, không có tinh thần tập thể, blabla ... Nói chung là như shit 🤮
 
Theo các thím chu kỳ nhảy việc bao lâu là hợp lý nhỉ. Em đang làm được 6 tháng, thấy bắt đầu ỳ đi và công việc không thể thăng tiến cũng như cái gì học được thì đã học rồi. Vậy thì có nên nhảy sang công ty khác với mức lương tương đường (Hoặc kém hơn chút nhưng nhà gần) không ạ
cdGvfgg.png
 
Back
Top