Giá bất động sản: Nơi cần không giảm, giảm mạnh nơi người dân không về ở

tin233

Senior Member

Để đưa thị trường bất động sản thoát cảnh chợ chiều, đóng băng, nhiều "hiến kế", thậm chí là kêu gọi phải giảm giá để kích sức mua, nhưng nhìn chung đến hết năm 2023 giá bán vẫn không thay đổi. Nhiều doanh nghiệp nói không còn cơ hội giảm giá.​


Nhiều dự án biệt thự cao cấp giảm giá hàng tỉ đồng mỗi căn nhưng đây không phải là phân khúc mà người có nhu cầu ở thực, người có thu nhập trung bình có thể tiếp cận được - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Nhiều dự án biệt thự cao cấp giảm giá hàng tỉ đồng mỗi căn nhưng đây không phải là phân khúc mà người có nhu cầu ở thực, người có thu nhập trung bình có thể tiếp cận được - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Với một số dự án căn hộ, chủ đầu tư giữ nguyên giá bán nhưng tăng chiết khấu, quà tặng và chính sách hậu mãi..., nhưng nhìn chung giá bất động sản ở nơi cần giảm thì vẫn giữ nguyên và giảm khá mạnh ở những nơi mà người dân không có nhu cầu về ở như đất nền xa trung tâm, condotel.

Thị trường đóng băng, giá vẫn không giảm​

Bước sang năm 2024 với những chỉ tiêu tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và lãi suất ở mức thấp, nhiều chủ đầu tư cho biết thị trường đã qua thời điểm khó khăn nhất và không có chuyện giảm giá nữa.
Có nhu cầu mua nhà trong giai đoạn này song anh Nguyễn Việt Tuấn (35 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) vẫn không thể chốt được nhà bởi các căn hộ đang mở bán tại TP.HCM hiện nay đều có giá trên trời.
Nhiều ngày tìm hiểu các dự án đang phát triển lẫn dự án đã cất nóc, anh Tuấn đều lắc đầu bởi phần lớn giá bán các căn hộ đều trên 50 - 60 triệu/m², không ít dự án dù chỉ mới nhận cọc cũng trên 100 triệu/m².
"Dù đã đi khá xa nhưng tôi thấy không dễ để mua một căn hộ giá vừa túi tiền thời điểm này bởi giá cao, ít sự lựa chọn và vay ngân hàng cũng không dễ dàng gì", anh Tuấn nói.
Rất nhiều người mua nhà đều gặp cảnh như anh Tuấn khi giá nhà đã tăng nhanh thời gian qua trong khi thu nhập lại "hụt hơi". Ngay trong giai đoạn cuối 2022 và cả năm 2023 khi bất động sản "đóng băng", nhiều thông tin cho rằng giá nhà đất giảm mạnh nhưng người có thu nhập trung bình và thấp cũng không có cơ hội sở hữu nhà đất.
Liên tiếp trong năm 2023, các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Xây dựng cũng như kêu gọi của Hiệp hội Bất động sản với các chủ đầu tư để giảm giá nhà để người dân tiếp cận được nhà nhưng thực tế không như kỳ vọng.
Theo báo cáo thị trường bất động sản và nhà ở TP.HCM và vùng phụ cận năm 2023 do DKRA vừa công bố, cho dù nguồn cung và giao dịch ở tất cả các phân khúc bất động sản đều giảm mạnh so với các năm trước thì mức giá ở nhiều phân khúc hầu như vẫn giữ nguyên.
Cụ thể, thị trường đất nền, mặt bằng giá sơ cấp ghi nhận mức giảm 10 - 13% so với năm 2022. Thị trường thứ cấp ghi nhận mức giảm 13 - 17% so với đầu năm 2023, tuy nhiên mức giảm này diễn ra cục bộ ở nhóm khách hàng sử dụng vốn vay, cũng như tại một số dự án có quy mô lớn chưa hoàn thiện hạ tầng, pháp lý.
Nguồn: Sở Xây dựng - Đồ họa: N.KH.
Nguồn: Sở Xây dựng - Đồ họa: N.KH.
Với phân khúc căn hộ, mặt bằng giá bán sơ cấp không có nhiều biến động so với đầu năm 2023, tuy nhiên các chủ đầu tư đã đẩy mạnh áp dụng nhiều chính sách chiết khấu thanh toán nhanh, ân hạn gốc, lãi vay... nhằm kích cầu thị trường.
Trong khi đó, thanh khoản thứ cấp vẫn ở mức thấp, mặt bằng giá thứ cấp giảm khoảng 3-8% so với cuối năm 2022.
Đối với các phân khúc còn lại là nhà phố, biệt thự, biệt thự nghỉ dưỡng, shophouse, condotel... ghi nhận mức giá giữ nguyên hoặc giảm 8 - 10%, nhưng đây là các phân khúc hoặc có giá quá cao hoặc dành cho mục đích đầu tư nghỉ dưỡng nên không phù hợp với người có nhu cầu ở thực.
Ngay cả đối với phân khúc cho người cần có chỗ ở (căn hộ, đất nền vùng ven) thì mức giá cũng quá cao và hầu như không có các dự án nhà ở giá trung bình thấp ra thị trường nữa.

Doanh nghiệp địa ốc lạc quan​

Nhiều doanh nghiệp cho hay cơ hội để người dân mua nhà với giá vừa phải là năm 2023 và đã qua rồi. Năm 2024, những cơ hội tốt như vậy không còn nữa dù thị trường vẫn còn khó khăn.
Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản cho hay các nhà phát triển bất động sản cũng muốn hạ giá, song hạ nữa "doanh nghiệp sẽ chết" bởi mọi chi phí đầu vào từ đất đai, vật liệu xây dựng, tài chính... đều phải tính vào giá thành.
Theo vị này, cái khó khi làm các dự án địa ốc giai đoạn này đó là khâu thủ tục pháp lý để phát triển dự án quá chậm, từ khâu tạo lập quỹ đất, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt 1/500, xác định nghĩa vụ tài chính...

Nhiều dự án trong 4-5 năm qua chưa thể triển khai. Trong khi đó, lãi suất trên 10%/năm khiến riêng chi phí lãi vay doanh nghiệp phải gánh đến 50 - 60%. "Chỉ riêng tiền đất, bất động sản phải tăng thêm 50 - 60% giá trị, bắt buộc doanh nghiệp phải tính vào đầu ra cho khách hàng...
 
Nhà báo chắc chưa học đến c3 nhỉ? Cái đó là quy luật cung - cầu, chỗ nào nhiều cầu, ít cung thì giá nó tăng là đúng thôi. Đợt này thì chết mấy anh vay tiền đi đầu cơ gom đất ở chỗ vắng thôi :big_smile:
 
Lều báo này nói câu vô nghĩa vl, luật cung cầu thôi, chỗ khỉ ho cò gáy mà hét giá bằng phố cổ thì có nó mua, nên chỗ nào đắt cứ đắt, chỗ méo có người ở thì cho không đắt
 
Back
Top